Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.19 KB, 25 trang )

Mục lục
Lời mở đầu
I - quá trình tìm hiểu thông tin......................................................................3
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin...............................................3
2. Nguồn thu thập thông tin...............................................................................4
Ii - vai trò của sở tư pháp thành phố hải phòng trong công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật...............................................................................................15
Iii - nhận xét và kiến nghị ............................................................................................19
1. Về hiệu quả đạt được....................................................................................19
2. Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân..........................................................20
3. Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật................................................................................21
4. Kiến nghị, đề xuất...........................................................................................22
Lời mở đầu
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt
động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với cán bộ, công chức,
học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân… Pháp luật chỉ phát huy tác dụng trong
đời sống xã hội khi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng và
làm cho mọi người biết, thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì vậy tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác rất được Đảng, Nhà nước, nhân dân dành sự
quan tâm đặc biệt.
Quan điểm đó đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại
hội đại biểu toàn quốc từ ngay trong nhưng Đại hội đầu tiên và tiếp tục được coi trọng,
phát huy cho đến tận bây giờ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần V (1982) đã nêu: “Các
cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải
thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các
trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”.
Hải Phòng với vị trí chiến lược, là một cảng lớn của miền Bắc, là đô thị loại I
cấp quốc gia, là đầu mối giao thông quan trọng đang từng bước “chuyển mình” mạnh
mẽ. Để đạt được mục tiêu đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của mỗi người
dân. Do vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng, đồng


thời là thách thức lớn đối với cơ quan tư pháp các cấp của thành phố.
Để pháp luật đến được với cuộc sống của nhân dân thì Sở pháp có vai trò rất
lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Hàng năm, Sở Tư pháp đều
tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PHCTPBGDPL) thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục
pháp luật và ra các văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Hội đồng
PHCTPBGDPL các quận, huyên, thị xãvà các doanh nghiệp trực thuộc trung ương
đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch tỏ chức triển khai thực hiện ở đơn vị địa
phương mình.
2
Vì những lý do trên nên em chọn vấn đề “Vai trò của Sở Tư pháp trong việc
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực
tập.
Về kết cấu, ngoài lời mở đầu, chuyên đề còn có 3 phần chính là:
- Phần thứ nhất - “Quá trình tìm hiểu thông tin”. Trong đó có trình bày:
+ Thời gian và phương pháp thu thập thông tin;
+ Nguồn thu thập thông tin;
+ Các thông tin thu thập được: Khái niệm về “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật”; Các hình thức "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" chủ yếu được
thực hiện ở Hải Phòng và những thành tích đạt được.
- Phần thứ hai - Vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng trong công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (Kết quả xử lý nhưng thông tin thu
thập được).
- Phần thứ 3 - Nhận xét và kiến nghị:
+ Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hải
Phòng;
+Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân;
+ Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Kiến nghị, đề xuất.

I- Quá trình tìm hiểu thông tin:
3
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin:
Sau 3 tháng thực tập tại Phòng Tuyên truyền pháp luật – Sở Tư pháp
thành phố Hải Phòng, được nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tra cứu thông tin
trên mạng cũng như trực tiếp tham gia một số công việc, hoạt động tuyên truyền
phổ biến pháp luật của phòng, đồng thời được các cán bộ trong phòng TTPL tận
tình hướng dẫn; Bằng những phương pháp thu thập thông tin em đã được học
trên trường và sự chỉ dẫn của anh chị trong phòng em đã thu thập, nghiên cứu,
sàng lọc các thông tin, số liệu để hoàn thành chuyên đề này. Cụ thể là những
phương pháp sau:
a) Phương pháp tổng hợp thống kê: bằng phương pháp này em đã tổng hợp
thống kê các số liệu liên quan đến công tác PBGDPL của các sở ban ngành…
đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 5 năm (từ năm 2003 đến năm
2007). Qua đó hiểu được một cách khái quát về công tác TTPBGDPL trên địa
bàn toàn thành phố.
b) Phương pháp so sánh: so sánh những thông tin, số liệu đã được tổng hợp
thống kê giữa các năm, giữa các cơ quan, đoàn thể đã tham gia vào công tác
TTPL. Qua đó, thấy được công tác PBGDPL đã được thực hiện tốt ở năm nào;
các đơn vị, tổ chức nào làm tốt; những tổ chức nào chưa thực hiện tốt và là cở sở
để phân tích các thông tin đã thu thập được.
c) Phương pháp phân tích: phương pháp này giúp ta phân tích tình hình
công tác PBGDPL để thấy được những mặt, kết quả đã đạt được, chưa đạt được,
nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến công tác PBGDPL. Từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục và đề ra những biện pháp thực hiện khả thi với tình hình của địa
phương mình.
2. Nguồn thu thập thông tin:
Để hoàn thành chuyên đề, em đã tìm hiểu các hoạt động TTPL cụ thể qua
thực tiễn cùng với sự hướng dẫn của các cán bộ trong phòng TTPL và qua
những tài liệu mà bản thân đã thu thập được. Sau đây là những nguồn tài liệu

chính mà em sử dụng:
4
a) Tài liệu tham khảo:
-Sổ tay tuyên truyền viên;
b) Văn bản pháp luật:
- Chỉ thị 32/CT-TW ngày 9/12/2003 của ban bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 về phê duyệt chương trình
phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007.
- Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 về phê duyệt chương trình hành
động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
cho cán bộ, nhân dân ở xã phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007, 2008 - thành
phố Hải Phòng.
- Một số quyết định, chỉ thị… của thành phố Hải Phòng về vấn đề tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Những số liệu thực tiễn:
- Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết đinh số 13/2003/QĐ-TTg ngày
17/01/2003 về phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003
đến 2007.
-Báo cáo tổng kết hằng năm (2006,2007,2008) công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật của phòng TTPL – Sở Tư pháp.
- Trang Web haiphong.gov.vn; luatvietnam.
3. Các thông tin thu thập được:
3.1. Khái niệm về "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật":
Cho đến nay chưa có định nghĩa chính thức về "tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật" và việc sử dụng cụm từ này trên thực tế cũng chưa có sự
thống nhất.Thực chất, "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" là một cụm
từ ghép gồm ba từ là: "tuyên truyền pháp luật", "phổ biến pháp luật" và "giáo
dục pháp luật". Tuy nhiên, ở đây ta chỉ tìm hiểu khái niệm chung cho cả cụm từ

"Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật".
5
Hiện nay, cụm từ "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" được hiểu
theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là việc giới
thiệu, truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm
tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
Theo nghĩa rộng: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công
tác, lĩnh vực bao gồm tất cả các công đoạn như: Định hướng công tác; Lập
chương trình, kế hoạch; kiểm tra đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm… về tuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong chuyên đề nay, cụm từ "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật" được sử dụng theo cả hai nghĩa nêu trên.
3.2. Hình thức "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" chủ yếu được
thực hiện ở Hải Phòng và những thành tích đạt được:
a) Tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại các hội nghị, lớp tập huấn:
Trong 5 năm (2003 – 2007), các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể từ
thành phố đến xã, phường, thị trấn đã tổ chức nhiều Hội nghị, lớp tập huấn cho
hàng vạn lượt người tham dự. Trong đó, Sở Tư pháp với tư cách là cơ quan
Thường trực Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường
xuyên tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và giới thiệu các văn bản pháp luật mới có đối tượng, phạm vi
rộng cho cán bộ chủ chốt các Sở, Ban , Ngành, các tổ chức, đoàn thể và
quận,huyện, thị xã và cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường, xã, thị trấn.Một số địa
phuơng tổ chức nhiều hội nghị, lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật như: Quận Kiến An tổ chức 812 hội nghị, lớp tập huấn, họp nhân dân
cho 10.284 lượt người dự; Quận Lê Chân tổ chức 868 hội nghị, lớp tập huấn cho
63.541 lượt người dự; Quận Ngô Quyền tổ chức 542 hội nghị, lớp tập huấn cho
63.660 lượt người dự; Huyện Thuỷ Nguyên tổ chức 473 hội nghị, lớp tập huấn

6
cho 6.909 lượt người dự; Huyện Tiên Lãng tổ chức 456 hội nghị, lớp tập huấn
cho 49.300 lượt người dự…
Đặc biệt, thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực phổ biến, giáo dục
pháp luật và công tác hoà giải cơ sở ở Hải Phòng” thuộc dự án VIE/02/015
được Bộ Tư pháp và UNDP phê duyệt, Sở Tư pháp thành phố đã tổ chức
thành công 6 hội nghị: Hội nghị tập huấn về nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở và
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần
2.500 cán bộ Tư pháp, hoà giải viên, báo cáo viên và tuyên truyền viên
pháp luật ở 218 phường, xã, thị trấn… góp phần nâng cao kiến thức pháp
luật cho hoà giải viên đồng thời, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động
hoà giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp tổ chức tập huấn: Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Luật Đất đai năm 2003
và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Phá sản; Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân
sự, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Phòng chống
tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá
nhân, Nghị định 158/2006/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định
79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký… cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, đoàn thể
và huyện, quận, thị xã, Báo cáo viên pháp luật thành phố, huyện, quận, thị xã và
cán bộ Tư pháp - Hộ tịch.
Triển khai thực hiện “Đề án chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay”, từ năm 2005 đến 2007, Sở
Tư pháp đã tổ chức triển khai thí điểm tại 3 xã Trường Thọ - huyện An Lão, xã
Tiên Tiến - huyện Tiên Lãng và xã Đại Hợp - huyện Kiến Thuỵ với nhiều hình
thức tuyên truyền mới, sáng tạo như tổ chức thi tuyên truyền pháp luật, mở hòm
thư giải đáp pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý lưu động, ký cam kết không vi
phạm pháp luật, phát miễn phí tờ gấp pháp luật… bước đầu thu được nhiều kết
quả khả quan, đang tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng các hình thức tuyên truyền

có hiệu quả đến các phường, xã, thị trấn trên toàn thành phố.
7
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc biên soạn và
phát hành các loại tài liệu:
Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ở Hải Phòng đã in, phát hành:
Hàng chục đầu sách pháp luật; Hàng trăm bộ đề cương giới thiệu nội dung các
văn bản pháp luật mới do Trung ương ban hành; Hàng chục vạn tờ gấp pháp luật
về phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS…; Cung cấp hàng nghìn cuốn văn
bản pháp luật tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp luật… phục vụ công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân ở cơ sở.
- Sở Tư pháp biên soạn và xuất bản 3 đầu sách: “Nghiệp vụ về soạn thảo và
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật”, “ Hệ thống hoá Văn bản quy phạm pháp
luật thành phố Hải Phòng năm: 2003, 2004, 2005, 2006”, “Trợ giúp pháp lý ở Hải
Phòng”; In hàng trăm bộ đề cương giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới
do Trung ương ban hành; Gần 2.000 cuốn dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự, dự thảo
Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Hàng vạn tờ gấp pháp luật về phòng, chống tội phạm,
phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS; Cung cấp hàng nghìn cuốn văn bản
pháp luật như: Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đất đai, Luật Phá sản, Luật Biên
giới quốc gia … tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp luật và trang bị đến các cơ quan,
đơn vị, cơ sở.
- Các quận,huyện, thị xã cung cấp tài liệu pháp luật do các cơ quan, tổ chức
ở địa phương biên soạn như tài liệu hướng dẫn thực hiện pháp luật bằng hình thức
tờ gấp, sách bỏ túi và mua sách pháp luật tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp
luật… phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
Quận Hồng Bàng phát hành trên 50.000 tờ gấp với nhiều nội dung văn bản pháp
luật như 30.000 tờ gấp pháp luật với nội dung “Những điều cần biết về cuộc bầu
cử Quốc hội khoá XII”, 1.500 tờ gấp pháp luật về Luật Nghĩa vụ quân sự; tờ gấp
về An toàn giao thông đường bộ; tờ gấp về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; cấp giấy phép xây dựng; phòng chống ma tuý… Quận Ngô Quyên

phát hành 10.000 tờ gấp pháp luật; Quận Lê Chân phát hành hơn 4.000 tờ gấp
pháp luật; Đoàn Thanh niên Quận Hải An phát hành trên 5.000 tờ gấp pháp
8
luật về phòng chống mại dâm; Huyện An Lão phát hành 80.000 tờ gấp pháp luật
các loại; Huyện Thuỷ Nguyên phát hành được 9.000 bộ đề cương tuyên truyền
pháp luật; Các quận, huyện: Kiến An, Kiến Thuỵ, An Dương, Vĩnh Bảo… cung
cấp hàng nghìn tài liệu pháp luật các loại đến cán bộ và nhân dân ở cơ sở.
c) Giáo dục pháp luật trong các trường học:
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục quận, huyện đều tổ
chức các Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý các cấp và
đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân giảng dạy pháp luật. Chỉ đạo,
hướng dẫn, đảm bảo chương trình học các môn có nội dung pháp luật theo đúng
chương trình; Duy trì hoạt động các Câu lạc bộ "Đội tuyên truyền măng non" ở
cấp tiểu học, trung học cơ sở, "Tuyên truyền xung kích thanh niên" ở cấp trung
học phổ thông; Tổ chức thi sáng tác tiểu phẩm, báo tường ở từng trường; Tổ
chức Hội trại truyền thông về phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, tội phạm theo
định kì 2năm/lần thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia…Tổ chức các
cuộc hội thảo cho hơn 300 cán bộ, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân
giảng dạy pháp luật và gần 1.000 cha mẹ học sinh các trường trọng điểm ở thành
phố tham gia (Các Trường Phổ thông trung học: Thái Phiên, Lý Thường Kiệt;
Các Trường Trung học cơ sở: Chu Văn An, Quang Trung, Lê Lợi, Núi Đèo…).
- Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng và Trung
tâm chính trị tại quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý
nhà nước cho cán bộ, công chức; tập huấn cho cán bộ làm công tác thanh tra,
cán bộ lãnh đạo các trường học, bệnh viện, các đơn vị sự nghiệp trên toàn thành
phố; mở các lớp trung học hành chính cho cán bộ chính quyền cơ sở; Tổ chức nhiều
lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở thành
phố.
- Sở Tư pháp thành phố phối hợp với trường Đại học Luật Hà Nội quản lý
01 lớp Đại học Luật tại chức cho trên 200 cán bộ chính quyền cơ sở học tại Hải

Phòng; quản lý 01 lớp Trung cấp Luật tại Hải Phòng; phối hợp với trường Đại
học Hàng hải và Đại học Luật Hà Nội mở 2 lớp Cao học Luật khoá I tại Hải
Phòng cho 16 học viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
9

×