Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TAY HO GIUA KY II 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.28 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 02 tháng 3 năm 2017 Thời gian làm bài: 90 phút. Phần I (6 điểm) Một bạn học sinh đã giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” bằng đoạn văn sau. Hãy nhận xét và sửa lại các lỗi về kiến thức, từ và câu mà bạn mắc phải (chú ý giữ nguyên ý và hạn chế thêm bớt từ). Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Thanh Hải. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Mĩ. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở nước ta từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ” được viết tháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn. a) Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì? b) Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của Thanh Hải. c) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở mục b, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp). Phần II (4 điểm) 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới : (1) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) a) Chỉ ra 02 phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên. b) Chọn một tác phẩm mà em yêu thích (trong chương trình Ngữ văn THCS) để nêu ngắn gọn, khái quát nội dung hiện thực (ghi lại cái đã có) và điều gửi gắm (gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ) của tác giả. 2. Có câu chuyện ngụ ngôn như sau: Đại bàng mẹ sinh được hai đại bàng con. Thấy con đã lớn, đại bàng mẹ dạy con tập bay ở đỉnh núi. Hai đại bàng con nghe lời mẹ dạy, say sưa luyện tập, lúc bổ nhào xuống, lúc bay vút lên cao. Một con quạ thấy vậy hỏi đại bàng mẹ: - Sao chị huấn luyện cho bọn trẻ ở nơi cao nguy hiểm thế này ? Đại bàng mẹ trả lời: - Nếu ta chỉ dạy chúng ở dưới thấp thì khi lớn, chúng làm sao đủ dũng khí bay lên cao được. Hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về cách dạy con của đại bàng mẹ trong câu chuyện trên và việc rèn luyện của mỗi con người. ----------------Hết----------------.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 – ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II 2016 – 2017. Sửa lỗi. a.. b.. Phần I (6 điểm) HS chỉ ra được các lỗi sai và sửa lại. Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết tháng 11 năm 1980 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà thơ. (Đoạn văn có 6 lỗi, nhưng chỉ cần sửa được 4 lỗi là cho điểm tối đa. Mỗi lỗi 0,25) Nhan đề bài thơ - Nhan đề đặc biệt ở chỗ: Từ một khái niệm chung thành một khái niệm riêng. Từ mùa xuân – chung thành mùa xuân riêng. - Tên bài thơ thể hiện chủ đề tác phẩm, ước nguyện được làm mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước. HS chép chính xác 8 câu thơ: (mỗi câu sai trừ 0.25 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. 1.0. 0.5 0.5 1.0. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. -. c.. Câu 1. Câu 2. Hình thức : + Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận tỏng – phân – hợp; + Có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp). - Nội dung : biết bám vào đoạn thơ, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét để làm rõ lẽ sông cao đẹp của con người. + Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của thiên nhiên, của đất nước thân yêu, được cống hiến cho cuộc đời chung. Đó là ước nguyên vô cùng cao đẹp. + Ước nguyện đó được diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo. Phần II (4 điểm) a. HS chỉ ra 02 phép liên kết hình thức trong các phép sau, mỗi phép 0,25đ: -Phép lặp : câu 1 và 3 lặp từ “Tác phẩm” -Phép nối : câu 1 và 2 nối bằng từ “Nhưng” -Phép thế: câu 2 và 3 từ “nghệ sĩ” được thế bằng từ “Anh” -Phép đồng nghĩa : câu 1 và 2 cụm “vật liệu mượn ở thực tại” đồng nghĩa với “cái đã có rồi” -Phép liên tưởng : các từ “tác phẩm, nghệ sĩ, nghệ thuật, lá thư, lời nhắn” cùng trong một trường liên tưởng văn nghệ. b. HS tự do lựa chọn tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS. - Khi khái quát nội dung hiện thực cần dựa vào đề tài, nội dung cơ bản được miêu tả (tác phẩm viết về ai? Phản ánh hiện thực nào của đời sống?) - Khi nêu điều tác giả gửi gắm cần dựa vào chủ đề (qua tác phẩm ấy nhà văn muốn gửi gắm, muốn nhắn nhủ với người đọc điều gì về con người, cuộc sống? …) - Hình thức: đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo độ dài khoảng nửa trang giấy thi… - Nội dung: + Học tập là quá trình rèn luyện, trải nghiệm đầy gian nan và chỉ có cách ấy mới giúp ta vươn xa, bay cao. + Liên hệ bản thân.. 0.5 0,5 1.0 1.0 0.5. 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×