Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN giup be phat trien ngon ngu qua lam quen van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Vài kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn Làm quen văn học (loại kể chuyện)ở trường Mầm Non bán công Đông Hồ Thị xã Hà Tiên.. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Lênin từng nói rằng: “Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người và ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Thật vậy, không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể bé nhỏ rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ trước hết là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ; là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động trong đó có các hoạt động giúp hình thành nhân cách ở trẻ. Hơn nữa, ngôn ngữ còn là công cụ để phát triển tư duy và nhận thức ở trẻ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau: ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển, ngược lại tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ. Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, đây chính là những hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt động từ Làm quen môi trường xung quanh, đến Giáo dục âm nhạc, Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, Hoạt động tạo hình... nhưng nổi bật hơn cả chính là cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học. Khi tiếp xúc với văn học, trẻ học được ở đó biết bao từ ngữ mới mà trong cuộc sống bình thường trẻ ít hoặc chưa hề biết sử dụng (chẳng hạn các từ tượng hình, tượng thanh, từ láy...) từ đó góp phần mở rộng, làm giàu vốn từ cho trẻ. Cuộc sống hiện đại dù có nhiều phương tiện vui chơi giải trí và học tập hấp dẫn, nhưng ngay lập tức chưa thể giúp trẻ định hướng và cảm nhận môi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trường xung quanh để trẻ dần phát huy tiềm năng của mình. Trong tình hình như vậy, những câu chuyện kể là những bài học đầu tiên rất gắn bó và có tác dụng bồi dưỡng đời sống tinh thần cho trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của từ ngữ nghệ thuật góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Từ đó khơi dậy ở trẻ tình cảm yêu mến, trân trọng và giữ gìn tiếng Việt. Đây là những tiền đề tốt giúp trẻ học tốt môn Tiếng việt ở trường phổ thông. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi, là lứa tuổi “phát cảm ngôn ngữ” (hay còn gọi “siêu tốc phát triển ngôn ngữ”). Đây là cơ hội để chúng ta tiến hành giáo dục ngôn ngữ kịp thời và đúng lúc nhất, nếu để lỡ cơ hội, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này sẽ khó khăn và kém hiệu quả hơn. Hiện nay, việc trẻ em của chúng ta nói trỏng, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ, từ đó, gây khó khăn đến việc tham gia các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Vì vậy, tôi chon đề tài “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn Làm quen văn học” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Phạm vi chọn đề tài Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non được tổ chức thực hiện và lồng ghép trong rất nhiều hoạt động, nhưng ở phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn Làm quen văn học thể loại kể chuyện ở trường Mầm non bán công Đông Hồ, năm học 2009 – 2010.. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trường Mầm non bán công Đông Hồ gồm có 02 phân hiệu đều toạ lạc trên phường Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên, là trường bán trú duy nhất trên địa bàn Thị xã. Trường có 10 phòng học, nhưng trong đó có 08 phòng được cải tạo lại từ các phòng của kho lương thực và Uỷ ban nhân dân cũ trước đây.Gồm có các khối lớp sau: + Nhà trẻ: 01 lớp + Khối Mầm: 03 lớp + Khối Chồi: 04 lớp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Khối Lá: 02 lớp Các phòng học tuy nhỏ hẹp nhưng được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. *Về tình hình đội ngũ giáo viên: Trong năm học 2009 – 2010 trường có 23 giáo viên bao gồm các trình độ sau: Bảng 1 Trình độ. Trung cấp THCS. Số liệu Số lượng Tỉ lệ. 4 21%. THPT. Sơ cấp. SPMN. Cao đẳng. Đại học. Tổng. 18 79%. SPMN 1 5%. 15 65%. 4 21%. 2 9%. 22 100%. số. Qua đánh giá xếp loại hàng năm, thì năm học 2009 – 2010 đội ngũ giáo viên được xếp loại như sau: Bảng 2 Trình độ Xếp loại Đạt yêu cầu Khá Giỏi Tổng cộng. Sơ cấp. Trung cấp Cao đẳng. Đại học. Tổng số. 1 0 0 1. SPMN 0 6 9 15. 0 1 1 2. 1 11 11 23. 0 4 1 4. Qua số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non bán công Đông Hồ vẫn chưa đạt chuẩn (còn 01 giáo viên sơ cấp). Còn số liệu ở bảng 2 cho thấy khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ ở giáo viên: 01 đạt yêu cầu; 09 khá; 11 giỏi. * Về tình hình tổ chức các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non được tổ chức thực hiện hết sức đa dạng và phong phú, bao gồm các hoạt động: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, các hoạt động chuyển tiếp, trò chuyện đầu giờ, vệ sinh,….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cho đến việc tổ chức các hoạt động học mà trong đó môn Làm quen văn học đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua môn Làm quen văn học (loại truyện kể) ở trường mầm non bán công Đông Hồ chủ yếu được thực hiện qua giờ hoạt động chung theo trình tự: trò chuyện dẫn dắt vào câu chuyện; giáo viên kể diễn cảm; cùng trẻ đàm thoại về nội dung, tính cách của nhân vật; thảo luận nhóm, đặt tên câu chuyện. Đây là thể loại mà giáo viên thường xuyên lựa chọn nhất (do chương trình Giáo dục mầm non quy định mỗi tuần một tiết Làm quen văn học cho một bài dạy). Tuy nhiên, như thế sẽ không phát huy hết khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà môn Làm quen văn học mang lại. Bởi vì, ngoài hoạt động nêu trên, còn một số thể loại khác nhưng ít được chú ý hơn như: làm quen văn học qua việc cho trẻ kể chuyện sáng tạo, làm quen văn học qua góc thư viện, làm quen văn học qua hình thức đóng kịch… đây cũng là những hình thức góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy giáo viên gặp một số khó khăn sau: - Kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, vốn từ nghèo nàn, dẫn đến tình trạng trẻ dùng không chính xác, câu còn lủng củng. - Số lượng trẻ dân tộc Khơmer nhiều hơn những năm trước (chiếm khoảng 13%), việc phát triển ngôn ngữ cho những trẻ này sẽ khó khăn nhiều hơn. - Một số trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn (dùng từ địa phương, lẫn lộn giữa l – n; r – d; r – g; … - Một phần do phụ huynh vì bận việc hoặc vì một lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện hoặc nghe trẻ nói. Một số khác lại được cha mẹ đáp ứng quá đầy đủ các nhu cầu mà trẻ không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Từ thực trạng nêu trên, tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục như sau:. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ Làm quen văn học: Đây là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non. Hầu hết các tác phẩm văn học đến với trẻ đều thông qua con đường này. Những câu chuyện kể mở ra trước mắt trẻ một thế giới mới lạ: những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ nên trong tác phẩm, tính biểu cảm của ngôn ngữ luôn được trẻ yêu thích. Trẻ mẫu giáo chưa biết đọc nên việc tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật phải qua khâu trung gian là cô giáo - với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe. Điều này đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng mọi sắc thái của ngữ điệu giọng và các phương pháp biểu cảm để đưa tác phẩm văn học đến với trẻ một cách hiệu quả nhất. (về cách đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học đã được người viết trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm “Giúp giáo viên dạy tốt tiết kể chuyện môn làm quen văn học ở trường Mầm non bán công Đông Hồ năm 2009). Qua mỗi một câu chuyện mà cô giáo kể cho trẻ nghe trên tiết học, là trẻ được biết thêm bao nhiêu từ ngữ mới, đó có có thể là từ ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học, và cũng có thể là từ ngữ giáo viên sử dụng để giải thích từ khó hoặc dẫn dắt trẻ cùng đàm thoại về nội dung câu chuyện. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận không ít giáo viên đã bỏ qua phần giải thích từ khó, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hiểu sâu tác phẩm ở trẻ. Khắc phục điều này, trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về cách đặt câu hỏi đàm thoại, lựa chọn từ giải thích (tránh sử dụng quá nhiều vừa không cần thiết vừa phân tán sự chú ý của trẻ đối với tác phẩm văn học). Chẳng hạn chuyện Cóc kiện trời – Chủ điểm Thời tiết và nước cô giải thích từ “hạn hán”: do nắng nóng kéo dài, trời không mưa làm cho đất đai khô, nứt nẻ… Trong bất cứ giờ Làm quen văn học nào đều không thể thiếu một phần quan trọng, đó là đàm thoại. Chúng ta đều biết rằng, trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi đều rất thích tìm tòi, ham hiểu biết nhờ đó mà tư duy của trẻ phát triển. Khi tổ chức đàm thoại, những câu hỏi của cô buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm từ và biết cách trả lời giúp trẻ hiểu sâu tác phẩm hơn, đồng thời trẻ còn được cô uốn nắn, hướng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> dẫn cách phát âm đúng, rõ ràng … Trong quá trình đàm thoại, giáo viên cũng có thể biết được trẻ hiểu được câu chuyện đến mức độ nào, khả năng dùng từ, khả năng diễn đạt của trẻ … để điều chỉnh kịp thời. Trong giờ làm quen văn học, đàm thoại có thể được sử dụng trong các thời điểm sau: * Đàm thoại giới thiệu tác phẩm: Có nhiều cách để dẫn dắt trẻ vào câu chuyện, một trong số đó là đàm thoại giới thiệu tác phẩm. Thông thường, giáo viên chọn một tình tiết trong tác phẩm để giới thiệu vào bài, ví dụ: chuyện Chú dê đen – Chủ điểm động vật – cô nói: “Có một chú dê trắng đang đi vào rừng tìm nước suối để uống. Bỗng nhiên, một con sói từ đâu lao đến, nó quát hỏi: “Dê kia, mày đi đâu?”. Dê trắng run sợ. Có một chú dê dên cũng đi vào rừng…” Giáo viên ngưng giọng chút ít rồi hỏi trẻ: “Các con đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Dê đen run sợ hay dũng cảm chống lại chó sói?” Sau khi cho trẻ tự do phỏng đoán trong giây lát cô nói tiếp: “ Để biết điều gì xẩy ra, các con nghe cô kể câu chuyện Chú dê đen nhé!”. Trẻ sẽ háo hức mong chờ được nghe cô kể để biết được điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng đối với những câu chuyện mà trẻ chưa từng được nghe. Với những tác phẩm trẻ đã biết giáo viên cần hướng cho trẻ nhớ lại câu chuyện đã từng được nghe. Chẳng hạn, để giới thiệu câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ chủ điểm gia đình – giáo viên có thể chuẩn bị cho 2 trẻ diễn một đoạn ngắn trong câu chuyện (đoạn đối thoại giữa Cô bé quàng khăn đỏ và Sóc) rồi hỏi trẻ: “Vở kịch có những nhân vật nào? Các con nhớ xem những nhân vật đó có trong câu chuyện nào?” Sau đó tiến hành kể chuyện như bình thường. * Đàm thoại để hiểu tác phẩm; Đây là phần quan trọng nhất, nó giúp cho trẻ hiểu và cảm thụ sâu sắc tác phẩm cả về nội dung và cách diễn đạt. Để trẻ hiểu nội dung tác phẩm văn học, giáo viên cần phải đặt ra câu hỏi vừa sức với trẻ, nghĩa là câu hỏi không quá dễ trẻ không cần động não cũng tìm ra lời giải, ngược lại câu hỏi về đối tượng quá xa lạ cũng không làm xuất hiện khả năng tìm lời giải đáp hoặc trẻ sẽ tự ti không muốn tham gia vào các hoạt động của lớp. Qua dự giờ và duyệt giáo án của giáo viên, tôi nhận thấy đa phần giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo trình tự nội.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> dung câu chuyện, những câu hỏi loại này sẽ giúp trẻ tái lập lại nội dung của tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một số dạng câu hỏi khác sẽ giúp cho vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển nhiều hơn: - Câu hỏi xoay quanh phẩm chất, tính cách của nhân vật chính: Ví dụ: “Các con thấy anh nông là người như thế nào?” – Chuyện Cây tre trăm đốt – chủ điểm thế giới thực vật. Với câu hỏi này giáo viên hướng cho trẻ tìm và trả lời được các từ “hiền lành, chăm chỉ, thật thà” để bổ sung vào vốn từ vựng cho trẻ. - Câu hỏi giúp trẻ biểu lộ thái độ, đánh giá hành động nhân vật: Ví dụ: “Thỏ anh và thỏ em, con yêu ai hơn? Vì sao?” – Chuyện Ai đáng khen nhiều hơn – Chủ điểm giao thông. - Câu hỏi liên hệ nội dung đã nghe và kinh nghiệm sống của trẻ: Ví dụ: “Nếu con là Tích Chu con có làm như vậy không? Tại sao? Con sẽ làm thế nào?” Chuyện Tích Chu – chủ điểm gia đình. - Câu hỏi phát triển khả năng tổng hợp, khái quát: Dạng câu hỏi này thường chỉ sử dụng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm hướng trẻ vào việc ghi nhớ các tình tiết, các điểm mấu chốt của câu chuyện theo một trật tự logic. Ví dụ: “Chuyện kể về cuộc đời cô Tấm như thế nào?”. Nếu trẻ gặp khó khăn cô có thể gợi mở: “Lúc ở nhà với dì ghẻ, Tấm sống thế nào”, “Sau đó điều gì đã xảy ra?...”. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên có thể tiến hành xen kẽ với việc củng cố trí nhớ có chủ định của trẻ về tác phẩm. Chẳng hạn, khi trẻ trả lời câu hỏi “Bụt đã nói gì với Tấm khi trong giỏ chỉ còn một con cá bống” giáo viên yêu cầu trẻ nói đúng ngữ điệu giọng của ông Bụt (giọng nhẹ nhàng, từ tốn)… Cứ tuần tự như thế, giáo viên giúp trẻ nhớ lại và trình bày được toàn bộ nội dung chính của tác phẩm. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên cần chú ý phát hiện lỗi sai và sửa lỗi cho trẻ. Các lỗi trẻ thường mắc như: nói ngọng, đớt, câu thiếu thành phần, dùng từ không chính xác,… giáo viên có thể chỉnh sửa bằng cách phát âm và đưa ra những mẫu câu chuẩn để trẻ nhắc lại. Thường xuyên trò chuyện với trẻ nhiều hơn, nhất là những trẻ dân tộc Khơmer, cần khuyến khích, gần gũi, tôn trọng và.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tin tưởng trẻ. Những giải thích, suy luận của trẻ đạt yêu cầu luôn được khen ngợi, trẻ sẽ cố gắng tập trung nỗ lực tốt hơn để thực hiện những yêu cầu mới. Như vậy, khi trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm ở trẻ, qua đó vốn từ ngữ mạch lạc của trẻ ngày càng phong phú hơn. 2. Phát triển ngôn ngữ qua trò chơi đóng kịch: Chúng ta biết rằng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non, và trò chơi đóng kịch một trong những trò chơi rất được trẻ yêu thích. Khi chơi đóng vai các nhân vật trong tác phẩm, trẻ được trải nghiệm những xúc cảm, thấm thía hơn những gì xảy ra với nhân vật trong truyện; trẻ nắm được một cách chắc chắn hơn nội dung, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, nắm được logic và tính liên tục của các sự kiện… Tất cả những điều đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ, giúp trẻ phát huy tính tích cực cá nhân, tự tin, độc lập, sáng tạo, khả năng ghi nhớ có chủ định và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt nghệ thuật. Bằng ngôn ngữ của nhân vật truyện, những lời đối thoại của các nhân vật trong trò chơi đóng kịch giúp trẻ trau dồi vốn từ văn học giàu hình tượng, giàu âm thanh, phát triển ngôn ngữ giao tiếp, khả năng nói diễn cảm, lưu loát. Ngoài ra, trò chơi đóng kịch còn giúp trẻ tiếp nhận những giá trị đạo đức thẩm mỹ, lòng nhân ái, tính chân thực và cả tình yêu lao động. Muốn có kịch bản cho trẻ thể hiện, giáo viên phải lựa chọn các tác phẩm văn học có tính kịch cao để chuyển thể kịch bản. Các tác phẩm được lựa chọn phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bao gồm: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, cách đối nhân xử thế, các nhân vật phải bộc lộ tính cách rõ ràng, phù hợp với hành động và ngôn ngữ nhân vật, … Quá trình chuyển thể tác phẩm từ truyện sang kịch bản là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải hiểu sâu sắc tác phẩm và tính cách từng nhân vật trong tác phẩm đó. Có thể chủ động bổ sung hoặc bớt đi một vài tình tiết, sự kiện vào kịch bản để tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn mà không làm thay đổi.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nội dung cốt chuyện. Để giáo viên xây dựng được một kịch bản đáp ứng yêu cầu về nội dung và nghệ thuật, cần tiến hành theo các bước sau: * Xác định số lượng các nhân vật trong kịch bản: Tùy vào câu chuyện, giáo viên có thể chủ động xây dựng số lượng nhân vật cho kịch bản của mình. Ví dụ: Trong câu chuyện Chú dê đen chỉ có 3 nhân vật, giáo viên có thể đưa thêm bầy thỏ trắng xuất hiện nô đùa ở đầu câu chuyện, đến phần cuối bầy thỏ cùng dê đen, dê trắng đánh đuổi chó sói. Hoặc trong câu chuyện Tấm Cám có rất nhiều chi tiết thể hiện sự độc ác của mẹ con Cám như: trút hết tôm tép, giết cá bống, trộn gạo thóc, chặt cây cau cho Tấm ngã chết, giết chim vàng anh,… Do câu chuyện rất dài, nên khi xây dựng kich bản giáo viên có thể bỏ bớt một vài chi tiết như chặt cây xoan đào, đốt khung cửi… thì vẫn không ảnh hưởng đến diễn biến nội dung kịch bản. Dù bớt đi một vài chi tiết nhưng mẹ con Cám vẫn là những nhân vật tham lam, độc ác. * Xác định tính cách nhân vật: Các tác phẩm văn học khi lựa chọn để chuyển thể sang kịch bản cần chú ý đến những nét tính cách đối lập nhau một cách rõ rệt để trẻ dễ dàng thể hiện. Ví dụ: Anh nông trong câu chuyện Cây tre trăm đốt thì hiền lành, chăm chỉ, thật thà; lão nhà giàu thì tham lam, keo kiệt; Ông bụt thì từ tốn, tốt bụng * Xác định tính chất ngôn ngữ nhân vật: Trong các vở kịch, tính cách của các nhân vật được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ, trong đó bao gồm ngôn ngữ độc thoại và đối thoại. - Ngôn ngữ độc thoại: Trước đây, những đoạn văn miêu tả trong tác phẩm văn học thường được giáo viên phân công cho một trẻ hoặc chính cô giáo làm người dẫn chuyện. Tuy nhiên, để cho vở kịch thêm hấp dẫn, sinh động, giáo viên cần khéo léo đưa những lời giới thiệu trở thành lời nói của nhân vật để cho người xem hiểu được diễn biến của vở kịch. Ví dụ: Trong câu chuyện Chú dê đen, mở đầu có đoạn như sau: “Có một chú dê trắng đi vào rừng tìm lá non để ăn, nước suối để uống” nhưng khi chuyển sang kịch bản sẽ trở thành lời nói của nhân vật dê trắng: - Ôi mùa xuân đẹp quá! Mình phải đi vào rừng tìm lá non để ăn và nước suối để uống thôi!.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoặc trong câu chuyện Cây tre trăm đốt, có đoạn anh nông dân nói với khán giả: - Bà con ơi! Bà con làm chứng cho tôi nhé, lão nhà giàu hứa gả con gái cho tôi rồi đấy… Như thế khán giả sẽ cảm thấy thích thú, hào hứng và bị cuốn hút vào diễn biến của vở kịch. - Ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại là quá trình giao tiếp giữa hai hay nhiều nhân vật với nhau, được phối hợp với cử chỉ và hành động. Do bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo vẫn chưa phát triển đến mức hoàn thiện, nên khi chuyển thể kịch bản cần chú ý: lời thoại phải ngắn gọn, dễ hiểu, diễn đạt đủ câu, đủ ý, giàu hình ảnh nhằm phát huy ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi đã có kịch bản thì tiến hành rèn kỹ năng biểu diễn cho trẻ. Muốn trẻ nắm được vai diễn của mình giáo viên cần cho trẻ làm quen với tác phẩm, với nhân vật mà mình đóng đồng thời cho trẻ luyện tập vai diễn của mình. Đối với những đoạn độc thoại hay đối thoại, tùy thuộc vào hoàn cảnh của câu chuyện giáo viên giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp với diễn biến và tính cách của nhân vật. Trong quá trình tập luyện, giáo viên chú ý sửa sai các tật nói nhanh, nói lắp, nói ngọng, nói tiếng địa phương cho trẻ. Luyện cho trẻ cách thể hiện ngữ điệu giọng phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cách di chuyển …của các nhân vật sao cho phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết như: trang phục, mũ múa, đạo cụ … cho trẻ biểu diễn. Lần lượt tổ chức cho từng nhóm trẻ tham gia diễn kịch vào các thời điểm: hoạt động góc, hoạt động chiều, các cuộc thi, các ngày lễ hội … Trong quá trình biểu diễn, giáo viên khuyến khích trẻ khen ngợi, động viên các bạn tham gia diễn kịch. Đây cũng là những yếu tố giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia vào các hoạt động của lớp. 2/ Phát triển ngôn ngữ qua hình thức day trẻ kể chuyện sáng tạo: Hình thức này có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì. Để tạo ra một câu chuyện sáng tạo đòi hỏi ở trẻ phải có một vốn từ phong phú, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt lại ý nghĩ của mình một cách chính xác. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ học tập có hệ thống và bằng con đường luyện tập thường xuyên. Đề tài cho trẻ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> kể sáng tạo có thể là hiện thực gần gũi xung quanh trẻ, cũng có thể là những câu chuyện cổ tích. Có một số hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo sau: * Kể chuyện với đồ chơi: Từ những đồ chơi gần gũi, giáo viên đưa ra một số gợi ý để giúp trẻ có thể gắn kết tạo thành câu chuyện. Ví dụ: Cô đưa gấu bông cho trẻ quan sát rồi gợi hỏi: - Đây là gì? Trông nó như thế nào? (lông mượt,màu nâu, mắt tròn…), gấu mang theo gì? (quả táo đỏ), gấu còn có bạn nữa, xem bạn của chú như thế nào? Sau đó yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện, chú ý hướng cho trẻ diễn đạt được những câu trọn vẹn. Chẳng hạn: “Hôm nay trời đẹp, gấu bé sang nhà gấu lớn chơi. Chú khoác một chiếc áo nâu mềm mượt như nhung. Chú có đôi mắt sáng và đôi tai tròn có nhiều lông tơ. Chú mang theo một quả táo to, màu đỏ. Cả hai chú gấu cùng chia nhau quả táo ngon lành”. Như vậy, khi trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra, trẻ phải chú ý đến những đặc trưng bên ngoài của đồ chơi (màu, hình, chất liệu), trẻ có thêm một số từ vựng mới và theo một cách tự nhiên chuyển sang đặt lời kể thành câu chuyện. *Kể chuyện theo kinh nghiệm: Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm có ý nghĩa lớn đối với phát triển lời nói cho trẻ. Trẻ học sử dụng kinh nghiệm sống của mình, truyền đạt nó trong một câu chuyện mạch lạc, hình thành kỹ năng bày tỏ ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, mà không cần đồ dùng trực quan. Cơ sở để phát triển kể chuyện loại này là những simh hoạt hàng ngày hay những cuộc dạo chơi, tham quan của trẻ. Ví dụ: Ngày nghỉ vừa rồi các cháu làm gì? Đi đâu? Cùng ai? Bằng phương tiện gì? Cháu thích nhất hoặc nhớ nhất điều gì? Sau đó cho trẻ kể lại thành câu chuyện, có thể tiến hành cho trẻ kể theo hình thức tập thể, giáo viên cần chú ý động viên trẻ vì mỗi trẻ đã đóng góp thêm phần thú vị vào câu chuyện chung của tập thể. * Kể chuyện sáng tạo: Cũng giống như 2 hình thức kể chuyện nêu trên, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cũng rất cần sự gợi ý hướng dẫn của cô. Giáo viên có thể kể phần mở đầu, trẻ nghĩ ra phần tiếp theo và kết thúc câu chuyện. Chẳng hạn cô kể: ngày đầu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tiên, Cún bông được mẹ cho đi học ở trường mầm non. Cún bông thích lắm, có nhiều đồ chơi, rất đông bạn bè … các con nghĩ xem Cún bông sẽ như thế nào khi đến một nơi mới lạ như trường mầm non? Cún thấy cảnh vật và mọi người xung quanh như thế nào? Sau khi mẹ Cún bông ra về, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Các con hãy nghĩ và kể tiếp nhé! Với các câu hỏi gợi mở như thế, giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra nhiều phương án khác nhau (có thể Cún bông sẽ nép theo chân mẹ hoặc hoặc tung tăng cùng bạn khám phá xung quanh, có thể Cún bông sẽ khóc khi không có mẹ, nhưng cũng có thể Cún sẽ vui vẻ ở lại trường …). Với mỗi mỗi phương án trẻ sẽ có những câu chuyện sáng tạo khác nhau. Theo một cách khác, giáo viên đưa ra phần kết thúc chuyện, yêu cầu trẻ sáng tạo phần mở đầu và diễn biến câu chuyện. Cách này đòi hỏi trẻ phải sáng tạo nhiều hơn, phải tưởng tượng ra một câu chuyện với các nhân vật, các tình tiết trong một bố cục hợp lý dẫn đến một kết thúc có sẵn. Ví dụ cô yêu cầu trẻ kể câu chuyện Ngày sinh nhật vui vẻ của Thỏ trắng: trước tiên các con nghĩ xem Thỏ trắng sẽ chuẩn bị gì cho ngày sinh nhật của mình? Quang cảnh buổi sinh nhật như thế nào? Có những ai đến dự, tặng cho Thỏ quà gì? (nhím tặng những hạt dẻ ngon, chim công tặng điệu múa đẹp, Thỏ đãi bạn cà rốt…) Sau khi trẻ kể xong, giáo viên cùng trẻ nhận xét các câu chuyện kể của bạn. Tất nhiên, không phải ngay lập tức mọi trẻ đều có thể thực hiện tốt các yêu cầu của cô mà phải được tập luyện thường xuyên và lâu dài, bản thân mỗi giáo viên phải nỗ lực tìm kiếm những nội dung phong phú tổ chức cho trẻ thực hiện. Từ đó, vốn từ ngữ, lời nói mạch lạc ở trẻ dần được phát triển, góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông sau này. 4. Phát triển ngôn ngữ qua góc thư viện: Trẻ ở lứa tuổi mầm non mặc dù chưa biết chữ, nhưng hứng thú “đọc” của trẻ (thực ra là đọc cho trẻ nghe) đã có những đặc điểm riêng. Bắt đầu là sự tiếp xúc với sách như một đồ vật mới. Trẻ 2-3 tuổi đã biết với tay lấy sách, lật giở chỉ trỏ và thật sự vui mừng khi phát hiện những bức tranh vẽ vật thể. Với sự hướng dẫn của người lớn, trẻ tập gọi tên, vốn từ tăng lên rồi nói thành câu, hình.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> thành những biểu tượng khái niệm trong tư duy của trẻ… Theo năm tháng, hứng thú “đọc” của trẻ tăng dần và sách đã trở thành người bạn, thành niềm vui, hạnh phúc của trẻ. Tuy nhiên, để tạo được hứng thú đó đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức và hướng dẫn trẻ thường xuyên hàng ngày. Trước hết, giáo viên phải lựa chọn các loại sách có nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu đời sống tinh thần và sự phát triển của trẻ. Truyện tranh với những nhân vật thân thương gần gũi, phong cảnh thiên nhiên quen thuộc, những anh hùng, dũng sĩ, nàng tiên, công chúa … được vẽ bằng những màu sắc tươi sáng rất được trẻ yêu thích, nó có sức mạnh khơi gợi lòng say mê “đọc” và nghe đọc của trẻ. Những truyện thường được trẻ yêu thích và lựa chọn như: Bubu học lễ giáo; Thánh gióng; Quả bầu tiên, Cây khế, sự tích về các loài vật … Mỗi lớp mẫu giáo đều có góc thư viện được bày trí các loại truyện tranh mà trẻ yêu thích và cách xa các góc khác để tạo không gian yên tĩnh cần thiết cho trẻ đọc sách. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ theo từng nhóm nhỏ: trước khi đọc, cô giới thiệu với trẻ tên câu chuyện trên bìa sách, hướng dẫn trẻ cách cầm sách, cách mở và lật sách từ trang đầu đến trang cuối …, cho trẻ tìm hiểu và miêu tả các hình ảnh trong truyện tranh, giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn truyện dưới tranh. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ hơn về câu chuyện. Mỗi câu chuyện có thể đọc cho trẻ nhiều lần, những lần sau đó trẻ có thể tự “đọc” một mình theo nội dung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Góc thư viện sẽ cthực sự thu hút trẻ nhiều hơn, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác hơn nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề. Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ hứng thú với sách truyện của trẻ ngày càng tăng, kích thích tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển nhằm hình thành những kỹ năng giúp trẻ học đọc, học viết sau này..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5. Phối hợp cùng phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Do đó, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non. Nhà trường phải thường xuyên đưa các thông tin về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đến các bậc phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Có rất nhiều hình thức phối hợp với cha mẹ trẻ: Trao đổi trực tiếp giữa giáo viên với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ; sử dụng bảng tuyên truyền của trường, của lớp; qua sổ bé ngoan của trẻ; họp phụ huynh học sinh… Nội dung thông tin đến cha mẹ trẻ bao gồm tình hình sức khỏe, ăn uống, vui chơi học tập của trẻ tại trường. Qua đó, giáo viên cũng biết được những thói quen, sở thích, cá tính của từng trẻ khi ở gia đình. Riêng với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh các vấn đề sau: - Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần thường xuyên dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, nhất là những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ như tật nói ngọng, đớt, chậm nói…. Khi trò chuyện với trẻ phải phát âm đúng, (tránh dùng từ địa phương), nói rõ ràng, mạch lạc để trẻ bắt chước theo. Khi trẻ phát âm sai cần khuyến khích, động viên trẻ nhắc lại cho đúng, không chê bai sẽ làm trẻ tự ti không muốn sửa các tật phát âm của mình. Khuyến khích trẻ bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ và diễn đạt lời nói một cách mạch lạc. Với những phụ huynh là dân tộc Khơmer cần thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng Tiếng Việt nhiều hơn, để trẻ có thể nghe, hiểu và sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, vui chơi, học tập ở trường mầm non. Đây là những tiền đề tốt giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt ở trường phổ thông. - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề đang thực hiện, những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã, đang và sẽ được học, phụ huynh có thể trò chuyện, hoặc yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện mà trẻ đã được nghe ở lớp. Đọc hoặc kể cho trẻ nghe những câu chuyện vào thời gian rỗi hoặc buổi tối trước khi trẻ ngủ cũng là những biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở gia đình..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Vận động phụ huynh hỗ trợ các loại truyện tranh phù hợp với trẻ mẫu giáo để làm phong phú hơn góc thư viện của trường, của lớp. Hoặc hỗ trợ trang phục, mũ múa, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khi tham gia các động diễn kịch của nhà trường. Đây là những biện pháp hỗ trợ giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ qua môn làm quen văn học (thể loại truyện kể) ở trường mầm non. KẾT QUẢ Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi đã nhận thấy những kết quả như sau: - Đã có những chuyển biến tốt trong phương pháp dạy bộ môn Làm quen văn học. Nhiều giáo viên đã đầu tư nhiều công sức cho công việc chuẩn bị soạn giảng: xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại, làm đồ dùng dạy học phục vụ bộ môn… Các giờ kể chuyện luôn lôi cuốn hấp dẫn trẻ, đặc biệt các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc được giáo viên vận dụng sáng tạo và thường xuyên hơn. Các nội dung cho trẻ hoạt động được mở rộng một cách linh hoạt, phù hợp không còn rập khuôn như trước. Trong năm học 2009 – 2010 có 04 giáo viên dự thi vòng Thị xã môn Làm quen văn học đều được xếp loại giỏi. - Khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói ở trẻ ngày càng được nâng cao, trẻ có thể trả lời mạch lạc các câu hỏi đàm thoại mà cô đưa ra, biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ mong muốn của mình, nhiều trẻ có thể kể lại rành mạch, diễn cảm các câu chuyện mà trẻ đã được nghe… Đây là tiền đề để trẻ học tốt môn Tiếng việt khi vào trường phổ thông. - Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen với văn học, nhất là rất thích được tham gia đóng kịch, kể chuyện cùng các bạn. Phần lớn những trẻ được tham gia đóng kịch đều thể hiện tốt vai diễn của mình. Những hoạt động này đã giúp cho trên 90% trẻ 5 tuổi tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động trong nhà trường, kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> theo đó vốn từ tích cực của trẻ không ngừng được tăng thêm, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mạch lạc ngày càng tiến bộ. - Thông qua các câu chuyện mà trẻ tham gia đóng kịch, trẻ được trải nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau như vui, buồn, yêu ghét, tự hào, cố gắng … Đó là những cảm xúc tích cực và cần thiết cho cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Trẻ dễ xúc cảm, quan tâm và chia xẻ đến mọi người xung quanh hơn. Chẳng hạn, cháu Sang mách cô bạn Thuận trèo lên bồn nước, khi cô giáo tìm hiểu mới biết không phải Thuận mà là Thịnh, thế nhưng cháu Thuận cảm thấy bị oan cứ khóc rấm rứt mãi dù Sang đã xin lỗi và cô giáo đã động viên cháu. Thấy vậy, Sang đã an ủi, vỗ về bạn: “Thôi bạn nín đi, tôi xin lỗi bạn rồi, dù sao bạn cũng không có lỗi mà!”. Hoặc có những trường hợp trẻ phát hiện bạn bên cạnh bị sốt đã báo với cô giáo để có biện pháp xử lý kịp thời. Hoặc thấy bạn nghỉ ốm một thời gian đi học lại, nhiều trẻ đã quan tâm, hỏi han: “Bạn đã khỏe chưa?”… Đây chính là những tình cảm tốt đẹp mà môn Làm quen văn học đã mang đến cho trẻ. - Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em mình, nên rất nhiệt tình ủng hộ mang thêm đồ dùng, đồ chơi, truyện tranh, trang phục, mũ múa cho trẻ (điển hình là phụ huynh các lớp Lá1, Lá 2) đã góp phần cùng với nhà trường hoàn thành nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nói riêng và nhiệm vụ năm học nói chung..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Một số hình ảnh trẻ tham gia diễn kịch được chuyển thể từ các tác phẩm văn học:. Chú dê đen.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Sơn Tinh - Thủy Tinh. Thỏ con không vâng lời.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thư viện của bé.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> KẾT LUẬN Phát triển ngôn ngữ qua Làm quen văn học là một bộ môn mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp môn Làm quen văn học theo hướng đổi mới, phải tìm tòi, nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học, biết vận dụng linh hoạt các hình thức hoạt động để giờ học luôn hấp dẫn trẻ. Phải chú ý lắng nghe trẻ nói, giúp đỡ khích lệ động viên, thu hút trẻ trò chuyện cùng giáo viên, với các bạn và những người xung quanh. Người phụ trách công tác chuyên môn phải gợi ý để giáo viên định hướng nội dung, cách thức tổ chức các hình thức hoạt động phong phú, phát huy hết tiềm năng vốn có của môn Làm quen văn học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, góp phần giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt ở trường phổ thông. -Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc; phát huy những kinh nghiệm hay trong quá trình thực hiện góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong đội ngũ giáo viên. - Phải làm cho giáo viên có sự chuyển biến về mặt nhận thức, coi việc tự bồi dưỡng và học tập là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm xây dựng được một tập thể đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ được giao đạt yêu cầu. - Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành tích tốt trong nuôi dạy, những giáo viên đạt thành tích trong hội thi Giáo viên giỏi vòng Thị xã. - Phải thường xuyên thu thập thông tin về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên từ đó có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. - Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học. Phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, vui.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> chơi lành mạnh trong nhà trường, đặc biệt vào các dịp khai giảng, hội thi, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học,…. Tóm lại, luyện cho trẻ nói mạch lạc thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đề tài kinh nghiệm này mới được nghiên cứu thực hiện trong năm học 2009 – 2010 nên ít nhiều sẽ còn thiếu sót. Tuy nhiên việc nghiên cứu thực hiện vào những năm sau sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả của đề tài một cách cụ thể hơn. Trên đây là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ qua môn Làm quen văn học ở trường Mầm non bán công Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác chuyên môn trong nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Hà Tiên, ngày 08 tháng 05 năm 2010 Người viết. ĐOÀN THỊ PHƯỢNG.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

×