Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Tao moi quan he ban be cho hoc sinh lop 3 truong TH THCS Vo Thi Sau bang viec khuyen khich hoc sinh chia se ca nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2016 Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Cát Hải Họ và tên: Đinh Thị Mai Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH & THCS Võ Thị Sáu Tên sáng kiến: “Tạo mối quan hệ bạn bè cho học sinh lớ p 3 trường TH & THCS Võ Thị Sáu bằng việc khuyến khích học sinh chia sẻ cá nhân”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết + Ưu điểm: - Lớp tôi chủ nhiệm học sinh tương đối ngoan, biết giúp đỡ nhau trong học tập, biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cô giáo giao. - Học sinh thích được bạn chia sẻ và đã có ý thức chia sẻ với bạn. + Hạn chế: - Tỉ lệ học sinh chủ động chia sẻ còn thấp, chủ yếu là các em học sinh đã có được sự mạnh dan, tự tin từ trước. - Hình thức, thời điểm và nội dung chia sẻ chưa phong phú. - Học sinh lúng túng khi nói lời chia sẻ, ngại nói ra những điều tế nhị. - Giáo viên chưa có nhiều cơ hội để lắng nghe, thấu hiểu học sinh. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến * Tính mới, tính sáng tạo: Hình thức, thời điểm và nội dung chia sẻ phong phú nên tất cả học sinh trong lớp đều hứng thú với việc chia sẻ các nhân. Học sinh hình thành nên một thói quen biết chia sẻ những chuyện vui buồn với bạn bè khi ở lớp và với người thân khi ở nhà. Việc làm này cũng giúp các em rèn luyện cách tự đánh giá mình và đánh giá bạn, góp phần vận dụng và phát huy tích cực vai trò của thông tư 30. -1-.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cô giáo cũng chia sẻ cùng học sinh nên đã tạo được sự tin tưởng ở các em. Từ đó các em càng thoải mái bộc lộ cảm xúc hơn. Tình cảm thầy – trò, mối quan hệ bạn bè được củng cố vững bền. Mỗi lần nói, viết lời chia sẻ là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng diễn đạt bài văn, rút kinh nghiệm và sửa lỗi sai. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng các môn học và kĩ năng giao tiếp. * Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi có thể áp dụng cho học sinh lớp 3 cũng như tất cả các lớp tại trường TH&THCS Võ Thị Sáu và các trường khác trên địa bàn huyện Cát Hải. * Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Sáng kiến đã tạo nên trong học sinh một mối quan hệ bạn bè thật sự thân thiết, từ đó tạo nên tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, tạo nên một thế hệ con người mới mang đậm bản chất con người xã hội chủ nghĩa, lưu giữ được những phẩm chất truyền thống quý báu của con người việt Nam. Góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Trân Châu, ngày 22 tháng 2 năm 2016 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. NGƯỜI VIẾT ĐƠN. Đinh Thị Mai. -2-.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo mối quan hệ bạn bè cho học sinh lớp 3 trường TH &THCS Võ Thị Sáu bằng việc khuyến khích học sinh chia sẻ cá nhân. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm 3. Tác giả: Họ và tên: Đinh Thị Mai Ngày, tháng, năm sinh: 07/07/1985 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH&THCS Võ Thị Sáu Điện thoại: 0944522832 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường TH&THCS Võ Thị Sáu Địa chỉ: Thôn Hải Sơn – xã Trân Châu – huyện Cát Hải – thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313 888 760 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: 1. Thực trạng về mối quan hệ bạn bè của học sinh Tiểu học tại trường TH& THCS Võ Thị Sáu: Đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường TH& THCS Võ Thị Sáu , tôi nhận thấy học sinh Tiểu học ở đây các em đều rất ngoan. Hơn nữa, do đặc thù trường đặt trên địa bàn thôn Hải Sơn, học sinh sống ở môi trường nông thôn nên bản chất các em đều rất nhút nhát, thật thà. Tuy vậy, trong lớp vẫn vẫn xảy ra hiện tượng chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Các em còn chưa cởi mở với bạn, chưa chủ động chia sẻ cùng nhau những chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống thường ngày. Những em nữ thì hay dỗi, hay hờn giận. Các em nam thì còn hiếu động, mải chơi, hay trêu bạn, hăm he đánh nhau, chưa nghiêm túc trong thực hiện nội quy, nề nếp trường lớp. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè, nề nếp và chất lượng học tập của lớp. 2. Giải pháp đã áp dụng -3-.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Để tạo mối quan hệ bạn bè cho học sinh, những năm học trước, tôi đã thường xuyên nhắc nhở các em chia sẻ bằng lời những suy nghĩ cá nhân của mình với bạn trong các giờ học đặc biệt là trong giờ Hoạt động tập thể. + Ưu điểm: Lớp tôi chủ nhiệm học sinh tương đối ngoan, biết giúp đỡ nhau trong học tập, biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cô giáo giao. - Học sinh thích được bạn chia sẻ và đã có ý thức chia sẻ với bạn. + Hạn chế: - Hình thức, thời điểm và nội dung chia sẻ chưa phong phú. - Tỉ lệ học sinh chủ động chia sẻ còn thấp, chủ yếu là các em học sinh đã có được sự mạnh dan, tự tin từ trước. - Học sinh chưa có thói quen, chưa chủ động, chưa mạnh dạn, tự tin đưa ra ý kiến cá nhân chia sẻ với bạn, còn lệ thuộc vào sự nhắc nhở của giáo viên. - Giáo viên chưa có nhiều cơ hội để lắng nghe, thấu hiểu học sinh. - Chia sẻ chủ yếu được nói bằng lời trực tiếp nên học sinh còn e dè, ngại nói ra những điều tế nhị và còn lúng túng khi diễn đạt lời chia sẻ. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận 1. 1. Tạo hứng thú cho học sinh trong việc chia sẻ cá nhân. Để tạo mối quan hệ bạn bè cho học sinh, những năm học trước, tôi đã thường xuyên nhắc nhở các em chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của mình bằng lời với bạn trong các giờ học đặc biệt là giờ Hoạt động tập thể. Năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 theo mô hình VNEN, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. Cùng với nhiều góc trang trí trong không gian lớp học như: góc học tập; góc cộng đồng, góc sinh nhật, góc sáng tạo, góc thiên nhiên; hộp thư cá nhân;.... tôi đã mạnh dạn đưa thêm “góc chia sẻ”. Tôi đã trò chuyện với các em về cách sử dụng, lợi ích của “Góc chia sẻ” nhằm thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho các em. Tôi hướng dẫn các em cách làm góc chia sẻ từ giấy toky và giấy thủ công, cách cắt giấy thành các tờ phiếu nhỏ và trang trí phiếu tạo thành các tờ phiếu chia sẻ ngộ nghĩnh. -4-.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vậy là vào các tiết Giáo dục kĩ năng sống và các tiết Hoạt động tập thể các em đã tích cực hoàn thiện “góc chia sẻ”. Các em đã lấy giấy thủ công để trang trí góc, tận dụng những tờ giấy viết chưa hết để làm phiếu chia sẻ. Em nào cũng háo hức được viết và dán chia sẻ của mình lên đó. Quá trình cô và trò cùng làm đã tạo nên ấn tượng sâu sắc và một hứng thú đặc biệt với học sinh trong việc viết chia sẻ cá nhân. Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị về tinh thần cho các em, tạo hứng thú cho các em bằng cách cho các em nghe những bài hát, bài thơ, những câu chuyện vui, câu chuyện cảm động về sự chia sẻ trong tình bạn mà tôi thường xuyên sưu tầm. Qua những câu chuyện đó các em sẽ hiểu hơn ý nghĩa của việc chia sẻ với bạn. Khi đã hiểu được ý nghĩa của việc làm các em sẽ có ý thức tự giác chia sẻ. Ví dụ: Có lần tôi đã kể cho học sinh nghe câu chuyện:“Tình bạn” “Sóc và Thỏ là đôi bạn thân. Cả hai thường chơi đùa bên bờ suối và cùng đi kiếm ăn với nhau, chia nhau những thức ăn tìm được. Một hôm, Thỏ được mẹ cho một hộp hạt dẻ rất thơm ngon. Thỏ vội vàng trốn vào một nơi kín đáo để ăn một mình. Thỏ tha hồ ăn no nê, còn làm vung vãi xuống đất mà không biết. Ngày hôm sau, Sóc gặp Thỏ nói: “Mình tìm được mấy hạt dẻ, cậu ăn đi này!” Thỏ nhìn thấy hộp giấy, biết là của mình ăn thừa hôm qua, nên xấu hổ không dám ăn. Sóc bảo: “Chúng ta là bạn mà, của mình cũng như của bạn thôi”. Bấy giờ Thỏ mới biết thế nào là tình bạn, không dám ăn một mình nữa.” Nghe xong câu chuyện, đã có học sinh đứng lên chia sẻ với cô: “Em cũng vẫn còn thường xuyên không cho bạn mượn đồ, nghe xong câu chuyện này em thấy mình như thế là chưa tốt, em sẽ không như thế nữa”. Với những việc làm trên tôi nhận thấy tất cả các em học sinh trong lớp đều có hứng thú và sẵn sàng với việc chia sẻ cảm xúc cá nhân. 1. 2. Tổ chức cho học sinh chia sẻ. a. Mục đích Khi những cảm xúc cá nhân được chia sẻ các em sẽ hiểu nhau hơn, tạo nên trong học sinh một mối quan hệ bạn bè thật sự thân thiết, biết lắng nghe, chia sẻ . Từ đó tạo nên tình đoàn kết, gắn bó keo sơn trong tập thế lớp. Góp phần -5-.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nâng cao thành tích học tập của học sinh và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. b. Cách thực hiện Khi đã tạo được hứng thú cho các em, tôi hướng dẫn các em các hình thức chia sẻ: - Viết lên phiếu dán vào “góc chia sẻ” - Viết chia sẻ thành một bức thư, thành một bài thơ, một câu chuyện gửi vào hộp thư cá nhân hoặc đưa trực tiếp cho bạn hay thông qua cô giáo. - Chia sẻ trực tiếp bằng cách phát biểu bằng lời tại lớp. - Tâm sự góp ý nhỏ với bạn. Thời điểm chia sẻ không chỉ hạn chế ở các giờ học, giờ Hoạt động tập thể mà tôi khuyến khích học sinh chia sẻ ở tất cả các thởi điểm trong buổi học như: giờ truy bài, sau mỗi giờ học, mỗi buổi học, giờ ra chơi, hay cả khi ở nhà...vv. Ví dụ: Buổi sáng đến lớp, em Nguyễn Thị Hà vội vàng viết chia sẻ: “Tối qua bố tôi hứa cuối tuần này sẽ cho tôi đi Cát Bà chơi vì cô giáo đã viết trong sổ liên lạc tôi học tập tiến bộ. Tôi vui lắm.” Đọc được chia sẻ đó, cả lớp đã chúc mừng Hà khiến niềm vui của Hà được nhân lên. Hay khi học xong bài tập đọc: “Ông Trạng thả diều”, em Phùng Thị Ngọc Anh – Trưởng ban Văn nghệ của lớp đã đứng lên chia sẻ với các bạn: “Lớp mình đã lâu lắm rồi không chơi những trò chơi dân gian, từ bây giờ tôi sẽ tổ chức cho các bạn chơi nhiều trò chơi dân gian hơn. Các bạn có đồng ý không?” Lời phát biểu của Ngọc Anh được cả lớp hưởng ứng bằng một tràng pháo tay thật to. Những cảm xúc trên lớp còn được các em suy nghĩ, cân nhắc, khi về nhà các em viết thành những bức thư rồi gửi vào hộp thư các nhân cho bạn. Hoặc viết những câu chuyện, ngày hôm sau đến trường các em dán lên “góc chia sẻ”. Những bức thư, câu chuyện đó cũng được các em trang trí những hình ngộ nhĩnh thật đáng yêu. Hay cả nhóm các em còn cùng nhau chia sẻ những cảm nhận của mình về tập thể lớp thành một bài thơ. -6-.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Có những khi các em lại ngồi lại cùng nhau, chia sẻ, tâm sự nhỏ những chuyện tế nhị hay góp ý cho nhau những điều chưa được để cùng nhau tiến bộ. Những câu chuyện chia sẻ không chỉ giới hạn ở chuyện trên lớp mà cả những câu chuyện ở nhà, chuyện trên đường đến trường, chuyện các em tham gia các hoạt động tập thể ở trường,… Những phiếu chia sẻ được tất cả các bạn trong lớp đọc, cô giáo đọc. Việc làm này đã tạo thành một thói quen mỗi ngày đến trường của các em. Qua những điều chia sẻ nhỏ bé đó, các em đã hiểu hơn về bạn của mình, hiểu hơn về chính bản thân mình, cô – trò hiểu nhau hơn. Những chia sẻ không chỉ được nói bằng lời trước cả lớp mà còn được tâm sự riêng với bạn, được viết vào phiếu làm cho các em thấy thoải mái hơn, chủ động, tự tin hơn trong việc chia sẻ. Ví dụ: Em Phạm Hoàng Phụng Tiên đã từng viết trên góc chia sẻ: “Tôi rất buồn vì bạn Hưng chưa tiến bộ trong môn Toán”. Sau lời chia sẻ đó em Tiên đã tìm mọi cách để giúp đỡ em Hưng học tốt hơn trong môn toán. Và em Hưng vì không muốn bị bạn buồn lòng, không muốn bạn chia sẻ những điều chưa vui về mình nên đã cố gắng học hơn. Trong lần kiểm tra cuối học kì I vừa rồi, em Hưng đã được điểm 7 môn Toán, đây là một sự cố gắng vượt bậc của em. Hay lời chia sẻ của em Phùng Thị Ngọc Anh: “Hôm nay, bạn Hà đã làm đổ mực ra lớp mà không dám nhận lỗi. Tôi và cả lớp đều rất buồn. Tôi mong lần sau bạn sẽ dũng cảm hơn”. Khi đọc được lời chia sẻ của bạn Anh, Hà đã chủ động gặp cô giáo nói lời xin lỗi, do không cẩn thận đã làm đổ hết lọ mực ra lớp. Tôi đã không trách giận mà nhẹ nhàng phân tích để em hiểu phải biết dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Sau lần đó em Hà đã dần thay đổi tích cực hơn, hạn chế mắc lỗi hơn. Và đặc biệt, tôi nhận thấy em đã trung thực hơn rất nhiều. Mỗi lần phạm lỗi em đã biết chủ động nhận lỗi. Việc chia sẻ được bộc lộ ở nhiều thời điểm trong ngày nên những cảm xúc của các em được chia sẻ kịp thời, không bị quên, không bị nhầm lẫn và thời điểm chia sẻ được lựa chọn phù hợp với sự việc, nội dung lời chia sẻ khiến lời chia sẻ trở nên ý nghĩa hơn. -7-.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hình thức và thời điểm chia sẻ phong phú, nội dung chia sẻ không giới hạn đã giúp học sinh thoải mái bộc lộ cảm xúc cá nhân, giúp các em hiểu về bạn mình không chỉ trong học tập, mà còn hiểu sâu về tính cách và cuộc sống của bạn. Mỗi lần nói, viết chia sẻ là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng diễn đạt bài văn, rút kinh nghiệm và sửa lỗi sai. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học các bộ môn và kĩ năng giao tiếp. 1. 3. Giáo viên chia sẻ cùng học sinh Ngoài việc lắng nghe học sinh chia sẻ, giáo viên cũng hòa mình với các em, chia sẻ cùng các em như những người bạn. Giáo viên đưa ra những suy nghĩ, cảm nhận của mình về học sinh; những lời khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh; những lời góp ý, sửa sai cho học sinh. Ngoài việc nói bằng lời, giáo viên cũng viết lên giấy như học sinh. Ví dụ: Em Phạm Việt Nhật là một học sinh rất nhút nhát, hàng ngày tôi cùng các em học sinh khác trong lớp thường xuyên đưa ra những lời động viên trực tiếp trên lớp và viết lên những lời tuyên dương, động viên dán vào “góc chia sẻ”. Trong đó, có lời chia sẻ của em Phùng Thị Ngọc Ánh: “Nhật ơi, bạn hãy mạnh dạn lên, chúng tớ luôn ủng hộ bạn!”. Hay lời chia sẻ của em Phạm Thị Hồng Hải: “Hôm nay Nhật đã đọc bài rất to, còn dám xung phong phát biểu nữa, tớ và các bạn đều rất vui”. Cùng với những lời chia sẻ của học sinh, tôi cũng động viên em bằng một tờ phiếu dán ở “góc chia sẻ” : “Hôm nay, cô thấy Việt Nhật tham gia trò chơi khởi động rất tự tin, em còn chủ động điều khiển trò chơi. Em đã thực sự tiến bộ. Cô vui lắm!” Khi đọc được những lời chia sẻ đó của cô giáo, tôi thấy em rất vui và mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, thường xuyên chia sẻ với cô và bạn. Cuối học kì I vừa qua, em đã được khen với danh hiệu: “Học sinh có tiến bộ trong giao tiếp”. Không chỉ có vậy, các em học sinh khác thấy bạn mình được khen cũng cố gắng hơn để được cô giáo khen, được cô giáo chia sẻ trên “góc chia sẻ” như các bạn. Những lời khen ngợi đó tôi vẫn thường nói bằng lời nhưng khi nó được viết vào giấy lưu trên “góc chia sẻ” tôi thấy các em thích thú hơn rất nhiều. -8-.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hay em Nguyễn Xuân Trường còn hay trêu bạn, em Hồng Vy đã tâm sự nhỏ với Trường: “Bạn đừng trêu chúng tớ như thế nữa, tớ và các bạn trong lớp đều không vui”. Khi biết được điều đó, tôi đã gọi em Trường đến và trò chuyện với em như hai người bạn, tôi đã giúp em hiểu ra: bạn bè cần có sự trêu đùa, nó mang lại tiếng cuời, niềm vui cho mọi người nhưng trêu đùa thái quá sẽ gây sự khó chịu, không hài lòng cho người khác. Và sau đó, với sự vui tính, hồn nhiên em vẫn trêu bạn nhưng là mang lại niềm vui chứ không còn mang lại sự khó chịu cho các bạn nữa. Cô giáo cũng chia sẻ cùng học sinh nên đã tạo được sự tin tưởng ở các em. Từ đó các em càng thoải mái bộc lộ cảm xúc hơn. Tình cảm thầy – trò, mối quan hệ bạn bè được củng cố vững bền. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên phát cho học sinh những tờ phiếu nhỏ, khuyến khích các em tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của Hội đồng tự quản lớp hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Những tờ phiếu đó chỉ riêng cô giáo được đọc. Căn cứ vào những điều các em viết ra, tôi sẽ tìm hiểu, điều tra làm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với học sinh bị bạn nhắc nhở. Điều này chỉ có cô giáo và bạn góp ý biết nên các em sẽ không bị xấu hổ. Từ đó sẽ biết sửa lỗi, hoàn thiện hơn bản thân. Với cách giải quyết công bằng như vậy, học sinh sẽ thấy mình được tôn trọng hơn. Các em không còn ganh tị lẫn nhau, đố kị, trêu trọc nhau mà chủ động góp ý cho nhau, cùng nhau khắc phục để trở thành người hoàn thiện hơn. Tạo nên những con người dân chủ, văn minh, công bằng trong thời đại mới. Từ đó giáo viên đã tạo được niềm tin vững chắc với học sinh và phụ huynh. Việc lắng nghe và dành chút thời gian đọc những chia sẻ của học sinh đã trở thành thói quen hàng ngày của tôi. Mỗi khi nghe, đọc tôi lại có những cảm xúc khác nhau nhưng lần nào cũng để lại những niềm vui, ấn tượng khó quên. 2. Tính mới, tính sáng tạo: a. Tính mới -9-.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Những tâm sự cá nhân được chia sẻ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức viết sẽ giúp các em thoải mái hơn, tự tin hơn trong việc chia sẻ (vì viết thường dễ bày tỏ hơn nói). Thời điểm và nội dung chia sẻ không giới hạn nên thu hút được sự hứng thú của các em. Sáng kiến đã tạo nên sự thân thiết trong mối quan hệ bạn bè, từ đó tạo nên tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, tạo nên một thế hệ con người mới mang đậm bản chất con người xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. b. Tính sáng tạo Học sinh hình thành nên một thói quen biết chia sẻ những chuyện vui buồn với bạn bè khi ở lớp và với người thân khi ở nhà. Đây là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Việc làm này cũng giúp các em rèn luyện cách tự đánh giá mình và đánh giá bạn, góp phần vận dụng và phát huy tích cực vai trò của thông tư 30. Càng hiểu nhau, các em sẽ càng thêm thân thiết, gắn bó, là điều kiện củng cố cho một tập thể lớp ngày càng đoàn kết, vững mạnh. Cô giáo cũng chia sẻ cùng học sinh nên đã tạo được sự tin tưởng ở các em. Từ đó các em càng thoải mái bộc lộ cảm xúc hơn. Tình cảm thầy - trò được củng cố vững bền. Mỗi lần nói, viết lời chia sẻ là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng diễn đạt bài văn rút kinh nghiệm và sửa lỗi sai. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng các môn học. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi có thể áp dụng cho học sinh lớp 3 cũng như tất cả các lớp tại trường TH & THCS Võ Thị Sáu và các trường khác trên địa bàn huyện Cát Hải. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: a. Hiệu quả kinh tế - Sáng kiến không gây tốn kém về kinh tế, giáo viên và học sinh không mất nhiều thời gian thực hiện. Những nguyên liệu để làm nên “góc chia sẻ” là - 10 -.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, có thể tận dụng từ những mẩu giấy thừa. Như vậy, sáng kiến vừa không tốn kém lại vừa mang lại hiệu quả cao. b. Hiệu quả về mặt xã hội - Khi áp dụng cách làm trên, tôi thấy sáng kiến đã đạt được kết quả rất cao. Các em không chỉ biết yêu thương bạn bè trong lớp mà còn có được lối sống chan hòa, thân thiện với tất cả các bạn trong trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày với mọi người ở địa phương. - Do các em đã tạo nên được mối quan hệ bạn bè thân thiết, tình đoàn kết gắn bó keo sơn nên đã xây dựng được một tập thể lớp thực sự vững mạnh. Nhờ đó thành tích học tập của học sinh và chất lượng công tác chủ nhiệm được nâng lên rõ rệt. - Mỗi lần nói, viết chia sẻ sẽ rèn cho học sinh cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt, giúp các em tiến bộ hơn trong viết văn và tự tin hơn trong giao tiếp. - Sáng kiến không chỉ xây dựng mối quan hệ bạn bè gắn bó keo sơn mà còn tạo dựng nên mối quan hệ thầy – trò gần gũi, thân mật. - Tạo nên những con người giàu tình cảm, biết lắng nghe, chia sẻ, biết giúp đỡ, cảm thông, giàu tình thương người. Từ đó góp phần tạo nên một xã hội đoàn kết, vững mạnh. c. Giá trị làm lợi khác - Sáng kiến góp phần hình thành nên những con người mang đậm bản chất xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy đất nước đi lên. Đồng thời lưu giữ những phẩm chất truyền thống quý báu của con người Việt Nam. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. Đinh Thị Mai. - 11 -.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA, CÁC MINH CHỨNG. Phiếu chia sẻ của học sinh được cắt dán và tô màu sinh động - 12 -.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Góc chia sẻ được học sinh dán phiếu chia sẻ hàng ngày. Cô giáo và học sinh cùng chia sẻ - 13 -.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Cùng nhau dán và đọc chia sẻ. Tâm sự nhỏ. - 14 -.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Thư chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về bạn gửi vào hộp thư cá nhân. - 15 -.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Cùng nhau viết thơ chia sẻ cảm nhận về tập thể lớp - 16 -.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Chia sẻ được học sinh viết thành câu chuyện khi ở nhà. - 17 -.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ĐIỂM. XẾP LOẠI. Trân Châu, ngày………tháng………năm 2016 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN ĐIỂM. XẾP LOẠI. Cát Hải, ngày………tháng………năm 2016 TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. - 18 -.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×