Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.53 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ. Họ và tên:………………. Lớp:……. MÔN: NGỮ VĂN 6 -NĂM HỌC: 2016-2017 PHẦN TRẮC NGHIỆM – Thời gian: 15 phút. ĐỀ 1. Điểm. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Cho đoạn văn sau: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.” * Đọc đoạn văn trên và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. (Từ câu 1đến câu 4) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Thạch Sanh B. Sọ Dừa C. Thánh Gióng D. Ếch ngồi đáy giếng Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của đoạn văn trên ? A. Giới thiệu về ngoại hình, tính cách của ếch. B. Giới thiệu về cuộc sống, tầm nhìn của ếch. C. Giới thiệu về tiếng kêu, ngoại hình của ếch. D. Giới thiệu về tầm nhìn, ngoại hình của ếch. Câu 4: Từ “chúa tể” nghĩa là “kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác”. Vậy từ “chúa tể” được giải nghĩa theo cách nào? A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Đưa ra từ đồng nghĩa C. Đưa ra từ trái nghĩa D. Đưa ra từ thuần Việt * Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất. (Từ câu 5 đến câu 12) Câu 5: Nghệ thuật đặc sắc của truyện “Thạch Sanh” là gì? A. Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo. B. Quy mô, tầm vóc sâu, rộng. C. Đội hình nhân vật đông đảo. D. Cốt truyện mạch lạc. Câu 6: Phẩm chất nào sau đây không phải của Lý Thông? A. Dối trá B. Nham hiểm C. Dũng cảm D. Gian xảo Câu 7. Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là làm? A.Trạng ngữ B. Bổ ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ Câu 8: Trong truyện “Em bé thông minh” đã trải qua mấy lần giải đố? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 9: Tại sao viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm hỏi mọi người? A. Để khoe tài năng trí tuệ. B. Để tham quan đất nước. C. Để tìm người tài giỏi. D. Để lấy cớ bắt tội mọi người. Câu 10: Hãy cho biết từ “sính lễ” có nghĩa là gì? A. Xin được lấy làm vợ. B. Lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để xin cưới. C. Trang sức của cô dâu. D. Đồ đạc cô dâu mang về nhà chồng. Câu 11: Truyện “Thầy bói xem voi” chế giễu điều gì? A. Những người thiếu chủ kiến khi làm việc. B. Cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói. C. Những người có tính hay khoe của. D. Những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. Câu 12: Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An luôn nói năng tự tiện”. A.Trong lớp B. An C. Nói năng D. Tự tiện.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Họ và tên:……………….. Lớp:……. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN: NGỮ VĂN 6 -NĂM HỌC: 2016-2017 PHẦN TỰ LUẬN – Thời gian: 75 phút. ĐỀ 1 Điểm. Nhận xét của giáo viên bộ môn. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: ( 1điểm) Qua truyện Thầy bói xem voi em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2: ( 1điểm) Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ vừa tìm được. Câu 2: Tập làm văn (5 điểm) Đề: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. ( Được khen, chê hoặc gặp may, rủi ro, bị hiểu lầm…).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Họ và tên:……………….. Lớp:……. ĐỀ 2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN: NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2016-2017 PHẦN TRẮC NGHIỆM – Thời gian: 15 phút Điểm. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Cho đoạn văn sau: “Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc” * Đọc đoạn văn trên và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. (Từ câu 1đến câu 4) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A.Thạch Sanh B. Sọ Dừa C. Thánh Gióng D. Em bé thông minh. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của đoạn văn trên ? A. Giới thiệu về công việc của hai cha con. B. Vua sai viên quan đi tìm người tài giỏi giúp nước. C. Viên quan đi tham quan đất nước. D. Vua sai viên quan đi tìm hiểu cuộc sống của người dân. Câu 4: Đâu là danh từ trong các từ sau? A. Đi dò la B. Viên quan C. Hỏi mọi người D. Thật lỗi lạc * Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất. (Từ câu 5 đến câu 12) Câu 5: Thạch Sanh là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh. C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng. Câu 6: Phần cuối truyện Thạch Sanh kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Theo em, kết thúc này nói lên điều gì? A. Ở hiền gặp lành B. Ở ác gặp ác C. Yêu chuộng hòa bình D. Tinh thần nhân đạo Câu 7: Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “ Đứa bé lên ba trông thật ngộ nhận” A. Đứa bé B. Lên ba C. Trông thật D. Ngộ nhận.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 8: Chi tiết nào sau đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo trong văn bản Thạch Sanh? A. Có hai vợ chồng tuổi già mà không có con. B. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. C. Niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. D. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Câu 9: Có mấy loại tính từ trong tiếng Việt đáng chú ý? A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại Câu 10: Thể loại của văn bản“ Ếch ngồi đáy giếng” là? A. Truyền thuyết B.Truyện cổ tích C.Truyện ngụ ngôn D.Truyện cười Câu 11: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán điều gì? A. Những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. B. Những người có tính hay khoe của. C. Cách xem xét sự vật một chiều, chủ quan. D. Những người thiếu chủ kiến khi làm việc. Câu 12: Hãy cho biết từ “ thiên thần” có nghĩa là gì? A. Thần tài giỏi B. Thần nhân hậu C.Thần trên trời D. Thần núi.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Họ và tên:……………….. Lớp:……. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN: NGỮ VĂN 6- NĂM HỌC: 2016-2017 PHẦN TỰ LUẬN – Thời gian: 75 phút. ĐỀ 2 Điểm. Nhận xét của giáo viên bộ môn. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Qua truyện Ếch ngồi đáy giếng em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2: (1 điểm) Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ vừa tìm được. Câu 3: Tập làm văn (5 điểm) Đề : Kể lại một cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em. ( Với các chú bộ đội, anh em, bạn bè, cô dì, chú bác…).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017. ĐỀ 1 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án Điểm. D. A. B. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. A A C C D C B Một câu trả lời đúng được 0,25 điểm. B. D. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 *Bài học rút ra truyện Thầy bói xem voi: 1 điểm - Không nên chủ quan trong nhận thức. Muốn đánh giá một hiện 0.75 tượng, sự vật, sự việc phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện. - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. 0.25 Câu 2 - HS tìm được một cụm động từ. 0.5 1 điểm VD: Đang học bài, đang chơi nhảy dây - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có nội dung trong sáng. 0.5 VD: Lan đang học bài. ĐỀ: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. ( Được khen, chê hoặc gặp may, rủi ro, bị hiểu lầm…) A. Yêu cầu chung: 1. Về kỹ năng: Tạo lập được văn bản, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lời văn sắc sảo, kể chuyện sinh động, ít mắc lỗi chính tả, và lỗi diễn đạt. 2.Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy vào sự sáng tạo của mình nhưng phải đạt được những kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể. B. Yêu cầu cụ thể: Về kiến thức và kĩ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản, theo 5 tiêu chí sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được sự việc và biết dẫn dắt vấn đề một cách hợp lí, phần thân bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để kể diễn biến được kỉ niệm, phần kết bài phải nêu được kết cục và cảm nghĩ qua kỉ niệm..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn. Có dấu hiệu bố cục ba phần nhưng cách thể hiện chưa thật rõ ràng. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. 2. Xác định đúng vấn đề: (0.5 điểm) - Điểm 0,5: Bài văn kể được một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. Đúng thể loại văn tự sự. - Điểm 0,25: Kể còn chung chung, không đi vào kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. - Điểm 0: Bài viết không đề cập đến vấn đề nêu trên. 3. Triển khai các sự việc thành các đoạn văn: (3 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc trong văn tự sự để kể sinh động kỉ niệm đáng nhớ của mình; các sự việc được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Nội dung các sự việc phải đảm bảo những ý sau: a. Giới thiệu về sự việc sẽ kể. (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Giới thiệu được sự việc sẽ kể. - Điểm 0,25: Giới thiệu được nhưng sơ sài, chung chung. - Điểm 0: Không giới thiệu được sự việc hoặc phần giới thiệu hoàn toàn sai lệch. b. Kể chi tiết, cụ thể sự việc theo một thứ tự hợp lí trong văn tự sự: (2 điểm) + Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc. + Những người liên quan đến sự việc. + Diễn biến của sự việc. + Cảm xúc của em sau khi sự việc ấy diễn ra. - Điểm 2: Bài viết kể sinh động theo trình tự trên trong văn tự sự. - Điểm 1,5: Bài viết kể đúng theo trình tự trên, nhưng kể chưa hấp dẫn, chưa sinh động. - Điểm 1,0: Bài viết có kể về kỉ niệm nhưng kể sơ sài - Điểm 0,5: Bài viết có kể về kỉ niệm nhưng chỉ có vài ba câu sơ sài, diễn đạt vụng về, lủng củng. - Điểm 0: Những bài làm không viết được gì hoặc viết hoàn toàn sai lệch. c. Suy nghĩ và tình cảm qua sự việc (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Bộc lộ được suy nghĩ và tình cảm qua sự việc. - Điểm 0,25: Bộc lộ suy nghĩ và tình cảm còn chung chung, sơ sài. - Điểm 0: Không bộc lộ được suy nghĩ và tình cảm của mình qua sự việc..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. Sáng tạo: (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Bài viết có cảm xúc, thể hiện được cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện được cách suy nghĩ, tình cảm chân thành sâu sắc qua câu chuyện kể. - Điểm 0,25: Bài viết có cảm xúc nhưng chưa hấp dẫn, lôi cuốn, sáng tạo. - Điểm 0: Bài viết còn kể chung chung, không có cảm xúc, không hấp dẫn. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) Ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 0,5: Bài viết ít sai lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp. - Điểm 0,25: Bài viết sai nhiều lỗi chính tả, câu văn, từ ngữ còn sai tương đối. - Điểm 0: Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt rối, nhiều câu tối nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017. ĐỀ 2 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án Điểm. D. A. B. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. B D A D C B C Một câu trả lời đúng được 0,25 điểm. A. C. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Câu 1 *Bài học rút ra truyện Ếch ngồi đáy giếng: 1 điểm - Dù sống ở hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. - Biết nhận ra và khắc phục những hạn chế của bản thân. Câu 2 HS tìm được một cụm danh từ. 1 điểm VD: Ba học sinh - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có nội dung trong sáng. VD: Ngoài sân trường, ba học sinh đang chơi đá cầu.. Điểm 0.75 0.25 0.5 0.5. ĐỀ: Kể lại một cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em. ( Với các chú bộ đội, anh em, cô bạn bè, cô dì, chú bác…) A. Yêu cầu chung: 1. Về kỹ năng: Tạo lập được văn bản, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lời văn sắc sảo, kể chuyện sinh động, ít mắc lỗi chính tả, và lỗi diễn đạt. 2.Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy vào sự sáng tạo của mình nhưng phải đạt được những kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể. B. Yêu cầu cụ thể: Về kiến thức và kĩ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản, theo 5 tiêu chí sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được sự việc và biết dẫn dắt vấn đề một cách hợp lí, phần thân bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để kể diễn biến cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em, phần kết.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> bài phải nêu được kết cục và cảm nghĩ qua cuộc gặp gỡ. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn. Có dấu hiệu bố cục ba phần nhưng cách thể hiện chưa thật rõ ràng. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. 2. Xác định đúng vấn đề: (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Bài văn kể được một cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em. Đúng thể loại văn tự sự - Điểm 0,25: Kể còn chung chung, không đi vào cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em. - Điểm 0: Bài viết không đề cập đến vấn đề nêu trên. 3. Triển khai các sự việc thành các đoạn văn: (3 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc trong văn tự sự để kể sinh động cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em; các sự việc được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Nội dung các sự việc phải đảm bảo những ý sau: a. Giới thiệu về sự việc sẽ kể. (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Giới thiệu được sự việc sẽ kể. - Điểm 0,25: Giới thiệu được nhưng sơ sài, chung chung. - Điểm 0: Không giới thiệu được sự việc hoặc phần giới thiệu hoàn toàn sai lệch. b. Kể chi tiết, cụ thể sự việc theo một thứ tự hợp lí trong văn tự sự: (2 điểm) + Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc. + Những người liên quan đến sự việc. + Diễn biến của sự việc. + Cảm xúc của em sau khi sự việc ấy diễn ra. - Điểm 2: Bài viết kể sinh động theo trình tự trên trong văn tự sự. - Điểm 1,5: Bài viết kể đúng theo trình tự trên, nhưng kể chưa hấp dẫn, chưa sinh động. - Điểm 1,0: Bài viết có kể về cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em nhưng kể sơ sài. - Điểm 0,5: Bài viết có kể về cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em nhưng chỉ có vài ba câu sơ sài, diễn đạt vụng về, lủng củng. - Điểm 0: Những bài làm không viết được gì hoặc viết hoàn toàn sai lệch. c. Suy nghĩ và tình cảm qua sự việc (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Bộc lộ được suy nghĩ và tình cảm qua sự việc..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Điểm 0,25: Bộc lộ suy nghĩ và tình cảm còn chung chung, sơ sài. - Điểm 0: Không bộc lộ được suy nghĩ và tình cảm của mình qua sự việc. 4. Sáng tạo: (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Bài viết có cảm xúc, thể hiện được cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện được cách suy nghĩ, tình cảm chân thành sâu sắc qua cuộc gặp gỡ. - Điểm 0,25: Bài viết có cảm xúc nhưng chưa hấp dẫn, lôi cuốn, sáng tạo. - Điểm 0: Bài viết còn kể chung chung, không có cảm xúc, không hấp dẫn. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) Ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 0,5: Bài viết ít sai lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp. - Điểm 0,25: Bài viết sai nhiều lỗi chính tả, câu văn, từ ngữ còn sai tương đối. - Điểm 0: Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt rối, nhiều câu tối nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu Câu 1 1 điểm Câu 2 1 điểm. Câu 2 5 điểm. Nội dung cần đạt *Bài học rút ra truyện Thầy bói xem voi: - Không nên chủ quan trong nhận thức. Muốn đánh giá một hiện tượng, sự vật, sự việc phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện. - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. - HS tìm được một cụm động từ. VD: Đang học bài, đang chơi nhảy dây - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có nội dung trong sáng. VD: Lan đang học bài.. Điểm 0.75 0.25 0.5 0.5. a. Yêu cầu về kĩ năng: Đúng thể loại văn tự sự - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. - Bài viết có sự logic - Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu. Chữ viết rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. -Thời gian, hoàn cảnh...diễn ra kỉ niệm, với ai? * Thân bài: - Kể diễn biến chi tiết kỉ niệm ấy. + Mở đầu kỉ niệm như thế nào? + Diến biến kỉ niệm ra sao? (Các sự việc, không khí, quang cảnh,…). - Điều khiến em nhớ nhất trong kỉ niệm ấy là gì? * Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với kỉ niệm đó. - Về kĩ năng: Bài văn bảo đảm các yêu cầu của phần kĩ năng. Văn viết rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu không đáng kể. - Về kiến thức : Bài làm đúng, đủ các yêu cầu của phần kiến thức. - Về kĩ năng: Văn viết đã diễn đạt được nội dung, một số câu văn viết còn hơi rối ; chính tả , dùng từ, viết câu sai không quá 3 lỗi mỗi loại - Về kiến thức: Bài viết đã đi vào nội dung của đề bài, nhưng còn thiếu ý. - Về kĩ năng : Bài văn diễn đạt chưa mạch lạc; chính tả, dùng từ viết câu sai không quá 5 lỗi mỗi loại. - Về kiến thức: Bài văn viết tỏ ra có hiểu đề, nhưng chưa đạt yêu cầu của mức điểm 3. Ý còn thiếu. - Về kĩ năng: Bài văn diễn đạt chưa mạch lạc; chính tả, dùng từ viết câu sai không quá 5 lỗi mỗi loại.. 5. 4. 3. 2.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu Câu 1 1 điểm Câu 2 1 điểm. Câu 2 5 điểm. Nội dung cần đạt *Bài học rút ra truyện Ếch ngồi đáy giếng: - Dù sống ở hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. - Biết nhận ra và khắc phục những hạn chế của bản thân. -HS tìm được một cụm danh từ. VD: Ba học sinh - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có nội dung trong sáng. VD: Ngoài sân trường, ba học sinh đang chơi đá cầu.. Điểm 0.75 0.25 0.5 0.5. a. Yêu cầu về kĩ năng: Đúng thể loại văn tự sự - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. - Bài viết có sự logic - Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu. Chữ viết rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Giới thiệu chung về cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của em. -Thời gian, hoàn cảnh...diễn ra cuộc gặp gỡ, với ai? * Thân bài: - Kể diễn biến chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy. + Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào? + Diến biến cuộc gặp gỡ ra sao? (Các sự việc, không khí, quang cảnh,…). + Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào? -Ý nghĩa cuộc gặp gỡ *Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân -Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao? - Về kĩ năng: Bài văn bảo đảm các yêu cầu của phần kĩ năng. Văn viết rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu không đáng kể. - Về kiến thức : Bài làm đúng, đủ các yêu cầu của phần kiến thức. - Về kĩ năng: Văn viết đã diễn đạt được nội dung, một số câu văn viết còn hơi rối ; chính tả , dùng từ, viết câu sai không quá 3 lỗi mỗi loại - Về kiến thức: Bài viết đã đi vào nội dung của đề bài, nhưng còn thiếu ý. - Về kĩ năng : Bài văn diễn đạt chưa mạch lạc; chính tả, dùng từ viết câu sai không quá 5 lỗi mỗi loại. - Về kiến thức: Bài văn viết tỏ ra có hiểu đề, nhưng chưa đạt yêu cầu của mức điểm 3. Ý còn thiếu. - Về kĩ năng: Bài văn diễn đạt chưa mạch lạc; chính tả,. 5. 4. 3. 2.
<span class='text_page_counter'>(15)</span>