Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực trạng về quan hệ thương mại việt nam - trung quốc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.07 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
Giai đoạn 1950 - 1954:....................................................................................................................4
Giai đoạn từ 1954 -1964...................................................................................................................4
Giai đoạn từ 1965 - 1975..............................................................................................................5
Giai đoạn từ 1976 - 1978 .............................................................................................................6
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Giai đoạn 1950 - 1954:....................................................................................................................4
Giai đoạn từ 1954 -1964...................................................................................................................4
Giai đoạn từ 1965 - 1975..............................................................................................................5
Giai đoạn từ 1976 - 1978 .............................................................................................................6
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “.
Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là
một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao
lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những
biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ
làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai nước
đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước
nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, ngày
càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam.”
Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam –
Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố và
tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước theo
phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu
Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài
của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển khu vực cũng
như trên thế giới .
Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ
USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Con số
này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và


10 tỷ USD vào năm 2010.
Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp
cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt
động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết báo cáo là sự kết
hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập
từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích tình
hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề đặt ra
trong báo cáo này .
Nội dung của báo cáo gồm ba chương :
Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế .
Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc .
Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai
nước .
2
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT-
TRUNG.
Kể từ khi Việt Nam lập quốc, do nhu cầu giao lưu tự nhiên của cư dân hai nước, Vịêt
Nam và Trung Quốc đã sớm thiết lập mối quan hệ bang giao nói chung và quan hệ kinh
tế - thương mại nói riêng. Trong các giai đoạn lịch sử, hai nước đều sự chịu ảnh hưởng
của tư tưởng nho giáo, thường thiếu sự chú ý đến các hoạt động kinh tế nên trong các bộ
sử nội dung viết về vấn đề kinh tế không nhiều. Mặt khác do tình hình chính trị của mỗi
nước, đặc biệt là chiến tranh giữa các vương triều, đã gây khó khăn làm gián đoạn mối
quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, những gián đoạn, những khoảng trống vắng
trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế- thương mại nói riêng cũng
chỉ có ý nghĩa nhất thời vì quan hệ giao lưu buôn bán giữa hai nước đã được hình thành
và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi hai nước lập quốc. Dưới các triều đại
phong kiến quan hệ trao đổi buôn bán mới chỉ dừng ở phạm vi hẹp nhưng cũng mang
một ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của mỗi quốc

gia trong quá trình lịch sử.
Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX quan hệ kinh tế giữa hai nước có
những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Ngay từ xa xưa quan hệ kinh tế thương mại đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia,
việc buôn bán từ nước ngoài thường mang về lợi nhuận cao hơn, hơn nữa thông qua
hoạt động buôn bán qua biên giới làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của bộ máy quân chủ
của hai nước.
1 - Chính sách xuyên suốt trong lịch sử các vương triều Việt Nam là độc lập tự chủ,
luôn áp dụng nguyên tắc “hoà hiếu với phương Bắc “, nới lỏng, cho tự do buôn bán,
trao đổi hàng hoá, miễn là tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam .- Quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt hơn 20 thế kỷ không phải diễn ra
bình lặng, mà quan hệ kinh tế ấy có những biến động thăng trầm phụ thuộc vào quan
hệ chính trị giữa hai quốc gia.
2 - Mặc dù cả hai nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thời gian dài
thực hiện chính sách “ Bế quan, toả cảng “ song các hoạt động kinh tế, nhất là hoạt
3
động trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung vẫn diễn ra, vượt khỏi sự cấm
đoán của triều đình trung ương .
3 - Trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc suốt hơn 20 thế kỷ, thì phần ưu thế,
thường thuộc về các thương nhân Trung Quốc hơn là thương nhân Việt Nam. Điều
này cho thấy khả năng vươn xa của và việc tổ chức buôn bán của thương nhân Việt
Nam còn có nhiều hạn chế .
1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập
Từ khi hai nước giành được độc lập cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 , quan
hệ kinh tế giữa hai nước được chia ra làm 4 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1950 - 1954:
Sau chiến thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn được giải phóng đã tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá của
nhân dân hai bên biên giới. Tháng 9/1951 Chính phủ hai nước Việt - Trung đã ký các
hiệp định về mậu dịch, Hiệp định về tiền tệ và Hợp đồng xuất nhập khẩu. Đồng thời

thành lập các Ty quản lý xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và các Đồn quản lý
xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới. Một số công ty xuất nhập khẩu ở các tuyến
được ra đời dưới sự lãnh đạo của Bộ Công thương để làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu
hàng hoá. Tháng 2/1953 cửa khẩu Lào Cai được mở cửa thông thương buôn bán với Hồ
Kiều của Trung Quốc. Từ dầu năm 1954 công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
của nhân dân ta đã tiến triển mạnh mẽ. Hội nghị toàn quốc lần thứ tư bàn về đấu tranh
kinh tế với địch họp tại Việt Bắc đã nêu rõ chủ trương tích cực đẩy mạnh xuất khẩu để
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Chính phủ ta khuyến khích trao đổi một số mặt hàng như sa nhân, cà phê với Trung
Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho buôn bán dân gian qua biên giới Chính phủ ta
đã ban hành nghị định 391/TTg về quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới Việt
- Trung.
Giai đoạn từ 1954 -1964
Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, ngày 10/2/1955 đã khánh
thành đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển
hành khách và hàng hoá từ Thủ đô lên biên giới phía Bắc để trao đổi hàng hoá với
Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Ngày 7/7/1955 Chính phủ ta đã ký với
4
Trung Quốc Nghị định thư về trao đổi hàng hoá giữa các công ty mậu dịch địa phương
vùng biên giới và Hiệp định viện trợ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế kỳ họp khoá 8 Quốc hội Việt Nam đã quyết định chia Bộ
Thương nghiệp ra thành Bộ Nội thương và Bộ ngoại thương. Với sự thay đổi lại tổ
chức, công tác xuất nhập khẩu đã trưởng thành thêm một bước, hàng loạt các công ty
xuất nhập khẩu biên giới được thành lập với nhiệm vụ trao đổi hàng hoá và nhận hàng
viện trợ qua biên giới Việt - Trung .
Giai đoạn từ 1965 - 1975
Trong khi Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược bảo
vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thì từ những năm 1966 Trung Quốc bắt đầu tiến
hành “ Đại cách mạng văn hoá vô sản “ , cuộc đại cách mạng này kết thúc vào năm
1976. Mặc dù thời kỳ đó tình hình xã hội Trung Quốc hỗn loạn nhưng quan hệ giữa

Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp. Việt Nam tiếp
tục củng cố thêm một bước các tổ chức ngoại thương của mình, hoàn chỉnh các chính
sách chế độ về mậu dịch đối ngoại, đồng thời tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của phía
Trung Quốc nhằm khắc phục những khó khăn trong thời chiến .
Hàng năm Chính phủ phê duyệt cho Bộ ngoại thương được phép cử đoàn đại diện tham
dự Hội chợ Quảng Châu Trung Quốc, để giao dịch với các công ty Trung Quốc và các
thương nhân của các nước khác, nghiên cứu các kinh nghiệm làm ăn và chuẩn bị hàng
xuất khẩu. Tháng 7/1965 Chính phủ Việt Nam ký với Trung Quốc Nghị định thư về việc
chuyển tải hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời chiến qua các cảng của Trung Quốc.
Chính Phủ ta đã đề nghị với Chính Phủ Trung Quốc cho phép thành lập một số trạm tiếp
nhận và điều chuyển hàng viện trợ của các nước và hàng xuất khẩu của Việt Nam trên
đất Trung Quốc ( ở Mãn Châu Lý, Nam Ninh, Côn Minh, Hoàng Phố, Trạm Giang). Từ
1967 đến 1975 Chính phủ ta và Trung Quốc lần lượt ký các Hiệp định, Nghị định thư và
thư trao đổi về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại, viện trợ bệnh viện,
lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho Việt Nam; viện trợ kinh tế và quân sự,
viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam; cung cấp vật tư, cung cấp thiết bị lẻ cho đài
phát thanh. Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này tập trung chủ
yếu vào việc vận chuyển hàng viện trợ từ Trung Quốc và các nước anh em khác phục vụ
cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam.
5
Giai đoạn từ 1976 - 1978
Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giải phóng miền Nam, Việt Nam đã tiến hành
tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội của cả nước Việt Nam thống nhất. Cũng
trong thời gian đó cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ kết thúc, Trung Quốc thực sự
bước vào thời kỳ cải cách mở cửa. Trong giai đoạn này Việt Nam và Trung Quốc tiếp
tục ký các Hiệp định trao đổi hàng hoá và thanh toán.
Mặc dù mậu dịch biên giới Việt - Trung có nhiều lợi thế đối với nhân dân vùng biên của
hai nước, không thị trường nào có thể so sánh được, đó là thị trường gần, vị trí núi liền
núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, hàng hoá hai
bên bổ sung cho nhau. Nhưng từ năm 1978 trở về trước buôn bán qua biên giới Việt -

Trung còn giới hạn ở mức nhỏ bé không đáng kể , chủ yếu là các hoạt động mua bán
dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt thông thường điều tiết. Phía Việt Nam bán sang
Trung Quốc một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc... . Phía Trung Quốc bán
sang Việt Nam một số hoa quả tươi, một số hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng như vải
vóc, quần áo may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản suất ...
Mậu dịch biên giới Việt - Trung từ năm 1978 trở về trước chưa thể phát triển mạnh
được chủ yếu là vì nền kinh tế của hai nước chưa phát triển. Kinh tế vùng biên giới của
hai nước đều là kinh tế miền núi, mang nặng tính tự cung tự cấp, lạc hậu, phân tán, cư
dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số văn hoá chậm phát triển.
1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ
Từ sau năm 1978, quan hệ hữu nghị của hai nước có phần lắng xuống, khu vực biên giới
trở thành những điểm nóng về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội đã phải đóng
cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Quan hệ kinh tế thương mại bị ngừng trệ, đã có
ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của hai nước và đặc biệt là kinh tế
khu vực cửa khẩu biên giới.
Sau nhiều nỗ lực cố gắng của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã khởi sắc và trở lại
bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói
chung và quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày
càng bền vững và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của
cả hai nước.
6
Từ khi hai nước bình thường hoá đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên đã
tăng lên nhanh chóng, hàng hoá trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt -Trung hết sức
nhộn nhịp, thị trường ở đây đã sớm trở thành nơi sôi động nhất của nước ta, đặc biệt là
ở các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn , Cao Bằng và Lào Cai. Quan hệ kinh tế - thương
mại giữa hai nước từ năm 1991 trở lại đây không ngừng phát triển với qui mô khá lớn,
tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1991
chỉ đạt 37,7 triệu USD đến năm 1993 đã là 221,2 triệu USD và đặc biệt năm 2002 đạt
trên 3,6 tỷ USD, tăng 97 lần so với năm 1991. Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ngày

càng mở rộng, ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu thô, cao su, hải
sản... hai bên đã bổ sung một số mặt hàng có thế mạnh khác. Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến như sản phẩm cà
phê hoà tan, hạt điều đã qua chế biến, dầu ăn và một số hàng tiểu thủ công nghiệp và
hàng tiêu dùng khác cũng đã và đang dần chiếm được thị trưởng ở Trung Quốc. Về phía
Trung Quốc áp dụng chính sách mậu dịch biên giới, hỗ trợ và đặc biệt ưu đãi cho
thương mại biên giới nhằm khai thác triệt để thị trường các nước láng giềng cho tiêu thu
hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc. Cũng do thành công trong phương thức buôn bán
biên mậu biên giới, trong những năm qua, hàng hoá của Trung Quốc đã chiếm được thị
trường của Việt Nam. Có thể nói, ở đâu cũng có hàng hoá của Trung Quốc.
Qua nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế - thương
mại nói riêng cho thấy rằng, sự ổn định về an ninh, chính trị là một nhân tố hết sức quan
trọng trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Như đã biết, Trung Quốc là một quốc gia
đông dân nhất thế giới, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với
Việt Nam. Bản thân nền kinh tế Việt Nam ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trước đây đã
có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Chính vì vậy, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại
giữa hai nước nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tạo sự ổn định về quan hệ
chính trị giữa hai nước là vấn đề hết sức cần thiết.
1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ
MỘT XU THẾ TẤT YẾU
1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực
7
Tình hình khu vực cũng như quốc tế vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 có
những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Sự tan rã của Liên Xô vào tháng 9/1991 đã đánh dấu sự
kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ đây thế giới bước vào một thời kỳ mới. Các nước
lớn đều tiến hành điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách đối ngoại của mình. Hoà
bình và phát triển đã trở thành trào lưu chính của thời đại. Trên thế giới, các nước dù
lớn hay nhỏ đều tranh thủ môi trường quốc tế hoà bình để tập trung lực lượng cho
nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của nước mình.
Tình hình quốc tế trên đây đã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực châu

Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong khu vực Đông Nam Á, xu thế hoà hoãn
giữa các nước và nhóm nước trong khu vực với các nước lớn đã xuất hiện. Các nước
trong khu vực cũng điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình
hình mới. Đặc biệt mối quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN ( 5 nước
trước đây ) cũng như quan hệ giữa các nước này với Trung Quốc đã từng bước được cải
thiện. Từ năm 1989, lần lượt các nước Lào, Indônêxia... đã bình thường hoá và quan hệ
với Trung Quốc; còn các nước Xingapo, Brunây cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với Trung Quốc. Như vậy, sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã làm cho những xung đột
về chính trị và hệ tư tưởng trong khu vực giảm đi rất nhiều, đối thoại thay cho đối đầu.
Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá không chi trở thành xu thế chung giữa các nước trong
khu vực, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở mỗi quốc gia.
1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi,
có truyền thống văn hoá tương đồng, gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử,
Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn minh phương đông.
Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hoá và tôn giáo Trung hoa cổ đại: đạo Khổng, thơ
Đường của Trung Quốc được trân trọng ở Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đã
trải qua thử thách của thời gian và những thành tích đạt được trong những năm qua tạo
tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt - Trung. Những yếu tố
quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.
8
Trước hết, Việt Nam - Trung Quốc có nét tương đồng về văn hoá, có phong tục tập
quán Á Đông tương đối giống nhau. Có thể nói, sự tương đồng về văn hoá và sự gần
gũi về phong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan
trọng tạo nên truyền thống láng giềng hoà mục, hữu hảo, gần gũi và dễ thông cảm lẫn
nhau trong giao lưu, quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt - Trung từ bao đời nay.
Thứ hai, hai nước Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông và có chung biên
giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Yếu tố địa lý này khác với biên giới giữa
Trung Quốc với Thái Lan, Lào và Mianma. Đây là yếu tố thuận lợi tạo dựng nên mối

quan hệ giao lưu văn hoá, thông thương kinh tế, buôn bán và giúp đỡ lẫn nhau cuộc đấu
tranh cách mạng giữ nước của mỗi bên. Nhân dân các dân tộc thiểu số sống hai bên biên
giới từ bao đời nay đã hình thành quan hệ thân tộc. Mối giao hoà láng giềng thân thiện
đó đã tạo nên tình cảm gắn bó “ Tắm chung một dòng sông”, “ Nghe chung tiếng gà gáy
“, “gặp nhau như anh em một nhà”.
Thứ ba, về thể chế chính trị, Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau,
đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, không chấp
nhận đa nguyên, đa đảng. Hai nước đều kiên trì xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ
nhân dân và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt trong hoàn cảnh CNXH tạm thời đang
trong giai đoạn khó khăn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
và đang gánh vác trọng trách bảo vệ vai trò lãnh đạo bền vững của Đảng Cộng Sản và
sức sống mạnh mẽ của CNXH .
Thứ tư, về kinh tế, Hai nước Việt - Trung đều có tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực
hợp tác kinh tế, mậu dịch và đầu tư vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên. Hai
nước đã có chung đường biên giới trên bộ, trên biển là điều kiện thuận lợi cho hai bên
thông thương mậu dịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường
rộng lớn, đầy tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn của của một thị trường trên 1,2 tỷ dân. Việt
Nam là quốc gia thuộc hàng trung bình trên thế giới, sấp xỉ 80 triệu dân, tài nguyên
thiên nhiên nhiên phong phú, nguyên liệu sản xuất dồi dào. Đó là những yếu tố bổ sung,
hỗ trợ cho nhau vì chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước và tiến trình tham gia hợp
tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu.
Trong bối cảnh chung của tình hình Quốc tế và khu vực nêu trên, tình hình riêng của
Việt Nam và Trung Quốc cũng có những thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
9
Về phía Việt Nam, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, Đại hội
đảng VI Đảng Cộng Sản Việt Nam họp tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới.
Một thành tựu về đổi mới tư duy của Đại hội Đảng VI là đã rút ra 4 bài học cơ bản có ý
nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc,
trong đó bài học thứ 3 là “ Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới “. Cũng trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta xác định “ Việt Nam sẵn

sằng là bạn của tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau”. Trong quan hệ đối ngoại , Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng mối
quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn
đề thuộc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, sau một thời gian dài bị đình trệ do những sai lầm “tả” khuynh,
Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp cuối tháng 12 năm
1978 đã quyết định dịch chuyển trong tâm công tác của toàn Đảng từ chỗ lấy đấu tranh
giai cấp làm chính sang lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, mở đầu cho công
cuộc cải cách mở cửa. Để phục vụ cho công cuộc cải cách ở trong nước, trong lĩnh vực
đối ngoại, Trung Quốc đã tiến hành những điều chỉnh lớn trong quan hệ với các nước
lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật và Tây Âu. Trung Quốc cũng từng bước thực hiện
bình thường hoá quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Trong
quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của mình đối với việc
bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Như vậy với một mục tiêu chung là bình thường hoá quan hệ, ngày 4/9/1990 tại Tứ
Xuyên đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước để bàn
về vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và một số vấn đề khác mà hai bên
cùng quan tâm. Sau nhiều lần đàm phán hai nước đã đi đến thống nhất và khẳng định: “
Việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản
và lâu dài của nhân dân hai nước và cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và sự phát triển
của khu vực “. Về kinh tế, hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong các
lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá theo nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi.
Có thể nói, cuộc gặp cấp cao này đã đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước sang
một giai đoạn mới, với tính chất và nội dung hết sức mới trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn
10
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.
1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC.

1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo
thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển.
Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, bền vững, từ tháng 11 năm 1991
đến nay, Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hoà
Nhân Dân Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương mại quan
trọng như: Hiệp định thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc
vùng biên giới( hai hiệp định này được ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính
thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt
ngày 5 tháng 11 năm 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc( ký tại
Hà Nội nhân dịp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang
thăm Việt Nam, tháng 2 năm 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp định về
hợp tác khoa học kỹ thuật được ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng
sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12 năm 1992; Hiệp định về thanh toán và hợp
tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc được ký
vào ngày 26 thán 5 năm 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9 tháng 4 năm 1994 tại Hà Nội;
Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc;
Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đường
bộ, bộ ba Hiệp định này được ký ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi
thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Quốc Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa
Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng Hoà
Nhân Dân Trung Quốc ký ngày 7 tháng 11 năm 1998 tại Bắc Kinh; Hiệp định về biên
giới đường bộ được ký kết ngày 23 tháng 2 năm 1999 nhân dịp Thủ tướng Chu Dung
Cơ sang thăm Việt Nam .
Với chủ trương hoà bình, ổn định cùng phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế thương
mại, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu đó là: Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu
11
Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu, Tà Lùng - Thuỷ
Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc

tế dành cho những người mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành
xuất nhập cảnh cũng như hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác được mở nhờ
vào sự nỗ lực của cả hai bên, các cặp cửa khẩu này được mở cho những người mang
giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cư dân
biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung còn
có 59 cặp đường mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao
lưu kinh tế giữa hai nước. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền
tây của phía Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng trung tâm thương mại Kim
Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu qua
biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai.
Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên
biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các
địa phương biên giới của hai nước phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch, mở ra
một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt - Trung.
1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước.
1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc
Trong những năm đầu sau khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường
hoá quan hệ( năm 1991), hoạt động giao lưu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu có sự tăng
trưởng nhưng còn ở qui mô nhỏ, không ổn định. Về chính sách quản lý hoạt động kinh
tế đối ngoại của nhà nước ta còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn của hoạt
động kinh tế thương mại giữa hai nước; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên
cơ chế cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu do đó đã làm hạn chế
hoạt động giao lưu thương mại, không khuyến khích được các thành phần kinh tế tham
gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, khiến các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động
xuất nhập khẩu còn ở phạm vi hẹp. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này một mặt đã làm hạn
chế phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế mặt khác
lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phương thức tiểu ngạch biên
giới, phương thức này lại hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biên mậu
biên giới của Trung Quốc( sẽ được đề cập ở phần sau).
12

Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, Nhà nước ta
chưa ban hành đầy đủ chính sách khung về buôn bán qua biên giới nên chưa có cơ chế,
chính sách cụ thể để quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên
giới. Trong điều kiện như vậy, hoạt động giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới Việt
- Trung ta còn chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc.
Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan
hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15/12/1995, Chính phủ đã ban
hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất
nhập khẩu, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi ngành
hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp. Quyết định
này tuy đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng chưa thực
sự khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã ban
hành luật thương mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ chế
quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó nghị định số 57/NĐ-
TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất
nhập khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều được tham gia vào hoạt động
xuất nhập khẩu, đồng thời, Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt đối
xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà trong
nước đã sản xuất được. Có thể nói, đây là bước đột phá có tính chất quyết định trong
chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nước ta.
Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đã ban
hành một số chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, các
quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với
khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển kinh
tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005 là
những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt -
Trung. Theo nội dung của quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Chính phủ, nhà nước đặc
biệt ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu bằng nguồn vốn vay ưu đãi

nhà nước, cho phép các tỉnh biên giới có số thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được
13
đầu tư trở lại 100% để xây dựng cơ sở hạ tầng, có số thu từ 50 tỷ đồng trở lên thì được
đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thu còn lại. Đối với thương mại du lịch cũng được
dặc biệt quan tâm, các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên
giới theo các văn bản nhà nước ta đã ký kết với các nước láng giềng. Về đầu tư trong
nước và nước ngoài vào khu kinh tế của khẩu ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện
hành về thuế, các doanh nghiệp đầu tư còn được giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt
nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụng tại khu kinh tế của khẩu đó.
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc
thời kỳ 2001 - 2005, quyết định số 186/2001/QĐ-TTg đã giải quyết được nhiều vần đề
bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tập trung quy hoạch và huy
động mọi nguồn lực để phát triển giao thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát
huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh để phát triển ngành
thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn
vùng.
1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam
Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách
biên giới mềm, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với
các nước có chung đường biên giới đặc biệt là Việt Nam được quản lý một cách chặt
chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan hữu quan theo đúng tinh thần mà Quốc Vụ Viện đưa ra là :
− Khẩn trương định ra biện pháp quản lý đồng bộ, tích cực ủng hộ mậu dịch biên giới.
− Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý dối với mậu dịch biên giới, thúc đẩy mậu dịch
biên giới phát triển lành mạnh.
− Điều chỉnh, quy phạm hoá các biện pháp chính sách mậu dịch biên giới theo hướng
thể chế hoá kinh tế thị trường Xã hội Chủ Nghĩa.
− Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế khu vực biên giới, tăng cường đoàn kết dân
tộc, phồn vinh và ổn định vùng biên giới, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị

láng giềng với các nước xung quanh .
Trong quan hệ buôn bán với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc
xây dựng chiến lược biên mậu biên giới, đồng thời tiến hành hai hình thức buôn bán
14
chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi
thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Với chính sách thương mại trên, vào
đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi về chính sách đối ngoại với
Việt Nam. Tiếp theo sự tăng cường về quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng
hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN
thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực. Với chiến lược lâu
dài, Trung Quốc không muốn Việt Nam mạnh lên, nhưng trước xu hướng phát triển
của thế giới đã buộc Trung Quốc phải suy xét, tính toán vừa khai thác được thị trường
Việt Nam, vừa thông qua thị trường việt Nam để thâm nhập vào các thị trường khác
trong ASEAN nhất là Lào và Campuchia.
Tóm lại, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động kinh tế
thương mại với Việt Nam theo các định hướng cơ bản sau:
− Triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên mậu, Chính phủ Trung Quốc dành nhiều
ưu đãi về thuế quan cho các Tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Hàng hoá
của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50 % thuế nhập khẩu
và thuế giá trị gia tăng; hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu qua biên giới.
− Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây
dựng vòng cung kinh tế kết nối Dương Phố - Khâm Châu( Quảng Tây) với Hải
Phòng( Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt, đường
bộ kết nối toàn khu vực, tăng cường thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ.
− Trung Quốc chủ trương sử dụng thị trường Việt Nam để bổ sung cho Tây Nam,
đồng thời sử dụng“ chính sách biên giới mềm“ để kìm hãm kinh tế Việt Nam với
các nội dung như sau:
+ Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất vào
Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lương thực, thực phẩm.
+ Một mặt Trung Quốc khuyến khích, tạo mọi điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ

yếu là hàng tiêu dùng chất lượng bình thường và thấp) sang Việt Nam. Mặt khác lại
sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất
khẩu của Việt Nam.
Như ta đã biết Trung Quốc có 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam
tiếp giáp với Việt Nam. Đối với 2 tỉnh này, ngay từ khi bình thường quan hệ giữa hai
15
nước Trung Quốc đã áp dụng chiến lược“ Biên giới mềm “, mọi hoạt động thương mại
biên giới được chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu, cơ
quan này có đủ quyền hạn để quản lý , chỉ đạo toàn bộ các hoạt động có liên quan đến
biên giới.
1.3.3. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây:
Các chính sách hiện hành của Trung Quốc có liên quan đến mậu dịch biên giới ở Quảng
Tây gồm có:
- Thông tư của Quốc Vụ Viện về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới .
- Biện pháp quản lý hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại đối với mậu dịch tiểu ngạch
biên giới và khu vực biên giới của Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại và Tổng cục Hải
quan.
- Biện pháp thực thi quản lý nhập khẩu sản phẩm cơ điện mậu dịch tiểu ngạch biên
giới của Ban xuất nhập khẩu cơ điện cơ điện nhà nước.
- Thông tri của Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung
Quốc quán triệt về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới của Quốc Vụ Viện.
- Quy định tạm thời về quản lý mậu dịch hỗ thị đối với cư dân vùng biên giới Quảng
Tây.
- Quy định của địa khu Nam Ninh về mậu dịch biên giới.
- Biện pháp quản lý mậu dịch hỗ thị của cư dân vùng biên giới và mậu dịch tiểu ngạch
biên giới của Chính phủ nhân dân Thành phố Bằng Tường .
Các chính sách hiện hành nói trên có những quy định rất thuận lợi cho việc xây dựng
khu mậu dịch biên giới đó là:
- Quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân vùng biên với trị giá dưới 1000
nhân dân tệ mỗi người mỗi ngày.

- Quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới.
- Miễn đối ngạch xuất khẩu và giấy phép .
- Quy định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật.
Những quy định và chính sách tạo thuận lợi nói trên đã thúc đẩy sự phát triển trung tâm
mậu dịch Pò Chài - Quảng Tây, làm cho Pò Chài trở thành một trong những điểm thực
hiện chính sách biên mậu thành công nhất của Trung Quốc .
16
1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam.
Nhằm quán triệt Thông tư quy định bổ sung và phát triển hơn nữa mậu dịch biên giới
của Bộ mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan, đồng thời củng cố
và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác mậu dịch kinh tế với Việt Nam, Chính quyền
nhân dân Tỉnh Vân Nam và các ngành hữu quan đã quán triệt và thực hiện thông tư nói
trên với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu: Cục biên mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân phối
hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá nhà nước quản lý trọng điểm, Cục biên
mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân phối hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp biên
mậu trong hạn ngạch xuất khẩu mà Bộ Mậu dịch hợp tác đối ngoại cấp, Hải quan
cửa khẩu căn cứ giấy phép để làm thủ tục kiểm tra. Nhà nước quản lý hạn ngạch
nhập khẩu hàng hoá sản xuất từ các nước láng giềng, Cục biên mậu tỉnh tiến hành
phân phối hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở hạn lượng đã được Bộ mậu dịch và kinh
tế đối ngoại cấp cho cả năm, Hải quan căn cứ giấy phép để kiểm tra hang nhập khẩu
tại cửa khẩu.
Về quản lý dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại: Doanh nghiệp tiến hành hợp
tác kinh tế kỹ thuật như công trình bao thầu, hợp tác lao động, tư vấn thiết kế ... và ký
hợp đồng đối ngoại phải báo cáo Cục biên mậu tỉnh để xin giấy phép phê duyệt. Hàng
hoá do các nước láng giềng sản xuất được mang về theo hạng mục hợp tác kinh tế kỹ
thuật với các nước láng giềng, ngoài xe ôtô và linh kiện thì doanh nghiệp được nhập
khẩu theo hạng mục, không phải xin giấy phép. Hàng hoá thuộc diện quản lý chính
ngạch nhập khẩu theo dự án kinh tế kỹ thuật với 3 nước Việt Nam, Mianma, Lào do Vụ
mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại phê duyệt .

Về quản lý doanh nghiệp biên mậu: Doanh nghiệp sản xuất, lưu thông xin đăng ký
kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới phải có đủ các điều kiện sau:
+ Phải được cơ quan quản lý hành chính công thương đăng ký pháp nhân
+ Doanh nghiệp phải đăng ký vốn pháp định trên 500.000 nhân dân tệ trở lên
+ Doanh nghiệp phải có tài sản cố định ở khu vực biên giới trên 1 triệu nhân dân tệ
- Quản lý chợ biên giới: Chính quyền nhân dân tỉnh phê duyệt thành lập chợ biên
giới trên cơ sở báo cáo của Châu biên giới. Hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu
qua chợ biên giới nếu trị giá dưới 3.000 nhân dân tệ được miễn thuế nhập khẩu.
17
- Quản lý hành chính mậu dịch biên giới: Chính quyền Châu, Chính quyền Huyện cửa
khẩu chỉ đạo các cơ quan quản lý như Hải quan, Công thương, Thuế vụ, Thương
kiểm, Kiểm dịch động vật, thực vật tiến hành kiểm tra, kiểm dịch và thu thuế đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ của
từng ngành.
18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- TRUNG QUỐC
I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc.
1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều.
Từ năm 1999 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh
chóng và tăng đều qua các năm. Năm 1999 tổng kim ngạch hai chiều đạt 37,7 triệu USD
thì đến năm 2000 đạt 2.957,0 triệu USD, đặc biệt năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hai chiều đã đạt 3.654,275 triệu USD tăng 97 lần so với năm 1999. Năm 2010
Tổng kim ngạch hai nước đạt mức tăng trưởng cao và tăng hơn 1,2 lần so với năm 2009
đã vượt sớm hơn mục tiêu 3 tỷ USD mà hai nước đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.495,485 triệu USD (xem bảng 1) . Cần nói thêm
rằng, thương mại Việt - Trung trong thống kê chính thức chưa phản ánh đầy đủ tình
hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất khó đưa vào thống kê hoạt động buôn lậu,
gian lận thương mại đã và đang xảy ra trên biên giới. Tình trạng nhập lậu hàng hoá qua

biên giới và khai khống trị giá hàng xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu nhằm
gian lận trong việc hưởng chế độ hoàn thuế VAT đang diễn ra với tính chất hết sức
nghiêm trọng. Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình hình buôn bán hai chiều sẽ tăng
lên, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam vào các năm 2009, 2010 cũng lớn hơn so
với số liệu thống kê .
19
Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá hai chiều
Việt Nam - Trung Quốc Thời kỳ 1999 - 2010
Đơn vị : Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập
1999 37,7 19,3 18,4
2000 127,4 95,6 31,8
2001 221,3 135,8 85,5
2002 439,9 295,7 144,2
2003 691,6 361,9 329,7
2004 669,2 340,2 329,0
2005 878,5 471,1 404,4
2006 989,4 478,9 510,5
2007 1.542,3 858,9 683,4
2008 2.957,0 1.534,0 1.423,0
2009 3.047,221 1.418,092 1.629,129
2010 3.654,275 1.495,485 2.158,790
(Nguồn:Vụ Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Công Thương)
Nhìn chung trong một thời gian khá dài 1999-2010, kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Trung Quốc khá cân bằng, kim ngạch tăng đều qua các năm và chỉ
giảm nhẹ vào năm 2005. Sự biến động này có thể chấp nhận được do những dao động
của thị trường qua hàng năm . Năm 2007, Việt Nam giảm nhập thiết bị cho các nhà máy
đường, xi măng, nhất là đối với các thiết bị của nhà máy xi măng lò đứng đã làm giảm
kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó số lượng hàng xuất khẩu không giảm đã dẫn đến
hiện tượng xuất siêu khá cao đạt 11,2 triệu USD năm 2006, năm 2007 là 66,7 triệu

USD. Bên cạnh đó cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng xuất siêu do
khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước Hàn Quốc,
Thái Lan, Indonesia ... là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy, các
Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình
tại Trung Quốc. Số lượng hàng xuất khẩu của các vùng nội địa chiếm 75%-80% trong
tổng số lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng xuất khẩu của vùng biên giới chỉ chiếm 20%-
25%. Trong giai đoạn 2000 - 2010 Việt Nam đã nâng cao được kim ngạch xuất nhập
khẩu với Trung Quốc và duy trì sự tăng trưởng ổn định , bất chấp những biến động của
nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một kế quả đáng ghi nhận trong trao đổi thương
mại nói chung và trong quan hệ thương mại Việt - Trung nói riêng.
1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu.
20
1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu.
Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực
cũng như trên thế giới. Với thế mạnh là giá rẻ, công nghệ sản xuất khá tiên tiến, mẫu mã
đẹp, sản phẩm của Trung Quốc không chỉ có ưu thế ở thị trường Châu Á mà còn chiếm
lĩnh được thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những khó khăn của
Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc là: những mặt hàng có thế mạnh của
Việt Nam như gạo, chè, cà phê và một số sản phẩm nông nghiệp khác cũng là thế mạnh
của Trung Quốc nên những mặt hàng này rất khó mở rộng thị trường và nâng cao số
lượng tiêu thụ tại thị trường này.
Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và một số loại khoáng sản có
thế mạnh như quặng Crôm, dầu thô. Việc nhập khẩu các loại nguyên liệu thô này sẽ
giúp Trung Quốc giải quyết được khâu nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến
trong nước, tận dụng giá lao động rẻ, tạo được nhiều công an việc làm cho người lao
động cũng như nâng cao giá thành sản phẩm. Trước yêu cầu cần phải giảm xuất khẩu
nguyên liệu thô và các sản phẩm chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây,Việt
Nam đã và đang giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu để tận dụng sức lao động sáng tạo
trong nước sản xuất sản phẩm thành phẩm rồi mới xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm

hàng như sản phẩm nhựa giầy dép, hàng dệt may, máy tính và linh kiện, dây cáp điện,
cao su, đường tinh cùng một số mặt hàng thực phẩm khác dã thâm nhập được vào thị
trường Trung Quốc nhưng với số lượng không còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2009 và 2010 ( Bảng 2 ) cho thấy, trị giá mặt hàng
dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc là 34,8 triệu USD, chiếm 1,19% Tổng kim ngạch
hàng xuất khẩu; mặt hàng giầy dép các loại là 12,39 triệu USD, chiếm 0,42% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu.
21
Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong 2 năm
(2009-2010).
STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá (USD)
1 Cà phê Tấn 15.319 6.527.400
2 Cao su Tấn 256.868 139.886.124
3 Chè Tấn 923 1.432.229
4 Dầu ăn Tấn 26.517 8.684.757
5 Dầu thô Tấn 6.613.963 1.206.235.328
6 Dây điện và dây cáp điện USD 739.266
7 Đồ chơi trẻ em USD 37.014
8 Đường tinh Tấn 86.678 25.691.988
9 Gạo Tấn 11.368 2.225.554
10 Giày dép các loại USD 12.349.157
11 Hải sản USD 435.391.121
12 Hàng dệt may USD 34.851.236
13 Rau quả USD 264.330.461
14 Thủ công mỹ nghệ USD 6.413.467
15 Hạt điều Tấn 22.688 68.838.410
16 Hạt tiêu Tấn 7.504 11.779.411
17 Lạc nhân Tấn 2.248 1.168.352
18 Máy tính và linh kiện USD 27.171.638
19 Sản phẩm gỗ USD 19.689.651

20 Sản phẩm nhựa USD 8.155.468
21 Than đá Tấn 3.415.612 63.597.553
22 Thiếc Tấn 490 2.509.020
23 Xe đạp và phụ tùng xe đạp USD 101.176
24 Mỳ gói USD 521.757
25 Quế Tấn 18 35.863
Tổng 2.913.577.298
Nguồn: Bộ Công Thương (Vụ Châu Á- Thái Bình Dương)
22
1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu.
Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song
chủ yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tuỳ theo nhu
cầu tiêu thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã tăng
hoặc giảm. Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 2005 - 2010,
các mặt nhập khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 2005, đến năm 2009
là 29,98 triệu USD; kính xây dựnglà 2,392 triệu USD năm 2005 đến năm 2009 là 10,88
triệu USD; thép xây dựng năm 2005 là 8,774 Triệu USD đến năm 2009 là 10,928 triệu
USD. Trong giai đoạn 2006 - 2009, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự thay đổi do nhà
nước ta chủ trương hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong
kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 như xi măng, kính xây dựng, thuốc bảo vệ
thực vật để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một
số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu
chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên
vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng
Cục Hải quan, trong 2 năm 2008 và 2009 ( Bảng 3 ), ta đã nhập một lượng lớn máy móc
thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch
hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu USD chiếm tỷ trọng 18,6 ; nguyên vật liệu
dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt hàng khác như phân bón là 120,011 triệu
USD... Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc chỉ ở trình độ kỹ
thuật thấp hoặc trung bình so với khu vực và thế giới, nhưng khá phù hợp với trình độ

phát triển của nước ta trong thời kỳ qua.
Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang
cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp,
đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng
giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó
đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị
trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như
Quốc tế.
23
Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 2 năm
(2008 - 2009)
STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá ( USD)
1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 19.815 15.471.206
2 Clinker Tấn 19.690 383.484
3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 64.227.418
4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 567.277.230
5 NVL dệt may da USD 202.060.525
6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 96 742.160
7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 673 8.299.078
8 Phân bón các loại Tấn 810.109 120.011.236
9 Sắt thép các loại Tấn 548.668 123.801.744
10 Tân dược USD 12.524.006
11 Xăng dầu các loại USD 3.038.758 705.099.337
12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 632.204 121.890.246
Tổng 3.787.920.368
Nguồn: Bộ Công Thương – Vụ Châu Á-TBD
II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc
1. Kết quả và thuận lợi.
Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác

động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới
phía bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã
đạt được ba mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng
cường quan hệ láng giềng. Điều đó là tất yếu của việc thúc đẩy tự do thương mại
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời nó còn thúc đẩy 2
ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Ngày 27/4/2010 tại diễn đàn hợp tác thương mại Việt Nam Trung Quốc,
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Thương mại hai chiều Việt
Nam - Trung Quốc tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 30%/năm trong 10
năm qua và đạt 21 tỷ USD trong năm 2009. Tính đến cuối tháng 3 năm nay,
Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn
đăng ký gần 3 tỷ USD, chưa kể đầu tư của Hongkong và Ma Cao.
2. Những tồn tại và khó khăn.
24
Mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong
những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, góp phần nhất định đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới. Tuy nhiên, trong quá trình
mở cửa giao lưu thương mại giữa hai nước đã xuất hiện một số những vấn đề phức tạp
hạn chế làm ảnh hưởng chung đến ổn định và phát triển kinh tế.
Nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
Sau một thời gian quan hệ hai nước bị gián đoạn, từ khi Đảng và Nhà nước ta
chủ trương cho phép nhân dân cư trú ở khu vực biên giới được qua lại thăm
thân, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng(1991) tiến tới từng bước bình
thường hoá quan hệ, đến nay quan hệ về chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai
nước đã và đang phát triển tốt đẹp. Đặc biệt quan hệ kinh tế thương mại đạt
được nhiều kết quả thiết thực. Kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các tổ chức
doanh nghiệp hai nước ngày càng phát triển về quy mô và chiều sâu. Kim ngạch
xuất nhập khẩu hai chiều năm 2002 đạt trên 3 tỷ USD và ngày càng gia tăng,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói riêng và trên phạm vi

cả nước nói chung, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện, cơ sở hạ tầng
phát triển, dân trí được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa miền núi với miền đồng bằng…
Tuy nhiên cùng với sự phát triển quan hệ giao lưu, buôn bán kinh doanh xuất
nhập khẩu và đầu tư giữa hai nước, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở tuyến
biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đặc điểm địa lý vừa có
đường biên giới đất liền kéo dài vừa có vùng lãnh hải tiếp giáp rộng lớn, ngoài các cửa
khẩu quốc tế còn có hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch và hàng trăm đường đi lối lại dọc
tuyến biên giới, thuận tiện cho việc mang vác, vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua biên
giới làm cho tình hình quản lý an ninh khu vực biên giới, kiểm soát chống buôn lậu hết
sức khó khăn, phức tạp.
Hàng lậu từ Trung Quốc luồn lách qua các đường tiểu ngạch biên giới vào các
tỉnh biên giới rồi được vận chuyển trên đủ loại phương tiện từ xe máy, ôtô, tầu hoả, tàu,
thuyền trên sông, trên biển đổ về các tụ điểm chứa chấp tiêu thụ là trung tâm các tỉnh,
thành phố. Cơ chế thị trường tự phân chia lợi ích theo từng cung đoạn, hình thành
25

×