Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DE ON TAP HOA HOC LAN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>-----------------------------. PHAN VĂN NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang). ĐỀ THI ÔN TẬP HÓA HỌC – LẦN 4 Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian phát đề) ------------------------Mã đề thi: 004. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Ag=108. Câu 1. Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch nào sau đây xuất hiện màu xanh tím? A. Glucozơ. B. Hồ tinh bột. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 2. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Axit axetic. B. Ancol etylic. C. Axit propionic. D. Metyl fomat. Câu 3. Tinh bột không có tính chất hay ứng dụng nào sau đây? A. Là chất rắn vô định hình, màu trắng không tan trong nước nguội. B. Cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit. C. Là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin. D. Ở điều kiện thường hòa tan được Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. Câu 4. Tên thay thế của amin có công thức cấu tạo C2H5-NH-CH3 là A. Etylmetylamin. B. N-Etylmetanamin. C. N-metyletanamin. D. Metyletanamin. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1? A. Glucozơ. B. Vinyl axetat. C. Ancol etylic. D. Saccarozơ. Câu 6. Đun nóng 19,8 gam este X (C4H8O2) với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được ancol etylic và m gam rắn khan. Giá trị m là A. 24,60. B. 21,45. C. 18,45. D. 26,25. Câu 7. Cho 8,64 gam axit cacboxylic X đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 12,576 gam rắn khan. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2. B. C3H4O2. C. C4H6O2. D. C2H4O2. Câu 8. Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 9. Dung dịch fructozơ không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. Nước Br2. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). D. Dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng). Câu 10. Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n+2N (n  1). B CnH2nN (n  1). C. CnH2n+3N ( n  1). D. CnH2n+3NH2 (n  0). Câu 11. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối? A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). B. CH3COO-[CH2]2-OOCC2H5. C. CH3COOC6H5 (phenyl axetat). D. CH3OOC-COOCH3. Câu 12. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH. B. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. D. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. Câu 13. Đun nóng 23,8 gam este X đơn chức cần dùng dung dịch KOH 8%, thu được 268,8 gam dung dịch Y chứa hai muối. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,84 mol O2. Nếu đun nóng m gam X với dung dịch H2SO4 loãng dư, lấy toàn bộ hợp chất hữu cơ sau khi kết thúc phản ứng cho vào dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư), thu được x gam Ag. Giá trị x là A. 30,24. B. 15,12. C. 60,48. D. 45,36. Câu 15. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm có anđehit? A. CH3COOCH2-CH=CH2. B. CH3COOCH=CH-CH3. C. CH2=CHCOOCH2-CH3. D. CH3COOC(CH3)=CH2. Câu 16. Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: A. Glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. C. Glucozơ, saccarozơ và fructozơ. D. Fructozơ, saccarozơ và tinh bột. Câu 17. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl acrylat, metyl benzoat, etyl fomat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng tạo ra ancol là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Trang 1/4-Mã đề 004.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 18. Hỗn hợp X gồm axit propionic và axit acrylic có tỉ lệ mol 1 : 1. Đun nóng 17,52 gam X với 11,5 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam hỗn hợp Y gồm các este. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa đều đạt 75%. Giá trị m là A 20,20. B. 24,24. C. 18,18. D. 12,12. Câu 19. Este X no, hai chức, mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được V lít khí CO2 (đktc) và x mol H2O. Biểu thức liên hệ m, V, x là 76V 76V 44V 44V A.  m  62x . B.  m  64x . C.  m  30x . D.  m  32x . 22, 4 22, 4 22, 4 22, 4 Câu 20. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa bạc trắng khi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, đun nóng? A. Vinylaxetilen, glucozơ, axit fomic. B. Vinylaxetilen, glucozơ, fructozơ. C. Glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. D. Glucozơ, fructozơ, axit fomic. Câu 21. Đun nóng chất hữu cơ X mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, chỉ thu được 1 mol natri axetat, 1 mol natri acrylat và 1 mol glixerol. Phân tử khối của X là A. 242. B. 230. C. 202. D. 188. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chất béo là đieste của etylen glicol với các axit béo. B. Tripanmitin là chất béo rắn. C. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. D. Triolein có nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin. Câu 23. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước và rất độc. (b) Anilin tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm azo. (d) Dung dịch anilin không làm hồng dung dịch phenolphtalein. Các phát biểu đúng là: A. (a),(b),(c). B. (b),(c),(d). C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d). Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 18,5 gam este X đơn chức, mạch hở cần dùng 1,11 mol O2, thu được CO2 và 13,32 gam H2O. Mặt khác thủy phân hoàn toàn X, thu được ancol Y, đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken Z. Tên gọi của X là A. propyl fomat. B. etyl acrylat. C. etyl fomat. D. propyl acrylat. Câu 25. Lấy m kg tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 420 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 0,6075. B. 1,5000. C. 1,2150. D. 0,7500. Câu 26. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:. Biết X1, X2, X3, X6 là các cacbohiđrat. Nhận định nào sau đây là sai? A. Trong phân tử X1 và X6 đều có chứa liên kết glicozit. B. Dung dịch X1 và X3 đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức xanh lam. C. X4 tan vô hạn trong nước. D. X1 và X6 thuộc nhóm đisaccarit. Câu 27. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic và axit oxalic qua bình đựng Na dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 vừa đủ, thu được (1,5m – 1,41) gam muối. Giá trị của m là A. 14,86. B. 16,02. C. 15,24. D. 12,60. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong phản ứng este hóa giữa axit axetic với ancol etylic, H2O tạo nên từ –OH trong nhóm –OH của ancol và H trong nhóm –COOH của axit. B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. C. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. D. Poli(metyl metacrylat) có cấu trúc mạch không phân nhánh. Trang 2/4-Mã đề 004.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 29. Xà phòng hóa hoàn toàn 15,92 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol duy nhất và 17,52 gam hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Công thức cấu tạo thu gọn của hai este là A. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5. B. C2H3COOCH3 cà C3H5COOCH3. C. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3. D. HCOOCH3 cà CH3COOCH3. Câu 30. Hỗn hợp X dạng hơi gồm glucozơ, axit ađipic và etyl metacrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,33 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 71,88 gam. Để làm no hoàn toàn 0,2 mol X trên cần dùng x mol H 2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của x là A. 0,06. B. 0,12. C. 0,16. D. 0,14. Câu 31. Hòa tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y, thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua. B. Metylamin, axit clohiđric, natri hiđroxit. C. Phenylamoni clorua, natri hiđroxit, anilin. D. Metylamoni clorua, natri hiđroxit, metylamin. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, xăng, ete … (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là C3H5(OOCC17H35)3 và C3H5(OOCC17H33)3. (e) Chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no. (g) Để dầu mỡ lâu ngày ngoài không khí sẽ bị ôi. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 33. Đun nóng 88,88 gam hỗn hợp X gồm ba triglixerit với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 91,68 gam hỗn hợp Y gồm hai muối của axit oleic và axit stearic. Nếu cho 0,2 mol X trên tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là A. 240. B. 360. C. 160. D. 120. Câu 34. Đun nóng ancol X (MX = 62) với axit cacboxylic Y có mạch không phân nhánh với H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được các sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Z mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 24,9 gam Z cần dùng 1,125 mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 8 : 3. Biết Z có khối lượng phân tử nhỏ hơn 200 đvC. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, theo tỉ lệ mol 1 : 2. B. Y là axit cacboxylic hai chức. C. Z tác dụng với dung dịch Br2 dư theo tỉ lệ mol 1 : 2. D. Z là hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 35. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C2H4O2. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:  H ( Ni, t ) AgNO3 / NH3 , t (1) X   Ag. (2) X  2   Y. Nhận định nào sau đây là sai? A. Chất X là hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Chất Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức xanh lam. C. Chất X tác dụng với dung dịch NaOH loãng, thu được ancol. D. Chất X tác dụng với Na, giải phóng khí H2. Câu 36. Hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức; một axit no, hai chức và một ancol no, đơn chức (đều mạch hở). Đun nóng 15,48 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian thu được 2,52 gam H2O và hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 19,36 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 8,0 gam, thu được m gam muối. Giá trị m là A. 13,64. B. 14,44. C. 13,78. D. 12,98. Câu 37. Hỗn hợp X gồm hai este đều mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 33,32 gam X cần dùng 1,63 mol O2, thu được CO2 và 21,24 gam H2O. Mặt khác đun nóng 33,32 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a gam ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn a gam Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,46 gam. Số nguyên tử hiđro (H) trong este có khối lượng phân tử lớn là A. 18. B. 12. C. 16. D. 14. Trang 3/4-Mã đề 004 0. 0.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 38. Thủy phân hoàn toàn triaxylglixerol X trong môi trường axit, thu được glixerol, axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 39. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch phân nhánh. (c) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Xenlulozơ có khả năng cho được phản ứng thủy phân. (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0), thu được poliancol. (g) Xenlulozơ trinitrat là hợp chất polime. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 40. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, trong phân tử đều chứa vòng benzen gồm este X (C nH2n-8O2) và este Y (CmH2m-10O2). Đốt cháy hoàn toàn 18,52 gam E cần dùng 1,24 mol O2, thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 18,52 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và 18,78 gam hỗn hợp T gồm ba muối. Phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là A. 43,2%. B. 37,1%. C. 45,36%. D. 52,9%. -----------------------. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT. Trang 4/4-Mã đề 004.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×