Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KH PC BENH BACH HAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.12 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRUNG TÂM Y TẾ ĐẮK R’ LẤP TRẠM Y TẾ ĐẮK WER. Số. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. /KH-TYT. Đắk Wer, ngày 25 tháng 7 năm 2016. KẾ HOẠCH Chủ động phòng chống dịch bệnh Bạch hầu Thực hiện Công điện số 858/CĐ-DP, ngày 13/7/2016 của Cục Y tế Dự phòng về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Bạch hầu; Thực hiện Công văn số 84/CV-TTYT, ngày 20/7/2016 của Trung tâm Y tế huyện Đắk R’ Lấp về việc chủ động giám sát phòng chống dịch bệnh Bạch hầu. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. nay Trạm Y tế xã Đắk Wer xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh bạch hầu như sau. I.MỤC TIÊU. 1. Mục tiêu chung; Phát hiện sớm, chuẩn đoán và xử lý kịp thời không để lây lan thành dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do bệnh bạch hầu giây ra. 2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch. 2.1. Khi chưa có dịch. Phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu đầu tiên xuất hiện tại cộng đồng để điều tra lấy mẫu bệnh phẩm gủi tuyến trên xét nghiệm chuẩn đoán xác định, cách ly, điều trị và xử lý kịp thời tránh lây lan ra cộng đồng. 2.2. Khi dịch xẩy ra. Khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan rộng trong cộng đồng hạn chế mức thấp nhất số mắc và tử vong do dịch. II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH; 1.Khi chưa có dịch xẩy ra; 1.1. Công tác tham mưu tổ chức thực hiện. - Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, ban chỉ đạo phòng chống dịch ở người. chủ động tuyên truyền, giám sát tình hình dịch, bệnh bạch hầu trên địa bàn xã. - Tham mưu Ủy ban nhân dân xã Ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phối hợp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh bạch hầu. - Phối hợp với các ban ngành nắm bắt tình hình dịch, bệnh để phối hợp triển khai hoạt động, phòng chống dịch. - Cập nhật kịp thời các thông tin, văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện để triên khai các hoạt động phòng chống ; - Kiện toàn đội chống dịch cơ động; thiết lập đường dây nóng phòng chống dịch bệnh từ xã đến thôn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1.2. Hoạt động chuyên môn; a) Truyền thông; - Tổ chức tuyên truyền , vận động nhân dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống bệnh bạch hầu như chủ động tiêm phòng vắc xin bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch, vệ sinh cá nhân. - Cung cấp tài liệu, tư liệu về bệnh bạch hầu cho Y tế xã, thôn, cộng tác viên, các tổ lòng cốt phòng chống dịch bệnh từ xã đến thôn để chủ động tuyên truyền; b) Giám sát; - Nội dung giám sát; + Địa điểm tại trạm Y tế, các phòng khám tư nhân; từ xã đến thôn; + Thực hiện giám sát dịch bệnh, ca bệnh trên địa bàn xã, thông qua công tác khám chữa bệnh ban đầu tại trạm và các phòng khám tư nhân và tại cộng đồng cũng như các ca bệnh tuyến trên chuyển về; nhằm phát hiện sớm sử trí ổ dịch kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. + Tổ chức tập huấn, truyền thông, giám sát, thống kê báo cáo , thuốc vật tư hóa chất cho cán bộ y tế xã, thôn; + Cán bộ giám sát thực hiện theo quyết định thành lập tổ nòng cốt phòng chống dịch bệnh đã được UBND xã ra quyết định. + Phương pháp thực hiện như giám sát dịch bệnh chung. c). Điều tra , xác minh ca bệnh; - Thời gian thực hiện: ( ngay sau khi có thông báo ca bệnh nghi ngờ) - Nội dung: + Điều tra xác minh ca bệnh nghi ngờ theo mẫu phiếu điều tra ca bệnh. + Điều tra người tiếp xúc gần và quần thể có nguy cơ mắc bệnh; + Phối hợp TTYT huyện lấy bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển gửi xét nghiệm + Triển khai các biện pháp dự phòng; giám sát phát hiện và điều tra ca bệnh mắc mới và ổ bệnh cũ; kiến nghị phun hóa chất khử khuẩn; triển khai uống thuốc dự phòng theo chỉ đạo của TTYT huyện cho người tiếp xúc; phối hợp giám sát thực hiện công tác truyền thông tại chỗ; + Người thực hiện cán bộ trạm Y tế, y tế xã thôn, CTV, các tổ nòng cốt phòng chống dịch trên địa bàn xã. d) Thông tin báo cáo; Tiếp nhận và thực hiện theo hướng dẫn chế độ khai báo thông tin báo cáo bệnh nhiễm ( Thông tư 54/2015/TT-BYT, ngày 28/12/2015 ). - Báo cáo trường hợp bệnh trong vòng 24 giờ nếu cáo. - Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tuần; - Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tháng, năm . đ) Hoạt động khác;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, rà soát các đối tương chưa tiêm triển khai tiêm vét. 1.3. Công tác hậu cần; a) Yêu cầu: Chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị phương tiện phòng chống bệnh bạc hầu ; thuốc nhân lực vật tư kinh phí sẵn sàng đáp ứng phòng chống dịch. b) Nội dung. Thuốc dự kiến cho 100 người mắc; TT. Thuốc hóa chất. ĐVT. Số lượng. 1. Vắc xin Quivaxem. Liều. 110. 2. Vắc xin DPT. Liều. 80. 3. Trimazol 480 mg. Viên. 1000. 4. Ampicillne 500 mg. Viên. 300. 5. Doxicycline 100 mg. Viên. 100. 6. Sulfarin. Lọ. 10. 7. Nước súc miệng. Chai. 50. 8. Clorramin B25%. Kg. 30. 9. Khẩu trang. Cái. 100. 2. Khi dịch xẩy ra; 2.1.Công tác tham mưu, chỉ đạo, Sau khi có điều tra xác minh, đánh giá nguy cơ dịch bùng phát tiến hành các hoạt động sau; - Tham mưu cho UBND xã công bố dịch theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg, ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. - Tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch ở người ban hành các văn bản chỉ đạo và lập kế hoạch chống dịch. - Hướng dẫn các thôn, tổ lòng cốt phòng chống dịch bệnh tổ chức triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. - Chuẩn bị báo cáo tài liệu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch. - Triển khai hoạt động của đội chống dịch cơ động, chống dịch tại đơn vị. 2.2. Hoạt động chuyên môn, kỹ thuật. a). Khoanh vùng và sử lý ổ dịch. - Phối hợp giám sát phát hiện bệnh nhân mới, thu dung cách ly điều trị..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Phối hợp lập danh sách người tiếp xúc triển khai uống thuốc dự phòng và giám sát dùng thuốc dự phòng. - Triển khai các hoạt động phun hóa chất xử lý môi trường. - Tiếp tục phối hợp phối hợp giám sát phát hiện trường hợp mắc mới tại các địa bàn chưa công bố dịch; lấy mẫu bệnh phẩm gửi tuyến trên xét nghiệm chuẩn đoán. b). Truyền thông; - Phối hợp các tổ lòng cốt phòng chống dịch bệnh tại thôn, các ban ngành đoàn thể, tăng cường hoạt động truyền thông, phòng chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn xã. - Cập nhật và báo cáo để BCĐ phòng chống dịch xã để chỉ đạo và cung cấp thông tin trên hệ thống truyền thanh xã; c). Công tác thường trực và thông tin báo cáo; - Thiện công tác thường trực 24/24 giờ theo quy định. - cập nhật và thống ke báo cáo hàng ngày theo Thông tư 54/2015/TT-BYT. + Báo cáo trường hợp bệnh. + Báo cáo phát hiện ổ bệnh, dịch, cập nhật ổ dịch và hết ổ dịch. 2.3. Công tác hậu cần; Tuy diễn biến và mức độ dịch cụ thể để có kế hoạch thuốc, vật tư và kinh phí phòng chống dịch cho phù hợp. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN; 1. Cán bộ chuyên trách phòng chống dịch. - Nắm bắt thông tin diễn biến dịch bệnh và các chỉ đạo của Sở Y tế, TTYT huyện để kịp thời lập kế hoạch chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương; - Tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, tuyên truyền dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn xã. - Tổng hợp thông kê báo cáo theo quy định. 2. Cán bộ Y tế xã, thôn, tổ lòng cốt; - Thực hiện công tác giám sát tuyên truyền tại các thôn theo quy định Trên đây là kế hoạch triển khai phòng chống dịch bệnh Bạch hầu. Nơi nhận; - TTYT Huyện (Báo cáo); - Cán bộ Y tế xã, thôn (Thực hiện); - Lưu, TYT ( Tuat _04).. TRẠM TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×