Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ke hoach giup do HS yeu kem 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.83 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT HÒA BÌNH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM. TRƯỜNG THCS VĨNH HẬU Số :. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. / KH – THCSVH. Vĩnh Hậu, ngày 27 tháng 8 năm 2017. KẾ HOẠCH Giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. Năm học 2017 - 2018 Căn cứ vào công văn số 500/HD-PGDĐT ngày 28/7/2017 của Phòng GD&ĐT Hòa Bình về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2017 - 2018; Căn cứ vào Kế hoạch số 87/KH-THCSVH ngày 25/8/2017 của Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Hậu về phương hướng và nhiệm vụ năm học 2017 – 2018; Trường THCS Vĩnh Hậu xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém như sau: I. Mục đích yêu cầu: Qua phong trào bồi dưỡng, giúp đỡ HS yếu kém giúp cho mỗi CB – GV thấy được tầm quan trọng của công tác này. Tiếp tục giúp các em HS có học lực và bộ môn yếu kém nắm lại và củng cố những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm của chương trình làm nền tảng đủ sức tiếp thu kiến thức mới, trên cơ sở đó từng bước xây dựng thái độ tự tin, lòng say mê học tập, góp phần nâng cao chất lượng đại trà. Tạo tâm lý thoải mái, khắc phục tình trạng ngán học, sợ học, bỏ học, đảm bảo tỉ lệ duy trì sĩ số, giảm dần HS bỏ tiết, nghỉ học không lý do. Phấn đấu đến cuối học kỳ I khắc phục, hạn chế cơ bản tình trạng HS yếu kém, mất kiến thức. Kịp thời phát hiện, động viên khen thưởng những GV, HS có đóng góp cho phong trào. II. Kế hoạch, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu: * Thực trạng : Qua kết quả năm học 2016 – 2017, học sinh có học lực yếu: 19 em (2.97%). Sau khi ôn tập và bồi dưỡng hè, kết quả thi lại số HS học lực yếu, kém còn 15 em (2.34%). Khảo sát đầu năm 2017 – 2018, số học sinh có điểm yếu, kém như sau: Môn Ngữ văn. Khối 6 7 8 9 Tổng. HS yếu/% 35/18.42 68/34.0 61/38.85 27/20.61 191. HS kém/% 7/3.68 17/8.5 22/14.1 2/1.53 48. % dưới TB 22.11 42.50 52.87 22.14. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 78.42 6 78/41.05 71/37.37 48.50 7 46/23.00 51/25.5 55.41 Toán 8 85/54.14 2/1.27 51.91 9 41/31.3 27/20.61 Tổng 250 151 40.00 7 71/35.5 9/4.50 74.52 8 104/66.24 13/8.28 Tiếng anh 58.78 9 63/48.09 14/10.69 Tổng 238 36 * Nguyên nhân : - Do diều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên việc đầu tư về học tập chưa cao. - Học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức theo phương pháp đổi mới còn hạn chế. - Ý thức của một số bậc cha mẹ học sinh việc học tập của con em mình còn thấp, chưa quan tâm sâu sát, còn khoán trắng cho nhà trường. - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém.. * Chỉ tiêu phấn đấu: Hạn chế tối đa số lượng học sinh yếu kém, cụ thể: Cuối năm học 2017 – 2018: + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém không quá 2.5% + Học sinh có bộ môn yếu kém không quá 7%. 1. Kế hoạch và nhiệm vụ thực hiện: - Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp rà soát và phân loại học lực của học sinh, xác định những học sinh học lực yếu và kém, đặc biệt là học sinh khối 9. Từ đó, xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém và theo dõi quá trình phấn đấu của các em. Việc xây dựng kế hoạch phải xuất phát từ tình hình thực tế của trường để tìm kiếm được những hình thức giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém cho phù hợp, đồng thời cần lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao để phụ đạo cho đối tượng này. Thống kê, tổng hợp số lượng học sinh yếu về học lực và yếu kém ở từng bộ môn ở cuối năm học 2016 - 2017 và kết quả KSCL đầu năm 2017 – 2018. - Tổ chức họp hội cha mẹ học sinh ở từng khối lớp để thông báo kết quả KSCL đầu năm - Chỉ đạo GV chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường theo dõi về việc học tập của các HS. - Tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém theo thời khóa biểu cụ thể (ba môn : Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) các môn còn lại tổ trưởng lên kế hoạch, có biện pháp bồi dưỡng sao cho có hiệu quả nâng cao được chất lượng. - Phân công giáo viên có tinh thần trách nhiệm, năng lực để bồi dưỡng cho các em..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tiếp tục phân công những học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém, đồng thời thường xuyên nhắc nhở, động viên các em trong quá trình học tập ở các bộ môn khác. - Tổ chức cho các em học tập theo hình thức: học nhóm ở nhà (nhà gần với nhau), đôi bạn cùng tiến,… - Dành dạy học tự chọn dạy các chủ đề bám sát giúp học sinh yếu, kém ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hóa kiến thức vừa học. - Giáo viên CN năm trước bàn giao số học sinh yếu kém cho giáo viên CN năm mới. 2. Các giải pháp chủ yếu : - Tiếp tục thực hiện các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém theo tinh thần Kế hoạch số 116/KH-SGDĐT ngày 14/02/2008 của Sở GD & ĐT Bạc Liêu - Nhà trường tiến hành thành lập ban chỉ đạo thực hiện phong trào giúp đỡ HS yếu kém. Ban chỉ đạo có trách nhiệm lập kế hoạch, phát động trực tiếp theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng các biện pháp chấn chỉnh đồng thời tiến hành sơ tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp cho phong trào. - Lãnh đạo nhà trường cùng các đoàn thể, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, xác định số học sinh nghỉ học ở các khối lớp. Từ đó phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp để duy trì sĩ số. - Tích cực trong công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của HS, nhất là phát huy vai trò của GV chủ nhiệm để kịp thời nhắc nhở, động viên và phối hợp với GV bộ môn, cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường giúp đỡ HS. Thông báo kết quả cho PHHS theo định kỳ. -Giúp đỡ học sinh yếu, kém bằng các biện pháp kích thích, động viên là chính nhằm khơi dậy trong học sinh hứng thú học tập, không tạo nên không khí căng thẳng, nặng nề trong các tiết dạy và kiểm tra. Việc giúp đỡ học sinh học lực yếu kém cần được thực hiện tỉ mỉ, kiên trì và lâu dài. - Tận dụng tối đa quỹ thời gian dành cho dạy học tự chọn (cấp THCS) để dạy học các chủ đề bám sát nhằm giúp học sinh vừa có điều kiện ôn lại kiến thức cũ vừa hệ thống hoá kiến thức vừa học. - Nội dung dạy học cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và giải quyết nhu cầu học tập của học sinh chưa tốt nghiệp THCS có nguyện vọng được học lưu ban hoặc học dự thính. - Kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, kết quả bài kiểm tra phải được so sánh với bài kiểm tra trước liền kề, từ đó cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên bộ môn có biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng. - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em đến.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trường, tuyên truyền vận động học sinh tự giác phấn đấu tu dưỡng, học tập và rèn luyện. Đổi mới các phong trào hoạt động của Đoàn, Đội theo hướng thiết thực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh như: tổ chức tốt phong trào giúp bạn vượt khó, phân công đoàn viên, đội viên có học lực khá, giỏi giúp đỡ học sinh có học lực còn yếu, kém, thành lập các nhóm, đôi bạn học tập, tổ chức cho học sinh tự truy bài lẫn nhau… - Nhà trường chủ động kết hợp với địa phương vận động những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nghỉ học trở lại nhà trường. - Tổ chức thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ bằng các hình thức như: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS, hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học theo tổ nhóm. Đồng thời qua đó GV chủ nhiệm nắm được tâm tư, hoàn cảnh của HS để có biện pháp giúp đỡ thiết thực. - Tăng cường rèn luyện kỹ năng đọc, viết, tính toán, đảm bảo nội dung phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo điều kiện cho tất cả HS tham gia xây dựng bài. - Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS trong công tác quản lý giờ giấc, nề nếp học tập của HS. Giáo dục cho HS có thái độ học tập đúng đắn. - Đề xuất với Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học xã giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn về vật chất. 3. Tổ chức thực hiện Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn, các cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo, phản ánh kịp thời về lãnh đạo nhà trường để có hướng xử lí, giải quyết kịp thời. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Hiệu trưởng (để chỉ đạo); - Các tổ chuyên môn; - Lưu: CM, VT..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×