Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an 9 tuan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.41 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 2 Tiết PPCT: 6-7. Ngày soạn: 25/08/2017 Ngày dạy: 28/08/2017. Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH - Ga –bri-en Gác- xi – a Mác-kétA. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân. - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luật về một vấn đề liên qua đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc đấu tranh vì một thế giời hòa bình. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, gợi tìm, phát vấn, giảng bình… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Kiểm tra sự bài cũ: (?) Phân tích những chi tiết để làm rõ sự tiếp thu văn hoá nhân loại rất sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh? (?) Lối sống giản gdị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? Em đã, đang, sẽ làm gì để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? 3. Bài mới: Chiến tranh và hòa bình là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó liên quan đến cuộc sống và sinh mạng của các dân tộc trên hành tinh. Khoa học kĩ thuật ngày nay càng phát triển thì vũ khí lại càng tối tân hiện đại, cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa con người. Vấn đề nóng bỏng này, hiện nay đang được nhân loại quan tâm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG: I. GIỚI THIỆU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về tác giả 1. Tác giả: Ga – bri – en Gác – và tác phẩm. Mời HS đọc chú thích  trong SGK. xi –a Mác – két: Nhà văn được giải thưởng No – ben về Văn H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Mac – két ? học năm 1982. HS: Dựa vào chú thích trả lời. GV bổ sung, chốt. 2. Tác phẩm: H: Văn bản này được trích từ đâu ? a. Xuất xứ: Trích từ Thanh HS: Trích từ Thanh gươm Đa – mo – clep. gươm Đa – mo – clep, bản.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Hoạt động 2: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: GV: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu văn bản. Lưu ý HS đọc với giọng: rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, viết tắt, các con số. GV: Cho HS tìm hiểu các từ khó, GV kiểm tra. H: Văn bản này có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn là gì ? HS: Chia bố cục. GV nhận xét, chiếu bố cục lên bảng phụ để HS tham khảo. H: Nội dung của từng phần có thể coi là một luận cứ được không ? H: Từ hệ thống luân cứ, em hãy nêu luận điểm chính của văn bản này? HS: Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài ngươì và nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. GV: Hướng dẫn HS phân tích hệ thống các luận cứ để làm rõ luận điểm vừa tìm được. GV: Mời HS đọc lại đoạn đầu. H: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào? HS: Thảo luận trong 3’. (GV gợi ý: Thời gian? Số liệu? Những tính toán của tác giả ) HS: Thời gian cụ thể: 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân …bố trí trên khắp hành tinh. HS: Mỗi người …ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. H: Để thấy rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra tính toán lí thuyết nào ? HS: Có thể tiêu diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa. H: Cách vào đề trực tiếp và bằng những chứng cứ xác thực đã gây cảm giác gì cho người đọc ? HS: Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ. GV: Tích hợp Lịch Sử sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử ở hai thành phố Hirosima và Nawasaki của Nhật vào tháng 8 năm 1945 làm hơn 2 triệu dân thiệt mạng. HẾT TIẾT 6 CHUYỂN TIẾT 7 GV: Cho HS nhắc lại bố cục của văn bản. H: Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?. dịch của nhà văn, báo Văn nghệ, ngày 27 /9/1986. b. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng (Nghị luận chính trịxã hội). II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: (SGK) 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu …… sống tốt đẹp hơn: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên trái đất. - P2: Tiếp theo ….. xuất phát của nó: Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân. - P3: Phần còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận c. Phân tích: c1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Thời gian: 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân …bố trí trên khắp hành tinh. - Mỗi người …ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. - Có thể tiêu diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa. -> Dẫn chứng cụ thể, so sánh sắc sảo. => Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa hủy diệt toàn bộ nhân loại chúng ta. c2. Sự ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới. - Ảnh hưởng đến điều kiện tồn tại, phát triển: Y tế, lương thực và thực phẩm, giáo dục... - Ảnh hưởng đến sự tiến hóa của nhân loại: Bấm nút...trở lại.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với người nghèo. GV: Lần lượt hướng dẫn cho HS chỉ ra cách phép so sánh mà tác giả đưa ra. H: Cách so sánh của tác giả có tác dụng gì ? HS: Giúp người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. H: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả ? HS: Nghệ thuật lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao. H: Hậu quả của cuộc chạy đua vũ trang ở đây là gì? HS: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn. H: Vì sao nói, chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại với lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên ? H: Với luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học nào ? HS: Thảo luận trong 4’, trình bày. GV chốt ý. H: Như vậy, chúng ta có thể nhận thức như thế nào về tình chất phẩn tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân ? HS: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả trong tiến trình tiến hoá của sự sống. GV: Tích hợp với thực tế: Trên thế giới hiện nay, cuộc chạy đua vũ trang diển ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là xây dựng các lò hạt nhân như: Iran, Triều Tiên… H: Trước nguy cơ, thảm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đưa ra lời kêu gọi như thế nào ? Tác giả trình bày luận cứ này ra sao? HS: Tác giả không dẫn người đọc vào sực bi quan lo âu mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình. H: Để kết thức lời kêu gọi, tác giả đã đề nghị gì? Nhận xét của em về lời đề nghị đó của tác giả ? HS: Chi tiết trong SGK, nhận xét, trả lời. GV: Chốt ý, giáo dục HS ý thức về việc góp tay, chung sức để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên thế giới. H: Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản ?. điểm xuất phát ban đầu. -> Dẫn chứng cụ thể và thuyết phục. => Sự tồn tại kém phi lí, tội ác nguy hiểm của cuộc chạy đua vũ trang hiện nay... c3. Nhiệm vụ của chúng ta. - Mỗi người phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì thế giới hoà bình. - Phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân. - Đề nghị của tác giả: Lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ: để gìn giữ ký ức của nhân loại. -> Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể, so sánh sắc sảo, thuyết phục. => Hướng người đọc có thái độ tích cực đấu tranh vì hòa bình. 3. . Tổng kết: b. Nghệ thuật: a. Nội dung: Ghi nhớ/ sgk. * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối với hòa bình nhân loại..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> H: Theo em, vì sao văn bản này được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? HS: Suy nghĩ, trả lời. H: Em rút ra được bài học gì từ văn bản này ? HS: Rút ra ghi nhớ (SGK/21). H: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ? * Hoạt đông 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: HS: Suy nghĩ, phát biểu, làm vào vở bài tập. GV: Hướng dẫn HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Sưu tầm tranh, ảnh về thảm họa hạt nhân. - Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản. - Nghiên cứu, chuẩn bị và soạn bài: Các phương châm hội thoại (tt).. E. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần: 2 Tiết PPCT: 8. Ngày soạn: 27/08/2017 Ngày dạy: 30/08/2017. Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠ (TT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. - Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng: - Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 3. Thái độ: - Biết sử dụng các phương châm hội thoại đúng cách. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi tìm, luyện tập, thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Khi giao tiếp (phương châm về lượng) cần tuân thủ điều gì? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hai phương châm của hội thoại đó là phương châm về chất và phương châm về lượng. Vậy phương châm hội thoại còn có phương châm nào nữa hay không chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm quan hệ. GV: Chép Ví dụ lên bảng và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: H: Thành ngữ này chỉ tình huống hội thoại như thế nào?(mỗi người nói một đằng, Không khớp với nhau, không hiểu nhau) H: Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Phương châm quan hệ: a. Ví dụ: (SGK/20) “Ông nói gà, bà nói vịt” (thành ngữ) -> Mỗi người nói một chuyện, không cùng chủ đề. => Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. (Phương châm quan hệ ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> huống như vậy? HS: Không giao tiếp được với nhau, những hoạt động XH trở nên rối loạn H: Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp? (Cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề) HS: Đọc ghi nhớ/sgk H: Hai thành ngữ “Dây cà ra giây muống, Lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ cách nói như thế nào? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó có thể rút ra bài học gì? HS: Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. HS: Cần nói ngắn gọn, rành mạch. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 2. Câu trên có thể hiểu theo 2 cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ “của ông ấy”. GV: Yêu cầu HS đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi. H: Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia cái gì đó?Thái độ của cậu bé như thế nào?(Cảm nhận được tình cảm người kia dành cho mình) H: Có thể rút ra bài học gì qua ví dụ? HS: Đọc ghi nhớ/sgk * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP: GV: Tổ chức cho HS thảo luận các bài tập trong SGK (Từ Bài tập 1 -> 3) Yêu cầu: Nhóm 1, 2 làm bài 1. Nhóm 3, 4 làm bài 2 Nhóm 5, 6 làm bài 3. Các nhóm làm việc trong 3’, trình bày bài làm vào bảng phụ, treo lên bảng, cả lớp cùng quan sát, nhận xét. GV: Hướng dẫn HS lựa chọn kết quả đúng cho mỗi bài. Bài 4: Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: a. Nhân tiện đây xin hỏi. b.Cực chẳng đã tôi phải nói… * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:. b. Ghi nhớ: (SGK/20) 2. Phương châm cách thức: a. Ví dụ1: (SGK/21) “Dây cà ra dây muống” -> chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. “Lúng túng như ngậm hột thị” -> chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rõ ràng. b. Ví dụ 2: (SGK/22): - Được hiểu theo hai cách: + Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy (về truyện ngắn) + Cách 2: Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy => Khi giao tiếp, không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. (Phương châm cách thức) c. Ghi nhớ: (SGK/22) 3. Phương châm lịch sự: a. Ví dụ: (SGK/23) Truyện: “Người ăn xin”. -> Lời nói chân thành, lịch sự và tôn trọng nhau. b. Ghi nhớ: (SGK/23) II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Bài 2: Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự. Bài 3: a. Nói mát. b. Nói hớt. c. Nói móc. d. Nói leo. e. Nói ra đầu ra đũa. (a, b, c, d) liên quan đến phương châm lịch sự, (e) phương châm cách thức.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV: Hướng dẫn HS các nội dung cần chuẩn bị - Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ về nhà cho tiết học sau như bên. các phương châm hội thoại. - Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. E. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuần: 2 Tiết PPCT: 9. Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017. Tập làm văn: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố kến thức đã học về văn thuyết minh. - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh:phụ trợ cho việc giới thiệu làm gợi lênhifnh ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự vật, hiện tượng. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu nội dung bài học. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi tìm, luyện tập. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Sử dụng các yếu tố NT váo văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì? VD minh họa? 3. Bài mới: Khi làm văn thuyết minh ta có thể vận dụng các yếu tố nghệ thuật để văn bản thêm sinh động. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một biện pháp cụ thể đó là miêu tả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. GV: Gọi HS thay nhau đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” và trả lời câu hỏi: H: Tại sao nhan đề lại là “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”? H: Vai trò và tác dụng của cây chuối trong đời. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. a. Ví dụ: Văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” * Nhận xét: - Đối tượng TM: Một loài cây (cây chuối). - Đặc điểm: Vai trò, lợi ích...đối với đời sống Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> sống nhân dânVN? H: VB này chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn? Đ1: Từ đầu -> cháu lũ: giới thiệu cây chuối. Đ2: Tác dụng của cây chuối. Đ3: Giới thiệu quả chuối. H: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối? Công dụng của các tố miêu tả đó? H: Ngoài quả chuối, em hãy nêu công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối? H: Theo yêu cầu của văn bản thuyết minh, bài theo em có thể bổ sung những gì?  Bổ sung: - Thuyết minh: Phân loại chuối, thân chuối, lá chuối, nõn chuối, hoa chuối, gốc (củ và rễ). - Có thể thuyết minh một số công dụng của cây chuối, quả chuối xanh, quả chuối chín, lá chuối tươi, lá chuối khô - Miêu tả: + Thân cây: tròn, mọng nước, nhẵn bóng… + Tàu lá: xanh rờn, bay xào xạc, tàu lá khô phe phẩy trong gió; dưới ánh trăng lá chuối xanh giãy lên đành đạch như đang hứng tình… + Củ chuối: gọt vỏ thấy một màu trắng, mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ. H: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng yếu tố miêu tả vào bài viết, cho biết tác dụng của yếu tố này?. - Phạm vi kiến thức: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển; vai trò, lợi ích (kinh tế, tinh thần)... + Nhan đề văn bản: Vai trò cây chuối trong đời sống của con người Việt Nam + Các câu văn thuyết minh: * Cây chuối: - Thân mềm - Tàu lá xanh mướt - Ưa nước - Phát triển nhanh * Các loại chuối: Hương, ngự, mường… * Chuối trứng cuốc: - Không phải quả tròn văn này, -Vỏ đốm - Chuối chín: No, ngon, chất dinh dưỡng - Chuối xanh: Chát, cắt lát ăn với thịt lợn luộc, làm gỏi, nấu với tôm, ốc… - Làm chế biến: Chuối ép, mứt chuối, bánh chuối - Vật thờ cúng. + Các câu văn có yếu tố miêu tả: - “Đi khắp Việt Nam … núi rừng” - “Không phải là quả tròn như trứng cuốc … cuốc”. - “Không thiếu những buồng chuối… tận gốc cây”. - “Chuối xanh … món gỏi” => Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được các chi tiết về cây, lá, quả của cây chuối b. Ghi nhớ: SGK/ 25 II. LUYỆN TẬP: * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP: Bài 2: GV: Hướng dẫn HS làm bài 1, từ ví dụ phân - Tách nó có tai. tích. - Chén của ta không có tai. HS: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết - Khi mời ai… uống rất nóng. TM. - Thân tròn, mát rượi, mọng nước. Bài 3: - Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió… - Những con thuyền trữ tình. - Củ chuối khi gọt vỏ thấy một màu trắng mỡ - Lân được trang trí công phu có các họa tiết màng đẹp. H: Vậy những yếu tố miêu tả trong văn bản có vai trò và tác dụng như thế nào đối với văn bản thuyết minh? GV: Cho HS thảo luận, làm bài tập 2, 3 trong III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: SGK. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV: Hướng dẫn HS các nội dung cần chuẩn bị như bên.. -. Viết đoạn văn TM về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.. -. Soạn bài LTSD yếu tố miêu tả trong VBTM.. E. RÚT KINH NGHIỆM : ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần: 2 Tiết PPCT: 10. Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017. Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 1 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động hấp đẫn. 3. Thái độ: - Đọc và chuẩn bị bài mới ở nhà, thực hành nghiêm túc cách viết đoạn văn thuyết minh. C. PHƯƠNG PHÁP: - Quy nạp, tái hiện, thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Kiểm tra bài cũ: ( ?) Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh mang lại tác dụng gì? 3. Bài mới: Các em đã được học sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, hôm nay chúng ta sẽ vận dụng viết văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: I. TÌM HIỂU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS khái quát lại nội 1. Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản dung kiến thức cũ. thuyết minh. - Miêu tả có thể làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể, sinh động. - Các yếu tố miêu tả trong bài văn TM là 2. Có thể sử dụng các câu miêu tả, đoạn miêu cung cấp những thông tin chính xác, tả, trong VBTM. những đặc điểm, lợi ích....của đối tượng. - Để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những đặc điểm riêng độc đáo của đối tượng TM. 3. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là yếu tố phụ của văn bản thuyết minh. - Phải cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin,.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Hoạt động 2: LUYỆN TÂP: GV: Trước khi luyện tập gv cho hs nhắc lại những kiến thức lí thuyết của tiết trước. GV: Hướng dẫn HS luyệt tập H: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? (Con trâu ở làng quê VN) H: Cụm từ con trâu ở làng quê VN bao gồm những ý gì? (Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của nông dân, nghề nông của người VN) H: Phần mở bài chúng ta cần thuyết minh vấn đề gì? HS: Giới thiệu chung về con trâu. H: Em sẽ dùng những đặc điểm gì để giới thiệu và thuyết minh về con trâu? HS: Con trâu trong nghề làm ruộng: sức kéo, cày, bừa. HS: Con trâu trong lễ hội, đình đám. HS: Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để làm thực phẩm, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ. HS: Con trâu là tài sản lớn… HS: Con trâu và trẻ chăn trâu… H: Phần kết bài chúng ta phải thuyết minh như thế nào? HS: Tình cảm của người nông dân đối với con trâu GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết và yêu cầu HS: Xây dựng đoạn mở bài vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả về con trâu. GV: Gọi HS lên đọc và cả lớp cùng nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: GV: Hướng dẫn cho HS những nội dung như bên. đặc điểm và lợi ích của ĐTTM. II. LUYỆN TÂP: Đề bài: “Con trâu ở làng quê VN” B1. Tìm hiểu đề: - Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của nông dân, đồng áng. B2. Tìm ý và lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu. b. Thân bài: - Con trâu trong nghề làm ruộng: sức kéo, cày, bừa. - Con trâu trong lễ hội, đình đám. - Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để làm thực phẩm, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ. - Con trâu là tài sản lớn… - Con trâu và trẻ chăn trâu… c. Kết bài: - Tình cảm của người nông dân đối với con trâu. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. - Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. - Chuẩn bị bài: Tuyên bố…trẻ em. Hướng dẫn bài viết số 1: - Thuyết minh một loại cây - Bài làm phải có bố cục ba phần rõ ràng. - Tuân thủ đúng bốn bước khi làm kiểu bài văn thuyết minh. - Sử dụng được một số yếu tố nghệ thuật đặc biệt là yếu tố miêu tả trong bài văn. - Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng, đúng chính tả.. E. RÚT KINH NGIỆM: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×