Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lam sao de to chuc hoc tap nhom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.4 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trường Bế Văn Đàn nằm trên địa bàn thôn Tân An xã Đắk R’Moan là một trường vùng sâu vùng xa của thị xã Gia Nghĩa ở đây chỉ có đường đất điều kiện kinh tế chưa phát triển nên học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm phần đông. Riêng học sinh dân tộc tại chỗ của trường chiếm với số lượng 40% của trường, lớp nào cũng có học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mồ côi nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Riêng môn Tập đọc để hướng dẫn các em đạt trình độ chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học giáo viên cần phải nỗ lực rất nhiều. Có nhiều em kĩ năng đọc rất khó khăn vì học sinh ở đây là học sinh dân tộc tại chỗ - dân tộc M’Nông - nên các em khi học tập đọc (không phải tiếng mẹ đẻ) thường xuyên đọc sai dấu dẫn đến viết sai. Một số học sinh khi đọc trên lớp đã đúng rồi được bạn bè và giáo viên nhắc nhở, nhưng vài ngày sau khi kiểm tra lại thì các em lại đọc sai. Một số học sinh còn rụt rè chưa tự tin khi đọc sợ xấu hổ vì mình đọc sai nên các em thường đọc rất nhỏ để bạn bè khỏi chê cười dẫn đến thầy cô và bạn bè khó phát hiện ra mình là đọc sai để sửa chữa. Trong tiết học các em học sinh dân tộc đa phần là đã học quá tuổi. Tức là cùng học lớp 4 nhưng các em học sinh dân tộc thường hơn các em khác từ 1,2,3 tuổi nên khi các em đọc sai thì các em rất ngại chia sẻ với các bạn. Với phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt đòi hỏi tính thực tiễn rất cao ta không thể dạy riêng môn tập đọc cho từng học sinh một mà chúng ta phải đặt học sinh đó trong nhóm để qua quá trình làm việc giao tiếp thực hành các kĩ năng mới dần được hình thành và phát triển. Qua nhiều năm dạy học và quan sát học sinh tôi mới phát hiện ra một điều thú vị mà nếu không quan sát tỉ mỉ và tìm hiểu sâu về bản chất của con người thì rất khó phát hiện ra. Đó là qua những lần tập đọc tôi chia nhóm và giao việc cho các em bình thường quan sát các em làm theo các bước cũng khá tốt và tôi cứ tưởng rằng chúng biết phối hợp và làm việc nhóm trong tập đọc và tôi khá yên tâm nghĩ rằng đổi mới giáo dục theo hướng trường học Vnen nay đã áp dụng cũng thật dễ mình chỉ điều khiển còn học sinh tự học và tự quản tất cả. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, cũng giao việc cho học sinh như trên nhưng tôi đứng xa một bên để quan sát học sinh thì thấy các em bắt đầu mỗi em một tính, em nào cũng theo ý kiến của riêng mình không em nào theo em nào và một mớ hỗn độn hiện ra các em cãi nhau và không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Thế mới thấy để hình.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thành kĩ năng làm việc nhóm cần rất nhiều thời gian và công sức gắn liền với sự hình thành nhân cách của các em theo thời gian thì mới có kết quả nhưng nếu muốn thành công ngay giáo viên thiếu kiên nhẫn thì sự phát triển về kĩ năng của các em chỉ là những thay đổi ở bên ngoài mà thôi. Trong khi đổi mới giáo dục cần làm phát triển những bản chất tốt đẹp hình thành bên trong của mỗi con người mới có kết quả nó là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Trước thực tiễn trên, với mong muốn giúp học sinh hoàn thành tốt mục tiêu của bài học và giúp các em đọc tốt hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, dần có kĩ năng làm việc nhóm tôi và các đồng nghiệp trường Bế Văn Đàn cùng xây dựng chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh có kỹ năng làm việc nhóm trong môn Tập đọc lớp 4 của trường Tiểu học Bế Văn Đàn” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu gốc rễ vấn đề tổ chức dạy học nhóm, giải quyết được những câu hỏi phát sinh trong quá trình dạy học theo nhóm, sớm phát hiện ra những vấn đề bất ổn nảy sinh trong thực tiễn dạy học, tìm các biện pháp giải quyết kịp thời hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Theo đó mục đích nghiên cứu được chia ra theo các nhóm đối tượng sau : a) Đối với giáo viên và cán bộ quản lý. - Có sự điều chỉnh trong các hoạt động chuyên môn tại trường tiểu học cũng như trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề. - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ về nhóm và cách thực hiện tổ chức học sinh theo nhóm. - Giáo viên biết sử dụng các phương pháp dạy dọc tích cực giúp học sinh học tốt và khắc sâu được kiến thức. - Giáo viên xác định rõ được kiến thức, kĩ năng cần dạy cho học sinh về mỗi nội dung cụ thể của bài học. - Giúp giáo viên nhanh chóng phát hiện những vướng mắc sai sót - Bồi dưỡng cho giáo viên một số kĩ năng về tổ chức cho học sinh làm việc nhóm. - Qua các tiết học, giáo viên tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình nhằm tổ chức dạy học có hiệu quả. b) Đối với học sinh: - Giúp học sinh hoàn thành nội dung môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Qua các bài học, giúp học sinh nhận biết tại sao khi học tập đọc ta phải làm việc nhóm, tại sao ta phải hợp tác với bạn khi học, và ta học với bạn thì sẽ có ích lợi gì cho chúng ta. - Tăng cường khả năng nhận thức về bản thân, nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và những mặt mạnh mặt yếu của bạn để qua đó biết hợp tác cùng phát triển. - Học sinh có khả năng vận dụng các kĩ năng của môn học cũng như kĩ năng làm việc nhóm vào trong thực tiễn của cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4B trường Tiểu học và Trung học cở sở Bế Văn Đàn, năm học 2015-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trước khi chọn đề tài bản thân tôi đã tham gia các lớp tập huấn về dạy học theo mô hình Vnen, tập huấn về dạy học theo nhóm ở đó có rất nhiều tài liệu hữu ích để tham khảo, tham khảo các sáng kiến kinh nghiệm cùng đề tài, các sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung của đề tài, để tìm ra những điểm mới mà các sách các đề tài chưa đề cập sâu. b) Phương pháp quan sát Qua quá trình dạy học bản thân luôn thường xuyên quan sát học sinh theo dõi những thay đổi của các em. Quan sát tôi sử dụng nhiều biện pháp : Quan sát xa và quan sát gần. Quan sát gần là trực tiếp theo dõi các em hoạt động còn quan sát xa thì đứng ở một nơi không cho học sinh biết để quan sát nhằm tìm hiểu bản chất thực của vấn đề. c) Phương pháp phỏng vấn Thường xuyên có các bài trắc nhiệm để phỏng vấn các em. Các câu hỏi trắc nhiệm để phỏng vấn các phụ huynh theo dõi hoạt động của các em ở nhà. d) Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm Qua quá trình áp dụng hàng tháng hàng tuần đều được ghi chép đầy đủ vào vở để theo dõi hiệu quả của phương pháp cũng như sự phát triển của học sinh. e) Phương pháp thống kê toán học Muốn biết thực trạng vấn đề nghiên cứu cần dùng phương pháp thống kê toán học để nắm được vấn đề. f) Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phạm vi nghiên cứu là Một số biện pháp giúp học sinh có kĩ năng làm việc nhóm trong môn Tập đọc tại lớp 4B trường Tiểu học Bế Văn Đàn, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông trong năm học 2015-2016.. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của vấn đề Ở phần này ta cần làm rõ một số khái niệm về nhóm và đặc điểm của nhóm, quá trình hình thành và phát triển của nhóm để làm căn cứ cho các vấn đề cần giải quyết về sau. Đó sự tóm tắt cơ bản nhất về nhóm dựa trên sự tổng kết đúc rút trên Bách khoa toàn thư mở wikipedia.org và tài liệu hướng dẫn học của chương trình VNen 2. Những kiến thức cơ bản về nhóm a) Thế nào là một nhóm Nhóm là một tập hợp các thành viên có chung một mục đích thường xuyên tương tác qua lại với nhau. b) Đặc điểm của nhóm - Nhóm phải có mục tiêu rõ ràng. - Các thành viên trong nhóm phải tương tác qua lại với nhau. - Nhóm phải có quy tắc hoạt động của nhóm. - Trong nhóm có sự phân công trách nhiệm của mỗi thành viên. c) Các quá trình hình thành và phát triển của nhóm c1) Thành lập Lúc đầu nhóm được thành lập là những thành viên khác nhau về mọi phương diện. Do vậy khi thành lập nhóm nhất là vào đầu năm học các em phải mất một thời gian đầu để thăm dò lẫn nhau. c2) Giai đoạn đấu tranh Ở giai đoạn nay các xung đột liên tục xuất hiện, cả về cách làm việc cũng như cách phân công công việc. Có học sinh đấu tranh với bạn giành vị trí trưởng nhóm nhưng không được các bạn đồng ý đâm ra im lặng nhưng không hợp tác. Các học sinh nếu làm sai thường đỗ lỗi cho nhau. Một số thành viên khác lôi kéo các bạn về phe mình. Mất đoàn kết thường xuyên xuất hiện. c3. Giai đoạn ổn định Các thành viên trong nhóm bắt đầu tin nhau hơn và hướng tới làm việc chung với nhau. c4. Giai đoạn hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các thành viên trong nhóm đã hiểu nhau và tin nhau và hoạt động bình thường. c5. Giai đoạn tan rã Nhóm tan rã khi các thành viên trong nhóm đã đạt được những mục tiêu của mình. Ví dụ khi học sinh đã thảo luận xong và hoàn thành công việc được giao thì nhóm tan giã. Nhóm tan rã khi vai trò của nhóm không còn nữa. Các thành viên trong nhóm không còn gắn kết được với nhau. Tức là mất các đặc điểm của nhóm. 3. Thực trạng của vấn đề a) Thuận lợi Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp, của Phòng giáo dục thị xã đã tổ chức hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết về mô hình trường tiểu học mới Vnen. Trong đó chú trọng rất nhiều vào phương pháp dạy học theo nhóm. Có rất nhiều tài liệu sách báo, phim, băng đĩa, clip của các tổ chức cá nhân đưa lên mạng để tham khảo. Có được sự quan tâm của một số phụ huynh có tâm huyết. b) Khó khăn - Điều kiện kinh tế của các phụ huynh trong trường đa phần còn khó khăn nên điều kiện chăm sóc giáo dục các em ở nhà còn hạn chế. - Đặc điểm của trường Bế Văn Đàn tuy các em học chung một lớp nhưng độ tuổi của các em không giống nhau. Có em hơn tới 2, 3 tuổi so với học sinh trong lớp. Cụ thể: Độ tuổi: Số HS đúng độ tuổi: 13 em (Trong đó: Nữ: 6; DT:3; NDT: 1). Số học sinh nhiều hơn : 1 tuổi : 5 em, (Trong đó: Nữ: 1; DT: 4; NDT: 1). Số học sinh nhiều hơn : 2 tuổi: 3.em, (Trong đó: Nữ 2; DT: 2; NDT: 1).ds - Qua bài kiểm tra Tập đọc đầu năm. Kiểm tra 21 em kết quả đọc của các em như sau: Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn 15 6 Đọc tốt Đọc đạt yêu cầu Đọc sai thanh Đọc sai âm đầu điệu 5 10 4 2 Các em còn đọc ngập ngừng chưa tự tin khi đọc. - Các phim, sách báo nói nhiều về hình thức học theo nhóm nhưng chỉ nói về các bước, các kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học nhóm… Nói chung là mô tả.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> các hoạt động của nhóm, các hướng dẫn mang tính chung chung chưa phân tích cụ thể gắn liền với thực tế của từng lớp, từng hoàn cảnh của nhóm. - Ban đầu chưa hiểu cặn kẽ vấn đề áp dụng học nhóm một cách máy móc nên hiệu quả chưa cao. - Trong quá trình hơn 10 năm công tác. Đầu tiên dạy học theo hình thức thầy dạy trò nghe đã lỗi thời học sinh chán nản. Sau đó chuyển qua hình thức dạy học tích cực áp dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực vào dạy học nhưng mới chỉ biết chia nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm và hoạt động, hoạt động xong báo cáo nhận xét (có thể nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép....). Lúc đầu học sinh rất hứng thú vì có sự thay đổi trên và thấy rõ được những ích lợi của việc dạy học theo phương pháp mới. Mọi hoạt động khá trơn tru. Nhưng qua một thời gian tổ chức các học sinh lại bắt đầu chán nản nảy sinh nhiều mâu thuẫn, có sự bất hợp tác xảy ra nên bản thân đã tìm các sách đọc và áp dụng đúng các bước mà tình hình vẫn chưa thay đổi nhiều. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao mình đã đổi mới phương pháp dạy học rồi mà mình dạy vẫn không hiệu quả như mong muốn?” “Tại sao các em lại không hợp tác với nhau khi làm việc nhóm?”. Tìm hiểu sách báo, các nhà khoa học mọi người cũng chỉ đưa ra một vài nhận xét chung như: khó nhất đối với người Việt Nam là làm việc nhóm, hay câu chuyện mà các diễn giả hay kể vui trước buổi hội thảo là một người Việt Nam hơn một người Nhật nhưng 3 người Việt Nam lại thua ba người Nhật. Hay từng cá nhân người Việt Nam thì rất giỏi nhưng khi hợp tác lại thì làm chưa tốt? Đó cũng vẫn chỉ là những câu hỏi đặt ra. Mà người lớn làm việc nhóm còn khó huống chi là học sinh. Qua quan sát xa, quan sát gần tôi mới phát hiện ra rằng cái mình thay đổi chỉ là những thay đổi bên ngoài thực tế bên trong chưa thay đổi nhiều. Cái quan trọng ở đây là sự thay đổi không ở sự thay đổi về hình thức bên ngoài mà đó là sự thay đổi ở chính bên trong mỗi con người học sinh. Vậy điều gì đã cản trở cho việc dạy học theo nhóm trên và làm cách nào chúng ta giải quyết được vấn đề ấy mời các bạn hãy sang phần các giải pháp để trả lời cho câu hỏi nhé! 4. Một số biện pháp giúp học sinh có kĩ năng làm việc theo nhóm trong phân môn tập đọc lớp 4B trường Bế Văn Đàn. Vậy vấn đề quan trọng cần giải quyết trên là gì? Đó là trong qua trình học nhóm các em chưa biết hợp tác với nhau để làm việc hay nói cách khác kĩ năng làm việc nhóm của các em còn quá yếu. a) Giáo phải tìm hiểu nguyên nhân Vì sao các em chưa biết nhóm với nhau. Có rất nhiều nguyên nhân: - Vì bản thân mỗi người đều khác nhau:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khác nhau về khí chất, các học sinh trong nhóm mỗi em có một khí chất khác nhau không em nào giống em nào. - Khác nhau về tính cách, trong nhóm mỗi học sinh cũng đều có mỗi em một tính cách khác nhau, có em lười có em chăm, có em tốt có em xấu, … - Khác nhau về trình độ, mỗi em có một trình độ khác nhau, có em học khá, trung bình có em học giỏi, có em giỏi môn này có em lại khá về môn kia - Khác nhau về độ tuổi. - Khác nhau về giới tính. - Khác nhau về hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh gia đình của mỗi em không giống nhau. Nhưng trong lớp lại có nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt đó là học sinh dân tộc thiểu số tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ, gia đình đông anh em, cha mẹ ít quan tâm đến con cái, học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, học sinh hộ nghèo. - Khác nhau về cách học tập. Có em học ở trên lớp đã hiểu ngay, có em lại học ở trên lớp không hiểu mấy mà về nhà nghiên cứu lại mới hiểu. Có em cứ làm theo bắt chước rồi sau đó mới hiểu, có em lại hiểu kĩ rồi mới bắt tay vào làm. - Nguyên nhân do các lớp học trước các em chỉ mới áp dụng các hình thức học nhóm mà chưa được hiểu kĩ về nó…. Từ các nguyên nhân trên dẫn đến mỗi em có cách nhìn nhận khác nhau về một vấn đề. Em nào cũng muốn làm theo ý của mình, bắt người khác nhìn nhận vấn đề theo cách nhìn nhận của mình, thậm chí bắt người khác suy nghĩ theo suy nghĩ của mình. Tính chủ quan trong nhận thức của các em rất cao. Nên từ các nguyên nhân trên giáo viên dần hướng dẫn các em tự nhận thức về bạn thân mình, hiểu mình và hiểu bạn thì mới có thể làm việc nhóm được. Làm sao cho mỗi cá nhân bớt cái “Tôi” đi để hợp tác với bạn rồi dần học tập các kĩ năng làm việc nhóm. b) Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc nhóm Nên không thể làm việc nhóm nếu thiếu kĩ năng làm việc nhóm mà kĩ năng làm việc nhóm không phải tự nhiên mà có mà nó được hình thành dần qua thời gian trong quá trình học tập. Để làm việc nhóm tốt, hay có kĩ năng hợp tác tốt thì học sinh phải có các kĩ năng và phẩm chất sau: b.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh: “Vì sao cần làm việc nhóm?” Đầu tiên ta phải cho học sinh hiểu vì sao phải cần làm việc nhóm. Đây là vấn đề khá quan trọng nhưng không ít giáo viên bỏ qua bước này thường giáo viên vào lớp là chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm hoạt động ngay nên nhiều em không hiểu học nhóm để làm gì. Em nào đã biết rồi thì thường tranh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phần hoạt động về mình mà không cần hỏi ý kiến của các bạn yếu. Em nào chưa biết sợ bạn mình coi thường nên im lặng không phát biểu ý kiến. Vậy giáo viên phải hỏi: “Tại sao các em phải học nhóm? Học nhóm có ích lợi gì?”. Nếu giải thích một cách chung chung học sinh sẽ khó hình dung. Giáo viên nên lấy các câu chuyện cụ thể để giúp học sinh hiểu. Ví dụ như giáo viên kể cho học sinh truyện “Bó đũa”, truyện “Ba anh tài” Tiếng việt lớp 4 tập 2. Qua các câu chuyện đó học sinh sẽ hình dung ra các công việc trên đời nếu làm một mình thì rất khó mọi người phải tạo thành nhóm biết phối hợp với nhau hoạt động thì sẽ thành công. b2. Củng cố lòng tin Trong nhóm không thể hoạt động tốt thực sự khi các thành viên trong nhóm không tin tưởng vào nhau và nghi kị nhau. Các thành viên trong nhóm phải tin vào bạn thì bạn mới tin vào mình. b3. Bình tĩnh kiểm soát cảm xúc Khi hoạt động nhóm có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra. Nên giáo viên cần nhắc nhở giúp đỡ để các em kiểm soát cảm xúc của mình tránh tình trạng thành viên trong nhóm bất mãn bỏ nhóm, cũng như im lặng không hợp tác trong nhóm. b4. Tôn trọng người đối diện Các em trong nhóm thường mỗi em mang theo mình một quan điểm riêng theo cách nhìn nhận của mỗi em. Nên khi làm việc nhóm các em thường xảy ra cãi cọ nhau. Điều đó là bình thường giáo viên nên để các em tranh luận một cách cởi mở không áp đặt nhưng giáo viên cũng cần yêu cầu các em biết lắng nghe bạn nói. Sau khi bạn nói thì mình mới nói. Trong lớp lúc đầu các em chưa quen làm việc nhóm nên học sinh em nào cũng tranh nhau nói dẫn đến em nào cũng nói mà không có người nghe. b.5. . Nâng cao năng lực hợp tác Để hợp tác được với bạn học sinh phải gạt bớt cái “Tôi” của mình xuống. Tôi thường ví các học sinh trong một nhóm giống như những cái bánh răng trong một cái máy, cái máy có hoạt động được thì các bánh răng phải khớp với nhau. Nhưng các em ở đây là mỗi con người với mỗi hoàn cảnh khác nhau phải làm sao mài cái bánh răng của mình sao cho khớp với bánh răng của bạn thì mới làm việc nhóm được, bớt cái tôi đi chấp nhận sự phân công của nhóm. b6. Áp lực khi làm việc nhóm Thực sự khi làm việc một mình các em ít bị chi phối và áp lực do làm việc nhóm rất nhiều. Vì khi làm việc một mình các em chủ động được thời gian, tiến độ, cách làm việc còn khi làm việc nhóm các em phải chịu sự tác động qua lại với các bạn trong nhóm để đảm bảo thời gian và tiến độ chung cho cả nhóm làm các em.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> căng thẳng và tăng áp lực. Ví dụ khi làm việc nếu 1 bạn trong nhóm làm chậm thì các bạn trong nhóm phải nhắc nhở, thậm chí nổi giận vì vậy các bạn trong nhóm sẽ phải đương đầu với những áp lực. b7. Năng lực giao tiếp Khi các em làm việc nhóm đòi hỏi ở các em phải luôn luôn giao tiếp trao đổi với bạn để hình thành kiến thức cho mình từ đó cũng nâng năng lực nói tiếng Việt của các em lên. b8. Khả năng quyết tâm Trong khi làm việc nhóm các em nhiều lúc gặp rất nhiều khó khăn bực mình dễ bỏ cuộc, dễ chia nhóm cần rèn luyện cho học sinh quyết tâm để đi đến đích cuối cùng. b9. Xây dựng quy tắc cho hoạt động nhóm. Nhóm muốn hoạt động không phải lúc nào cũng phải nhắc nhở phân tích điều khiển hành vi của các thành viên trong nhóm mà các hành vi trong nhóm phải được điều khiển bởi các quy tắc hoạt động của nhóm. Nên tôi hướng dẫn học sinh xây dựng quy tắc hoạt động như sau: - Trong khi hoạt động các thành viên phải chịu sự phân công của nhóm trưởng. - Các thành viên phải tự suy nghĩ hoạt động cá nhân trước tức là phải hoàn thành công việc của mình mà nhóm giao. - Các thành viên phải cùng phối hợp nhịp nhàng cho hoạt động chung của nhóm. b10. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm Qua quan sát học sinh trong lớp tôi thấy ở 1,2 tuần đầu các em thường mắc phải những hiện tượng như giai đoạn đấu tranh đã trình báy ở trên. Nên giáo viên cần quan sát thật kĩ nắm bắt được tình hình phân tích nó rồi đưa ra những lới khuyên có ích giúp các em giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. c) Áp dụng cụ thể giải quyết vấn đề trong phân môn Tập đọc c.1. Chuẩn bị cho học sinh có tâm thế học nhóm c1.1. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh khi bước vào năm học Trước khi vào năm học tôi cần tìm hiểu về học sinh của mình thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm được những nét cơ bản về trình độ học sinh, những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh. Họp phụ huynh để thông qua đó tìm hiểu tình hình học tập tại gia đình của các em để nắm được hoàn cảnh của các em, dự đoán những khó khăn có thể gặp phải với từng em. c.1.2. Chuẩn bị những kiến thức cơ bản về nhóm cho học sinh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ở phần này chuẩn bị giống như trang bị chung ở phần trên. c.2. Chia nhóm Do trường tôi năm học 2015-2016 áp dụng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới (Vnen) nên ngay từ đầu năm tôi đã chia lớp thành 5 nhóm cố định vì lớp học có 21 em nên mỗi nhóm có 4 em riêng có 1 nhóm có 5 em. Trong mỗi nhóm đều có nam, có nữ, có học sinh dân tộc tại chỗ, có em học lực xuất sắc có em học yếu sao cho mỗi nhóm có năng lực tương đương nhau. Vì thực chất cả lớp học là một nhóm lớn nên hội đồng tự quản thực sự do các em tự bầu lên. Các nhóm trưởng cũng do các em tự bầu không cố định ai là nhóm trưởng mà trong quá trình học tập học sinh tự bầu nhóm trưởng cho nhóm mình. Theo thời gian sẽ có 1 bạn làm ổn định trong năm. Tại sao vậy? Lúc đầu trong một nhóm sẽ có 2,3 em muốn làm nhóm trưởng nên tôi yêu cầu các em luân phiên nhau làm nhóm trưởng qua thời gian thực tiễn đã lựa chọn ra em nào là phù hợp nhất cho vị trí làm nhóm trưởng. Ví dụ: Nhóm có 4 bạn. Lần đầu giao cho bạn này làm nhóm trưởng, lần sau luân phiên cho bạn khác. Qua quan sát tôi thấy rằng bạn nào có thể làm nhóm trưởng lâu nhất thì đó chính là những bạn có năng lực nhất và tâm huyết nhất nên mới có khả năng đảm nhiệm chức vụ nhóm trưởng được lâu nhất. Còn những bạn khác tuy rằng lúc đầu rất năng nổ tích cực thậm chí rất hãnh diện và khoe với gia đình nhưng vì năng lực và tâm huyết không đủ nên ánh hào quang của chức vụ nhóm trưởng không còn nên dần dần niềm đam mê và tâm huyết bị giảm xuống và không thể làm nhóm trưởng lâu được. Điều này vừa tạo không khí dân chủ giữa các học sinh vừa lựa chọn được chính xác nhất những người có khả năng và tâm huyết thực sự nhất. Nhưng nhóm 4 không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất nên trong nhóm 4 có những lúc cần phải tách nhóm ra để thực hiện nhiệm vụ của mình nên nhỏ hơn nhóm bốn là nhóm đôi và có lúc cả lớp đều thực hiện một nhiệm vụ có nghĩa là cả lớp là một nhóm lớn cùng thực hiện một nhiệm vụ. c.3. Theo dõi giúp đỡ các hoạt động của nhóm Khi làm việc nhóm học sinh phải phát huy hết những khả năng, những ưu điểm của mình trong nhóm. Không buộc các bạn phải làm cùng một việc mà để các bạn tự phân công việc trong nhóm để nhóm hoạt động tốt nhất dựa trên các quy tắc hoạt động nhóm. Cũng như cùng mục đích là cả nhóm nhảy qua mương ta không bắt các em buộc nhau lại cùng nhảy. Mà các em ở đây sẽ bàn họp làm sao để qua mương một cách tốt nhất ví dụ: cả nhóm tìm ra được một tấm ván khá nặng có thể bắc qua mương thì cả nhóm cùng bưng tấm ván khá nặng cùng bắc để qua mương. Nên một nguyên tắc quan trọng nhất là trong môi trường nhóm phải phát huy được năng lực của cá nhân, để cá nhân thể hiện hết tài năng của mình hợp lực cùng bạn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> để đóng góp tốt nhất cho sự thành công của nhóm chứ không kìm hãm sự phát triển của nhóm. Nhưng lưu ý sự phát triển tối đa tài năng của mỗi thành viên phải theo quy tắc của nhóm, theo sự phân công điều phối nguồn nhân lực của nhóm. Có nghĩa là mỗi thành viên như cái bánh răng và cái xích phải hoạt động khớp với nhau, phát huy tài năng của mình nhưng phải khớp với hoạt động của bạn. c.4. Quy trình áp dụng các phương pháp học nhóm trong phân môn tập đọc Trong môn Tập đọc ở Trường Bế Văn Đàn vẫn dạy học theo mô hình Vnen nhưng vẫn sử dụng sách giáo khoa cũ. Nghĩa là áp dụng hình thức dạy học theo mô hình trường tiểu học mới nhưng vẫn giữ nguyên nội dung là Sách giáo khoa cũ. Vậy theo mô hình mới ta phải áp dụng như thế nào? Bước 1: Khởi động Khởi động do hội đồng tự quản điều hành. Các em sẽ tiến hành chơi trò chơi, hái hoa dân chủ, hát…. Bước 2: Bài mới - Đọc tên bài - Cá nhân đọc tên bài và ghi tên bài vào vở - Đọc mục tiêu của bài Luyện đọc - Một bạn khá đọc mẫu - Đọc nhóm và sửa từ khó + Tự đọc cá nhân bài và đánh dấu vào những từ khó + Nhóm bốn phân làm 2 nhóm nhỏ gọi là nhóm đôi. Một bạn đọc một bạn nghe và theo dõi đánh dấu vào các từ khó, từ bạn đọc sai. + Một bạn đọc các từ sai một bạn khác lắng nghe và sửa lỗi nếu bạn đọc đúng thì đọc từ tiếp nếu bạn đọc sai bạn bên cạnh yêu cầu bạn đọc lại ít nhất 5 lần bao giờ thật đúng mới thôi. Bước này rất quan trong vì đặc điểm của lớp có cả học sinh người Kinh và người M’nông, người miền Trung, miền Bắc, miền Nam nên các em rất dễ phát hiện ra những lỗi đọc sai của bạn mà sửa chữa. Cụ thể lớp có 9 học sinh dân tộc tại chỗ, 9 em này thường đọc sai thanh điệu. các em đọc tiếng Việt thường không đọc đúng thanh điệu, còn các em miền Bắc thì lại sai âm đầu l/n, các em miền Trung hay nhầm lẫn hỏi/ngã, các em miền Nam hay sai âm cuối t/c. Nếu các em ở cùng vùng miền thì rất khó phát hiện ra những lỗi sai của nhau nhưng các em ở khác vùng miền thì rất dễ phát hiện ra lỗi sai của bạn mà sửa chữa cho bạn. - Đọc chú giải Tìm hiểu bài Thường áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tìm hiểu bài.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -. Chia nhóm chuyên sâu: + Ở đây tìm hiểu xem phần tìm hiểu bài có tất cả bao nhiêu câu hỏi sau đó giáo viên chia số nhóm theo số các câu hỏi mỗi nhóm thảo luận một câu. + Khi nhóm chuyên sâu hoạt động thì hoạt động trong nhóm chuyên sâu là hoạt động theo hình thức khăn trải bàn. Sau khi được giao nhiệm vụ của mình đầu tiên cá nhân phải tự mình đọc câu hỏi và trả lời ra giấy nháp phần này mất khoảng 2-3 phút sau đó nhóm trưởng mới tổng kết ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm để thống nhất câu trả lời chung cho cả nhóm. - Nhóm tổng hợp + Sau khi nhóm chuyên sâu đã trả lời xong các thành viên trong nhóm trở về nhóm ban đầu để làm việc. Nhóm trưởng sẽ tổng kết các câu trả lời của mỗi bạn ở nhóm chuyên sâu. Sau khi tổng hợp sau bạn nào trong nhóm cũng đều hiểu kĩ các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài. Khi học sinh hoạt động giáo viên luôn theo dõi kiểm tra giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ của mình. Luyện đọc lại - Học sinh chọn một đoạn văn thơ trong bài đọc gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng, gạch chéo khi ngắt nghỉ trong đoạn văn. - Chia đoạn luyện đọc diễn cảm. Hoạt động ứng dụng Học sinh liên hệ nội dung bài với thực tiễn cuộc sống. Về nhà chia sẻ nội dung bài với người thân. d. Kết quả đạt được Qua một thời gian dạy học và ứng dụng. Quan sát thấy học sinh học tập theo nhóm dần dần ổn định. Kĩ năng về hợp tác nhóm được tăng lên nhờ vậy mà kết quả thu lại khá cao so với đầu năm. Các thành viên trong nhóm được phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động nhóm biết hoạt động phối hợp cùng các bạn. Cụ thể: Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn 21 0 Đọc tốt Đọc đạt yêu cầu 7 14 So với kết quả kiểm tra đầu năm thấy rằng số các em đọc chưa đat yêu cầu và đạt yêu cầu tốt tăng lên. Các em chưa đạt đã đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Nếu như đầu năm có 6 em chưa đạt chuẩn khi đọc các em sai trên 5 lỗi, đọc nhỏ, không tự tin vào bản thân thì qua học kì I vừa rồi số lỗi sai khi đọc của các em.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> chỉ còn 2,3 lỗi cho một bài đọc từ 5 đến 7 dòng, các em đã tự tin hơn khi đọc bài của mình.. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực và phát huy được những năng lực của học sinh. Đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Việc đổi mới dạy học trên là con đường đúng đắn ở đề tài này chỉ nghiên cứu trên phạm vi của một phân môn của một lớp cụ thể, dựa vào những kiến thức nền tảng để giáo viên có thể hiểu sâu nhất và áp dụng một cách hiệu quả nhất vào bài dạy tập đọc của mình. 2. Kiến nghị Việc hình thành và phát triển kĩ năng làm việc nhóm của học sinh nó đòi hỏi người giáo viên phải hết sức tâm huyết và phải cần một thời gian dài, phải mất rất nhiều mồ hôi và công sức mới có thể thay đổi được. Nên cần kiến nghị lên các cấp quản lí phải kiên nhẫn, kiên định tổ chức nhiều buổi hội thảo giao lưu học hỏi kinh nghiệm để giáo viên trực tiếp dạy học có thể trình bày những khó khăn của mình qua đó cùng suy nghĩ giải quyết học hỏi lẫn nhau. Để khi áp dụng lớp học theo mô hình mới thực sự đem lại hiệu quả tích cực cho học sinh. Xin nhắc lại đó chính là sự thay đổi bên trong mỗi con người học sinh. Ở đây học sinh không chỉ đến trường để học kiến thức nữa mà qua học kiến thức các em sẽ có được kĩ năng làm việc nhóm. Đó là kĩ năng rất quan trọng nhưng đang rất thiếu ở học sinh chúng ta mà xã hội đang đòi hỏi ngành giáo dục ta phải đáp ứng. Do đề tài nghiên cứu còn mang tính chủ quan, còn nhiều vấn đề cần thời gian suy nghĩ để làm sáng tỏ nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí để đề tài này hoàn thiện hơn! Cuối cùng kính chúc các thầy cô giáo đã đọc và chấm sáng kiến kinh nghiệm của tôi, xin chân thành cảm ơn! Gia Nghĩa, ngày 20 tháng 2 năm 2016 Người viết. Vũ Dũng Nam.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tài liệu tham khảo: Dạy và học tich cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực do nhà xuất bản đại học sư phạm phát hành. Bách khoa toàn thư mở wikipedia.org..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> MỤC LỤC Mở đầu Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 1 2 3 3 4 Nội dung. Cơ sở lí luận của vấn đề Thực trạng của vấn đề Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Kết quả đạt được. 4 5 6 12.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị. 13 14.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×