Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.4 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:. Tiết 7. Ngày giảng: BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (t2). I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh biết được - Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối. NTK là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. - Biết được mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon. - Biết được mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố … - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Bảng phụ ghi phụ lục sgk/t42, Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu trước nội dung bài học III. Tiến trình dạy học A. Hoạt động mở đầu (10 phút.) - Mục tiêu: - Giúp học sinh phát sinh nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cần giải quyết - Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. - Sản phẩm: HS ghép được đúng tên nguyên tố hóa học với KHHH tương ứng. - Cách tổ chức thực hiện. GV phổ biến Luật chơi: + GV cho 4 HS tham gia. + GV sẽ phát cho HS những tấm thẻ có tên các nguyên tố hóa học và KHHH của các nguyên tố (có cả các đáp án sai). + Trong thời gian 3 phút, HS nào ghép được nhiều, chính xác các nguyên tố tương ứng với các KHHH nhất thì HS đó sẽ giành chiến thắng. GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS.. 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề: Nguyên tử cấu tạo nên chất, chất cấu tạo nên vật thể, chúng có khối lượng vậy nguyên tử có khối lượng không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tử khối là gì? ( 16’) - Mục tiêu: HS biết: + Để thuận tiện trong tính toán, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC. Dựa vào đó để tính khối lượng của nguyên tử. + Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của nguyên tử tính theo đơn vị cacbon. + Dựa vào NTK để so sánh mức độ nặng nhẹ của các nguyên tử. - Nội dung: HS trả lời cá nhân tìm hiểu nguyên tử khối là gì? - Sản phẩm: Các câu trả lời và giải thích. - Cách tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV - HS. Nội dung II. Nguyên tử khối. - GV: Hãy nêu vài đơn vị đo khối lượng mà em biết? HS: Kể tên các đơn vị đo khối lượng: gam, kg, tấn, tạ, yến ... - GV: Đặt vấn đề: Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ không tiện sử dụng. VD: Khối lượng của 1 nguyên tử C là - Khối lượng của 1 nguyên tử 1,9926.10-23 (g). Cacbon mC = 1,9926.10-23 g. - GV: Do đó trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng nguyên tử. Quy ước. - Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị Cacbon, viết tắt là đvC. Dựa vào đó để tính khối lượng của nguyên tử. KT trình bày 1 phút - GV: Khối lượng của một đvC ? - HS: 1 đvC có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. - GV: Chiếu bảng phụ lục sgk/t42, hướng dẫn HS quan sát xác định khối lượng của nguyên tố. ? Khối lượng của một nguyên tử cacbon, một nguyên tử hiđro, một nguyên tử oxi? - HS: 12 đvC, 1 đvC, 16 đvC.. 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV: + Khối lượng của một nguyên tử hiđro bằng 1đvC (Qui ước viết là H = 1 đvC). + Khối lượng của một nguyên tử cacbon bằng 12 đvC (Qui ước viết là C = 12 đvC). + Khối lượng của một nguyên tử oxi bằng 16 đvC (Qui ước viết là O = 16 đvC). - GV: Các giá trị khối lượng trên gọi là nguyên tử khối. Vậy nguyên tử khối là gì? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức. - Định nghĩa: Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. - GV: Lưu ý: Có thể bỏ chữ đvC sau số trị VD: C = 12 đvC nguyên tử khối. H = 1 đvC O = 16 đvC Ca = 40 đvC - Nguyên tử khối là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử, cho biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử. - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Biết NTK thì xác định được tên nguyên tố - GV: Các giá trị khối lượng này chỉ cho và ngược lại. biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử. ? Vậy trong các nguyên tử trên, nguyên tử nào nhẹ nhất? - HS: Nguyên tử H nhẹ nhất. ? Nguyên tử C, O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H? - HS: + Nguyên tử C nặng gấp 12/1 = 12 lần nguyên tử H. + Nguyên tử O nặng gấp 16/1 = 16 lần nguyên tử H. - GV: + So sánh nguyên tử C nặng hơn hay nhẹ hơn và bằng bao nhiêu lần nguyên tử O? +So sánh nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn và bằng bao nhiêu lần nguyên tử C? - HS: + Nguyên tử C nhẹ hơn O và bằng. 12 3 16 4. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> lần nguyên tử O. 16 4 12 3. + Nguyên tử O nhẹ hơn C và bằng lần nguyên tử C. - GV: Mỗi nguyên tố có NTK riêng biệt. Vì vậy, dựa vào NTK ta sẽ xác định được nguyên tố đó là nguyên tố nào. - GV: Hướng dẫn hs tra bảng 1 sgk/t42 để biết NTK của các nguyên tố và ngược lại. ? Xác định NTK của nguyên tố Nhôm, Sắt, Đồng ... - HS: Al=27 đvC; Fe=56 đvC; Cu=64 đvC. ? Xác định nguyên tố có NTK bằng 65, 9, 14 ... - HS: Zn, F, N ... C. Hoạt động luyện tập (13 phút.) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học qua hệ thống bài tập - Nội dung: HS làm bài tập 5, 6 sgk/t20 - Sản phẩm: Bài tập của HS. - Cách thức tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 5 Bài tập 5 (sgk/t20) sgk/t20 a. Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C và nặng hơn 24/12 = 2 lần. b. Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử S và nhẹ hơn 24/32 = 0,75 lần. c. Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử Al và nhẹ hơn 24/27 = 8/9 lần. Bài tập 6 (sgk/t20) - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 6 - NTK của nitơ: N = 14 đvC NTK của X: X = 2 . 14 = 28 đvC sgk/t20 X là nguyên tố Silic (Si) Bài tập 1 - NTK của hiđro: H = 1 đvC NTK của R: R = 1 . 14 = 14 đvC - Dựa vào bảng 1 sgk/t42 R là nguyên tố Nitơ (N) Số p = số e = 7. - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 1: Xác định NTK của nguyên tố R. Biết NTK của R gấp 14 lần NTK của H. Cho biết tên NTHH, KHHH của nguyên tố R? Xác định số p, số e của nguyên tử nguyên tố R? Bài tập 2 - NTK của magie: Mg = 24 đvC - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 2: 4 nguyên tử magie: 4 . 24 = 96 đvC. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và KHHH của nguyên tố X? Xác định số p, số e của nguyên tử nguyên tố X?. - Bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X NTK của X: X = 93 : 3 = 32 đvC - Dựa vào bảng 1 sgk/t42 X là nguyên tố Lưu huỳnh (S) Số p = số e = 16. D. Hoạt động vận dụng (6 phút.) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học qua chơi trò chơi. - Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Điều kì diệu của những kí hiệu” - Sản phẩm: Giải được ô chữ bí mật. - Cách thức tổ chức thực hiện GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Điều kì diệu của những kí hiệu”. GV chia lớp thành 2 nhóm, mở các ô số từ 1 đến 6, trả lời các câu hỏi để tìm ra 1 kí hiệu nào đó. Sau 6 câu hỏi chúng ta sẽ thấy điều kì diệu. 2 tổ lần lượt trả lời một lần duy nhất, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai thì không có điểm và nhóm còn lại trả lời, đúng được 10 điểm, sai không trừ điểm. Trong 6 ô số có 1 ô may mắn, không cần trả lời nhưng vẫn được 10 điểm. NỘI DUNG TRÒ CHƠI Ô số 1: Nguyên tử của nguyên tố nào nặng gấp 12 lần Hiđro? Đáp án: Cacbon (C). Ô số 2: Nguyên tố nào có nguyên tử khối là 4? Đáp án: Heli (He). Ô số 3: Ô may mắn với chữ cái (M). Ô số 4: Nguyên tố nào có nguyên tử khối là 127? Đáp án: Iot (I). Ô số 5: Kí hiệu hóa học của nguyên tố Cacbon? Đáp án: (C). Ô số 6: Nguyên tố nào có nguyên tử khối là 27? Đáp án: Nhôm (Al). Điều kì diệu sau 6 ô số là dòng chữ trong dấu ngoặc đơn là: CHEMICAl. Chemical trong tiếng anh nghĩa là thuộc về hóa học, đây là một tính từ. Như vậy có thể thấy những kí hiệu hóa học có thể làm điều kì diệu. Vì thế về nhà các em có thể tìm hiểu thêm về các nguyên tố hóa học trên mạng internet để biết được nhiều điều thú vị và kì thú về chúng. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Giải được ô chữ bí mật. *Hướng dẫn tự học ở nhà * Đối với tiết học này - Đọc mục III “Có bao nhiêu nguyên tố hóa học” – sgk/19, mục “Đọc thêm” – sgk/21. - Học bài cũ. Làm bài tập 4,5,6,7,8 (sgk/t20). - Học thuộc nguyên tử khối một số nguyên tố thường gặp (bảng sgk/t42). * Đối với tiết học sau - Đọc trước phần I, II: Đơn chất – Hợp chất – Phân tử (sgk/t22). - Tìm hiểu: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?. 5.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>