Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giao an Vat Li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.46 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:. .00.2017. Ngày dạy: 8A:. .00.2017; 8B:. .00.2017. Tiết 15 - Bài 12: SỰ NỔI (Soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực HS) I - MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nêu được điều kiện nổi của vật. - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống. 2. Về kĩ năng - Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm - Rèn kĩ năng biểu diễn lực 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. - Có ý thức hợp tác học tập theo nhóm. 4. Năng lực cần đạt: Năng lực tự học, năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác II - Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV - SGK, SGV, giáo án. - Thí nghiệm: 1 viên bi sắt, 1 viên bi gỗ, 1 cốc nước. - Thí nghiệm hình: 12.1 (sgk trang 43) - Hình ảnh, tranh trên các slide có liên quan đến bài dạy. - Phiếu học tập. 2 . Chuẩn bị của HS Học bài và làm bài tập. Đọc trước bài mới III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ a) Ôn định tổ chức lớp: b) Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: Nhắc lại công thức tính tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên các đại lượng có mặt trong công thức. * Đáp án- biểu điểm: FA = d.V. (7đ). Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N). (1đ). d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3). (1đ). V: Thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 2. Nội dung bài học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (1đ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN GV: Cả lớp quan sát cô làm thí nghiệm: Cô. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Quan sát. có một cốc nước, 1 viên bi bằng sắt; 1 viên bi bằng gỗ: GV: Cô sẽ thả cả hai viên bi này vào cốc. nước, các em quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra. ? Một bạn nhận xét hiện tượng xẩy ra? ? Tại sao viên bi thép lại chìm, viên bi gỗ lại nổi trong nước ? ĐVĐ: Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép thì lại chìm? GV: Để trả lời các câu hỏi này chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu:. - Trả lời: Viên bi thép lại chìm, viên bi gỗ lại nổi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi, vật chìm (18’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG VIÊN HỌC SINH GV: Cả lớp nghiên cứu C1,C2. I. Điều kiện để vật nổi, GV: Gọi HS trả lời C1. HS khác HSHĐ cá nhân nghiên vật chìm: nhận xét. cứu SGK mục I. GV: Chiếu đáp án lên màn hình và chốt đáp án GV: Các em hoàn thiện đáp án vào vở GV: Chốt trên hình như câu C1 GV: Khi thả 1 vật vào nước thì có thể xẩy ra các trường hợp HSHĐ cá nhân C1: Một vật ở trong lòng nào? chất lỏng chịu tác dụng GV: Có thể xẩy ra ba trường của 2 lực cùng phương, hợp: Vật nổi, vật chìm, vật lơ ngược chiều là trọng lực P lửng. và lực đẩy Ác-si-mét FA GV: Một vật nhúng trong chất + Trọng lực P hướng từ lỏng sẽ chịu tác dụng của 2 lực P trên xuống dưới và FA. Vậy quan hệ giữa P và FA + Lực đẩy Ác-si-mét FA có liên quan đến sự nổi, chìm, lơ hướng từ dưới lên. lửng của vật ta sang C2. GV: Nêu yêu cầu của C2. GV: Vẽ các véc tơ lực tác dụng lên vật trong mỗi trường hợp và điền từ thích hợp vào chỗ trống. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện câu C2 trong.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4’và hoàn thiện vào phiếu học tập số 1 GV: phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện theo hướng dẫn sgk - Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm. Thảo luận theo nhóm trong 4’ Cô có 1 phương án trả lời (trên silide) GV: Yêu cầu 1 nhóm so sánh đáp án của nhóm em với phương của cô đưa ra. GV: Nhận xét và hs nhóm khác nhận xét Chốt đáp án đúng trên silide. GV: Đây mới chỉ là kết quả suy diễn từ những kiến thức đã học để khẳng định suy diễn này đúng hay sai cô trò ta cùng nhau đi làm thí nghiệm kiểm chứng GV: Làm thí nghiệm với quả trứng và chất lỏng- hs quan sát. (Ba cốc chất lỏng này có trọng lượng riêng là khác nhau và 3 quả trứng sống tương đối giống nhau). HS: Quan sát. GV: ? Qua quan sát em thấy hiện tượng gì sảy ra? Cốc 1: Quả trứng chìm trong chất lỏng. Cốc 2: Quả trứng lơ lửng trong nước. Cốc 1: Quả trứng nổi trên mặt thoáng chất lỏng. - Ở trường hợp 1: Khi quả trứng bắt đầu chìm xuống do P> FA nhưng khi quả trứng chìm hẳn xuống và nằm yên ở đáy cốc thì lúc này xuất hiện hai lực cân bằng đó là trọng lực P và FA ngoài ra còn có lực nâng của đáy cốc: (P = FA + F) - Ở trường hợp thứ 2: Quả trứng lơ lửng trong chất lỏng thì P =. HSHĐ theo nhóm Thảo luận trả lời câu hỏi C2 C2:(SGK- Trang 43) Đáp áp phiếu học tập số 1: - HS đánh giá kết quả của nhóm mình với kết quả của cô để tìm ra phương án đúng.. a) P>FA b) P =FA c) P<FA a)Vật chuyển động xuống dưới và chìm xuống đáy bình. b) Vật lơ lửng trong chất lỏng. c) Vật chuyển động lên trên mặt thoáng của chất lỏng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> FA - Ở trường hợp thứ 3: Khi quả trứng bắt đầu nổi do trọng lực P< FA nhưng khi nổi hẳn và đứng yên trên mặt thoáng của chất lỏng thì xuất hiện 2 lực cân bằng đó là trọng lực P và FA Vậy khi P = FA trong trường hợp này có liên quan gì đến độ lớn của FA ta sang phần II Hoạt động 2: Xác định độ lớn của lực đẩy FA khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (7’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN GV: Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu C3,C4,C5 SGK Trang 44. GV: Yêu cầu thảo luận nhóm – trả lời vào phiếu học tập số 2 (time 3’) cả 3 câu hỏi C3,C4,C5. Có thể gợi ý: Cho dgỗ = 8000 N/m3 dnước = 10 000 N/m3 HS: Các nhóm đổi kết quả, kiểm tra chéo lẫn nhau trên cơ sở đáp án của giáo viên đưa ra - Nhận xét các nhóm làm. GV ghi kết quả lên góc bảng và chốt kết quả đúng. GV chiếu và nói: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì FA = d . V; V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của cả vật.. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HSHĐ theo nhóm Thảo luận trả lời câu hỏi. NỘI DUNG GHI VỞ CỦA HS II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. - Đại diện nhóm báo cáo C3: kết quả thảo luận C4: C5: Đáp áp phiếu học tập số 2: C3: Miếng gỗ thả vào - HS đánh giá kết quả nước lại nổi vì trọng của nhóm bạn bằng cách lượng riêng của gỗ nhỏ đổi kết quả kiểm tra chéo hơn trọng lượng riêng các nhóm của chất lỏng. Nhóm 1: Nêu kết quả C4: Khi miếng gỗ nổi của nhóm bạn, GV ghi trên mặt nước, thì trọng kết quả lên góc bảng lực và lực đẩy Ác-si-mét là hai lực cân bằng nên P =FA C5: Chọn phương án B. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10ph) GV: Giao nhiệm vụ: Y/c HS tự III. Vận dụng nghiên cứu phần tự nghiên cứu C6C6: sgk trang 44. HS: Thảo luận cặp đôi hoặc cá nhân trả lời câu hỏi. C6 cho biết gì? yêu cầu gì? - Biết P = dv .V và FA = dl .V - Yêu cầu chứng minh: Nếu vật là khối đặc thì:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Vật chìm xuống khi: dV > dl + Vật lơ lửng khi: dV = dl + Vật nổi lên khi : dV < dl Chứng minh ý thứ nhất. Theo kết luận ở C2 ta biết vật chìm trong chất lỏng khi nào? P > FA Hay P = dv .V và FA = dl .V ta có biểu thức nào? dV . V > dl . V Suy ra: dV > dl GV: Tương tự ý thứ nhất 1 bạn chứng minh cho cô giáo ý thứ hai, thứ ba HS: lên bảng làm GV: (Chốt) Nếu muốn biết một vật nổi lên hay chìm xuống hay lơ lửng ta có thể dựa vào những cách nào? HS trả lời- GV chiếu silide. Vật Cách 1 Cách 2 Vật chìm P > FA dV > dl xuống Vật lơ lửng P = FA dV = dl Vật nổi lên P < FA dV < dl GV: Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời C7. HS:Trả lời – HS khác nhận xét GV: nhận xét và khẳng định câu trả lời đúng. GV: Chiếu đáp án, HS hoàn thiện vào vở GV: Yêu cầu HS trả lời C8 (gợi ý so sánh TLR của thép và thủy ngân, cho biết dthép = 78 000 N/m3; dhg = 136 000 N/m3) HS:Trả lời – HS khác nhận xét GV: nhận xét và khẳng định câu trả lời đúng. GV: Chiếu đáp án, HS hoàn thiện vào vở GV: Yêu cầu HS nghiên cứu C9. HS:1 em đứng tại chỗ trả lời HS:Học sinh khác nhận xét GV: Chiếu đáp án GV: Yêu cầu học sinh lần lượt giải thích. * Vì hai vật có cùng thể tích V và cùng nhúng trong nước nên FAM =. HSHĐ cá nhân Bài giải: nghiên cứu SGK mục Khi vật đặc (P = dv .V) III. Nhúng ngập trong chất lỏng (FA = dl .V) HSHĐ cá nhân Theo C2 thì: Trả lời như bên + Vật sẽ chìm xuống HS lên bảng làm khi: P > F A ⇒ dV . V > d l . V ⇒ dV > dl + Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi : P = F A ⇒ dV . V = d l . V ⇒ dV = dl + Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: P < F A ⇒ dV . V < d l . V ⇒ dV < dl. HSHĐ nhóm đôi C7: Hòn bi làm bằng Thảo luận trả lời câu thép có TLR lớn hơn hỏi TLR của nước nên bi chìm. Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế có nhiều khoảng trống - Đại diện nhóm đôi nên TLR của cả con tàu trả lời, đứng tại chỗ nhỏ hơn TLR của nước, trả lời. vì vậy con tàu có thể nổi lên mặt nước. C8: Vì dthép < dhg Nên hòn bi thép nổi khi thả nó vào thủy ngân. C9: FAM = FAN FAM < PM FAN = PN PM > P N.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> FAN * Vì vật M chìm nên: FAM < PM * Vật N lơ lửng nên: FAN = PN * Vì vật M chìm, vật N lơ lửng trong cùng chất lỏng nên: PM > PN Tàu ngầm có thể nổi, có thể chìm, có thể lơ lửng trong nước GV giới thiệu trên silide Yêu cầu HS về nhà đọc có thể em chưa biết D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * THMT: (3’) GV nêu phần tích hợp môi trường trên silide Sự nổi của các vật cũng tác động đến môi trường Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nổi trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hoà tan ôxi vào nước. Vì vậy, sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết Thảm hoạ “ thuỷ triều đen”sau sự cố nổ giàn khoan trên vịnh Mê-Hi-Cô vào cuối tháng 4 năm 2010. Làm cho biển bị ô nhiễm Sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải lớn ( CO2, SO2…) đều nặng hơn không khí nên có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất => ô nhiễm môi trường. Biện pháp: - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển dầu lửa, có biện pháp kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu. - Lưu thông không khí (sử dụng quạt gió, xây dựng nhà xưởng thông thoáng, xây dựng các ống khói…). sử lí các chất thải độc hại trước khi xả ra môi trường 3. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc kỹ SGK, đọc phần “ có thể em chưa biết”, học thuộc phần ghi nhớ. - BTVN: 12.1 đến 12.7 (SBT) - Đọc trước bài 13 “Công cơ học”. - Ôn: cách xác định phương và chiều của lực IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY Tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung, thay đổi……………… …………………………………………………………………………………………… …..……………................................................................................................................... Nguyên nhân……………………………………………………………..……… ………………………………………………………………………………………… Giải pháp……………………...…………………………..…………………..….. …………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×