Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.71 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường: THCS Kim Sơn. Họ và tên giáo viên:. Tổ: Khoa học tự nhiên. Dương Thùy Giang. Tiết 4. Bài 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH Môn: Tin học; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1. - Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. - Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin - Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng nhữ đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ. 2. Năng lực - Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin. - Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng. 3. Phẩm chất - Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đố cân nhắc mức độ của các hành vi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. - Học liệu: Phiếu học tập, công cụ đánh giá. 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (05 phút) a) Mục tiêu: Phát hiện được rằng một số thập phân có thể được biễn diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1. b) Nội dung: HS tự đọc SGK và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo như cách trong SGK. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS trả lời câu hỏi. Một phương án trả lời: Mã hóa số 3: 011..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mã hóa số 6: 110 Hai dãy kí hiện nhận được khác nhau. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS tự đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để tự sửa lỗi cho nhau. - GV hướng dẫn cách mã hóa số 4. - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi một số học sinh trả lời các câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét. - Các học sinh bên cạnh cùng nhau thảo luận và hỗ trợ để giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4: Kết luận: - GV trình chiếu đáp án của câu hỏi, nêu và phân tích ví dụ đưa ra. Nhận xét kết quả, đánh giá và cho điểm học sinh. - GV dẫn dắt vào bài 3: Thông tin trong máy tính. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút) Hoạt động 2.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính (15 phút) a) Mục tiêu: - Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1. - Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. b) Nội dung: HS được xem Video minh họa cách biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh thành dãy bít; tự đọc SGK và trả lời câu hỏi trên Phiếu học tập số 1. Câu 1: a) Em hãy chuyển đổi mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit b) Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau (từ trên xuống dưới). Câu 2: Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Câu 3: Đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin là gì?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Một phương án trả lời: Câu 1: a) 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000 b) 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000 Câu 2: Thông tin trong máy tính được biểu diễn bằng các dãy bit. Câu 3: Bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia nhóm HS thảo luận. - GV yêu cầu nhóm HS tự đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện nhiệm vụ được giao và trả lời câu hỏi. - GV quan sát và gợi ý khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV tổ chức cho HS báo cáo. - Các nhóm HS báo cáo kết quả. - HS thảo luận, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. - GV đánh giá câu trả lời và thảo luận của HS. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt kiến thức: Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1, hay còn dược gọi là chữ số nhị phân. Bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động 2.2. Đơn vị đo thông tin (10 phút) a) Mục tiêu: - Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin - Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng nhữ đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ. b) Nội dung: HS được xem Bảng đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin; HS đước xem hình ảnh một số thiết bị nhớ với dung lượng minh họa; HS tự đọc SGK trả lời câu hỏi. Câu 1: Nêu tên các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin? Câu 2: Ước lương dung lượng lưu trữ của: a) Ổ đĩa cứng của máy tính b) Đĩa CD/VCD c) USB Câu 3: Câu hỏi 1, 2 phần củng cố SGK/15. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Một phương án trả lời: Câu 1: Bít, B, KB, MB, GB, … Câu 2: Ước lương dung lượng lưu trữ của: a) Ổ đĩa cứng của máy tính: Vài trăm GB đến vài TB. b) Đĩa CD/VCD: Đĩa CD: 700MB; đĩa VCD 4.7GB-17BG. c) USB: 8BG, 16BG, 24BG, …. Câu 3: Câu hỏi 1, 2 phần củng cố SGK/15. Câu 1: Ổ C: 109 GB; ổ E: 111GB; ổ F: 169 GB; ổ G: 186 GB. Câu 2: Tệp 13: 372 KB; tệp 14: 408 KB; tệp 23: 482 KB, … d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu Bảng đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin. - GV chiếu một số hình ảnh minh họa dung lượng lưu trữ của một số thiết bị nhớ. - GV yêu cầu HS tự đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để tự sửa lỗi cho nhau. - GV quan sát và gợi ý khi cần thiết..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - HS khác xung phong hoặc được yêu cầu nhận xét về câu trả lời của các bạn. - GV đánh giá câu trả lời và thảo luận của HS. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt kiến thức: - Đơn vị đo thông tin cơ bản: Bít, B, KB, MB, GB, … 3. Hoạt động 2: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1. - Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. - Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin - Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng nhữ đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi: 1. Câu 1, 2 Phần củng cố SGK/14. 2. Câu 1, 2 phần Luyện tập SGK/15. 3. Biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính: a) Số 12. b) Chữ C. d) Hình ảnh chữ H e) Âm thanh dây đàn rung 220 lần. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh được ghi trong vở. 1. Câu 1, 2 Phần củng cố SGK/14. Câu 1: A. Câu 2: D. 2. Câu 1, 2 phần Luyện tập SGK/15. Câu 1: C. Câu 2: Uớc lượng khoảng 1300 bức ảnh.. 3. Biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính: a) Số 12: 1100.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) Chữ C: 100011 d) Hình ảnh chữ H: 01100110 01100110 01100110 01111110 01100110 01100110 00000000. 01100110. e) Âm thanh dây đàn rung 220 lần: 11011100. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để tự sửa lỗi cho nhau. - GV gợi ý: + Các hoạt động được máy tính hỗ trợ rất đa dạng. + Sư hỗ trợ của máy tính đem lại hiệu quả cao. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi một số học sinh trả lời các câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét. - Các học sinh bên cạnh cùng nhau thảo luận và hỗ trợ để giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4: Kết luận: - GV trình chiếu đáp án của câu hỏi, nêu và phân tích kiến thức đã học. Nhận xét kết quả, đánh giá và cho điểm học sinh (nếu cần). 4. Hoạt động 4: Vận dụng (05 phút) a) Mục tiêu: Tìm hiểu và khám phá các tình huống thực tế về đơn vị lưu trữ thông tin. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần vận dụng SGK/15. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS được ghi trong vở. Khuyến khích sự phong phú, đa dạng của các câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần vận dụng SGK/15. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để tự sửa lỗi cho nhau. - GV gợi ý: Thao tác mở xem dung lượng ổ đĩa trên máy tính..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi một số học sinh trả lời các câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét. - Các học sinh bên cạnh cùng nhau thảo luận và hỗ trợ để giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4: Kết luận: - GV trình chiếu đáp án của câu hỏi, nêu và phân tích ví dụ đưa ra. Nhận xét kết quả, đánh giá và cho điểm học sinh. IV. PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập Lớp: ……….. Nhóm: ……… Họ và tên: …………………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: a) Em hãy chuyển đổi mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit b) Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau (từ trên xuống dưới). Câu 2: Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Câu 3: Đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin là gì?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>