Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 9 Gop phan xay dung nep song van hoa o cong dong dan cu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.3 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 12/10/2016 Ngày giảng:. Giáo án GDCD 8. TIẾT 11- BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức. Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 2. Kĩ năng. - Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Thường xuyên tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tích cực tham gia vào nếp sống văn hóa. 3. Thái độ. - Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư. - Học sinh có ý thức giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh. - Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. II. Phương pháp dạy học - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm III. Chuẩn bị * GV: SGK, SGV, giáo án. * HS: SGK, vở ghi, tài liệu, đồ dùng học tập. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p) ?: Tại sao chúng ta phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? 3. Bài mới ( 34p).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Vào bài: ( 1p) Các cụ ta thường có câu: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”, tức là mỗi người chúng ta phải sống gắn bó, yêu thương hàng xóm láng giềng, tức là tích cực xây dựng cộng đồng dân cư. Vậy cộng đồng dân cư là gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Thời gian 13’. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt 1. Đặt vấn đề vấn đề. GV cho HS đọc phần đặt vấn đề. HS đọc. GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Ở mục 1 đã nêu ra những + Hiện tượng tảo hôn. hiện tượng tiêu cực nào ? + Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm. + Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma. + Uống rượu say, đánh bạc... * Ảnh hưởng: + Nhóm 2: Những hiện tượng đó ảnh - Các em đi lấy vợ, lấy hưởng như thế nào đến cuộc sống của chồng xa, phải xa gia đình người dân ? sớm. - Có con không được đi học. - Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở. - Sinh ra đói nghèo. - Nhiều người chết vì bị đối xử tệ. * Làng Hinh - Vệ sinh sạch sẽ. - Dùng nước giếng sạch. + Nhóm 3: Vì sao làng Hinh được công - Con ốm đau đưa đến trạm nhận là làng văn hóa ? xá. - Trẻ em đủ tuổi được đến trường. - Phổ cập giáo dục xóa mù chữ. - Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau. - An ninh giữ vững, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu. Người dân an tâm sản xuất + Nhóm 4: Những thay đổi đó ảnh làm ăn kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 20’. hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân và cả cộng đồng ? Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi sau 5 phút thảo luận, các nhóm nhận xét bổ sung. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức và kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. ?: Dựa vào hiểu biết của em và kiến thức trong SGK, em hãy cho biết Cộng đồng dân cư là gì ?. ?: Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào ?. ?: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư có ý nghĩa gì ? GV : Bổ sung: Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên. Góp phần cho một xã hội văn minh, tiến bộ.. - Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.. 2. Nội dung bài học a. Thế nào là cộng đồng dân cư ? - Là toàn thể những người sống trong khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó 1 khối giữa họ có sự gắn kết hợp tác để cùng thực hiện lợi ích của mình và người khác. b. Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? - Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú. c. Ý nghĩa - Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Phát huy truyền thống dân tộc.. d. Trách nhiệm của công ?: Học sinh cần phải làm gì để góp dân phần xây dựng nếp sống văn hóa ở - Tham gia những hoạt động cộng đồng dân cư ? giáo dục vừa sức mình góp GV : Lưu ý học sinh liên hệ ngay tới phần xây dựng nếp sống văn bản thân, gia đình và địa phương mình hóa ở cộng đồng dân cư. ở. - Vận động, tuyên truyền gia GV yêu cầu học sinh bổ sung những đình, hàng xóm cùng thực hành vi trái với nếp sống văn hóa ở một hiện tốt quy định về nếp số HS sống văn hóa của cộng đồng. + Thiếu lễ độ, tôn trọng người lớn. + Bỏ học, giao du với bọn xấu. + Gây rối, mất trật tự an toàn. + Lười lao động, thích ăn chơi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HS trả lời. GV nhận xét, kết luận. 4. Luyện tập ( 5p) - HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 24 - GV cho HS kể các hành động mà các em đã làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 5. Hướng dẫn học về nhà: ( 1p) - Về nhà học bài. - Chuẩn bị cho bài học sau. V. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×