Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.79 KB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 13/3/2021 Chủ đề: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3,5 triệu km2 trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 26 0 và từ kinh độ 100o đến 120o . Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan, Camphuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông có vị trí chiến lược đối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km 2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên. Biển, đảo luôn gắn liền với cuộc sống con người Việt Nam. Ngay từ rất sớm, Tổ tiên ta đã thấy được những những giá trị, tiềm năng mà biển đem lại cho cuộc sống của con người. Từ xa xưa đến nay, các triền sông, cửa biển là những địa bàn tập trung dân cư đông đúc làm ăn sinh sống. Nhờ vậy, ở những địa bàn này đã dần dần hình thành các trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc khai thác tài nguyên biển và bảo vệ an ninh quốc gia trên biển. Biển Việt Nam đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế. Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Như vậy, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Việt Nam trên biển là một chủ trương lớn của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để Việt Nam có thể hướng tới phát triển thành một quốc gia mạnh về biển. - Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong bối cảnh hiện nay vẫn đang có những thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xâm lấn vùng chủ quyền biển nước ta, và tình hình phức tạp, gay gắt trên biển Đông. Với kiến thức bài học này, giáo viên sẽ tiếp tục bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Lựa chọn nội dung bài học Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo) Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí Hoạt động ngoại khóa - trải nghiệm sáng tạo (Dự kiến thời gian là 90 phút). III. Xây dựng mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, nhiều tỉnh, thành giáp biển, có vùng biển rộng. - Xác định được giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. - Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí). Tìm hiểu sâu hơn về một số đảo và quần đảo lớn ở Việt Nam (Cụ thể hơn có thể là địa phương em: quần đảo Cô Tô…)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phân tích ý nghĩa phát triển tổng hợp kinh tế biển. Những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta. Vai trò phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với kinh tế và an ninh quốc phòng. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển (thuận lợi, khó khăn, phương hướng giải quyết). Khai thác tài nguyên biển phải đảm bảo tính bền vững cho phát triển kinh tế. - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta: thực trạng sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. - Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (có thể tìm hiểu cụ thể một số biện pháp thực tế). - Học sinh giao lưu, học hỏi để tích lũy kiến thức về môi trường biển đảo đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng; đồng thời phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động tập thể để các em yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Từ đó, các em nhận thức vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam. - Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam. - Khai thác kiến thức từ lược đồ, Átlát địa lí Việt Nam. - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và các bài viết về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để giải quyết các vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. - Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Kĩ năng thu thập, xử lí tư liệu, ứng dụng CNTT (powerpoint - word) vào việc xây dựng bài thuyết trình. - Rèn khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm. - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo, tìm kiếm và xử lí thông tin tình hình môi trường, tài nguyên biển đảo ở nước ta và ở địa phương. - Xây dựng các bài thuyết trình bằng power point, cắp ghép video,… Kĩ năng sống - Kỹ năng giao tiếp qua trình bày suy nghĩ và hợp tác khi làm việc. - Kỹ năng tư duy qua thu thập và xử lý thông tin. Phân tích các mối quan hệ. - Kỹ năng làm chủ bản thân qua trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Kỹ năng tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin. 3, Thái độ - Thấy được sự giảm sút của các tài nguyên biển, vùng biển ven bờ nước ta và phương hướng chính để bảo vệ các tài nguyên biển. - Có niềm tin vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Yêu thiên nhiên đất nước, yêu thích môn học. - Tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khóa – trải nghiệm sáng tạo bồi dưỡng các năng lực cá nhân. - Giáo dục cho học sinh về tình yêu biển đảo để tác động trực tiếp đến tình cảm của các em, giúp các em nhận thức đúng đắn về một vấn đề thời sự liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước. - Giúp các em xác định được tình yêu lớn nhất, cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê. IV. Mô tả mức độ cần đạt Nội dung chủ Nhận biết đề - Biển và đảo - Chiều dài Việt Nam đường bờ biển, diện tích phần biển, các bộ phận của biển - Các đảo và - Số lượng quần đảo. các đảo và quần đảo.. Thông hiểu. Vận dụng thấp - Vùng biển - Hiểu vùng nước ta rộng đặc quyền kinh và giàu tài tế trên biển. nguyên, có 28/63 tỉnh giáp biển. - Phân loại - Xác định ý đảo, xác nghĩa , vai trò định các đảo của các đảo và gần bờ và xa quần đảo. bờ. - Phát triển tổng - Tên các - Tiềm năng, - Đánh giá hợp kinh tế ngành kinh tế sự phát tiềm năng kinh biển. biển: 4 ngành. triển, hạn tế biển, xác chế và định ưu thế. Vận dụng cao - Bảo vệ chủ quyền biển – đảo, phát huy tiềm năng của biển. - Bảo vệ chủ quyền biển đảo, khai thác tổng hợp kinh tế các đảo. - Hiểu phát triển tổng hợp phải đi đôi với phát triển bền.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Bảo vệ tài - Sự giảm sút nguyên và môi của tài trường biển – nguyên biển đảo.. phương hướng của từng ngành kinh tế biển.. phát triển của từng ngành để có kế hoạch khai thác.. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên biển và ô nhiễm môi trường biển.. - Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.. vững, định hướng phát triển kinh tế biển, định hướng cho bản thân. - Các biện pháp bảo vệ môi trường sống và xác định trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.. V. Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá ở các mức độ 1.Nhận biết ? Bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài bao nhiêu km ? ? Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2? ? Nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp biển? Kể tên các tỉnh nằm giáp biển ? Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?Hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta ? 2. Thông hiểu ? Xác định chỉ trên bản đồ các đảo lớn ven bờ? Các quần đảo và đảo lớn xa bờ? Rút ra nhận xét gì? ? Vùng biển đảo nước ta có giá trị gì đối với kinh tế? Quốc phòng? ? Bên cạnh những thuận lợi thì biển còn mang lại những khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta? ? Dựa kiến thức đã học + Átlat Địa lí việt Nam, thông tin trong sách giáo khoa và phần chuẩn bị bài ở nhà, cho biết vùng biển VN có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? 3.Vận dụng thấp ? Tại sao ven biển Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối? ? Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? ? Em hãy cho biết Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? 4.Vận dụng cao.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Em hãy trình bày những thời cơ và thách thức của ngành thủy sản nước ta hiện nay. Hãy tưởng tượng em là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với mọi người về Vịnh Hạ Long. ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng và hiểu biết của mình, em hãy cho biết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông hiện nay như thế nào? VI. Hoạt động dạy và tiến trình dạy học TIẾT 1: TÌM HIỂU BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM *) Mục tiêu - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, nước ta có nhiều tỉnh thành giáp biển.( Kể tên các tỉnh thành giáp biển) - Nắm rõ các bộ phận của vùng biển nước ta ( giới hạn). - Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo; tìm hiểu một số đảo và quần đảo nước ta ( Xác định vị trí trên bản đồ/lược đồ, diện tích...). - Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam. - Khai thác kiến thức từ lược đồ, Átlát địa lí Việt Nam. - Giáo dục học sinh về chủ quyền biển- đảo; bồi dường cho các em tình yêu quê hương đất nước. - Liên hệ địa phương ( Vùng biển và đảo Quảng Ninh). *) Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê *) Phương pháp kĩ/ thuật dạy học: Trực quan, tư duy- động não, thuyết trình... *) HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp Tiết Lớp Ngày giảng HS vắng Ghi chú PPCT 44 9A 9B A. Khởi động (5 phút) 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức :+ Giúp học sinh có kiến thức khái quát về vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển đảo..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tìm ra được những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích thông tin. 2. Phương thức - Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, gợi mở, khai thác tranh ảnh, video…. - Hình thức: Cá nhân. - Phương tiện: Bảng, máy chiếu, loa. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: - Giao nhiệm vụ (1 phút) Cho học sinh nghe bài hát “Nơi đảo xa” và hình ảnh về biển đảo Việt Nam. (slides 1, 2) - Điều kiện thực hiện: Bài hát và hình ảnh về biển đảo. - Hình thức: Cá nhân Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ (1 phút) Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút) - GV gọi HS báo cáo kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức (2 phút) - Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. - Từ câu hỏi trên, giáo viên dẫn dắt vào bài: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”.. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về biển đảo quê hương.Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung chủ đề hôm nay. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. . B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam *) Thời gian dự kiến: 20 phút 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, nước ta có nhiều tỉnh thành giáp biển.( Kể tên các tỉnh thành giáp biển).
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nắm rõ các bộ phận của vùng biển nước ta ( giới hạn). 1.2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. - Khai thác kiến thức từ lược đồ, Átlát địa lí Việt Nam. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, động não, đọc tích cực. 2.2. Hình thức: lớp. 2.3. Phương tiện: máy chiếu. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) GV: Đưa lược đồ giới thiệu về vùng biển và bờ biển Việt Nam (có hiệu ứng về đường bờ biển). (slides 3) Dựa vào lược đồ + Thông tin sgk cho biết: ? Bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài bao nhiêu km ? ? Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2? ? Nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp biển? Kể tên các tỉnh nằm giáp biển ? Dựa vào lược đồ Đường bờ biển Việt Nam trên phông chiế và hình H38.1 + Thông tin sgk cho biết: ? Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?Hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta ? ? Em biết những bài hát, tác phẩm văn học nào có chủ đề về biển – đảo? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (7 phút) - Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao, trao đổi với bạn - GV quan sát, trợ giúp. Bước 3: Trao đổi, thảo luận (3 phút) - Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.(8 phút) - Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh (về quá trình thực hiện, sản phẩm, kĩ năng...) - Chốt kiến thức - VN có đường bờ biển dài (>3.260km) và vùng biển rộng. (1 triệu km2.) . - Vùng biển nước ta là một bộ phân của biển Đông. - Nước ta có 28 tỉnh/ thành giáp biển. - Bao gồm các bộ phận: + Vùng nội thủy. + Vùng lãnh hải. + Vùng tiếp giáp lãnh hải. + Vùng đặc quyền kinh tế. + Thềm lục địa biển..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Điều chỉnh, bổ sung: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đảo và quần đảo *) Thời gian dự kiến: 18 phút 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo; tìm hiểu một số đảo và quần đảo nước ta ( Xác định vị trí trên bản đồ/lược đồ, diện tích...). - Kể tên và xác định được trên bản đồ một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam. 1.2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo nước ta. - Khai thác kiến thức từ lược đồ, Átlát địa lí Việt Nam. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, động não, đọc tích cực, nhóm… 2.2. Hình thức: lớp, nhóm 2.3. Phương tiện: máy chiếu. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) GV: Đưa lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam lên phông chiếu (slides 6) Dựa vào lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam và thông tin trong sách giáo khoa em hãy cho biết: ? Xác định chỉ trên bản đồ các đảo lớn ven bờ? Các quần đảo và đảo lớn xa bờ? Rút ra nhận xét gì? ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng và hiểu biết của mình, em hãy cho biết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông hiện nay như thế nào? - Gv giáo dục ý thức và trách nhiệm cho học sinh về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển- đảo nước ta trong tình hình hiện nay. ? Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8, ở bài Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, các em đã biết được vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động chính trị xã hội. Vậy với vấn đề biển Đông hết sức nóng bỏng hiện nay, em có suy nghĩ và hành động gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo quê hương? (slides 14, 15) ? Em hãy tìm những bằng chứng chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Học sinh làm bài tập về nhà theo nhóm..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cho học sinh quan sát bức ảnh về vịnh Hạ Long và nghe bài hát “Hạ Long biển nhớ” của nhạc sĩ Đỗ Hòa An. (slides 12, 13) ? Em hãy cho biết Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? ? Vùng biển đảo nước ta có giá trị gì đối với kinh tế? Quốc phòng? ? Bên cạnh những thuận lợi thì biển còn mang lại những khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (7 phút) - Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao, trao đổi với bạn - GV quan sát, trợ giúp. Bước 3: Trao đổi, thảo luận (3 phút) - Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.(8 phút) - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chốt kiến thức - Ven biển nước ta có >4.000 hòn đảo lớn nhỏ. - Ven bờ có khoảng 2800 đảo, tập trung ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. + Có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. + Các đảo lớn : Cát Bà. Cái Bàu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu… - Vai trò ý nghĩa của biển VN: + Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. + Các đảo và quần đảo là những vọng gác tiền tiêu bảo vệ ở phía đông của phần đất liền. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾT 2: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN *)Mục tiêu - Phân tích ý nghĩa phát triển tổng hợp kinh tế biển. Những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành knh tế biển ở nước ta. Vai trò phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với kinh tế và an ninh quốc phòng..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển (thuận lợi, khó khăn, phương hướng giải quyết). Khai thác tài nguyên biển phải đảm bảo tính bền vững cho phát triển kinh tế. - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và các bài viết về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để giải quyết các vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. - Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam. - Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Thấy được sự giảm sút của các tài nguyên biển, vùng biển ven bờ nước ta và phương hướng chính để bảo vệ các tài nguyên biển. - Có niềm tin vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta. *) Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê *) Phương pháp kĩ/ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, tư duyđộng não, thảo luận nhóm... *) HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp Tiết Lớp Ngày giảng HS vắng Ghi chú PPCT 45 9A 9B A. Khởi động (5 phút) 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức :+ Giúp học sinh có kiến thức khái quát về vấn đề phát triển kinh tế biển + Tìm ra được những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích thông tin. 2. Phương thức - Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, gợi mở, khai thác tranh ảnh, video…. - Hình thức: Cá nhân..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phương tiện: Bảng, máy chiếu, loa. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: - Giao nhiệm vụ (1 phút) Cho cả lớp cùng nghe bài hát “Tình ta biển bạc đồng xanh” của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương kèm video. (slides 18) - Điều kiện thực hiện: Bài hát và video về biển đảo. - Hình thức: Cá nhân Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ (1 phút) Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút) - GV gọi HS báo cáo kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức (2 phút) - Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. - Từ câu hỏi trên, giáo Các em vừa được nghe ca khúc trữ tình, với những lời ca mượt mà, sâu lắng về tinh thần hăng say lao động của nhân dân ta. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, những chiếc thuyền ngày ngày ra khơi, mang về những khoang cá đầy. Trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Trong tiết học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. . B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 3: Phát triển tổng hợp kinh tế biển Thời gian dự kiến: 40 phút Thao tác 1: (12’) 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Phân tích ý nghĩa phát triển tổng hợp kinh tế biển. Những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành knh tế biển ở nước ta. Vai trò phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với kinh tế và an ninh quốc phòng. 1.2. Kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và các bài viết về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để giải quyết các vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. - Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam. 2. Phương thức.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, tư duyđộng não... 2.2. Hình thức: lớp 2.3. Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ, bút dạ… 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) 1. Dựa vào sự hiểu biết của mình + sơ đồ H38.1 em hãy kể tên các hoạt động kinh tế biển? (slides 19, 20) ? Thế nào là phát triển kinh tế tổng hợp? Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo? ? Thế nào là phát triển kinh tế bền vững? 2. Dựa kiến thức đã học + Átlat Địa lí việt Nam, thông tin trong sách giáo khoa và phần chuẩn bị bài ở nhà, cho biết vùng biển VN có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (5 phút) - Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao, trao đổi với bạn - GV quan sát, trợ giúp. Bước 3: Trao đổi, thảo luận (2 phút) - Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.(3 phút) - Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh (về quá trình thực hiện, sản phẩm, kĩ năng...) - Chốt kiến thức - - Nước ta có nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú tạo đi ều ki ện thu ận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Thao tác 2 : Phát triển tổng hợp kinh tế biển Thời gian dự kiến: 30 phút 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển (thuận lợi, khó khăn, phương.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> hướng giải quyết). Khai thác tài nguyên biển phải đảm bảo tính bền vững cho phát triển kinh tế. 1.2. Kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và các bài viết về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để giải quyết các vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. - Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, tư duyđộng não, kĩ thuật phòng tranh.... 2.2. Hình thức: lớp, nhóm 2.3. Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ, bút dạ… 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) * Hoạt động nhóm: Kĩ thuật phòng tranh - GV: Nêu nội dung thảo luận. + Chia nhóm học sinh (4 nhóm). Chỉ định nhóm trưởng của từng nhóm. + Giáo viên giao phiếu học tập cho học sinh thảo luận. Nhiệm vụ trên phiếu học tập đã ghi rõ theo từng nhóm. Thời gian: 10 phút. - Nhóm 1 : Ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản - Nhóm 2: Ngành du lịch biển đảo. - Nhóm 3: Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Nhóm 4: Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. + Nội dung thảo luận: 1) Xác định các tiềm năng phát triển của ngành. 2) Tình hình phát triển của ngành 3) Những khó khăn gặp phải. 4) Giải pháp khắc phục. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (5 phút) - Học sinh trong nhóm thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó 1 học sinh sẽ trình bày trong nhóm, các học sinh khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và tổng hợp kết quả vào phiếu học tập, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. - Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút) - Giáo viên gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện được - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức (3 phút) - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TIẾT 3: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO- THỰC HÀNH *) Mục tiêu - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta: thực trạng sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. - Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (có thể tìm hiểu cụ thể một số biện pháp thực tế). - Kĩ năng làm chủ bản thân qua trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. *) Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê *) Phương pháp, kĩ thuật dạy học -Trực quan, thuyết trình, đàm thoại, động não. *) HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp Tiết Lớp Ngày giảng HS vắng Ghi chú PPCT 46 9A 9B A) Khởi động 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức :+ Giúp học sinh có kiến thức khái quát về vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Tìm ra được những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích thông tin. 2. Phương thức - Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, gợi mở, khai thác tranh ảnh, video…. - Hình thức: Cá nhân. - Phương tiện: Bảng, máy chiếu, loa. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: - Giao nhiệm vụ (1 phút) Cho học sinh xem một số bức ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường biển – đảo và sự sụt giảm tài nguyên biển – đảo. (slides 35) - Điều kiện thực hiện: Video về biển đảo. - Hình thức: Cá nhân Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ (1 phút) Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút) - GV gọi HS báo cáo kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức (2 phút) - Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. - Từ câu hỏi trên, giáo viên vào bài: Cùng với việc khai thác, phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo chúng ta còn phải bảo vệ tài nguyên, môi trường, khai thác hợp lí, đảm bảo tính bền vững cho phát triển kinh tế biển. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. . B. Hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo Thời gian dự kiến 15 phút 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta: thực trạng sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. - Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (có thể tìm hiểu cụ thể một số biện pháp thực tế). .1.2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm chủ bản thân qua trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, tư duyđộng não, nhóm... 2.2. Hình thức: lớp.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2.3. Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ, bút dạ… 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) Dựa vào những bức ảnh trên phông chiếu và thông tin sgk + sự hiểu biết, em hãy: Nhóm 1: Nêu thực trạng tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta trong những năm gần đây. Nhóm 2: Nêu những nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo? Nhóm 3: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Nhóm 4: Liên hệ thực tế ở địa phương em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (5 phút) - Học sinh trong nhóm thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó 1 học sinh sẽ trình bày trong nhóm, các học sinh khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và tổng hợp kết quả vào phiếu học tập, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. - Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút) - Giáo viên gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện được - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức (2 phút) - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chốt kiến thức 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo. - Thực trạng: + Diện tích rừng ngập mặn giảm + Sản lượng đánh bắt giảm + Một số loại hải sản có nguy cơ bị tuyệt chủng + Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt. - Hậu quả: + Ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều vùng biển nước ta. + Giảm sút tài nguyên sinh vật biển + Ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo : 5 biện pháp - Đầy mạnh đánh bắt xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ven biển..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Hoạt động 2: Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của một số đảo ven bờ và tìm hiểu ngành dầu khí Thời gian dự kiến : 20 phút 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. .1.2. Kĩ năng: - Hs phải nắm vững hơn cách phân tích các sơ đồ, bản đồ , lược đồ. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, tư duyđộng não, nhóm... 2.2. Hình thức: lớp 2.3. Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ, bút dạ… 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo nhiệm vụ cho học sinh (2 phút) - Hs quan sát bản đồ xác định vị trí các đảo ven bờ - Kết hợp đọc bảng 40.1 sgk và kiến thức đã học . ? Cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ? ? Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. ? Hs dựa vào bản đồ Việt Nam và lược đồ 39.2 sgk nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo. - Gv hướng dẫn Hs phân tích biểu đồ : ? Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm. - Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. - Hs dựa vào biểu đồ hình 4.1 và kiến thức đã học, hãy : ? Nhận xét tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu ở nước ta . ? Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta ?.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trong nhóm thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó 1 học sinh sẽ trình bày trong nhóm, các học sinh khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và tổng hợp kết quả vào phiếu học tập, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. - Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Giáo viên gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện được - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chốt kiến thức Bài tập 1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo xa bờ. - Cát Bà : Nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ. - Côn Đảo : Nông lâm ngư, dịch vụ, du lịch biển. - Phú Quốc : nông lâm ngư, du lịch, dịch vụ biển. - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng Bài tập 2: Phân tích biểu đồ - Từ năm 1999 – 2003 : - Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục. - Hầu như toàn bộ lượng dầu khí khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô. - Trong khi xuất khẩu dầu thô nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng. - Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là đặc điểm chủ yếu của ngành công nghiệp dầu khí.. Điều chỉnh, bổ sung ………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(20)</span> C. Luyện tập (10 phút) Bước 1: Giao nhiệm vụ Tổ chức cho cả lớp cùng chơi trò chơi giải đoán ô chữ (slides 17) Câu 1: Tên một tỉnh ven biển nước ta có di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Đáp án: Tỉnh Quảng Ninh Câu 2: Huyện đảo Phú Quốc là đơn vị hành chính thuộc tỉnh này? Đáp án: Tỉnh Kiên Giang. Câu 3: Đây là một quần đảo lớn của nước ta thuộc tỉnh Khánh Hòa? Đáp án: Quần đảo Trường Sa. Câu 4: Đây là một hòn đảo lớn thuộc thành phố Hải Phòng? Đáp án: Đảo Cát Bà. Câu 5: Đây là một hòn đảo xinh đẹp nằm trong vịnh Bắc Bộ? Đáp án: Bạch Long Vĩ. Câu 6: Đây là tên hòn đảo nơi có nhà tù khét tiếng tàn bạo của đế quốc Pháp và Mĩ giam giữ các chiến sĩ cộng sản của nước ta trong hai cuộc kháng chiến? Đáp án: Côn Đảo.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó 1 HS sẽ trình bày trong nhóm, các HS khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và tổng hợp kết quả, chuẩn bị để báo cáo trước lớp..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Gv quan sát và trợ giúp Hs khó khăn Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi 1 HS của 1 nhóm bất kì lên báo cáo kết quả thực hiện được. - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn HS điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá. Gv quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của Hs. Điều chỉnh, bổ sung: ………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… D. Vận dụng mở rộng (5 phút) BÀI TẬP VẬN DỤNG Tích hợp môn Mĩ thuật Bài làm cá nhân: học sinh vẽ tranh chủ để biển đảo quê hương sau khi học xong chủ đề “Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo”. Tích hợp môn Ngữ văn: (Liên hệ địa phương). Bài làm theo nhóm: Hãy tưởng tượng em là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với mọi người về Vịnh Hạ Long. (Kết hợp sử dụng trình chiếu tranh ảnh) Tích hợp xuyên môn: Tìm hiểu thông tin về hoạt động của ngành thủy sản nước ta. - Sử dụng trình chiếu những hoạt động của ngành thủy sản nước ta. - Bài tập cá nhân: Em hãy trình bày những thời cơ và thách thức của ngành thủy sản nước ta hiện nay. Tích hợp môn Lịch sử - Tin học: Em hãy tìm những bằng chứng lịch sử chứng minh rằng Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.. VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và các bài viết về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để giải quyết các vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. - Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Biết tạo một sản phẩm về các dữ liệu trong bài học Địa lí có thuyết minh kèm theo hình ảnh( tích hợp môn tin học, ngữ văn). - Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy. - Tổng hợp các kiến thức trong bài học. - Bày tỏ thái độ đúng đắn trước vấn đề về chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường biển – đảo.. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA – TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG Trường THCS Bình Dương Giáo viên thực hiện:Vũ Thị Hằng Tổ: Khoa học xã hội. Lớp: 9A, B. Hoạt động ngoại khóa – trải nghiệm sáng tạo: chủ đề Biển - đảo quê hương. Thời gian: từ 14h30 – 16h00 ngày tháng năm 2021 Địa điểm: Phòng học thông minh trường THCS Bình Dương. I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Để giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như tôn vinh những giá trị của đại dương đối với sự sống của nhân loại và tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển... - Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, giáo dục chủ quyền biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta. - Tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, giúp các em vừa học vừa chơi. Thông qua đó, các em tìm hiểu về vấn đề chủ quyền, phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. - Nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp và học sinh toàn khối. - Học sinh có thể giải tỏa căng thẳng sau những giờ học lí thuyết. - Rèn luyện tinh thần tích cực hoạt động cho học sinh, giúp cho các em năng động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể. - Hình thành tình cảm gắn bó giữa giáo viên với học sinh. II. CHUẨN BỊ - Lựa chọn hình thức sinh hoạt, trò chơi phù hợp: + Giao nhiệm vụ cho các lớp: kịch, xé dán tranh thuyết trình, giao lưu khán giả về chủ đề biển – đảo quê hương. (Đ/C: Hằng) + Chuẩn bị câu hỏi, các phần quà tạo hứng thú cho học sinh (Đ/c Hằng).
<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Trang trí phòng học (bàn, ghế, bảng...) (Đ/c: Hằng). III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Tiến hành: - Khởi động: các em học sinh hát tập thể bài “Chú bộ đội đảo xa”. - Nêu mục đích của buổi sinh hoạt. Hoạt động 1: Phần thi xé dán tranh – thời gian: dự kiến 20 phút Ba đội thi: Mỗi lớp 1 đội thi, mỗi đội 3 thành viên. Chủ đề: Biển – đảo quê hương. Ba đội xé tranh trong thời gian 10 phút. Một học sinh đại diện nhóm thuyết trình về bức tranh của đội mình không quá 3 phút. Hoạt động 2: Phần thi hiểu biết – thời gian: dự kiến 30 phút. Đối tượng: 88 học sinh của 2 lớp 9 tham gia bốc thăm và trả lời các câu hỏi có nội dung liên quan đến chủ đề “Biển – đảo quê hương”. Học sinh có quyền bốc thăm chọn phần quà khi có câu trả lời đúng. Học sinh trả lời sai, các em khác có quyền trả lời bằng cách giơ tay. CÂU HỎI: 1. Hòn đảo nào được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của nước ta. Đáp án: Đảo Phú Quốc. 2. Tên một hòn đảo nổi tiếng với nghề nuôi trai lấy ngọc? Đáp án: Đảo Cô Tô. 3.Đây là một hòn đảo lớn thuộc thành phố Hải Phòng? Đáp án: Đảo Cát Bà. 4. Đây là một hòn đảo xinh đẹp nằm trong vịnh Bắc Bộ, tên của nó có nghĩa là “Đuôi rồng trắng”? Đáp án: Bạch Long Vĩ. 5.Đây là tên hòn đảo nơi có nhà tù khét tiếng tàn bạo của đế quốc Pháp và Mĩ giam giữ các chiến sĩ cộng sản của nước ta trong hai cuộc kháng chiến? Đáp án: Côn Đảo. 6.Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển? Em hãy kể tên 5 tỉnh thành giáp biển ở nước ta. Đáp án: 28 tỉnh (Học sinh kể đúng và đủ 5 tỉnh thành giáp biển). 7.Cảng biển nào có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay? Đáp án: Cảng Sài Gòn. 8.Ngày Đại Dương thế giới là ngày nào? Đáp án: Ngày 8/6. 9.Tên hòn đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đáp án: Đảo Ba Bình. 10.Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? Đáp án: năm 1994. 11.Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Đáp án: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 12.Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất nước ta? Đáp án: đảo Phú Quốc. 13.Thương cảng nào ở Quảng Ninh đã từng là nơi buôn bán sầm uất nhất trong thời kì phong kiến? Đáp án: thương cảng Vân Đồn. 14.Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Đáp án: 3260km. 15. Em hãy hát một bài hát có chủ đề “Biển – đảo quê hương”. Hoạt động 3: Phần thi tiểu phẩm – thời gian dự kiến 30 phút Mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm có nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. Thời gian cho mỗi đội là 10 phút . 6. Tổng kết và trao thưởng. (Đ/c Hằng). 7. Nhận xét về buổi sinh hoạt của Hằngiáo viên (Đ/c Hằng). 8. Phát biểu, đóng góp ý kiến về buổi sinh hoạt của cô PHT. IV. KẾT THÚC: - Giáo viên ổn định lại lớp. - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của buổi sinh hoạt, vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh..
<span class='text_page_counter'>(25)</span>