Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phuong phap day hoc tich hop mon cong nghe 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC. NỘI DUNG I. TÓM TẮT II. GIỚI THIỆU III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 2. Thiết kế nghiên cứu 3. Qui trình nghiên cứu 4. Đo lường và thu thập dữ liệu IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO VII. PHỤ LỤC. TRANG 2 2 3 3 3 2 5 5 6 8 9 - 22.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN CÔNG NGHỆ 6 Người nghiên cứu: Đỗ Thị Kim Trúc Trường THCS Nguyễn Thị Định, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên I/ TÓM TẮT Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được đề ra trong nghị quyết trung ương II khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005) là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, tiến tới chủ động vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Công văn số 820/SGD ĐT-TrH ngày 4 tháng 9 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2013 -2014. Công văn số 410/ PGD Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2013 - 2014 Thực hiện công văn số 475/SGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên về việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hướng dẫn các trường THCS trong năm học 2013 – 2014. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Phương pháp dạy học tích hợp môn Công nghệ 6” sẽ góp phần giải quyết được mục tiêu của ngành đề ra. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương Lớp 6A là nhóm thực nghiệm và Lớp 6B là nhóm đối chứng . Lớp thực nghiệm (6A): Thiết kế bài học theo đề tài đang nghiên cứu “ Phương pháp dạy học tích hợp môn Công nghệ 6” Tiến hành dạy thực nghiệm liên tục từ đầu năm học, vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Kết quả của quá trình kiểm tra của lớp thực nghiệm là điểm trung bình = 8,0. Kết quả của quá trình kiểm tra của lớp đối chứng là điểm trung bình = 6,6. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,4. Điều đó cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra là SMD = 1. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,0009 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm.Điều đó chứng minh “ Phương pháp dạy học tích hợp môn Công nghệ 6” đã phát huy hứng thú học tập của học sinh chất lượng học tập của học sinh được nâng cao. II/GIỚI THIỆU Thực tế hiện nay qua dự giờ thăm lớp một số giáo viên sử dụng tranh, ảnh, đồ dùng trực quan, đặt câu hỏi. Nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần nhớ kiến thức một cách máy móc, học bài nào biết bài đó, kết quả học sinh học thuộc bài nhưng chưa hiểu sâu sắc và kĩ năng vận dụng vào cuộc sống chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên đề tài nghiên cứu này đã đề ra một số giải pháp kết hợp kiến thức nhiều môn: Địa Lí, GDCD, Âm nhạc, tích hợp bảo vệ môi trường với nhau sẽ phát huy tính tư duy sáng tạo khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III /PHƯƠNG PHÁP 1/Khách thể nghiên cứu Bản thân tôi lựa chọn 02 lớp 6A và 6B của trường để thực hiện việc nghiên cứu. Học sinh của 02 lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về ý thức học tập và thành tích học tập. - Về ý thức học tập, tất cả các em hai lớp này đều tích cực, chủ động trong học tập. - Về thành tích học tập hai lớp tương đương nhau về điểm số. 2/Thiết kế nghiên cứu Chọn 02 lớp nguyên vẹn: lớp 6A là nhóm thực nghiệm và lớp 6B là nhóm đối chứng. Chúng tôi dùng bài khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 -2014 làm bài kiểm tra trước khi tác động. Tôi đã dùng phép kiểm chứngT-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 02 nhóm trước khi tác động Kết quả: Bảng 1: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương. TBC. Đối chứng 6,7. Thực nghiệm 7,5. 3/Quy trình nghiên cứu Bản thân tiến hành tra cứu một số tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ 6, trên mạng Internet và qua thực tiễn dạy học các lớp, kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đồng thời kết hợp dự giờ, trao đổỉ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. - Lớp đối chứng (6B): Thiết kế kế hoạch bài học theo cách dạy bình thường. - Lớp thực nghiệm (6A): Thiết kế bài học theo đề tài đang nghiên cứu.“ Phương pháp dạy học tích hợp môn Công nghệ 6” Tiến hành dạy thực nghiệm liên tục từ đầu năm học, vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Một số yêu cầu phải tác động lên lớp học sinh thực nghiệm. 3.1 Tích hợp kiến thức liên môn Địa lý, Âm nhạc, GDCD * Ví dụ khi dạy bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục - Khi dạy mục 1: Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động: Giáo viên kết hợp môn Địa lí bài Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các dân tộc Việt Nam cùng với lời giảng sinh động, kết hợp tranh, ảnh học sinh sẽ nêu trang phục truyền thống của từng vùng miền. Từ đó, học sinh dễ tiếp thu nội dung kiến thức của bài học, phát triển tư duy, sẽ tạo sự hứng thú và nhớ bài lâu hơn. - Khi giới thiệu trang phục người kinh tiêu biểu chiếc áo dài truyền thống. Giáo viên thể hiện thông qua ca khúc:”Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy. “ Tà áo em bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng … Dù ở Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi!...” Âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học, giúp học sinh biết được giá trị chiếc áo dài Việt Nam được bạn bè 5 châu biết đến. Từ đó, các em thêm tự hào và giữ gìn trang phục truyền thống mang đậm hồn sắc dân tộc. Giáo viên giáo dục các em nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống, trong đó có vấn đề trang phục học đường. Hình thành cho các em có ý thức và có quan điểm thẩm mỹ hài hoà. Giúp các em biết mặc đẹp để phù hợp với bản thân, gia đình, môi trường sư phạm,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> truyền thống dân tộc và đẹp trong con mắt mọi người. Đó là những trang phục giản dị, lành mạnh, phù hợp lứa tuổi học đường và môi trường giáo dục. - Khi dạy mục 2: Sử dụng trang phục phù hợp với môi trường và công việc: Giáo viên kết hợp môn GDCD 7 bài Sống giản dị: Bác Hồ trong buổi Tuyên ngôn Độc lập, giới thiêu về hình ảnh Bác vẫn bộ áo Kaki bạc màu, đôi dép cao su đã mòn quai gót. Bác ăn mặc giản di,không cầu kì phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới hoàn toàn giải phóng. Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Qua đó, học sinh cảm nhận và rút ra bài học cho bản thân: sử dụng trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, công việc, tránh xa hoa lãng phí cho gia đình và xã hội. 3.2 Tích hợp Giáo dục môi trường Hiện nay hoạt động bảo vệ môi trường mang lại ý nghĩa rất thiết thực. Đặc biệt là trong quá trình đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều nhà máy và xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn. Nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Thông qua các bài học được tiến hành với nhiều phương pháp khác nhau như: Quan sát tranh ảnh, các bài phóng sự, xem video clip. Học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường... hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt sẽ mang lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Chủ đề lồng ghép các nội dung về giáo dục môi trường... qua nội dung một số bài sau: Tên bài Bài 2: Lựa chọn trang phục Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục môi trường I- Trang phục và chức - Trang phục bảo vệ cơ thể của con người năng của trang phục tránh tác hại của môi trường - Làm đẹp cho cuộc sống của con người II - Giữ gìn nhà ở Để môi trường sạch đẹp, chúng ta nên nhắc sạch sẽ, ngăn nắp. nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. I. Ý nghĩa của cây -Tạo nên sự gần gũi giữa con người với thiên cảnh và hoa trong nhiên, góp phần làm đẹp môi trường trang trí nhà ở - Giáo dục học sinh trồng thêm nhiều cây xanh góp phần làm sạch không khí. Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm. II. An toàn thực phẩm - Sử dụng thực phẩm an toàn - Phê phán, ngăn ngừa các hành vi gây mất an toàn thực phẩm: phun thuốc trừ sâu quá liều, sử dụng các chất phụ gia độc hại… Chuẩn bị nguyên liệu - Lựa chọn, giữ thực phẩm an toàn - Quy trình thực hiện - Sử dụng nguyên liệu hợp lý, bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế - Sử dụng nước sạch để chuẩn bị và chế biến. Bài 19, 20: Thực hành: Trộn dầu dấm rau xà.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lách - trộn hỗn hợp nộm rau muống Bài 22: Quy II. Lựa chọn thực trình tổ chức phẩm cho thực đơn bữa ăn III. Chế biến món ăn IV. Bày bàn, thu dọn sau khi ăn Bài 25: Thu II. Các nguồn thu nhập của gia nhập của gia đình đình IV. Biện pháp tăng thu nhập. món ăn - Rửa sạch tay và dùng găng tay - Giữ vệ sinh nơi chế biến - Nguyên liệu thải bỏ, cần phân loại và để riêng, đổ rác đúng nơi quy định - Lựa chọn thực đơn phù hợp với số người ăn tránh lãng phí - Thực hành hợp lý để tiết kiệm năng lượng - Trang trí bày bàn ăn đẹp làm đẹp môi trường ăn uống. - Dọn vệ sinh nơi làm, đổ rác đúng nơi quy định - Sản xuất sản phẩm có thu nhập cho gia đình - Liên hệ bản thân: làm gì để tăng thu nhập ( làm vườn, trồng nhiều rau xanh sạch) và bảo vệ sức khỏe cho gia đình.. Bảng 2: Thời gian thực nghiệm Tuần 2. Môn/lớp Công nghệ 6A. Tiết PPCT 4. Tên bài dạy Lựa chọn trang phục. 4. Công nghệ 6A. 7. Sử dụng và bảo quản trang phục. 11. Công nghệ 6A. 22. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.. 13. Công nghệ 6A. 25. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. 18. Công nghệ 6A. 36. Kiểm tra Học kỳ I. 21. Công nghệ 6A. 41. Vệ sinh an toàn thực phẩm. 27. Công nghệ 6A. 51, 52. 30. Công nghệ 6A. 56. Bài 19, 20: Thực hành: Trộn dầu dấm rau xà lách - trộn hỗn hợp nộm rau muống Quy trình tổ chức bữa ăn. 33. Công nghệ 6A. 63. Thu nhập của gia đình. 4/Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối học kì I, do nhà trường ra đề chung. Tiến hành kiểm tra và chấm bài (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị p của T – test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD). Lớp đối chứng 6,6 1,4. Lớp thực nghiệm 8,0 1,17 0,0009 1. Nhận xét: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bàn luận: Kết quả của quá trình kiểm tra của lớp thực nghiệm là điểm trung bình = 8,0, kết quả của quá trình kiểm tra của lớp đối chứng là điểm trung bình = 6,6. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,4. Điều đó cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra là SMD = 1. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,0009 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ *Kết luận: Với đề tài nghiên cứu “ Phương pháp dạy học tích hợp môn Công nghệ 6” học sinh phát huy tính tích cực, hứng thứ trong học tập vận dụng những kiến thức môn Địa lí, GDCD, Âm nhạc, tích hợp giáo dục môi trường giúp các em nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống. Kiến thức bài học kết hợp với thực tiễn và âm nhạc đã mang lại kết quả cao trong học tập cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục: Đức, Trí, Thể, Mỹ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> *Khuyến nghị: Cần trang bị đồ dùng dạy học cho trường như: bộ dụng cụ cắt tỉa hoa trang trí, tranh ảnh, tài liệu tham khảo nhằm giúp giáo viên và học sinh có điều kiện tự nâng cao kiến thức. Trên đây là đề tài nghiên cứu mà bản thân tôi mạnh dạn đưa ra qua thời gian thử nghiệm.Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô góp ý xây dựng thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn . Hoà Đồng, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Người nghiên cứu: Đỗ Thị Kim Trúc. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS (Nhà xuất bản giáo dục) 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ trung học cơ sở (Nhà xuất bản giáo dục) 3. Dạy tốt- học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy (Nhà xuất bản giáo dục).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4. Sách Công nghệ 6 KTGĐ (Nhà xuất bản giáo dục) 5. Mạng Internet, giaoandientu.com.vn. VII. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI Phụ lục 1:. Một số giáo án minh họa cho phụ lục BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC. I. Mục tiêu dạy học.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Kiến thức: + Học sinh tích hợp kiến thức môn Địa lý, môn GDCD và môn Âm nhạc có liên quan. Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc. + Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức môn Địa lý, môn GDCD và môn Âm nhạc để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học. 2. Kỹ năng: Sử dụng trang phục hợp lí, bảo quản trang phục đúng kĩ thuật 3. Thái độ: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của bản thân. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh, ảnh, lược đồ - Máy tính nối mạng Internet, máy chiếu Projecter 2. Học sinh: - Tìm hiểu trước bài ở nhà - Sưu tầm tranh ảnh theo yêu cầu giáo viên III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: KTSS, sự chuẩn bị của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chọn trang phục dành cho người cao, gầy; béo ,lùn . 3. Bài mới Vào bài Sử dụng trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Biết cách sử dụng trang phục hợp lý sẽ làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 tiết 7.. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. I ) SỬ DỤNG TRANG PHỤC :. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1 ) Cách sử dụng trang phục a) Trang phục phù hợp với hoạt động. * Trang phục đi học - Chất liệu: Vải sợi pha - Màu sắc: nhã nhặn - Kiểu may: đơn giản dễ hoạt động. động : * Trang phục đi học. HS : quan sát hình. GV: Giới thiệu tranh gợi ý HS Kể các hoạt động thường ngày? GV : Em hiểu thế nào là sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động? GV: Giới thiệu hình 1.9 (Sgk) trang phục đi học. * Trang phục lao động - Chất liệu: Vải sợi bông - Màu sắc: màu sẫm - Kiểu may: đơn giản, rộng - Giày dép: dép thấp, giày ba ta. trang phục phù hợp với hoạt động. GV : khi đi học em thường mặc trang phục như thế nào ? GV: gọi HS đọc thông tin trang phục đi hoc. Thảo luận nội dụng - Chọn chất liêu - Màu sắc - Kiểu may như thế nào? GV: giúp HS rút ra KL * Trang phục đi lao động GV: giới thiệu bài tập (Sgk) Cho cả lớp làm GV: gợi ý cách làm GV: nêu đáp án - Vải bông - mặc mát vì dễ thấm mồi hôi - Màu sẫm - phù hợp lao động - Đơn giản, rộng - dễ hoạt động - Đi dép thấp, giày ba ta vững vàng dễ hoạt động. HS: kể một số hoạt động: đi học, lao động, thể dục thể thao, vui chơi… HS: trả lời HS : quan sát hình 1.9(Sgk). HS: mô tả bộ trang phục đi học HS : thảo luận nhóm trả lời, giải thích HS : nhận xét bổ sung, kết luận HS: làm bài tập (Sgk) trang 19 HS: điền từ thích hợp vào chỗ trống, và giải thích HS: đổi chéo kiểm tra báo cáo kết quả.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Trang phục lễ hội, lễ * Trang phục lễ hội, lễ tân tân GV: giới thiệu lược đồ, Cộng đồng Ngày lễ hội, lễ tân các dân tộc Việt Nam người ta thường sử dụng trang phục truyền thống theo từng vùng, miền. GV: cho HS quan sát lược đồ, Cộng đồng các dân tộc Việt Nam kết hợp kiến thức môn Địa lí để phân tích GV : Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Có nét văn hóa như thế nào? Nêu một số trang phục tiêu biểu của từng vùng miền. GV: KL, giảng mở rộng giới thiệu cách sử dụng trang phục, một số lễ hội, lễ tân của các dân tộc.. Dân vùng Kinh Bắc hát quan họ. HS: quan sát lược đồ, Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. HS: quan sát trả lời có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, đặt biệt trang phục được thể hiện trong các lề hội truyền thống. Hát cung đình huế. - Trang phục lễ hội vùng kinh Bắc HS: Quan sát một số trang phục lễ hội.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trang phục ngày hội leo núi Dân tộc HS: Quan sát một số trang phục lễ tân Cơ Ho. - Trang phục lễ tân trong các buổi nghi lễ HS: Lắng nghe giáo GV kết hợp kiến thức môn Âm viên thẻ hiên ca khúc “ nhạc để phân tích trang phục Một thoáng quê hương” truyền thống của người kinh Giáo viên thể hiện qua ca khúc “ Một thoáng quê hương” Của nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy “ Tà áo em bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng … Dù ở Luân Đôn hay ở miền xa thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!...”. Âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người, giúp học sinh biết được giá trị chiếc áo dài Việt Nam, được bàn bè 5 châu biết đến Tà áo dài Việt Nam đã trở thành nổi tiếng trên thế giới . Giáo dục các em nhận thức về cách sử dụng trang phục học đường Các em là học sinh biết tự hào.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> và phải giữ gìn trang phục truyền b) Trang phục phù thống mang đậm hồn sắc dân tộc. hợp với môi trường và Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách sử công việc. dụng trang phục phù hợp môi Khi sử dụng trang trường, công việc: phục phải phù hợp GV : Cho học sinh đọc bài “Bài học hoàn cảnh, môi trường, về trang phục Bác ”.Trang 26 (Sgk) công việc Gợi ý cho HS suy nghĩ và thảo luận nhận xét về cách sử dụng trang phục của Bác để rút ra bài học - Bác đến thăm đền Hùng Bác mặc quần áo gì? Vì sao? - Khi đón đoàn khách nước ngoài Bác bảo các đồng chí đi cùng phải mặc trang phục phục như thế nào? GV: Giáo dục cho HS cách sử dụng trang phục khi đi học , lao động, vui chơi… Giảng mở rộng kết hợp môn GDCD để giáo dục học sinh, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài GDCD lớp 7 “ Sống giản dị” Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập GV: Vẫn bộ quần áo Kaki bạc màu, đi đôi dép cao su. Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì phù hợp với hoàn cảnh đất nước vừa mới hoàn toàn giải phóng, các em là học sinh phải học tập đức tính giản dị của Bác khi sử dụng trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, với công việc không ăn mặc cầu kì tránh xa hoa lãng phí cho gia đình. cũng như xã hội. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp môi trường, công việc : HS: đọc bài học về trang phục của Bác trang 26 (SGK) HS: nhận xét về cách ăn mặc của Bác trong thời gian đất nước chiến tranh, những lời nói cử chỉ của Bác Rút ra cách sử dụng trang phục phù hợp với môi trường. HS: khi đón đoàn khách nước ngoài Bác bảo các đồng chí đi cùng phải mặc com lê, cà vạt nghiêm chỉnh trang phục phải phù hợp với công việc. HS: lắng nghe. HS: rút ra cách biết sử dụng trang phục - Hằng ngày ở gia đình, - Học đường - Lễ hội.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV: giới thiệu một số trang phục sử dụng phù hợp với môi trường và công việc. 4) Củng cố và hướng dẫn về nhà : a ) Củng cố : Trò chơi hộp quà bí ẩn bằng sơ đồ tư duy .. b ) Hướng dẫn về nhà : * Bài vừa học : Về nhà học bài và vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng trang phù phù hợp cuộc sống hàng ngày * Bài sắp học : Tiết 8 : Sử dụng và bảo quản trang phục (tt) - Xem trước: Cách phối hợp trang phục - Sưu tầm tranh, ảnh các mẫu phối hợp trang phục. Bài 12 : TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA . I ) MỤC TTÊU :. 1 ) Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở 2 ) Kỹ năng : Học sinh biết lựa chọn cây cảnh và hoa để trang trí nhà ở . 3 ) Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường, Ý thức làm đẹp nhà ở của mình ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II) CHUẨN BỊ : 1 ) Chuẩn bị của giáo viên : - Tài liệu nghiên cứu (Sgk) . Chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Tranh phóng to hình 2 .14 . ( SGK ) . - Một số tranh cây cảnh và hoa . - Bảng phụ . 2 ) Chuẩn bị của học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh có liên quan . - Vở soạn . III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1 ) Ổn định lớp : KTSS 2 ) Kiểm tra bài cũ : - Nêu công dụng và cách chọn vải may rèm cữa . 3 ) Bài mới : Giới thiệu bài mới : Hiện nay, nhà ở thường gắn liền với thiên nhiên. Đưa cây cảnh vào nội thất sẽ rất hữu ích, hình thành những cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện đáng kể môi trường sống và điều chỉnh luồng không khí. để hiểu rõ vấn đề này Bài học hôn nay chúng ta cùng tìm hiểu . NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH . VIÊN . I )Ý nghĩa cây cảnh Hoạt động 1: Tìm hiểu ý Hoạt động : Tìm hiểu ý nghĩa cây và hoa trong trang trí nghĩa cây cảnh và hoa trong cảnh và hoa trong trang trí nhà ở . nhà ơ trang trí nhà ở . HS : Đọc mục I ( SGK ) - Làm cho con người GV: Gọi học đọc mục cảm thấy gần gũi với (SGK) thiên nhiên . GV : Cho học sinh thảo luận HS : Thảo luận - Làm tăng vẻ đẹp cho - Vì sao cây xanh làm sạch nhà ở . không khí? . - Cây cảnh góp phần - Công việc trồng cây cảnh HS : Trình bày . làm sạch không khí có lợi ích gì? . HS : Nhận xét - Chăm sóc cây cảnh GV : Phân nhóm thảo luận đem lai niềm vui góp GV : Gọi dại diện nhóm trình HS: Có ý thức bảo vệ trồng nhiều cây phần tăng thu nhập gia bày xanh làm đẹp cho nhà ở đồng thời bảo vệ đình . GV : tích hợp bảo vệ môi môi trường xanh sạch đẹp trường Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. ở vùng HS : Ghi nội dung . ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số loại cây ồn nhất là ở khu vực nội cảnh và hoa trong trang trí nhà ở : thành...

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II ) Một số loại cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ơ 1 ) Cây cảnh : Chia làm 3 nhóm . - Cây có hoa . - Câychỉ có lá . - Cây dây leo .. a ) Vị trí trang trí : - Trong nhà . - Ngoài nhà .. b ) Chăm sóc :. GV : Chuyển ý II . Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số loại cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở : GV : Em hãy kể một số loại cây cảnh mà em biết . GV : Gọi học sinh trả lời GV: Giới thiệu hình 2 14 ( SGK ). HS : Suy nghĩ . HS : Trả lời . HS : Quan sát hình 2 .14 ( SGK ). GV : Em hãy quan sát nêu tên các loại cây cảnh Chia làm mấy nhóm ? Kể tên . GV : Gọi học sinh tình bày GV : Em có thể nêu một số cây cảnh có những đặc điểm vừa nêu có ở địa phuương em GV : Gọi HS trả lời . GV : Cây cảnh rất đa dạng và phong phú mỗi vùng miền có cây cảnh đặc trưng như MB :có hoa đào , MN, MT : Có hoa mai . GV : Giới thiệu tranh 2 15 ( SGK) GV : Cho học sinh thảo luận - Người ta trang trí cây cảnh vị trí nào ? - Để có hiệu quả trang trí cần chú ý điều gì ? GV : Gọi đạidiện nhóm trình bày GV : Kết luận . GV : Tại sao phải chăm sóc cây cảnh ? - Chăm sóc cây cảnh như thế nào ? GV : Gọi học sinh trình bày. HS : trả lời . HS : Kể tên các loại cây cảnh ở địa phương . HS : Trả lời . HS : Lắng nghe . HS : Quan sát hình 2. 15 ( SGK ). HS : Thảo luận . HS : Trình bày HS : Nhận xét . HS : Trả lời..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tưới nước ,bón phân ,tỉa ,lá cành .. GV : Kết luận Giáo viên tích hợp bảo vệ môi trường Sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng, khi trở về nhà bạn hãy thử nhìn ngắm một chậu cây nhỏ và bạn sẽ cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng, thư giãn hơn do cây xanh đã giúp mang không khí của thiên nhiên vào ngôi Vị trí trang trí cây cảnh ngoài nhà và nhà. Ngoài ra, cây xanh sẽ trong nhà mang cảm giác về giá trị sống, sức sống cho con người, nhờ thế bạn cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn. Các nghiên cứu khoa học đưa ra kết quả là cây xanh có thể làm giảm stress, mang tới tâm trạng tốt hơn.. HS : Khác bổ sung . HS : Ghi nội dung 4 ) Củng cố và hướng dẫn về nhà: a ) Củng cố : 1 ) Chọn đáp án đúng khoanh tròn ở đầu câu: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa: a . Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên . b . Làm cho ngôi nhà tươi mát . c . Mất thời gian chỉ cần trang trí đồ vật . Cây cảnh góp phần: a . Làm thiếu ôxy ở trong phòng kín vào ban đêm . b . Làm sạch không khí . Trồng cây cảnh: a . Đem lại niềm vui, tăng thu nhập gia đình . b . Thư giãn chóng mệt mỏi . 2 ) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( … ) đoạn viết sau ; a . Cây có hoa gồm ……………………………… b . Cây chí có lá gồm ……………………………………...

<span class='text_page_counter'>(18)</span> c . Cây dây leo cho bóng mát gồm ………………………… 3 ) Nêu cách chăm sóc cây cảnh .. .. b . HDVN : * Bài vừa học: Đọc phần ghi nhớ ,trả lời các câu hỏi cuối bài . * Bài sắp học: TIẾT 27 TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA ( tt) - Xem trước : Các loại hoa dùng trong trang trí . - Chuẩn bị : Sưu tầm một số hoa tươi ,hoa giả ,hoa khô .. IV). PHẦN ĐỂ KIỂM TRA. Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP. .. .. I ) MỤC TTÊU : 1) Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được thế nào nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và công việc vệ sinh để nhà ở sạch sẽ. 2) Kỹ năng: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào công việc trong gia đình . 3) Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn nhà ở, trường lớp, nơi công cộng sạch sẽ II) CHUẨN BỊ: 1) Chuẩn bị của giáo viên: - Tài liệu nghiên cứu (SGK) . - Tranh phóng to hình 2.8 ; 2.9 ( SGK ) - Một số tranh ,ảnh thực hiện nếp sống văn minh . - Bảng phụ ,phiếu học tập . 2 ) Chuẩn bị của học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh có liên quan . - Vở soạn . III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1 ) Ổn định lớp : KTSS 2 ) Kiểm tra bài cũ : Nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người ? . 3 ) Bài mới : Giới thiệu bài : Nhà ở thật sự là tổ ấm của gia đình khi chúng ta biết gìn giữ ngăn nắp và sạch sẽ. Vậy làm thế nào và cần làm những công việc gì để nhà ở luôn gọn gàng ngăn nắp bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN .. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> I ) Nhà ở sạch sẽ Hoạt động: Tìm hiểu thế nào Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào ngăn nắp : nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp . nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp . 1 ) Thế nào nhà ở GV: Giới thiệu tranh phóng to HS: Quan sát hình 2.8 a,b (SGK ) sạch sẽ ngăn nắp : hình 2.8 a,b (SGK) Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp có môi trường sống luôn sạch sẽ ,đồ đạc đặc đúng vị trí tiện sử dụng .. 28.b GV: Em có nhận xét gì về khung cảnh bên ngoài và bên trong nhà ở . GV: Cho học sinh thảo luận . GV: Gọi học sinh trình bày. GV: Nêu tác hại nhà ở không ngăn nắp GV: Tích hợp giáo dục môi trường Nhà ở không ngăn nắp có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm tàng, dễ bắt lửa gây cháy. 28. b HS: Thảo luận nhóm . HS: Trình bày . * Hình 2.8 a - Sân sạch sẽ,không có rác,lá rụng,cây cảnh nhìn quang đãng. - Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt. Môi trường sống sạch sẽ. * Hình 2.8 a - Đồ đạc để bừa bãi, lộn xộn,ngổn ngang… -Sân vườn bẩn, nhiều rác,nhiều lá rụng… - Đường đi vướng víu. Môi trường sống bị ô nhiễm. HS: trả lời HS: Lắng nghe tác hại nhà ở không ngăn nắp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nhà. Bụi bặm, nấm mốc và côn trùng trú ngụ trong nhà có thể Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán…có ở trong rác, ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi. GV: Gọi học sinh nêu nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì? GV : Chuyển ý II . Hoạt động 2: Tìm hiểu làm thế nào giữ gìn nhà ở sạch sẽ II ) Giữ gìn nhà ở ngăn nắp . sạch sẽ ngăn nắp : GV: Nhà ở mặc dù bố trí gọn 1 ) Sự cần thiết phải gàng nhưng sao chúng ta vẫn giữ gìn nhà ở sạch phải dọn dẹp sẽ ngăn nắp : GV: Gọi học sinh đọc mục II - Đảm bảo sức phần 1 . khoẻ - Thiên nhiên tác động đến - Tiết kiệm thời gian nhà ở như thế nào ? - Tăng vẻ đẹp cho - Hoạt động con người có ảnh nhà ở hưởng như thế nào đến nhà ở? GV: Gọi học sinh trả lời GV: Nhắc lại ,kết luận GV: Giảng mở rộng tích hợp giáo dục môi trường . Nhà ở bề bộn cảm thấy mệt mỏi, mất thời gian, đuối sức mỗi khi tìm kiếm những thứ cần dùng; và việc này lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như đi làm trễ vì mất quá nhiều thời gian tìm kiếm đồ đạc GV: Chuyển ý phần 2 . GV: Để nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ta làm những công việc gì? GV: Giới thiệu một số tranh vềcác hoạt động con người trên bảng . GV: Phát phiếu học tập cho học. HS: trả lời, nhận xét , KL HS: Ghi nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu làm thế nào giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp . HS: Lắng nghe . HS: Đọc phần II SGK . HS: Trả lời ? HS: Khác bổ sung . HS: lắng nghe . HS: Ghi nội dung . HS: Lắng nghe .. HS: quan sát tranh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> sinh thảo luận nội dung sau: 1. Cần có nếp sống như thế nào để nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? 2 ) Các công việc 2. Để giữ nhà sạch cần làm cần làm để nhà ở những công việc gì? sạch sẽ ngăn nắp: 3. Vì sao phải dọn dẹp thường xuyên? - Mỗi người cần có GV: Gọi HS lên bảng gắn tranh nếp sống văn minh. phù hợp với nôi dung. - Tham gia các GV: Gọi học sinh nhận xét. công việc giữ gìn nhà GV: Kết luận ở sạch sẽ ngăn nắp GV: Giảng mở rộng tích hợp - Dọn dẹp nhà ở giáo dục môi trường . thường xuyên . - Giáo dục học sinh trồng nhiều cây xanh làm sạch không khí’ - Giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong chính gia đình mình, cũng như trường lớp, và xung quanh nơi ở. - Cần giáo dục cho các thành viên trong nhà có ý thức không xả rác bừa bãi dù ở bất cứ nơi đâu.. HS: thảo luận. HS: lên bảng gắn tranh phù hợp với nội dung HS: nhận xét HS: ghi nội dung HS: Lắng nghe về nhà tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trường lớp, nơi công cộng và bảo vệ môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh.. - Nghiêm túc chấp hành mọi quy định của chính quyền và các tổ chức đoàn thể về vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường. Đóng lệ phí thu gom, xử lí rác thải đầy đủ.. - Mỗi gia đình là những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền vận động với mọi người về vấn đề rác thải. 4) Củng cố và hướng dẫn về nhà: a ) Củng cố: 1) Chọn đáp án đúng khoanh tròn ở đầu câu . Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ vì : a . Đảm bảo sức khoẻ,tiết kiệm thời gian ,tăng vẻ đẹp cho nhà ở b . Tăng vẻ đẹp cho nhà ở c . Tìm kiếm vật dụng dễ dàng . 2) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( … ) Đoạn viết sau :.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp: a . Có nếp sống …………………………………………………….. b . Tham gia các công việc ……………………………….. c . Dọn dẹp nhà ở …………………………………………………………… b ). HDVN: * Bài vừa học: Đọc phần ghi nhớ ,trả lời các câu hỏi cuối bài . * Bài sắp học: TIẾT 24: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT. Xem trước: Tranh, ảnh công dụng và cách treo. Chuẩn bị: Sưu tầm một số tranh, ảnh . IV ) PHẦN ĐỂ KIỂM TRA :. Phụ lục 2 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG. Câu 1: Nêu nguồn gốc tính chất vải sợi thiên nhiên: ( 2 điểm) Câu 2: Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ( 1 điểm) Câu 3: Ý nghĩa cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở ( 2 điểm).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 4: Nêu nguyên tắc cơ bản cắm hoa.Để giữ hoa tươi lâu cần phải làm gì? ( 3 điểm ) Câu 5: Vẽ sơ đồ, nêu quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng, dạng cơ bản? ( 2 điểm ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG. Câu 1: Nêu nguồn gốc tính chất vải sợi thiên nhiên: ( 2 điểm) a. Nguồn gốc: Từ thực vật, động vật  Thực vật: cây bông, lanh, đay, gai…  Động vật: Kén tằm, lông cừu, lông dê… b. Tính chất: Mặc thoáng mát, độ hút ẩm cao, hay bị nhàu, khi đốt tro bóp dễ tan Câu 2: Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. ( 1 điểm) - Đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình - Tiết kiệm thời gian khi dọn dẹp - Tăng vẻ đẹp cho nhà ở Câu 3: Ý nghĩa cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở ( 2 điểm) - Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở - Cây cảnh góp phần làm sạch không khí - Trồng chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí đem lại niềm vui, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Câu 4: Nêu nguyên tắc cơ bản cắm hoa.Để giữ hoa tươi lâu cần phải làm gì? ( 3 điểm ) * Nguyên tắc cơ bản cắm hoa. a) Chọn hoa và bình cắm phù họp về hình dáng, màu sắc b) Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. c) Sự phù hợp giữa bình hoa vị trí cần trang trí. * Để giữ hoa tươi lâu - Nên cắt cành hoa trong nước, cắt lúc sáng sớm. - Tránh đặt bình hoa ở nơi có nắng chiều vào , có gió mạnh - Không đặt dưới quạt máy - Hàng ngày thay nước Câu 5: Vẽ sơ đồ, nêu quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng, dạng cơ bản? ( 2 điểm ) a. Sơ đồ cắm hoa . 10-150 00 450 750. b. Quy trình cắm hoa: Cắm cành chính thứ nhất bằng 1-1,5 (d+h) nghiêng 10-150 Cắm cành chính thứ hai bằng 2/3 cành chính thư nhất nghiêng 450 Cắm cành chính thứ ba bằng 2/3 cành chính thứ hai nghiêng 750.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Phụ lục 3. . Bảng điểm Lớp thực nghiệm STT 1 2 3 4.. HỌ VÀ TÊN Võ Anh Danh Nguyễn Ngọc Hoàn Cao Đình Dự Nguyễn Văn Duy. ĐIỂM KT. ĐIỂM KT. TRƯỚC TÁC ĐỘNG. SAU TÁC ĐỘNG. 7 7 7 8. 8 7 7 8.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 5. 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33. Lê Minh Dương Trịnh Thị Mỹ Duyên Đỗ Duy Đạt Võ Ngọc Đang Nguyễn Phạm Minh Đô Nguyễn Trà My Lê Thị Thanh Nhàn Lê Hiền Như Võ Thị Phấn Nguyễn Hữu Phước Nguyễn Thanh Phương Phan Văn Quí Ngô Thị Lệ Quyên Nguyễn Thanh Sâm Mai Thị Bích Sang Nguyễn Bá Thái Nguyễn Hữu Thành Trần Chơn Thành Lê Thị Thạch Thảo Ngô Văn Thêm Nguyễn Ngọc Thiện Ngô Minh Thịnh Võ Ngọc Thoại Phan Minh Thoại Lê Ngọc Tín Ngô Kim Tỉnh Nguyễn Thị Trinh Đinh Đức Trọng Nguyễn Thiên Trúc. 6 8 8 7 7 7 8 8 6 8 8 8 8 7 7 7 9 8 8 9 8 7 7 7 8 7 8 7 7. 6 8 9 9 7 7 9 10 8 8 10 8 8 7 9 8 8 9 8 9 9 6 7 8 8 7 8 8 8. Bảng điểm của Lớp đối chứng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10. HỌ VÀ TÊN Trần Lê Ánh Diễm Lê Thi Huyền Diệu Phan Thị Xuân Diệu Nguyễn Thị Thùy Dương Nguyễn Văn Đông Trương Lê Hồng Di Đam Lê Thị Bích Hà Huỳnh Hữu Hào Nguyễn Tuấn Hải Đặng Thi Diệu Hiền. ĐIỂM KT. ĐIỂM KT. TRƯỚC TÁC ĐỘNG. SAU TÁC ĐỘNG. 8 6 6 7 5 6 7 6 7 9. 8 6 7 5 5 5 8 6 7 10.

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

×