Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

giao an boi duong HSG chuan nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.6 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Truyện việt nam giai đoạn 1930 – 1945 Văn học giai đoạn này gồm 4 tác phẩm: tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ; lão Hạc. các tác phẩm có điểm tương đồng về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật I. Kiến thức chung: - Thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kí. - Phươngthức biểu đạt: tự sự. - Thời gian sáng tác: trước 1945. Đây là thời kì xã hội đầy biến động, là thời kì xã hội thực dân nửa phong kiến( vừa phong kiến vừa thực dân) , đời sống của nông dân vô cùng cực khổ. Tất cả những điều đó được các nhà văn bằng ngòi bút hiện thực của mình phản ảnh rất sâu sắc trong mỗi tác phẩm - Nội dung: đều phản ánh nỗi bất hạnh của mỗi kiếp người nghèo khổ, túng quẫn hay là những người phụ nữ gặp hoàn cảnh bất hạnh đáng thương. Nhưng những tác phẩm ấy vẫn ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là của người phụ nữ và nông dân. Phản ánh nét đẹp, những rung cảm của tâm hồn trong sáng. Nét đẹp tình cảm, cảm xúc của con người trong đời thường như tình mẫu tử, kí ức tuổi thơ trong sáng, lòng nhân ái, sức sống tiềm tang. - Tác phẩm thể hiện tấm lòng của tác giả: long yêu thương con người, lòng nhân đạo, đồng cảm với số phận của con người. - Nghệ thuật: bút pháp hiện thực., kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. xây dựng tình huống , chi tiết rất đắt giá.. Chuyên đề 1. VĂN HỌC HIỆN THỰC A.MỤC TIÊU: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về nhà văn trong dòng văn học hiện thực phê phán . - Nắm vững nội dung , nghệ thuật các văn bản đã học. - Mở rộng, luyện đề củng cố kiến thức chuyên đề. B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TRONG LÒNG MẸ - NGUYÊN HỒNG A. Mục tiêu: 1. NỖI Đau của chú bé Hồng: mồ côi cha, xa mẹ. 2. Cảm nhận tình yêu thương vô bờ chú bé dành cho người mẹ bất hạnh. 3. Đọc hiểu văn bản hồi kí I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Cuộc đời: Tuổi thơ cơ cực cay đắng. + cha nghèo túng, nghiện ngập, bất đắc chí, mất khi ông 12 tuổi. Việc cha mất khi còn nhỏ đã tác động đến làm ô nhạy cảm hơn + Mẹ tần tảo, hiền dịu, thương con nhưng phải tha hương cầu thực. Mẹ phải xa con – làm Hông thêm nỗi đau nữa- thiếu thốn tình cảm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Sống bơ vơ trong sự cay nghiệt của họ hang. -.> Vốn sống, bản lĩnh sống. Đến với tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta không phải là thưởng thức những câu chuyện được dựng xây bằng tưởng tượng mà Nguyên Hồng đã “lôi kéo” con ngưới cùng sống chung với cuộc đời số phận của nhà văn – chứ không còn là nhân vật. Bởi lẽ Những ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm được rứt ra trong tuổi thơ cay cực của chính nhà văn. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ Những điều đó đã làm nên tuổi thơ cay đắng nhưng nó cũng tạo nên tâm hồn của Nguyên Hông : luôn luôn chan chứa tình yêu thương, luôn muốn thấu hiểu mọi lẽ đời.Điều đó thôi thúc NH sống có nội lực, và chính nó cũng làm cho ông sống có bản lĩnh; sống giản dị , tràn đầy tình yêu thương -Vị trí : Được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ”, “ nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. Ông được mệnh danh như thế - Sự nghiệp: Đa tài, nhưng thành công nhất là văn xuôi. - Phong cách: chân thực, dạt dào cảm xúc và thầm đẫm tình yêu thương. 2. Tác phẩm: Những ngày thơ ấu- 1938. Năm 38 mới in trên báo. Lúc đó ông mới 20 tuổi. bằng sự trải nghiệm non nớt ấy, nhìn lại tuổi thơ của mình ô có những cảm nhận rất chân thực - Thể loại: hồi kí – chân thực của sự việc, chiều sâu cảm xúc. Hồi kí: Hòi – nhớ lại. Kí : ghi chép.-> ghi chép lại những sự viẹc có thật. Tập hồi kí này con người ghi chép lại là người có mặt trong tác phẩm, là nhân vật trung tâm cảu câu chuyện nên TP có chiều sâu cảu cảm xúc. - Gồm 9 chương . Mỗi chương là chia sẻ một kỉ niệm cay đắng của Hồng. “Đó là những kỉ niệm đau xót, buồn tủi của đữa trẻ sinh ra trong một gia đình phá sản, phải sống bơ vơ đói rách bị họ hang giàu có và cái xã hội đồng tiền ấy hắt hủi” – Nguyễn Đăng Mạnh. - Nội dung: Viết vè những kỉ niệm đau buồn, cay đắng trong suốt thời thơ ấu của tác giả. II: Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng. - trước hết phải hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại: Đoạn trích là chương 4, muốn hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại đầu chương 4, thì cẩn phải hiểu được chương 1.2 nhất là chương 3. - Chương 1. Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân kop tình yêu. Chương 3. Năm Hông 12 tuổi thì cha mất. Mẹ ko chịu được sự khắt khe của nhà chông, tâm hồn khao khát yêu thương nên phải bỏ nhà đi tha hương. Cuộc đổi thoại diễn ra khi sắp đến ngày giỗ đầu bố. Với vai trò là người cô- em cha bé Hông thì người cô phải biết lo toan, chăm chút cho giỗ của ạnh trai. Nhưng trong cuộc đối thoại , bà cô ko hề làm điều đó. Mà là.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chỉ mỉa mai, châm chọc và cả sự nhạo bang về mẹ hông. Muốn làm cho nỗi đau cảu chú bé rớm máu. - Hiểu được hoàn cảnh ấy để thấy được tâm địa bà cô, thấy được tình cảm mãnh liệt như thế nào, long thương yêu mẹ ra sao. Tình yêu thương ấy có giúp chú bé chiến thắng được tâm địa độc ác của bà cô ko? Tìm hiểu cuộc đối thoại, ta kẻ bảng. vì là cuộc đối thoại thì có những lời thoại đan xen nên ta kẻ bảng. Người cô Bé Hồng -Cười hỏi “ Mày có muốn vào Thanh - Cúi đầu không đáp- suy nghĩ ; cảnh Hoa chơi với mẹ mày không” giác- cười đáp lại “ Không! Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về” (Cảnh giác vì H biết bà cô ko phải là lo cho H, không phải muốn gắn kết tình yêu thương cảu H với Mẹ . Nên câu trả lời… và tin tưởng “ cuối… về”.) Sau khi thấy H đáp như thê, bà cô lại tiếp tục cuộc đối thoại với going như thế nào? - Giọng vẫn ngọt” sao mày lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu!” Giọng ngọt:ko phải làngọt ngào mà là rất kịch giả dối - Hành động: vỗ vai, vẫn cười và nói: “ mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mự mày may vá và thăm em bé chứ” Chi tiết e, bé là chi tiết đáng quan tâm, vì đứa con này ngoài giá thú – khi mẹ H chưa mãn tãng chông mà đã có con với người khác- xã hội không chấp nhận. Khi nói như vậym ko phải là đề H được sống trong tình yêu thương mà going giễu nhại muốn cười cợt trên chính nỗi đau của chú bé.và nỗi khổ cảu mẹ H.. - Lúc này bà cô vẫn “ tươi cười kể cho cháu nghe với giọng diễu cợt-> nham hiểm, muốn bới móc chuyênj này lên - Đổi giọng, vỗ vai , nhìn người cháu , nghiêm nghị “ đánh giấy cho mợ mày….bán xới mãi được sao?” ->. - Hông “ Im lặng cúi đầu: - buồn tủi. “Khóe mắt đã cay cay” vì sao lai cay cay? H đã thấy sự hỏi thăm là sự bới móc.- sự buồn tủi len lỏi Ko dừng lại dù thấy cháu đã -. Tâm trạng không chỉ là buồn tủi nữa mà bộc lộ ra ngoài bằng chi tiết chân thực: - Nước mắt ròng ròng rớt xuống. rồi chan hòa đằm đìa “ cười dài trong tiếng khóc” ; “ sao cô biết mợ con có con” Tiếng cười ko phải vui vẻ màlà tiếng cười chua xót, đau khổ. Vừa hỏi 1 câu “ sao…” -> tiếng cười, lời hỏi ấy là ->Cung bậc cảm xúc: buồn tủi, đau đớn rồi vỡ òa thành tiếng khóc. - Nghẹ ứ khóc ko ra tiếng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> giọng giả dối - Hông ko khóc, chỉ im lặng Tỏ sự ngậm ngùi-> - Im lặng ? trong cuộc đối thoại này, vai trò của H như thé nào? Bà cô rất kịch, xảo trá. Hông mới 12 tuổi nhưng trong H là sự sâu sắc: ko trả lời ngay, mà là sự suy tư trăn trở và cả sự nghĩ về người mẹ, càng về sau càng yếu thế->  Cuộc đối thoại là cuộc chiến ko cân sức, một bên tấn công bằng những đòn ác hiểm, 1 bên tìm cách chống đỡ tuy quyết liệt nhưng lộ rõ vẻ đáng thương, tội nghiệp-> Đòi roi tâm hồn, tình thần Bà cô thì nham hiểm, đầy toan tính. Trước bà cô như thế th́ H vô cùng đuối thế, Vũ khí bà cô dùng ở đây ko phải là vật chất, đòn roi thể xác mà là vũ khí đòn roi tâm hồn, tinh thần. bang lời lẽ của mình, bằng ngón đòn của mình bà cô đã tra tấn tinh thần là h vô cùng tội nghiệp, dù muốn bảo vệ mẹ đến thế nào thì H vẫn yếu thế. - Cuộc đối thoại đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của H dành cho mẹ: + Nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô . -> Kịch- giả dối. diễn + Biết rõ “nhác đén mẹ tôi, cô tôi có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoải nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ” -> Hiểu mục đich của cuộc nói chuyện này.( Hiểu tâm thế, vai trò cảu người đối thoại với mình, hiểu được mục đích-> để có thêm sự tỉnh tao, sự quyết liệt và tình yêu thương. + Người cô càng mỉa mai, càng khinh miệt thì H càng thương mẹ “ tôi thương mẹ tôi” .. muốn phá tan hủ tục “ cắn , nhai , nghiến…” Nỗi ấm ức trong lòng sẵn sàng bộc lộ bùng phát trở thành hành động vô cùng quyết liệt Tình cảm sâu sắc cảu chú bé hiểu được nỗi khổ cảu mẹ phải chịu đựng. 2. Cuộc gặp gỡ bất ngờ: Bất ngờ : vì không hề hẹn trước, đến rất tình cờ a. Cảm xúc của Hồng: Cảm xúc của H khi cha mất 1 năm, sau cuộc trò chuyện với người cô, mẹ lại có em bé- ngoài giá thú. Tất cả những biết cố , sự kiện ấy diễn ra trong cuộc đời của H thì cảm xúc là gì? Trong cuộc đối tjoại H đã khẳng đinh” cuối năm…về” -> tin tưởng. - Trước đó H trả lời: cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Tan học thấy bóng người trên xe giống mẹ minh- chưa hề có sự chắc chắn ở đây - Khi đuổi theo Hồng vẫn bối rối bởi “ bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” bởi “ nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là trò cười tức bụng cho lũ bạn”  Cuộc gặp gỡ này là sự giải tỏa tâm lí Vì H đã trot tin là mợ cháu sẽ vê, vì H đã chạy theo,người giống mẹ, H luôn sợ người khác mỉệt thị - của lũ bạn, người cô, mà còn là tam lí của H – tâm lí buồn tủi, dồn nén-> cảm xúc vỡ òa. b. HÌnh ảnh người mẹ: - tình yêuthương Người mẹ hiện lên qua cái nhìn của người con - vừa gần gũi than quen, vừa mới lạ như thiên thần trong truyện cổ tích: + Ko hề còm cõi xơ xác như cô nói..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + gương mặt tươi sang + Khuôn miệng xinh xắn + một êm dịu vô cùng + thơm tho lạ thường Những chi tiét ấy thể hiện, ko những mẹ Hông có nét đạp cảu người đàn bà đôn hậu, nhẹ nhàng. Mà qua lăng kính của chú bé ta thấy người mẹ đẹp một cách lạ thường, ấm áp - Chính mẹ làm H ko mảy may suy nghĩ gì đến lời người cô nữa.->Tình mẫu tử chiến thắng tất cả -> gạt đi mọi lời nói của bà cô, Chính tình mẫu tử làm cho H phấn khích tự tin vì trước đó muốn gặp đều trong ý niệm thì nay đã trở thành hiện thực-> thông qua người mẹ thấy được tình mẫu tử thiêng liêng cao quý như thế nào,. * Đối tượng khác nhau -> cảm xúc khác nhau. + Trong cuộc đối thoại giữa H với cô Cuộc gặp bất ngờ ( với mẹ) Buồn tủi Vui sướng Ta học tập được rất nhiều ở H đó là trong Học được ở Hông tình cảm chân cuộc đối thoại dù buồn tủi nhưng Hông thành, ấm áp mà h dành cho mẹ vẫn rất bản lĩnh- sống , mới 13 tuổi mà chống chọi với bà cô vô cùng giảo hoạt. HỒng bản lĩnh vì luôn giữ vững niềmtin dànhcho mẹ * Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều người như người cô sẵn sang tấn công vào niềm tin , đưa ra những lời nói làm tổn thương nhưng quan trọng là chúng có bản lĩnh, có niềm tin vào tình cảm chân thành ta có trong cuộc sống * Hấp dẫn của truyện là gì? Điều nào làm nên thành công của tác phẩm? NT: - xây dựng tình huống truyện độc đáo.-> cao trào cảm xúc. + Phần 1: H bị đẩy vào nỗi ấm ức buồn tủi đến nghẹ long (Nghẹn ứ ko nói nên lời, nước mắt … im lặng- của con người bị nỗi đau đè nén đến ko thể khóc được nữa+ Phần 2. Cảm xúc vỡ òa vì hạnh phúc, ấm ức được giải tỏa (tình huống nàylàm nổi bật tìnhyêu H dành cho mẹ. Nếu ko có tình huống trên – ko có sự ấm ức, dồn nén thì chi tiết H gặp mẹ ko trở nên giàu cảm xúc và dạt dào như vậy. - Xây dựng nhân vật sinh động qua ngôn ngữ và cử chỉ. + Người cô: thâm hiểm với những lời nói mỉa mai, cay độc, cử chỉ rát kịch. (Cười, nói, giọng rất ngọt, ánh mắt, khuôn mặt… được khắc họa rất sinh động. ) + Hồng: nhạy cảm, thận trọng mà sâu sắc.( qua nét cảm xúc, ứng xử với cô, Cảm xúc vỡ òa khi gặp mẹ)- chính 2 nhận vật làm cho tác phẩm trở nên ấn tượng:bà cô thâm hiểm tạo điều kiện buộc h bản lĩnh, 1 bé H nhạy cảm->làm cho tác phẩm sau sắc. - Ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, chân thực-> thể kí (có % của sự thực).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cảm xúc chân thực ấy là của sự trải nghiệm đầy cay đắng chứ không phải tưởng tượng . đây có lẽ là 1 trong những điều làm nên đặc sắc của tác phẩm-> khi viết hồi kí cần viết chân thực, giàu cảm xúc. Tổng kết: 1. Nội dung: Nỗi buồn tủi của Hông khi phải xa mẹ,phải chịu sự khác nghiêt của họ hang. - Tình mẫu tử thiêng liêng không gì có thể chà đạp(chính tình mấu tử ấy đã cho H 1 bản lĩnh - Con người rất thật , rất bản lĩnh của Nguyên Hồng ngày từ thuở ấu thơ ( cuộc sống có thể có kho khăn, thách thức ,cay nghiệt với mình nhưng mình phải biến nó thành sức mạnh, thành động lực để tiến lên) 2. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống, khác họa nhân vật. Chất văn giàu cảm xúc, chân thật của tác giả.( khién cho tập hồi kí dễ dàng đi vào long người đọc. Luyện tập: Nhớ viết lại những kỉ niệm đáng nhớ với người than( tự sự, kí) Câu 1: (3/20điểm) a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn trong đoạn trích sau: “Xe chạy, chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo […].” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa: (1,5 đ) -Động từ có nghĩa rộng: khóc (0,5 đ) -Động từ có nghĩa hẹp: nức nở (0,5 đ) sụt sùi (0,5 đ). Câu 2: ( 2,5đ ) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ) Đáp án: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo được các ý sau: Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm. *** Cách cho điểm:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ) -Nội dung: +Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(2,0đ) +Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .(1,5đ) +Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man, lủng củng.(1,0đ) +Viết chưa sát yêu cầu đề bài , có chạm vào nội dung cần thiết. (0,5đ) +Sai hoàn toàn hoặc lạc đề. (0,5đ) Câu 3 : Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết “ Và cái làm đó không những làm tôi thẹn, mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng dâm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên Yêu cầu ( 2 điểm ) Đảm bảo các ý sau: - Về hình thức : Hoàn chỉnh đoạn văn theo cách trình bày nội dung đoạn văn. - Về nội dung : So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác .khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. + Hình ảnh được so sánh: ” nỗi tủi cực, hổ thẹn trước bạn bè, trước chính mình. + HÌnh ảnh so sánh :người bộ hành trên sa mạc sắp chết khát nhì thấy ốc đảo xanh tươi nhưng có thể tất cả chỉ là ảo ảnh- >có sức liên tưởng lớn. + Tâm trạng trông ngóng, khát khao cháy bỏng được gặp mẹ và tình yêu mẹ thiết tha. Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. ( mẹ như nguồn sống, mạch nước nguồn ngọt ngào trên sa mạc cằn khô.. -So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi . Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng -Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của bé Hồng khi nghĩ về viễn cảnh mình bị nhầm lần đó không phải là mẹ. *** bổ sung thêm so sánh đầu: So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Hình ảnh so sánh: “ những cổ tục” đó là những hủ tục lạc hậu, những thành kiến bất công của xã hội cũ đè nặng lên con người, ngăn cản hạnh phúc chính đáng của con người . những cổ tục ấy vốn là những thứ vốn vô hình , vô ảnh mà sức hủy hoại của nó thì khôn lường. - Hình ảnh được so sánh : “ cụ thủy tình, đầu mẫu gỗ, hòn đá” là những vật khô, cứng nhọn , sắc. - Hành động nhân vật “nhai, cắn, nghiến” quyết liệt , dứt khoát thể hiện ý nghĩ táo tợn nièm căm phẫn cao độ đang trào sôi như một cơn dông tố trong lòng cậu bé .ý chí và sự quyết tâm lớn của chú bé hồng -Là một câu văn biểu cảm dài , nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ mạnh Diễn tả tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng . Các từ cắn, nhai, nghiến, nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật -Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, thương mẹ bấy nhiêu -Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêuvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh -Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm. tác giả vừa phê phán những hủ tục đày đọa con người vừa ca ngợi bản lĩnh, ý chí của cậu bé C©u 4: ( 8/10 ®iÓm) “ §o¹n v¨n Trong lßng mÑ, trÝch håi kÝ Nh÷ng ngµy th¬ Êu cña Nguyªn Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.” (Ng÷ v¨n 8, tËp mét) Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. a. Më bµi: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm: - Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu; - Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh. b. Th©n bµi: LÇn lît lµm s¸ng tá tõng luËn ®iÓm. 1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng - Bè mÊt, mÑ v× “cïng tóng qu¸, ph¶i bá con c¸i ®i tha h ư¬ng cÇu thùc”, bÐ Hång sèng b¬ v¬ gi÷a sù ghÎ l¹nh, cay nghiÖt cña hä hµng. - Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, vÒ ngưêi mÑ; - Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc kh«ng ra tiÕng, cưêi dµi trong tiÕng khãc…. 1,0 0,5 0,5 6,0 2,5 0,5 1,0 1,0 3,5 1,5.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. T×nh yªu thư¬ng m·nh liÖt cña bÐ Hång víi ngưêi mÑ bÊt h¹nh - Nh÷ng ý nghÜ, c¶m xóc cña chó bÐ khi tr¶ lêi ngưêi c« + Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; kh«ng muèn t×nh thư¬ng yªu vµ lßng kÝnh mÕn mÑ bÞ nh÷ng r¾p t©m tanh bÈn xâm phạm đến.. + Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật nh hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, t«i quyÕt vå ngay lÊy mµ c¾n, mµ nhai, mµ nghiÕn cho k× n¸t vôn míi th«i”. - C¶m gi¸c sung sưíng cùc ®iÓm khi ë trong lßng mÑ + Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức në. + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là h×nh ¶nh vÒ mét thÕ giíi ®ang bõng në, ®ang håi sinh cña t×nh mÉu tö. V× thÕ, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghÜ ngîi g× n÷a… + Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Lu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa. C©u 3 c. KÕt bµi: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối víi ngưêi mÑ bÊt h¹nh. - Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng tr©n träng. Câu 5 (14 điểm) Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đó thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đó diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc thấm thía như dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”(Thạch Lam). Qua trích đoạn Trong lòng mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý làm bài Cần xác định đúng nội dung bài viết : Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam : Lòng yêu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ: - Trong lòng chú bé Hồng luôn mang hình ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đó bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm. 0,75. 0,75 2,0 0,5 1,0 0,5. 1,0 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> bánh, chú vẫn đầy lòng yêu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội. - TRước những lời lẽ thớ lợ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may dao động “Không đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thạt đau đớn nhục nhã vì mẹ , thì chú bé đầm đìa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vì mẹ làm điều xấu xa mà vì “tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm …” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mình như thế! - Tình yêu thương mẹ của Hồng đã vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đó thấm thía tính chất vô lí tàn ác của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đó đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”Thật là hồn nhiên trẻ thơ mà cũng thật mãnh liệt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng. - Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú khi lại được trở vè trong lòng mẹ: ở đoạn văn này tình yêu thương mẹ của chú bé không phải chỉ là những ý nghĩ tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao, mãnh liệt dâng trào, một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời đã xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé. + Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình , chú cuống quýt đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! …”. Nếu người quay lại không phait là mẹ thì thật là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.(phân tích giá trị của phép so sánh) + Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú bé“ríu cả chân lại” . Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì chú lại “òa lên khóc và cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa… + Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ , mẹ chú hiện ra xiết bao thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lòng mẹ, cảm giác mà chú đã mất từ lâu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú bé còn cảm nhận thấm thía hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” - Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn nêu.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lòng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm nào đó hoàn toàn bị chìm đi Câu 6. Trong đoạn trích “ trong lòng mẹ” có nhiều chi tiết tả bé Hồng khóc .So sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua hai chi tiết : Tôi cười dài trong tiếng khóc. Tôi òa lên khóc rồi cứ thế khóc nức nở - Tiếng khóc là biểu hiện tâm trạng xúc động đến tận cùng . Ở trong đoạn trích Nguyên Hồng đã hai lần tả bé Hồng khóc. + lần khóc trước những lời nhục mạ , xúc xiểm cay độc của người cô với mự mình .Tiếng khóc ấy đau đớn xót xa , thể hiện tình thương yêu vô vàn của cậu bé dành cho mẹ. Tiếng khóc ấy cũng là lời tố cáo sự độc ác nhẫn tâm của người cô đang tam hành hạ cháu mình bằng những câu nói độc địa dối trá. + Lần 2: cậu khóc khi gặp mẹ. Được sà vào lòng mẹ sau bao ngày xa cách. Tiếng khóc ấy là trạng thái hạnh phúc vỡ òa không kìm giữ nổi , là khoảnh khắc diệu kì khi chú bé được nằm gọn trong vong tay mẹ, được mẹ chăm sóc , vuốt ve được hưởng trọn tình yêu thương vô bờ của mẹ. - Hai tiếng khóc , dù hoàn cảnh , đặc điểm , ý nghĩa khác nhau nhưng cũng thể hiện được tài năng của nhà văn trong nghệ thuật khác họa tam lĩínhân vật §Ò bµi: Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em vÒ t¸c phÈm Trong lßng mÑ, em h·y lµm s¸ng tá ý kiÕn trªn. Híng dÉn: 1. Gi¶i thÝch: Vì sao Nguyên Hồng đợc đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, ngời đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ Êu, Hai nhµ nghØ, BØ vá... Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh . Nguyên Hồng đợc đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì «ng viÕt nhiÒu vÒ nh©n vËt nµy. §iÒu quan träng «ng viÕt vÒ hä b»ng tÊt c¶ tÊm lßng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của ngời nghệ sỹ , dờng nh nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thơng cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sớng, hả hê. 2. Nguyªn Hång lµ nhµ v¨n cña phô n÷ . a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của ngời phô n÷ ThÊu hiÓu nçi khæ vÒ vËt chÊt cña ngêi phô n÷. Sau khi chång chÕt v× nî nÇn cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hơng cầu thực, buôn bán ngợc xuôi để kiếm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến ngời phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tụy đáng thơng “Mẹ tôi ăn mặc rách rới, gầy rạc đi ”… Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của ngời phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với ngời đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, ngời phụ nữ này phải sống âm thÇm nh mét c¸i bãng bªn ngêi chång nghiÖn ngËp. Nh÷ng thµnh kiÕn x· héi vµ gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hơng cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diÕm. b. Nhà văn còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của ngời phụ nữ: Giµu t×nh yªu th¬ng con. GÆp l¹i con sau bao ngµy xa c¸ch, mÑ Hång xóc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của ngời mẹ, ngời đọc nh cảm nhận đợc nỗi xót xa ân hận cũng nh niềm sung sớng vô hạn vì đợc gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiÕu v¾ng sau bao ngµy xa c¸ch. c. Lµ ngêi phô n÷ träng nghÜa t×nh Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là ngời trọng đạo nghĩa, mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày dỗ để tởng nhớ ngời chồng đã khuất. d. Nhµ v¨n cßn bªnh vùc, b¶o vÖ ngêi phô n÷: Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi cha đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng. Tóm lại: Đúng nh một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong s¸ng t¹o nghÖ thuËt cña t¸c gi¶. Nh÷ng ngµy th¬ Êu l¹i chÝnh lµ niÒm c¶m th¬ng v« hạn đối với ngời mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhµ v¨n. Kh«ng ph¶i ngÉu nhiªn khi më ®Çu tËp håi ký Nh÷ng ngµy th¬ Êu, nhµ văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi” . Có lẽ hình ảnh ng ời mẹ đã trở thành nguồn mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi «ng viÕt v¨n häc b»ng t×nh c¶m thiªng liªng vµ thµnh kÝnh nhÊt. 2. Nguyªn Hång lµ nhµ v¨n cña trÎ th¬. a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạh của trÎ th¬. Nhµ v¨n thÊu hiÓu nçi thèng khæ c¶ v¹t chÊt lÉn tinh thÇn : C¶ thêi th¬ Êu cña Hồngđợc hởng những d vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu ngời thân. Gia đình và xã hội đã không cho em đợc sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ ...nghĩa là đợc ăn ngon, và sống trong tình yêu thơng đùm bọc của cha mẹ, ngời thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ... b. Nhµ v¨n tr©n träng, ngîi ca phÈm chÊt cao quý cña trÎ th¬: T×nh yªu th¬ng mÑ s©u s¾c m·nh liÖt. Lu«n nhí nhung vÒ mÑ. ChØ míi nghe bµ c« hái “Hång, mµy cã muèn vµo Thanh Ho¸ ch¬i víi mî mµy kh«ng?”, lËp tøc, trong ký øc cña Hång trçi dËy h×nh ¶nh ngêi mÑ. Hồng luôn tin tởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tính ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm th«ng s©u s¾c cho t×nh c¶nh còng nh nçi ®au cña mÑ. Trong khi x· héi vµ ngêi th©n hïa nhau t×m c¸ch trõng ph¹t mÑ th× bÐ Hång víi tr¸i tim bao dung vµ nh©n hËu yêu thơng mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thơng của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của ngời phụ nữ khát khao yêu thơng mà không đợc trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là mét vËt nh .....th«i” Hồng luôn khao khát đợc gặp mẹ. Nỗi niềm thơng nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ nh một niềm tín ngìng thiªng liªng, thµnh kÝnh. Tr¸i tim cña Hång nh ®ang rím m¸u, r¹n nøt v× nhí mẹ. Vì thế thoáng thấy ngời mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng. c. Sung sớng khi đợc sống trong lòng mẹ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lòng vui sớng đợc toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nớc mắt giËn hên, h¹nh phóc tøc tëi, m·n nguyÖn. d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Khao khát đợc sống trong tình thơng yêu che chở của mẹ, đợc sống trong lßng mÑ. §Ò 2: Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ d¹i”. Gîi ý: a. Đau đớn xót xa đến tột cùng: Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thơng, nỗi đau trong lßng. Nhng khi bµ c« cè ý muèn l¨ng nhôc mÑ mét c¸ch tµn nhÉn, tr¾ng trợn...Hồng đã không kìm nén đợc nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng cµng bõng lªn d÷ déi. b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục . Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tớc đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, h¹nh phóc...Cµng yªu th¬ng mÑ bao nhiªu, thi nçi c¨m thï x· héi cµng s©u s¾c quyÕt liÖt b¸y nhiªu: “Gi¸ nh÷ng cæ tôc kia lµ mét vËt nh ......... míi th«i”. c. Niềm khao khát đợc gặp mẹ lên tới cực điểm Nh÷ng ngµy th¸ng xa mÑ, Hång ph¶i sèng trong ®au khæthiÕu thèn c¶ vËt chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thơng mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát đợc gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ... d. Niềm vui sớng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi đợc ở trong lòng mẹ. Niềm sung sớng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.. BÀI TỨC NƯỚC VỠ BỜ - ngô Tất Tố Nhan đề ngắn gọn súc tích đã làm toát lên toàn bộ nội dung của văn bản. I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: (1983-1954) - sinh ra trong gia đình nhà nho nhưng có gốc nông dân. (sinh ra trong gia đình nhà nho thì được hưởng nền giáo dục của nho giáo, khổng giảo luôn tuân thủ lẽ nghĩa, và khắc kỉ bản than để học tập, dùi mài trở thành ngườ có ích cho xã hội. Vì thế ông có vốn hiểu biết liên quan đến tác phẩm, những tri thức kinh điển của nho gia. Ông lại sinh ra từ gốc nông dân nên ông thấu hiểu, cảm thông và thương xót cho cảnh ngộ những người nông dân vất vả nhọc nhằn. ) chính hoàn cảnh xuất thân này ảnh hưởng lớn cho sự nghiệp sáng tác văn chương sau này. - Thuở nhỏ học chữ Nho nổi tiếng thông minh, đỗ đầu kì thi khảo hạch vùng kinh Bắc, được ái mộ, gọi là “đầu xứ Tố”. Khi nền Hán học suy tàn : “ông.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nghè, ông cống cũng nằm co”(Tú Xương), Ngô Tất Tố tự học chữ Quốc ngữ và học tiếng Pháp. Ông trở thành một nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật và khảo cứu nổi tiếng. - Khi nhắc đến ông, người ta nhắc đến người có tài năng, có tri thức trên nhiều lĩnh vực tài năng. Uyên bác trên nhiều lĩnh vực( là 1 học giả- có kiến uyên bác về nho gia, vềkiến thức rất sâu sắc về văn học cổ điển Việt Nam. Ông là nhà báo với nhiều bút danh khác nhau. Là nhà văn lớn. ông còn có công lao trong việc dịch thuật các tác phẩm nước ngoài cho nhân dân ta - Sự nghiệp văn chương: + Thể loại: sở trường về 2 thể loại: phóng sự và tiểu thuyết (phóng sự là thể kí giống báo chí nhưng trong bàn tay NTT thì nó được nâng lên thành tác phẩm ngôn từ tất nhiên vẫn ngồn ngộn tri thức về thực trạng bức xúc của xã hội đương thời. + Nội dung: nhà văn của người nông dân Tại sao? Bời ông rất quan tâm đến đề tài nông thôn và người nông dân ( về làng quê và những người cơ cực nhọc nhằn trong nông thôn. Viết về người nông dân , ông tập trung tố cáo những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến đang đè nén lên con người nông dân vốn đã nhọc nhằn chịu nhiều gian khó trong cuộc mưu sinh. Tác phẩm của ông cũng lên án đanh thép những thế lực ở làng quê đó là bọn địac chủ phong kiến, bọn cường hào ác bá ở làng quê đã câu kết với bọn thực dân để bóc lột hãm hại dân lành.) – là nhà văn hiện thực xuất sắc 1. Tác phẩm tiêu biểu: tắt đèn, lều chõng - 1940( chế độ khoa cử đã lạc hậu trong chế độ pk) phóng sự việc làng – 1940 ( tố cáo những hủ tục đã đè nặng lên người nông dân. - Tác phẩm: “ tắt đèn” là tiểu thuyết xuất sắc của văn học hiện thực phê phán ( 30- 45) . là kiệt tác của văn học VN hiện đại. ( một trong những tác phẩm viết hay nhất, xúc động nhất về nông thônVN trước cách mạng tháng 8 - Xuất xứ: văn bản trích từ chương 18 của tác phẩm. - Tóm tắt: Tắt đèn kể về tình hình về một làng quê Bắc Bộ trước cách mạng t8. Tác giả chọn thời điểm khi mùa thu thuế, mùa thúc giục thuế ở làng quê. Đó là sự kiện gây bao nhiêu điều lo lắng, khổ sở cho người nông dân. Chuyện kể về g ia đình anh Dậu nghèo nhất nhì làng. Khi vụ thuế đến việc lo lắng nhất là chạy tiền để nạp sưu thuế cho nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ của mình cho quốc gia.Chị Dậu một tay phải nuôi con, một tay phải chăm chồng ấy vậy chị còn phải lo chạy vạy để kiếm 2 đông bạc nạp sưu cho chồng. chị phải bán đàn chó mới sinh, bán gánh khoai lang vẫn chưa đủ tiền, buộc chị phải bán cái Tý vừa 7 tuổi để lấy tiền nạp tiền sưu cho chồng. nhưng khi nạp xong chị lại phải nạp cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Thế là chị lại phải chạy vạy đủ đường để kiếm tiền …. II. đọc hiểu văn bản: 1. tình huống truyện ( là yếu tố nền tảng làm nổi bật chủ đề tư tưởng của đoạn trích. Tình huống truyện là hoàn cành không gian, thời gian, bối cảnh cho câu chuyện diễn ra.) Ta cần tìm hiểu 2 hoàn cảnh. Trước hết là hoàn cảnh rộng- đó là việc của cả làng – việc sưu thuế của làng. Bối cảnh hẹp là việc nhà –việc riêng của gia đình chị Dậu..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Bối cảnh : ( tắt đèn ko khai thác cái trữ tình êm đềm của lang quê mà tái hiện làng quê trong thời điểm nóng bỏng nhất của nó là thời điểm làng vào vụ thuế) làng vào vụ thuế quant rên thì về làng để đốc thúc việc thu thuế của làng nên bè lũ chức sắc trong làng như lí trưởng đều phải nôn nóng thu cho đầy đủ các thứ thuế của các dân đinh trong làng nên chúng cho bọn tay sai đi tróc nã, bắt trói cùm kẹp hành hạ những người chưa nộp thuế để ép họ nạp cho đủ để hoàn thành với quốc gia, để lấy thành tích cho làng mình. Vậy xét về hoàn cảnh, câu chuyện diễn ra trong một thời điểm vô cùng căng thẳng, khốc liệt khi làng quê không còn yên bình nữa mà vang lên những tiếng quát, tiếng chửi mắng vang lên những bước chân rầm rập của bè lũ tay sai đi tróc nã những gia đình có người thiếu thuế bắt nạp cho đầy đủ. Làng quê sôi sục lên - Gia cảnh: nghèo “nhất nhì trong đám cùng đinh” nghèo nhất nhì trong những gia đình nghèo nhất. hơn nữa Anh Dậu lại ốm đau-> Chị Dậu phải lo toan tất cả( phải lo mưu sinh, lại phải lo suất sưu cho chồng nữa.lo 2 đồng cho chồng hoàn thành nghĩa vụ quốc gia. Lấy đâu cho ra 2 đồng ấy khi gia đình nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh? Nhìn trong nhà chẳng còn gì nữa, chị đã bán ổ chó dẫu còn non , bán cả gánh khoai lang dồn tiền vào cũng ko xong, chị phải dứt lòng bán đứa con gái đầu lòng- cái Tý mới 7 tuổi.đây rõ ràng là nỗi đau lớn của người mẹ khi mất con- chúng ta đã thấy được tình mẹ con của Hồng. Chi Dậu vốn là người thương con vậy mà phải bán con để cứu anh Dậu – trụ cột của gia đình. Vậy chị chịu nỗi đau mất con. ấy vậy vẫn chưa đủ, chị đã nộp tiền sưu cho chồng nhưng bọn thực dân phong kiến bóc lột người dân đến cùng cực. người em chồng đã chết từ năm ngoái theo lịch ta nhưng theo lịch tây vẫn còn tên thì rõ rang phải nạp thuế. Như vậy chị lại phải gánh thêm một gánh nặng nữa - phải kiếm 2 đồng để lo tiền sưu cho em chồng đã chết . Anh Dậu bị bọn lính bắt ra đình trói , hành hạ ở ngoài đình, khi được trả về thì anh bị hôn mê bất tỉnh . hôm sau nhờ sự từ tâm của bà con anh hồi tinh lại chưa kịp húp miếng cháo thì cai lệ va người nhà lí trưởng. Anh Dậu đã tỉnh nhưng còn yếu, bọn tay sai có thể đến bất cứ lúc nào . ở trên ta thấy chị đã chịu nỗi đau mất con, nay nếu bọn tay sai đến anh Dậu bị bắt, bị trói , đánh bị tra tấn ở sân đình chắc hẳn anh không sống nổi nữa. như vậy chị chịu nguy cơ mất chồng Xét trong bối cảnh chung của cả làng, trong gia cảnh hẹp cũng rất căng thẳng, hồi hộp => Tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn tình huống ấy cho phép nhà văn thể hiện điều gì? Đứng trước tình huống như thế thì tất cả các nhân vật đều bộc lộ rõ nhất phẩm chất của mình và qua đó nhà văn cũng thể hiện chủ đè của tác phẩm một cách rõ nhất. tình huống ấy cho phép nhà văn thể hiện tính cảnh của từng nhân vật, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm; tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện lôi cuốn người đọc người nghe xem câu chuyện sẽ ra sao đây khi bọn tay sai đến, khi chị Dậu một than một mình đối đầu với bọn đầu trâu mặt ngựa , cuộc đối đầu không cân sức ấy chuyện gì sẽ xảy ra ? Liệu rồi chị Dậu làm gì trước bọn tay sai hung bạo ấy? **=> Tình huống: làng vào vụ thuế, bọn tay sai đi tróc nã, bắt trói cùm kẹp hành hạ những người chưa nộp thuế. Nhà chị Dậu nghèo “nhất nhì trong đám cùng đinh” , đang thiếu sưu. Anh Dậu lại ốm đau dù đã tỉnh nhưng còn yếu, bọn tay sai.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> có thể đến bất cứ lúc nào => Tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn .. tình huống ấy cho phép nhà văn thể hiện tính cảnh của từng nhân vật, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm; tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện 2. nhân vật cai lệ: - chức danh : + chức vụ : đứng đầu một tốp lính lệ trong phủ của quan là chức danh thấp nhất trong hệ thống quan chức chỉ đóng vai trò tay sai không có quyền . + Công việc : tay sai chuyên nghiệp, công cụ rất đắc lực cho bọn thực dân , phong kiến áp bức thống trị nhân dân là bọ tay sai đầu trân mặt ngựa đi thực hiện những lênh của quan trên để áp bứckhủng bố dân nghèo. đó chỉ là việc làm của lũ tay sai đê mạt mà thôi. + Nhân vật này có diện mạo không, có tên gọi khồng ? tác giả không gọi tên riêng là tên cai lệ nào, cũng không hề có một chi tiết nào miêu tả về ngoại hình cũng như diện mạo của nhân vật. Tên gọi, diện mạo : không tên gọi, không miêu tả ngoại hình. Tại sao tác giả không đặt tên cụ thể, không miêu tả ngoại hình để tạo ấn tượng với bạn đọc ? đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tên cai lệ này không phải là cá nhân riêng lẻ, y là tiêu biểu cho hàng ngàn , vạn bao nhiêu tên cai lệ khác. Gương mặt , tên gọi của chúng là gương mặt tàn ác của chế độ phong kiến đang đầy ải con người.->tiêu biểu cho nhà nước thực dân phong kiến tàn ác , bất nhân. là phong kiến bởi vẫn còn vua quan, là thực dân bởi chính quyền thực dân pháp đang thực hiện chính sách bóc lột vơ vét thuộc địa. như vậy chỉ là chức danh thôi nhưng con người này là 1 nghề không tử tế, - Xuất hiện : + sầm sập tiến vào với roi song tay thước day thừng » đây là những thứ chuyên để bắt bớ, để tróc nã, để trói buộc con người. -> đồ nghề của quân cường đạo chuyên bắt bớ đánh đập, khủng bố dân lành. Dấu ấn thứ 2 của y là gì ? khi vào nhà y cất lên tiếng quát, thét và người ta nhận ra trong âm thành giọng điệu của y là chất giọng của một nguời đã hút nhiều xái thuốc phiện . ấn tượng không phải chỉ là thị giấc mà là nghe thấy – thính giác – âm thanh + Chất giọng khàn khàn của người hút nhiều xái thuốc phiện xái thuốc phiện là phần cặn, bã của thuốc phiện sau khi hút lượt đầu người ta bỏ đi thì hắn hút lại cái xái thuốc ấy. chi tiết này nói điều gì ? thì ra y là tên tay sai hạng bét trong chế độ thực dân nhưng có ->cuộc sống hưởng thụ trụy lạc Câu nói thì sao ? + câu nói : câu đầu tiên y bước vào nhà chị adậu là một tiếng thét « thằng kia !Ông tưởng mày chết đêm qua , mày còn sống đấy à ? nốp tiền sưu ! mau !». 4 câu văn có 3 dấu chấm than, 1 dâu chấm hỏi. câu nói ấy ta nhận thấy bao trạng thái cảm xúc . Đầu tiên là tiếng quát thét-> Mỉa mai châm chọc,-> dọa nạt , uy hiếp, bức bách nạn nhân của y. dù thấy người ấy đang ốm , đang mệt mỏi không thể dậy được. đó chỉ là ấn tượng đầu tiên về giọng nói . sau đó y còn có hàng loạt hành động khác đã bóc trần bản chất tính cách của con người này. - Hành động: khi vừa xông vào, thấy chị Dậu hoảng hốt, tha thiết phân trần thì y là gì? + Trợn tròn hai mắt khi nghe chị Dậu phân trần . cái trợn tròn hai mắt ấy không phải là cái nhìn thông cảm mà cái nhìn đe dọa, vô cảm lạnh lùng. Trước lời phân.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trần của chị Dậu, tên ngường nhà lí trưởng cũng đã chùn tay trước gia cảnh đáng thương của chị nhưng tên cai lệ thì không. + Y dùng đùng giật phắt giây thừng, sầm sập chạy lại bắt trói anh Dậu. hành động rất quyết liệt và táo tợn. Hắn không có một chút cảm thông thương xót. + Khi chị Dậu ngăn cản thì hắn lại thụi vào ngực chị mấy bịch . khi bị chị Dậu ngăn lại không cho đánh chồng thì +Tát vào mặt chị. NHững hành động ấy tố cáo điều gì về cai lệ? =>Cai lệ làmột kẻ tàn bạo bất nhân, cậy chức cậy quyền dù chức quyền ấy không cao để đàn áp dân lành. Đó là hành động, còn ngôn ngữ của y ra sao? - Ngôn ngữ: trước hết tìm hiểu đối tượng giao tiếp của y là ai? + đối tượng giao tiếp là anh Dậu một ngừơi đàn ông đau yếu bênh tật. vàmột người đàn bà con mọn họ là những con người yếu ớt không có khả năng chông trả. Vậy hắn đã giao tiếp với những người này ra sao? Liệt kê trong một đoạn văn ngắn ta thấy + Cử chỉ biểu hiện cách nói: điều lạ là NTT không bao giờ dùng từ nói mà là dùng từ khác để diễn tả cách y nói: quát, thét, hầm hè, nham nhảm thét bắt trói vợ chồng chị Dậu. NTT đã dùng những từ khác nhau để diễn tả hành động nói của nhân vật này: quát…Em nhận ra điều gì trong ngôn ngữ của con người này? Con người này dường như không còn biết cách nói ra am thanh của tiếng người mà chỉ dùng thứ tiếng của loài ác thú, của con thú đang say mồi lao vào đề giằng xé con mồi.-> khác xa tiếng nói con người, không t hể nói tiếng người . Còn nội dung câu nói của y thì sao? + Nội dung câu nói: mắng chửi, dọa nạt, lên giọng hách dịch , bỏ ngoài tai mọi tiếng van xin dù tha thiết dù khẩn thiết . Vậy tính chất , mức độ tăng dần. Nếu ở trên y không có khả năng nói tiếng người thì đến đây y còn bỏ ngoài tai tiếng van xin của đồng loại. y là con thú nên không thể nghe được âm thanh , không nghe được tiếng câu xin thàm thiết của con người đang tuyệt vọng -> Không thể nghe được tiếng đồng loại. trái tim con người ấy hoàn toàn chai sạn, hóa sắt hóa đá trước tình cảnh đau khổ của con người. Qua các yếu tố đó em nhận xét gì về cai lệ? là hiện thân cho hình ảnh tên tay sai trong chế độ thực dân phong kiến, tên tay sai ấy đã đánh mất đi tính người, tình nguời chỉ còn lại là sự độc ác tàn bạo. đó là hình ảnh sống động cho chế độ thực dân ăn thịt người. chế độ ấy chỉ biết đè nén ,áp bức bóc lột những người nông dân thâp cổ bé họng Qua nhân vật cai lệ, tác giả lên án điều gì? Lên án bọn thực dân, thống trị trong làng quê xưa, lên án chế độ bất nhân bất nghĩa đẩy người nông dân vào tình thế quẫn bách cuối cùng buộc họ phải vùng lên chống lại. Trước sự áp bức , thái độ của tên cai lệ chị Dậu đã vùng dậy chống lại 3. Nhân vật chị Dậu: Trong đoạn trích ta thây chị có 2 thái độ khác nhau với hai đối tượng khác nhau. a. với chồng: quan tâm chăm sóc : rât chu đáo tận tình nấu cháo cho chồng ăn, rón rén bưng đến , nhẹ nhàng mời chồng , ngồi trông xem chồng có ăn được không . cử chỉ rón rén bởi chị không muốn làm phiền chồng, không muốn làm.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> mất đi ít phút nghỉ ngơi của chồng. nhẹ nhàng mời rất thương yêu chăm chút cho chồng. + không chỉ chăm sóc mà còn lo lắng cho chồng: lo chồng bị bắt lại nhưng vẫn để chồng húp hết bát cháo cho đỡ xót ruột trong nỗi lo ấy vẫn thấy sự quan tâm của người phụ nữ hết lòng vì chồng => Chị Dậu là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam hết lòng thương chồng, sống vị tha đôn hậu cũng rất đảm đang chịu t hương chịu khó Còn với tên cai lệ thì sao? b. trước khi tìm hiểu về thái độ của chị với cai lệ ta cần xem lại tình huống - tình thế: + chồng ốm, con nhỏ-> một tay chị phải lo toan cho cả gia đình không chỉ thể, khi + bọn cai lệ vào một cách bất ngờ chị bị bất ngờ, nhưng chị yếu thế hơn , bọn chúng ưu thế hơn về số lượng và sức mạnh và quyền uy: chị là dân đen, chúng là người nhà nước. ở đây có cuộc đấu không cân sức => giữa người đàn bà chân yếu tay mèm đơn độc phải đối mặt với 2 tên tay sai hung ác, đồ nghề vũ khí trang bị đày đủ. Còn chị chỉ có 2 bàntay trắng. hơn nữa chị là tội phạm của triều đình vì thiếu sưu. Vì thế chị đã lựa chọn một cách rất không ngoan: van xin để hi vọng vào sự cảm thông , lòng từ tâm của những người nhà nước. - Tìm cách van xin: là phản ứng rất mềm mòng linh hoạt của chị. Chị van xin như thế nào? Trước hết + chị phân trần do nhà phải đóng them suất sưu của em chồng nữa nên xin hai ông về khất cho- chị xin nạp chậm chứ không phải không nộp. lí do đưa ra hoàn toàn chính đáng : nhà nghèo, vả lại đây là tiền sưu của chú nó, còn tiền ssưu của chồng đã đóng xong rồi. + chị nói lí lẽ mong được sự cảm thông tất nhiên tên cai lệ không them để ý mà quát mắng. Chị vẫn chưa từ bỏ, chị tha thiết xin và + trình bày hoàn cảnh khốn cùng của mình “ khốn nạn nhà cháu đã chẳng có thì hai ông có chửi mắng cũng thế thôi , xin hai ông trông lại” . 2 ông có nói nữa thì cũng chẳng đào đâu ra để nạp tiền sưu. Lần này chị trông mong ở ->sự độ lượng của người nhà nước bở tôi đã lâm vào cảnh khốn cùng rồi. nhưng cũng chỉ nhận được sự thờ ơ thậm chí còn sấn tới bắt trói anh Dậu. trước tình huống ây, lời van xin ngày càng tha thiết . lần này chị ko phân trần về hoàn cảnh gia đình mà là nói vè tình cảnh chồng mình + “ xám mặt , đặt con xuống , chạy lại ngăn và van xin tha thiết : cháu van ông , nhà cháu mới tỉnh được một lúc ông tha cho” .trình bày tình cảnh đau yếu của chồng mình-> mong sự từ tâm, thương xót mong những con người ấy thương xót đến con người nếu bị bắt , trói thì sẽ không còn sống được nữa. chị đang cầu cứu để giữ được mạng sống cho chồng. Lần này chị Dậu chỉ nhận đực cú đấm như trời giáng vào ngực . đến lúc này chị biết không thể van xin đựơc, chị quết định liều mạng cự lại chúng - Chị liều mạng cự lại: + Cự lại bằng lời nói, bằng lí lẽ ( đấu lí) : chồng tôi ốm các ông không được phép hành hạ” cái đấu lí này -.>không dựa vào luật pháp , phép nước bời lẽ luật pháp ấy , nhà nước không phải là để bảo vệ quyền lợi cho chị mà pháp luật ấy là những phi lí áp đặt lên con người. ở đây chị dựa vào một điều khác ,->đạo li rất hiển nhiên tối thiểu trong quan hệ giữa người với người. chính những kẻ này đã đẩy anh Dậu vào cảnh dở sống dơ chết, vào cảnh hôn mê. Trrong lời cự lại của chị ta nhận thấy một sự đổi thay đáng chú ý..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Cặp đại từ xưng hô: Trước đó chị xưng hô với chúng ông – cháu. Chị xưng cháu, gọi chúng bằng ông cho thấy vị thế của chị rất nhỏ bé rất thấp so với vị thế của chúng, tôn vị thế của chúng lên để tha thiết cầu xin. Nhưng nay đã khác “ chồng tôi” . cặp đại từ đã được thay thế “ tôi- ông”-> ngang hàng Xét về thứ bậc là quan hệ ngang hàng, chị đã đứng ngang hàng đề đoi quyền chính đáng của mình. Nhưng đối lại với cái lí chị đưa ra chị chỉ nhận được :-> nhận lại mấy cái tát của tên cai lệ. Chị nhận ra không thể đấu lí của bọn không sống trên luật pháp và phép tắc này cho nên không thể đấu lí mà phải đấu sức, đấu lực với chúng +Cự lại bằng hành động: (đấu lực).- chị nghiến răn “ mày trói chồng bà đi bà cho mày xem” cặp đại từ xưng hô đã khác bà- mày – vị thế đã khác nhau, chị đã càng ngày càng tự tin , càng giận dữ bọ tay sai. Bà – cách xưng hô thể hiện sự đanh đá của người phụ nữ bình dân, sự căm giận, thái độ khinh bỉ đến tạn cùng và cả tư thế đứng cao hơn kẻ đối địch với mình không chỉ nói, chị hành động thật. Hành động: - cai lệ “ chị túm cổ ấn dúi ra cửa - Người nhà lí trưởng: giằng co, túm tóc lẳng ra ngoài thềm Chỉ trong khoảnh khắc 2 tên tay sai đầy quyền uy trước đó đã bị đẩy ra ngoài căn nhà của chị. Hành động rất mạnh mẽ, dứt khoát, táo bạo của người đàn bà nông dân vốn quen cam chịu nay vùng lên *Đánh giá: hành động bất ngờ là 2 kẻ tay sai không kịp trở tay, không kịp đề phòng. Người đọc bất ngờ , hả hê vui sướng .Sự bất ngờ ấy có vô lí không? - Cội nguồn sức mạnh của chị Dậu: -> sức mạnh rất hợp logic chị đã bị dồn nén, chị dã van xin, đã đấu lí nhưng không được đáp lại. chị bị dồn nén đến tận cùng, như một chiếc lò xo nén lại đến tận cung nay không chịu được nữa bùng lên mạnh mẽ. sự bùng phát ấy cũng là logic của con người bị áp bức sẽ vùng dậy đấu tranh có áp bức có đấu tranh -> tức nước thì vỡ bờ hành điộng tàn bạo của bon tay sai là làn song xo vào bờ nước vốn mong manh làm dâng lên con sóng mạnh mẽ lấn át tất cả, cuốn trôi tất cả . hành động phù hợp với quy luật của con người, xã hội.vậy sức mạnh ấy đến từ đâu? ->Từ lòng căm thù, sự giận dữ, bất bình -> vì chồng vì con vì gia đình. Như vậy có thể sức mạnh bắt nguồn tức tời từ sự giận dữ… nhưng nó bắt nguồn sâu xa lớn hơn, từ tình cảm mạnh mẽ hơn nhiểu đó là từ lòng yêu thương , từ tấm lòng vị tha. Chính từ điều đó chị đã giúp chị có them sức mạnh, can đảm để chống lại mọi thế lực hắc ám để bảo vệ chồng, bảo vệ gia đình. Vậy tính chất của hành động ấy là gì? - Tính chất của hành động: - nhất thời, bộc phát khi lòng yêu thương chồng trào dâng mạnh mẽ. hành động ấy không thực sự giải phóng được anh chị, giải phóng những người nông dân khỏi áp bức bóc lột. nhưng đằng sau hành động nhất thời ấy ta thấy điều gì? - sức mạnh tiềm tàng của người nông dân sức mạnh ấy nếu có sự lãnh đạo của đảng thì họ sẽ vùng lên đâu tranh để giải phóng mình . vì vậy Nguyễn Tuân khi nhận xét về tác phẩm này đã “ NTT đã xui người nông dân nổi loạn” . kết thúc tác phẩm là chị Dậu bước ra bóng tối như cái.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> tiền đồ của chị, và tên tác phẩm “ tắt đèn” một màn đêm đen bao phủ nhưng nó không hoàn toàn bi quan. Nguyễn Tuân đã nhận thấy chị Dậu trong buổi giành chính quyền – nhận thấy điều đó bởi xuất phát từ hành động của chị Dậu. Qua văn bản ta thấy vẻ đẹp truyền thống của chị Dậu: đảm đang, cần cù , đôn hậu, yêu chông thương con… bên cạnh đó NTT còn phán ảnh vẻ đẹp mới của chị: phản kháng, dám đấu tranh để bảo vệ quyền sống của mình. Đấy là giá trị nhân đạo của tác phẩm. II. Tổng kết: 1. Nội dung: ( giá trị hiện thực, nhân đạo) - tiếng nói tố cáo đanh thép các thế lực thống trị ở làng quê trước cách mạng. chúng đã áp bức , bóc lột đẩy người nông dân vào bước đườngcùng khiến họ phải vùng lên chống lại. - Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ VN nói riêng, người nông dân nói chung giàu tình yêu thương lại tiềm tàng sức sống 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật có tên hay không có tên, không có chân dung diện mạo, chỉ có hành động cử chỉ, mà diễn biến tâm lí hiện lên sống động vô cùng đấy là nhờ tài miêu tả xây dựng nhân vật của nhà văn. Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ , diễn biến tâm trạng tâm trạng nhất quán của tên cai lệ, tâm lí không nhất quán của chị Dậu nhẫn nhịn-> bùng lên ; yêu thương -> căm hờn. đấy là bức chân dung điển hình - ngôn ngữ sống động – người kể chuyện - nhân vật ngôn ngữ gắn liền với từng nhân vật, với nghề nghiệp, hoàn cảnh xuất than, địa vị xã hội của mỗi con người. tất cả đều sống và thật khiến cho nhân vật của ông sống động như trong đời thật. Miêu tả linh hoạt nhất là trong phần cuối của đoạn trích. Một loạt hành động rất nhanh, vội nhưng tác giả miêu tả đâu vào đấy, gọn gàng ; nhiều hành động mà không bị rối III. Luyện tập C©u 1: ( 2 ®iÓm ) Em hãy giải thích nhan đề “ Tức nước vỡ bờ ” ( trích “ Tắt đèn ” của nhà văn Ng« TÊt Tè- Ng÷ v¨n 8, tËp 1) Đáp án - Đặt tên cho đoạn trích là Tức nước vỡ bờ rất thoả đáng. Nhan đề này cho thấy đầy đủ ý nghĩa của văn bản. ( 0,5 ®iÓm) - Mượn hình ảnh sống động thể hiện quy luật tự nhiên, tục ngữ này muốn nói bất cứ một sự chịu đựng nào cũng có giới hạn . Khi vượt quá giới hạn ấy , nguời bị áp bức, bị chèn ép sẽ có hành động phản kháng mãnh liệt - Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng khi bị chà đạp , bị ỏp bức họ cũng phải vựng dậy họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lý trưởng của chi Dậu ở đây tuy liều lĩnh, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường cña ngưêi n«ng d©n ViÖt Nam nãi chung, ngưêi phô n÷ ViÖt Nam nãi riªng, ChÝnh hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nớc vỡ bờ. ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đoạn trớch chẳng những làm toỏt lờn cỏi lụ gic hiện thực “tức nước.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> vỡ bờ”, “có áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận về nhân vật tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập một- NXBGD-2011). HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc, không mắc các lỗi chính tả dùng từ đặt câu. Biết vận dụng các thao tác nghị luận. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng được các ý sau: - Cai lệ là một chức danh đứng đầu một tốp lính lệ trong phủ của quan là chức danh thấp nhất trong hệ thống quan chức chỉ đóng vai trò tay sai không có quyền . + Công việc : là bọn tay sai đầu trân mặt ngựa đi thực hiện những lênh của quan trên để áp bứckhủng bố dân nghèo. . Cai lệ như một hung thần tha hồ trói, tha hồ bắt bớ, tha hồ tác oai tác quái, làm mưa làm bão trong mùa sưu thuế đối với những người dân cùng . đó chỉ là việc làm của lũ tay sai đê mạt mà thôi. (0,5 điểm) + Nhân vật này không có diện mạo , tên gọi tác giả không gọi tên riêng là tên cai lệ nào, cũng không hề có một chi tiết nào miêu tả về ngoại hình cũng như diện mạo của nhân vật. đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tên cai lệ này không phải là cá nhân riêng lẻ, y là tiêu biểu cho hàng ngàn , vạn bao nhiêu tên cai lệ khác. Gương mặt , tên gọi của chúng là gương mặt tàn ác của chế độ phong kiến đang đầy ải con người -Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ, nhưng về đến làng Đông Xá nhờ bóng chủ, hắn tha hồ đánh trói, hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương tâm, chỉ như một cái máy làm theo lệnh quan thầy. Đánh, trói, bắt người là nghề của hắn (0,5 điểm) - Cai lệ là kẻ vô cảm trước nỗi khốn khó của người dân. + câu đầu tiên y bước vào nhà chị Dậu là một tiếng thét « thằng kia !Ông tưởng mày chết đêm qua , mày còn sống đấy à ? nốp tiền sưu ! mau !». 4 câu văn có 3 dấu chấm than, 1 dâu chấm hỏi. câu nói ấy ta nhận thấy bao trạng thái cảm xúc . Tiếng quát thét ấy là Mỉa mai châm chọc, dọa nạt , uy hiếp, bức bách nạn nhân của y. dù thấy người ấy đang ốm , đang mệt mỏi không thể dậy được. +hàng loạt hành động khác đã bóc trần bản chất tính cách của con người này. vừa xông vào, thấy chị Dậu hoảng hốt, tha thiết phân trần thì y Trợn tròn hai mắt. cái trợn tròn hai mắt ấy không phải là cái nhìn thông cảm mà cái nhìn đe dọa, vô cảm lạnh lùng. Trước lời phân trần của chị Dậu, tên người nhà lí trưởng cũng đã chùn tay trước gia cảnh đáng thương của chị nhưng tên cai lệ thì không. Rồi Y dùngđùng giật phắt giây thừng, sầm sập chạy lại bắt trói anh Dậu. hành động rất quyết liệt và táo tợn. Hắn không có một chút cảm thông thương xót..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Khi chị Dậu ngăn cản thì hắn lại thụi vào ngực chị mấy bịch . khi bị chị Dậu ngăn lại không cho đánh chồng thì Tát vào mặt chị. Cử chỉ, hành động thô bạo vũ phu =>Cai lệ làmột kẻ tàn bạo bất nhân, cậy chức cậy quyền để đàn áp dân lành dù chức quyền ấy không cao.0,5 điểm) - Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết, tiếng kêu khóc của trẻ, chẳng làm hắn mảy may động lòng. Tình cảnh lề bề lệt bệt đến ngất xỉu của anh Dậu, hắn cũng chẳng coi vào đâu. Hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, chỉ có một mục đích duy nhất phải thực hiện bằng được là trói bắt anh Dậu ra đình theo lệnh của quan. y là con thú nên không thể nghe được âm thanh , không nghe được tiếng câu xin thàm thiết của con người đang tuyệt vọng. trái tim con người ấy hoàn toàn chai sạn, hóa sắt hóa đá trước tình cảnh đau khổ của con người. (0,5 điểm) - Thế nhưng hắn không thể ngờ lại bị thảm bại nhanh chóng và bất ngờ đến thế trước người đàn bà lực điền. Chỉ biết cai lệ “chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” là chi tiết được chuẩn bị từ đoạn trước: Tiếng thét khàn khàn của người hút sái cũ. Cũng là chi tiết gây nhiều khoái cảm cho người đọc, hả hê sau bao đau thương tê tái của chị Dậu. Tiếng thét của cai lệ còn chứng tỏ một điều cà cuống chết đến đít vẫn còn cay của tên đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến mạt hạng chỉ quen bắt nạt, đe dọa, áp bức những người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực thì rất yếu ớt, hèn kém và đáng cười. (1 điểm) => là hiện thân cho hình ảnh tên tay sai trong chế độ thực dân phong kiến, tên tay sai ấy đã đánh mất đi tính người, tình nguời chỉ còn lại là sự độc ác tàn bạo. đó là hình ảnh sống động cho chế độ thực dân ăn thịt người. chế độ ấy chỉ biết đè nén ,áp bức bóc lột những người nông dân thâp cổ bé họng Qua nhân vật cai lệ, tác giả lên án điều gì? Lên án bọn thực dân, thống trị trong làng quê xưa, lên án chế độ bất nhân bất nghĩa đẩy người nông dân vào tình thế quẫn bách cuối cùng buộc họ phải vùng lên chống lại. - Có thể nói, tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn văn ngắn, nhưng hình ảnh tên cai lệ cùng với tên người nhà lý trưởng đã hiện lên rất sinh động, sắc nét, đậm chất hài dưới ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố (0,5 điểm) Câu 3 : (6/10 điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đáp án 1. Yêu cầu về hình thức * Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 2. Yêu cầu về nội dung (6 điểm) Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . a) Mở bài (1 điểm): - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. b) Thân bài (4 điểm): * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. + Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. + Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được. Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. c) Kết bài (1điểm) Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật: - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Liên hệ thực tế. Câu 4: (2đ) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố có sử dụng câu ghép, câu cầu khiến. Đáp án Nội dung 1đ, hình thức 1đ + Nội dung: - Là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, đáng thương. - Là người vợ, người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. - Là người phụ nữ thông minh, cứng rắn, khỏe mạnh. + Hình thức: - Biết trình bày đúng bố cục đoạn văn - Có sử dụng câu cầu khiến, câu ghép. Câu 5: ( 4/10 điểm ). Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu vŕ 2 tęn tay sai, trong “ Tức nýớc vỡ bờ” – Tắt đčn của Ngô Tất Tố lŕ một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em. Yêu cầu Đảm bảo yêu cầu sau: a. Hình thức: - Đầy đủ bố cục 3 phần ( 0, 5) - cách diễn đạt hành văn, trình bày ( 0,5). b. Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” ( 0,5). -> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý. * Thân bài: A. Giải thích: + Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói. + Đấu lực: Hình thức hành động. => Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người ( 0,5). 1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân VN trước Cách mạng ( 0,5). 2. Hoàn cảnh cụ thể của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá ( 0,5). - Không đủ tiền nạp sưu -> bán cả con -> vẫn thiếu -> Anh Dậu bị bắt. 3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng ( 0,5). + Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người. + Mới đầu van xin, nhún nhường bởi chị biết thân phận của mình chỉ là phận dân đen, lại là ngường có tội còn cai lệ là người nhà nước đang thực thi pháp luật .->Nhưng chị phải vùng lên bởi sự nhẫn nhịn đều có giới hạn . bùng phát. + Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động. -> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> => Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh” 4. Ý nghĩa: ( 1 điểm ). * Giá trị hiện thực: (0.5) - Phơi bầy hoàn toàn xã hội . - Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân. * Giá trị nhân đạo:(1điểm)( mỗi ý đúng 0.2đ) - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu. + Một người phụ nữ thông minh sắc sảo. + Yêu thương chồng con tha thiết. + Một người hành động theo lý lẽ phải trái. + Bênh vực số phận người nông dân nghèo -> Vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân VN: khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tinh thần, có sức sống tiềm tang và khả năng phản kháng mãnh liệt. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ tình yêu thương, quyết tâm bảo vệ gia đình. * Giá trị tố cáo:(0. 5) - thực trạng cuộc sống của người nông dân VN bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )). Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai. => xã hội “ Chó đểu”. ( Vũ Trọng Phụng ). => Chứng minh cho quy luật phát triển tự nhiên của con người: “ Con Giun xéo mãi cũng phải oằn”. 5. Mở rộng nâng cao vấn đề ( 0,5 ). - Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . - Số phận của người nông dân trong các tác phẩm cùng giai đoạn. - Hành động của chị Dậu là bước mở đường cho sự tiếp bước của người phụ nữ VN nói riêng, nông dân VN nói chung khi có ánh sáng cách mạng dẫn đường ( Mị – Vợ chồng A Phủ) . * Kết bài:(0.5) - Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người. - Cảm nghĩ của bản thân em. Câu 6: Văn bản có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như thế có ý nghĩa nghệ thuật gì? Gợi ý. - Có hai tuyến nhân vật: tuyến chính diện gồm: chị Dậu, anh Dậu, bà hàng xómnhững người dân lương thiện thấp cỏ bé họng, bị áp bức bóc lột đến cùng cực . Còn tuyến nhân vật phản diện gồm cai lệ, người nhà lí trưởng – đó là những tên tay sai , bọ đầu trâu mặt ngựa đại diện cho các thế lực cường hào ác bá , cho bọn thống trị ở nông thôn. - Xây dựng tuyến nhân vật đối lập , nhà văn muốn thể hiện sự mâu thuẫn , xung đột gay gắt và cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp nông dân và bọn phong kiến thống trị làng xã VN trước cách mạng tháng 8 . đồng thời triển khai câu chuyện trên cuộc đấu tranh căng thẳng đó, tác giả còn tạo được kịch tính cho câu chuyện lôi cuốn người đọc, người nghe..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Câu 7. Theo em , vì sao chị Dậu từ chỗ nhún nhường lại cùng lên chống trả tên cai lệ va người nhà lí trưởng? ở chị Dậu có những nét đẹp nào tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Vn trong xã hội xưa? Gợi ý - Chị Dậu nhún nhường trước tên cai lệ vì sự chênh lệch trong tương quan lực lượng hai bên. Chị thân đàn bà chân yếu tay mềm, vừa phải chăm chồng , v ừa phải bảo vệ các con trong khi bên kia đối phương hơn hẳn về số lượng và sức mạnh. Xét về địa vị xã hội , chị cũng biết mình là phận dân đen. Lại là người có tội ( không nộp đủ sưu thuế) , còn cai lệ là người nhà nước , nguời thực thi pháp luật . Chị cũng nhẫn nhịn theo tập quán hành xử của dân tộc ta “ một sự nhịn , chín sự lành” ,”tránh voi chẳng xấu mặt nào” - Chị vùng lên chống lại vì mọi sự nhịn , nhún nhường đều có giới hạn. Giới hạn ở đây là sứca khỏe, tính mạng của chồng chị, khi giới hạn đó bị vi phạm chị nhất quyết vùng lên chống trả quyết liệt. - Hành động vùng lên của chị thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân VN khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần , có sức sống tiềm tàng và khả năng phản kháng mãnh liệt. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ tình thương yêu: yêu chồng, yêu con nên quết tâm bảo vệ gia đình. Câu 8. Nguyễn Tuân cho rằng “ ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” .Em suy nghĩ gì về ý kiến trên? Gợi ý.. - Chế độ phong kiến còn áp bức, bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người lương thiện như chị Dậu được sống - Những người nông dân như chị Dậu muốn sống được, không có cách nào khác phải vùng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột. - Kết cục tác phẩm “ Tắt đèn” vẫn là một kết cục bế tắc “ chị Dạu vùng chạy ra ngoài giữa trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị” . Tuy nhiên, từ những hành động phản kháng , dù cho chỉ là nhất thời , bồng bột NTT cũng cho thấy sức sống tiềm tàng và sức mạnh phản kháng của người nông dân. Sức mạnh ấy nếu được tổ chức, tập hợp sẽ trở thành sức mạnh vô địch. - Bên cạnh việc xây dựng bức chân dung khỏe khoắn của người nông dân để thấy sức mạnh vùng lên tự giải phóng của họ, trong tắ đèn NTT còn thể hiện sâu sắc bản chất tham lam tàn bạo của bọn cường hào ác bá, của bọn phong kiến thực dân , chỉ rõ căn nguyên những khổ đau của người nông dân và vạch ămtj kẻ thù của họ. -> Tác phẩm như một lời kêu gọi , một lời “xúi giục” người nông dán đấu tranh để tự giải phong mình. Câu 9. Hãy viết một số đoạn văn chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn “tuyệt khéo”. Sau đó hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng. Còn xem lại và chỉnh sửa theo tài liệu của thầy Hùng.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Gợi ý: - Khéo trong nghệ thuật kể chuyện: các hành động nhiều, liên tục dồn dập mà không bị rối , có cả quá trình dẫn dắt tạo xung đột để rồi đẩy xugn đột lên cao trào. - Khéo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: từ ngôn ngữ đến hành động, đến những diễn biến tâm trạng của các nhân vật được miêu tả hợp lí sống động và hấp dẫn. - Khẻo trong việc dùng từ đặt câu, trong việc sử dụng ngôn ngữ: cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện đều sống động chân thực. Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn “tuyệt khéo”, đó là lời bình luận của nhà văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. - “ Tắt đèn” có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đó có cảnh “tức nước vỡ bờ”, một trang văn “tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền và tên cai lệ. Anh Dậu vừa mới tỉnh được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng “sầm sập” kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét “thằng kia”! thế mà tên cai lệ đã làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã “lăn đùng ra chết ngất!” Hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha xin khất sưu. Hắn “trợn ngược hai mắt” quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! Hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu. Hắn dã man “bịch” vào ngực chị Dậu, tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ. Ngôn ngữ, điệu bộ, hành động của tên cai lệ được đặc tả “tuyệt khéo” đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sai nha mất hết cả tính ngýời. Còn có gì tuyệt khéo nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không. Trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu cận lý trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị “bịch” vào ngực, bị tát đánh “bốp” vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái “nghiến hai hàm răng” thách thức, chị Dậu đã “túm lấy cổ” và ấn dúi tên cai lệ, làm cho hắn “ngã chỏng quèo” trên mặt đất. Thật hài hước, kẻ “hút nhiều xái cũ” tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Sau đó, chị Dậu còn “vật nhau” với tên hầu cận lí trưởng. Chị đã “túm tóc” và “lẳng cho một cái”, làm cho hắn “ngã nhào ra thềm”. Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi. Cảnh “tức nước vỡ bờ” còn có gì “tuyệt khéo”nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố “tuyệt khéo” khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ, hành động của chị Dậu. Lúc đầu chị nín nhịn nhẫn nhục van xin: “nhà cháu đã túng lại phải… Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”; không nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi. Chị trở nên táo bạo và quyết liệt. Chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và bịch vào ngực mấy cái. Chị cự lại: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Và chị đã đã đánh ngã nhào hai tên chó má! Dưới ngòi bút “tuyệt khéo” của ông Đầu xứ Tố, ta thấy “trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân). Thật vậy, Ngô Tất Tố viết “tuyệt khéo”. Sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực, rất sống. Trang văn thấm đầy tình nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng “con giun xéo mãi cũng quằn”. Ông đã nêu lên một quy luật hiển nhiên: “có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi. Cái “tuyệt khéo” của Ngô Tất Tố là đã dựng nên bức chân dung chị Dậu. => Các chữ in đậm là phương tiện chuyển đoạn. Người viết đã chứng minh cái “tuyệt khéo” trong cảnh “tức nước vỡ bờ”. Các đoạn văn được nối kết khá chặt chẽ.. Phân tích đặc điểm nhân vật chị Dậu trong đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » của Ngô Tất Tố I - Mở bài : - Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực, xuất sắc viết rất thành công và chân thực về hình tượng người nông dân trước CMT8. - Với một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim yêu thương con người tha thiết, Đoạn trích « tức nước vỡ bờ » đã cho ta thấy thêm một vẻ đẹp bất ngờ trong tính cách của chị Dậu, đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến II- Thân bài : 1. Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng a. Thái độ của chị Dậu khi bọn tay sai ập vào - Mọi cố gắng chăm sóc chồng của chị Dậu đều uổng phí ( Anh Dậu vừa kề bát cháo đến miệng, nghe tiếng thét của Cai Lệ thì sợ quá lăn đùng ra phản) - Thái độ của bọn tay sai : hách dịch, hành động thì hung hãn, lời nói thì thô lỗ - Trong hoàn cảnh ấy, thái độ của chị Dậu + Run run ( chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều) + Chị cầu khẩn bằng giọng thiết tha « nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại » + Cách xưng hô : gọi « ông » và xưng « cháu » b. Nhận xét : Cách cư xử của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của chị. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> cái khó khăn ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong cho chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh) 2. Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. a. Phân tích lời nói bộc lộ tính cách của nhân vật chị Dậu - Khi tên Cai Lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu thì : + Chị xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống, đỡ lấy tay hắn và tiếp tục van xin : « ông tha cho nhà cháu » « Xám mặt »- > Tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Thái độ của chị thì bất bình nhưng lời nói của chị vẫn nhũn nhặn => Chứng tỏ sức chịu đựng của chị - Khi tên Cai Lệ bịch vào ngực chị và đánh trói anh Dậu : + Chị cự lại bằng lời nói : « chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ » -> Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo + Cách xưng hô : ngang hàng « ông- tôi »=> thể hiện sự uất ức củ chị + Thái độ : quyết liệt : một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để - Khi Cai Lệ tát chị Dậu và tiếp tục nhẩy vào cạnh anh Dậu + Chị nghiến hai hàm răng=> Thể hiện sự uất ức cao độ không thể kìm nén + Ngang nhiên thách thức : « mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem ! » + Túm cổ Cai Lệ, ấn dúi ra cửa + Lẳng người nhà Lý trưởng ra thềm => Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. b. Nhận xét, đánh giá, bình luận * Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn - Uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa - Là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến - Hành dộng dã man của tên Cai Lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên đến quá mức... * Từ hình ảnh chị Dậu liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng - Tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời - Họ sẽ phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ - Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc nên chưa có kết quả * Liên hệ quy luật xã hội - Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh * Thái độ của nhà văn : Những trang viết với sự hả hê, nhà văn đứng về phía những người cùng khổ đồng tình với họ, lên án, tố cáo sự dã man của bọn tay sai, phong kiến. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật : - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế - Tính cách nhân vật chị Dậu hiện lên thật nhất quán..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> III- Kết luận Tóm lại chưa mấy nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nông dân bị chà đạp tưởng đâu chỉ biết an phận, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Đoạn trích đã cho thấy sự tìm tòi khám phá và tiến bộ trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Vì thế Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong VHVN có một điển hình chân thực, toàn vẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động. Đề về nhà: - Hình ảnh nhân vật chị Dậu qua “Tức nước vỡ bờ” - Bản chất xã hội thực dân phong kiến qua “Tức nước vỡ bờ” - Sức sống và tinh thần phản kháng của người nông dân trớc CM qua hình ảnh chị Dậu - Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố qua “Tức nước vỡ bờ”…. LÃO HẠC –Nam Cao Nói đến Nam Cao , chúng ta biết đến là người trí thức dấn than đã cống hiến tài năngcủa mình cho nhân dân cho cách mạng mà ông còn hiến dâng cai cao quý nhất cho con người ấy là hiến dâng tính mạng của mình cho cách mạng và kháng chiến. nhắc đến ông ngườita nhớ đến cây bút văn xuôi dược đánh giá vào hàng xuất sắc bậc nhất của làng văn học hiện đại thế kỉ XX. Lão Hạc được coi là tác phẩm thành công, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông A. Kiến thức cơ bản: I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Nam Cao là bút danh của quê hương mình. Nam Sa và Cao Đà - Vị trí: là cây bút xuất sắc của văn học việt Nam hiện đại nói chung và dong văn học hiện thực phê phán nói riêng -Con người: con người của nhà văn thế nào cũng ảnh hưởng đến các tác phẩm của nhà văn đó, đến nội dung các tác phẩm nhà văn phản ánh. Trí thức trung thực vô ngần, ông trung thực với mọi người và trung thực với chính mình một cách nghiêm ngặt. Ông sẵn sàng phanh phui, sãn sàng chỉ ra mộtcách lạnh lung, quyết liệt những ðiểm yếu , những xâu xa vẫn con lại trong lòng người , trong lòng mình để mình có thể vượt qua được nó, vượt qua những thói hư tật xấ trở thành con người tốt hơn, giữ được nhân cách của mình giữa dong đời. Người nghệ sỹ đã hiến dâng cuộc sống của mình cho cách mạng, cho kháng chiến. ông là hình ảnh củamột nhà văn chiến sỹ, vừa sáng tác văn chương vừa tham gia kháng chiến rất tích cực.năm 1951 khi công tác ở vùng địch hậu chẳng may bị thương và hi sinh. Cả cuộc đời của ông cống hiến cho cách mạng . là hình ảnh rất tiêu biểu đáng trân trọng. - Đề tài: sở trường sáng tác ông có 2 đề tài : + người nông dân + người trí thức..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Người nông hiện lên trên trang viết của ông là cái đói, là cuộc sống cơ cực, tăm tối. còn về người trí thức cũng chịu bao nỗi khổ. Họ không phải chịu nỗi khổ vì đói mà vì nghèo. Bi kịch của người trí thức là bi kịch của cai nghèo dẫn đến bi kịch lớn hơn là đổ vỡ về lí tưởng sống, đổ vỡ về tinh thần . họ luôn mong muốn làm được việc gì đó lớn lao cho gia đình cho người thân nhưng chỏ lo việc áo cơm hàng ngày đã là điều quá khó. Nên tất cả chỉ là ước ao ây đều tan thành mây khói.Người trí thức dằn vặt khôn nguôi trước lí tưởng của mình không thành hiện thực .Dù viết về nông dân hay trí thức Nam Cao đều nhìn nhận họ là nạn nhân của xã hội đầy bất công ngang trái. - Phong cách nghệ thuật: có biệt tài về việc phân tích diễn biễn tâm lí nhân vật. ông rát am hiểu đời sống nội tâm vô cùng phong phú của con người và thể hiện nó vô cùng sắc sảo tinh tế .Nam Cao cúng tạo được giọng điệu riêng trong trang văn của ông. Đó là lối kể chuyện vô cùng sống động , giọng điệu lạnh lung khách quan tự nhiên lôi cuốn như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng cũng không kém phần chọn lọc tình tế . - Tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo , Lão Hạc, một bữa no, Lang rận… (nông dân) Đời thừa, Giăng sáng, Sống mòn ( tri thức) 2. Tác phẩm: - thời điểm sáng tác: 1943 ( trước cách mạng tháng 8) - Chủ đề: thể hiện tình cảnh cùng quẫn bế tắc của người nông dân trước cách mạng đồng thời thể hiện niềm cảm thương trân trọng với những phẩm chất tốt đẹp của họ nội dung có 2 mạch với 2 giá trị : hiện thực – tố cáo chế độ xã hội bất công đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cơ cực. và niềm cảm thương trân trọng cao đẹp của họ - giá trị nhân đạo . II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Nhân vật Lão Hạc: Phần chữ nhỏ không tập trung phân tích tuy nhiên cầ phải tìm hiểu phần này để làm rõ hơn nội dung chính ( phần chữ to) a. Hoàn cảnh - Một lão nông cuộc đời vất vả cả khi đã về già sự nghèo khó thể hiện ở chi tiết nào? + Không đủ tiền lo đám cưới cho con là nỗi đau lớn của cha + Làm thuê để mưu sinh ( Tại sao lão lại phải làm thuê? Lão vẫn con 3 sào vườn nhưng lão để dành cho con trai) Đã đến tuổi già mà vẫn phải lao động vất vả. -> Cuộc sống vật chất nghèo khó, cơ cực ta thấy con ngừơi khi tuổi già cần được sống trong sự sum vầy của gia đinh, sống trong tình thân của người ruột thịt. Nhưng lão có được hưởng điều đó không? - Sốngthui thủi một mình đây ,ới là điều đáng sợ. không phải thiếu thốn nhọc nhằn + Con trai đã đi phu đồn điền ( đi phu là con đường cùng của người nông dân bởi kiếm được vai ba đồng bạc của bọn thực dân đâu dễ, họ phải đổi cả tính mạng của mình, đổi cả những gì quý giá nhất của tuổi thanh xuân ) + vợ dã mất từ lâu những người thân yeu nhất của lão đã bỏ lão mà đi . Người đàn ông ấy phái sống cô-> Sống trong cô đơn , mong ngóng , đợi chờ nhưng anh con trai đi biền biệt cả năm không có tin tức gì. Mong ngóng đợi chờ mòn mỏi . Không chỉ sống trong mong ngóng đợi chờ, lão con mang nỗi đau không nói thành lời đó là nỗi đau.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> khi không làm tròn trách nhiệm , nghĩa vụ với con cái; không gây dựng cho con một gia đình ấm êm -> gia đình li tán. -> trong sự ân hận, dằn vặt, có lỗi với con vậy trong người nông dân này ta thấy không chỉ nỗi khổ về vật chất mà còn đầy vết thương lòng với những ám ảnh day dứt khôn nguôi => tất cả suy nghĩ, nỗi lòng và việc làm hàng ngày của lão đều cho con, vì con. Lão sốngvì con, mong con và quyết tâm gây dựng cho con . sống vì con , mong chờ con về , làm mọi việcđể gây dựng cho con, gom góp chút vốn con con để khi nó về không còn phải tủi nhục như cha nó. Lão vẫn còn niềm vui nho nhỏ cho mình áy là cậu vàng- con chó mà anh con trai để lại. - Cậu vàng : có vai trò gì trong cuộc sống của lão ? Trong dự đinh của lão thì lão sẽ nuôi cho nó béo lên đến khi con trai về làm thịt mời bà con , cũng có thể bán nó đi để góp them chút tiền vào số vốn ấy cho con. Con chó vàng mang giá trị về mặt vật chất + sẽ giết thịt trong ngày đám cưới của con Với người nông dân khi con chó to ròi là một thứ có giá trị về vật chất . Nhưng không , giá trị vật chất không phải là giá trị chính của cậu vàng , nó còn có giá trị khác nữa. trước hết cậu vàng là của anh con trai gửi cho lão nuôi trước ngày anh đi mộ phu .+ kỉ vật của con trai lão giữ gìn, chăm sóc cậu vàng như giữ một kỉ vật của con để lại nên lão trút dồn vàotất cả tình thương nỗi nhớ dành cho con bởi hình cậu vàng là hình ảnh của người con đi xa lâu ngày chưa gặp. Không chỉ thế , cạu vàng có vai trò hơn thế , Hãy xem trong cách đặt tên, gọi tên + Đạt tên là vàng – rất quý giá, cách gọi cậu vàng còn là hình ảnh của đứa con cầu tự . ngày xưa nhưgx gia đình hiếm muộn khi sinh được con thường đặt tên là cậu vàngý muốn nói con vàng con bạc rất-> quý giá . Lão không gọi là con mà là .-> Cậu: tất cả tình thương mên . láo tự xưng mình là ông . ở đây không còn là quan hệ giữa người – vật, chủ tớ mà là ông cháu Lão coi cậu vàng như đứa cháu thân yêu như gợi cha nói – người con trai lão lâu ngày chưa gặp lại. Tình cảm của lão còn thể hiện trong cách trò chuyện mắng yêu, cưng nựng lão có hẳn một bát riêng cho nó ăn như nhà giàu, hôm nào có gì ăn lão cũng chia cho cậu vàng. Đến đây chúng ta nhận ra một điều : câu vàng không chỉ cỏ giá trị vật chất mà nó còn có giá trị về tình thần => cậu vàng trở thành người bạn, người cháu người thân trong gia đình lão để lão chở che, để lão được hưởng chút ấm áp tình thân trong gia đình, trở thành niềm vui của ông lão trong những tháng ngày cô đơn tuổi già. Con chó kia không biết từ bao giờ đã trở thành một người bạn trung thành mà lặng lẽ, trở thành nièm vui không thể thiếu, trở thành người để lão dốc bầu tâm sự. Con chó trở thành một thành viên không thể thiếu. nhưng khi bàn cùng, khi phải tiêu vào tiền của con thì lão phải dằn lòng bán cậu vàng. Tìm hiẻu vai trò của cậu vàng với lão Hạc quan trọng biết nhường nào để ta tháy nỗi đau đớn, dằn vặt khi lão phải bán chó * Điều già quyết định bán chó , bán đi người thân , bán đi niềm an ủi nhất của ông trong những ngày tháng cuối đời bQuyết định bán cậu vàng : - Tình huống : có hàng loạt các biến cố xảy ra . đầu tiên là ->trận ôm. Trận ốm khiến ông lão mất tiền,- Lấy đi gàn hết số tiền bấy lâu lão dành.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> dụm ; mất sức khỏe . lão đâu còn tuổi sung sức nữa , lại nghèo nên sức ngày càng yếu đi . KHông chỉ thế, cuộc sống còn đày đọa ông lão qua-> trận bão ập đến đã lấy đi hết đã cả mùa màng , cướp mất những gì còn lại ít ỏi của ông lão. Mất mùa . Trận ốm, cơn bão ập đến là dongẫu nhiên thien tai. Nhưng nếu cuộc đời chỉ có thiên tai thì con người còn gắng gượng được. Cuộc đời ông lão còn bị giáng mọt cú nữa làm lão không thể gượng dậy nổi. đó là làng ông lão làng bị mất vé sợi. làng ông có nghề dệt vai , nhưng phải có sự cho phép của quan trên, thế mà năm nay vé sợi khôngcó nên ko được phép dệt vải. nên con gái đàn bà trong làng không có việc là phải đi làm thuê. Vậy lão không có việc để là. Mất kế sinh nhai - > đây là nhân họa . lão mất tẩt cả : tiền, sức khỏe, kế sinh nhai. Lão đã => bị đẩy vào bước đường cùng : không đủ ăn lại phải nuôi chó ........... Giáo án đầy đủ chi tiết từ bài dạy đến đề bồi dướng. Ai cần giáo án đầy đủ gọi vào số 0962277485.

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

×