Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

VĂN 6 TUẦN 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.27 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 11/03/2021. Tiết 101 TIẾNG VIỆT: ẨN DỤ. I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS hiểu được 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. - Hiểu được tác dụng của ẩn dụ 2. Kĩ năng - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ ẩn dụ. - Biết vận dụng những kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc - hiểu văn bản, viết bài văn miêu tả. 3. Thái độ: trân trọng, yêu mến tiếng mẹ đẻ, có thái độ nghiêm túc, tích cực khi sử dụng phép ẩn dụ trong viết hoặc nói. 4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức SGV, soạn giáo án, máy chiếu - HS: Soạn bài: mục I,II III. Phương pháp/ KT - Phương pháp phân tích ngữ liệu, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn , hoạt động nhóm, động não IV. Tiến trình giờ dạy và Giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Nhân hóa là gì? Làm bài tập 2(sgk) - Tác dụng của phép nhân hóa? Lấy ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian: 1 phút.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một biện pháp tu từ rất quan trọng trong tiếng Việt đó là ẩn dụ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: giúp HS khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - Phương pháp: phân tích mẫu, phát vấn, khái quát. - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi và trả lời, làm việc nhóm. - Thời gian: 25 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung. GV trình chiếu ngữ liệu (BT 1 – 68) - 1HS đọc ví dụ ?) Cụm từ “ Người cha” dùng để chỉ ai? Trong khổ thơ trên cụm từ người cha dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví Bác Hồ như người cha? Gọi đại diện HS trình bày. HS khác NX, bổ sung. GV chốt lại: - Người cha: Chỉ Bác Hồ - Vì cùng có những điểm tương đồng: + Cùng lứa tuổi như cha ( tóc bạc). + Cùng phẩm chất yêu thương, chăm sóc ân cần. Đó chính là phép tu từ ẩn dụ. GV cho hs thảo luận theo nhóm bàn (3 phút): Hãy so sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau: Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Cách 2: Bác Hồ như người cha Đốt lửa cho anh nằm. Cách 3: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Gọi đại diện HS trình bày. HS khác NX, bổ sung. GV chốt lại: Cánh 1: diễn đạt bình thường, mang tính chất thông báo. Cách 2: diễn đạt có sử dụng phép so sánh, gợi hình gợi cảm. Cách 3: diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ, không chỉ tăng. I. Ẩn dụ là gì? 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu: sgk.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sức gợi hình, gợi cảm mà hình ảnh Bác được hiện lên rõ nét với những tình cảm yêu thương đong đầy. Cách nói ngắn gọ hàm xúc tạo tính hình tượng rất rõ. Không chỉ là như mà Bác thật sự là người cha đối với nhân dân Việt Nam. ?) Qua những ví dụ vừa tìm hiểu hãy cho biết thế nào là ẩn dụ? - 2 HS phát biểu -> GV chốt -> Ghi nhớ 1. -Gọi Hs đọc ghi nhớ 1/ SGK trang 68 ?) Qua cách diễn đạt 2 và 3 trong ví dụ trên em thấy so sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau? HS trình bày, NX, bổ sung. GV khái quát lại: *Giống: - đều dựa trên quan hệ tương đồng. - tăng sức gợi hình, gợi cảm *Khác: - So sánh có đầy đủ 2 vế A (sự vật được so sánh) và vế B (sự vật dùng để so sánh) -Ẩn dụ: ẩn đi vế A chỉ còn lại vế B (so sánh ngầm) GV trình chiếu ngữ liệu (BT 1 – 68) - Gọi học sinh đọc ví dụ 1. ?) Những từ “Thắp”; “lửa hồng” dùng để chỉ hiện tượng hoặc sự vật nào?Vì sao có thể ví như vậy? HS suy nghĩ và trời lời. Gv nhận xét, chốt ý: - Lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa dâm bụt (hai sự vật lửa và hoa dâm bụt này có nét tương đồng là màu hồng đỏ). - “thắp” ví với “nở hoa”(giống nhau về cách thức thực hiện) ?) Vậy dùng ẩn dụ dựa trên những nét tương đồng về hình dạng, màu sắc của các sự vật hiện tượng người ta gọi là ẩn dụ gì? - Ẩn dụ hình thức. ?) Dùng ẩn dụ “thắp” ví với “nở hoa” (đều là 2 hiện tượng) nó giống nhau về cách thức thực hiện nên người ta gọi là ẩn dụ gì? - Ẩn dụ cách thức. GV: Gọi HS đọc ví dụ 2 (SGK – 69) ?) Theo em cụm từ “thấy nắng giòn tan” có gì đặc biệt?. 2.Ghi nhớ 1: sgk(68). II. Các kiểu nhân hoá 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu: sgk *Ví dụ 1:. - Lửa hồng: ẩn dụ hình thức.. - Thắp: ẩn dụ cách thức.. *Ví dụ 2:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thấy: động từ hoạt động của thị giác (mắt) - Giòn tan: ẩn dụ ?)“Giòn tan” thường dùng để nêu cảm nhận của giác chuyển đổi cảm giác quan nào? Thị giác ?) Mắt có cảm nhận được sự giòn tan của nắng không? Vậy sử dụng “giòn tan” để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác (đó là cách so sánh đặc biệt có sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác). => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác GV : Trở lại ví dụ 1 phần I - Người cha: ẩn dụ Người cha – Bác Hồ. phẩm chất. Ta thấy ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng, gọi đó là ẩn dụ phẩm chất. ?) Qua phân tích em thấy có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? - Có 4 kiểu Ẩn dụ GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ (SGK – 69) 2.Ghi nhớ 1: sgk(69) Điều chỉnh, bổ sung giáo án…............................. …………………………………………………….. .……………………………………………………… Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục đích: Vận dụng các kiên thức đã học vào giải quyết các bài tập có liên quan để cũng cố thêm kiến thức - Phương pháp: thực hành, dạy học bằng tình huống - Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung III. Luyện tập Bài tập 2 (SGK – 70) GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2, 3 (SGK – 70) HS làm bài cá nhân, lên bảng chữa. GV nhận xét.. a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Ăn quả: Chỉ sự hưởng thụ thành quả lao động. - Kẻ trồng cây: Người gây dựng nên thành quả lao động. => Có nét tương đồng về cách thức => ẩn dụ cách thức.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Mực - đen: Tương đồng cái xấu. - Đèn - sáng: Tương đồng cái tốt, hay, tiến bộ. => Có nét tương đồng về phẩm chất => ẩn dụ phẩm chất c, Thuyền về có nhớ bến chăng - Thuyền: Chỉ người đi xa. - Bến: Chỉ người ở lại. => Ẩn dụ về phẩm chất. d, - Bác Hồ - mặt trời: Soi sáng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tối tăm đi tới tương lai đôcc lập, tự do, hạnh phúc. => Ẩn dụ phẩm chất. Bài tập 3 (SGK – 70) Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: a, chảy; b, chảy; c, mỏng; d, ướt. Điều chỉnh, bổ sung giáo án….................. ……………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ……………………………………………… Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: 5p +ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: giao bài tập theo nhóm 3 bàn Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. HS: thực hiện theo nhóm và nộp lại sản phẩm Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … Hoạt động 5 : Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Mục đích: Mở rộng kiến thức cho hs - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng phép ẩn dụ và nêu tác dụng. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… …. 4. Củng cố( 2’) ? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học?Lấy ví dụ về ẩn dụ HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung GV nhắc lại khái niệm ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ. 5. Hướng dẫnvề nhà (3’) - Học bài, hoàn thành bài tập.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập kiểm tra đánh giá giữa kì II. Ngày soạn: 11/03/2021. Tiết 102. ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức- giúp HS - Nắm được các chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài đã học trong chương trình đã học để làm bài kiểm tra tổng hợp với định hướng tích hợp 3 phân môn Văn học – tiếng Việt – TLV. Hướng ra đề, cách xác định đề, định hướng làm bài. 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng ôn tập để thu thập được lượng kiến thức của 3 phân môn đ ã học để làm bài, kĩ năng xác định đề. - Giáo dục kĩ năng sống: nhận thức , nghiên cứu,tìm hiểu, giao tiếp. 3. Thái độ - Ham học, ham hiểu biết, yêu mến nền VH dân tộc, yêu mến tiếng mẹ đẻ. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị GV: xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng của từng phân môn - định hướng cách ra đề – cách xác định đề, làm bài cho HS HS: ôn và nhớ lại các kiến thức cơ bản của cả 3 phân môn. III. Phương pháp/ KT: nêu vấn đề, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian: 1 phút GV cho HS quan sát các bức tranh và đoán tên văn bản đã được học. GV dẫn vào bài: Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng hệ thống lại các đơn vị kiến thức đó, chuẩn bị cho kiểm tra giữa HK II. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức: - Mục tiêu: giúp HS ôn tập về nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học. - Phương pháp: đọc sáng tạo, phát vấn, khái quát. - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi và trả lời, làm việc nhóm. - Thời gian: 25 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Những nội dung cơ bản về chuẩn kiến thức cần chú ý 1.Về phần văn a. Các văn bản đã học ? Em hãy kể tên các văn bản đã - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) học từ đầu học kì II đến giờ? - Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) - Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) - Vượt Thác (Võ Quảng) - Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) - Lượm (Tố Hữu) - Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) b. Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật chính Hướng dẫn HS lập bảng thống kê theo nhóm bàn. T Tên văn Nội dung ý nghĩa Nghệ thuật T bản Chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường - Kể chuyện kết hợp miêu tả. tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu - Xây dựng hình tượng nhân 1 Bài học căng, trêu chị Cốc nên đã gây cái vật gần gũi trẻ thơ đường đời chết thảm thương cho Dế Choắt. - Sử dụng hiệu quả phép tu đầu tiên Dế Mèn rút ra bài học đường đời từ. đầu tiên. - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Cảnh sắc thiên nhiên độc đáo với - Miêu tả từ bao quát đến cụ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. 3. 4. kênh rạch chi chít, rừng đước trập thể. trùng 2 bên bờ và cảnh chợ Năm - Lựa chọn từ ngữ gợi Sông nước Căn tấp nập, trù phú. hình,chính xác kết hợp sử Cà Mau dụng phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Kết hợp miêu tả và thuyết minh. Tài năng hội hoạ và tâm hồn trong sáng nhân hậu của cô em gái đã Bức tranh giúp người anh vượt lên lòng tự ti của em gái của mình để vươn tới cái cao đẹp. tôi Hành trình vượt thác của con thuyền và cảnh thiên nhiên hùng Vượt Thác vĩ cùng vẻ đẹp và sức mạnh của con người qua hình ảnh Dượng Hương Thư.. 5. Buổi học cuối cùng. 6. Lượm. kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tao nên sự chân thất cho câu chuyện; miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật -Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình hành động của con người. - Sử dụng phép nhân hoá, so sánh phong phú hiệu quả. - Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc; sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhiều liên tưởng, biểu cảm.. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng và - Kể chuyện bằng ngôI thứ hình ảnh cảm động của thầy Ha- nhất. men qua tâm trạng của Frăng. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ ngoại hình. - Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh. Bài thơ khắc hoạ hình ảnh một - Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi chất dân gian, phù hợp với sinh vì nhiệm vụ kháng chiến.Đó lối kể chuyện. là một hình tượng cao đẹp trong - Sử dụng nhiều từ láy có tác thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã dụng gợi hình và giàu âm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 7. Đêm nay Bác không ngủ. thể hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dánh cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.. điệu. - Kết hợp nhiều PTBĐ: miêu tả, tự sự,biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ. - Kết cấu đầu cuối tương ứng.. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân; tình cảm kính yêu ,cảm phục của bộ đội và nhân dân ta với Bác.. - Thể thơ 5 tiếng, nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện. - Kết hợp kể với tả, tự sự với trữ tình - Chi tiết giản dị, chân thực, cảm động. - Dùng nhiều từ láy tạo hình , biểu cảm. - Những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc.. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục đích: Vận dụng các kiên thức đã học vào giải quyết các bài tập có liên quan để cũng cố thêm kiến thức - Phương pháp: thực hành, dạy học bằng tình huống - Thời gian: 5 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà. Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - Ngôi thứ nhất Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự Câu 3: - Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng. - Nguyên nhân: Chỉ vì trò.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? - GV HD HS làm bài. - Gọi HS đọc – HS khác NX, bổ sung. GV NX, cho điểm. Điều chỉnh, bổ sung giáo án….................. ……………………………………………… ………………………………………………. nghịch dại không suy nghĩ - trêu chị Cốc của Dế Mèn. Câu 4: - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn. Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn: + Không được hung hăng kiêu ngạo + Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng.. Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: 5p Hoạt động của thầy và trò Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ? Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … Hoạt động 5 : Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Mục đích: Mở rộng kiến thức cho hs - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Tìm và làm các bài tập thêm về các văn bản đã học. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 4.Củng cố ( 2’) GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản về các văn bản truyện, kí và thơ đã học. 5.Hướng dẫn học sinh về nhà ( 3’) - Ôn tập kiến thức phần Tiếng Việt và Tập làm văn chuẩn bị: Ôn tập kiểm tra, đánh giá giữa kì II ( tiết 2). Ngày soạn: 11/03/2021. Tiết 103. ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức- giúp HS - Nắm được các chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài đã học trong chương trình đã học để làm bài kiểm tra tổng hợp với định hướng tích hợp 3 phân môn Văn học – tiếng Việt – TLV. Hướng ra đề, cách xác định đề, định hướng làm bài. 2. Kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - HS có kĩ năng ôn tập để thu thập được lượng kiến thức của 3 phân môn đ ã học để làm bài, kĩ năng xác định đề. - Giáo dục kĩ năng sống: nhận thức , nghiên cứu,tìm hiểu, giao tiếp. 3. Thái độ: - Ham học, ham hiểu biết, yêu mến nền VH dân tộc, yêu mến tiếng mẹ đẻ. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị GV: xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng của từng phân môn - định hướng cách ra đề – cách xác định đề, làm bài cho HS HS: ôn và nhớ lại các kiến thức cơ bản của cả 3 phân môn. III. Phương pháp/ KT: nêu vấn đề, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian: 1 phút GV dẫn vào bài: Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng hệ thống lại các đơn vị kiến thức đó, chuẩn bị cho kiểm tra giữa HK II. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức: - Mục tiêu: giúp HS ôn tập về các biện pháp tu từ đã học và văn miêu tả. - Phương pháp: đọc sáng tạo, phát vấn, khái quát. - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi và trả lời, làm việc nhóm. - Thời gian: 25 phút Hoạt động của thầy và trò. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I. Những nội dung cơ bản về chuẩn ? Nhắc lại các nội dung kiến thức của kiến thức cần chú ý phần Tiếng Việt từ đầu học kì 2? (HS TB) 2. Phần tiếng Việt ?Nêu khái niệm, tác dụng của các biện a. Nắm được kiến thức vè: pháp tu từ đã được học? - So sánh -Nhân hóa -Ẩn dụ ? Phần TLV chúng ta học thể loại văn b. Vận dụng kiến thức trên đọc – bản nào? (HS TB) hiểu văn bản, tạo lập văn bản. ? Nêu khái niệm văn miêu tả? (HS TB) 3. Phần TLV: Văn bản tự sự -Khái niệm văn miêu tả ?Hãy trình bày yêu cầu khi viết bài văn - Phương pháp tả cảnh tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh?(HS - Phương pháp tả người TB) ?Hãy trình bày yêu cầu khi viết bài văn tả người và bố cục bài văn tả người?(HS TB). II.Hướng kiểm tra đánh giá - GV thuyết trình hướng kiểm tra đánh - Chú ý đến tính tích hợp trong giá - cách xác định đề. chương trình của ba phân môn Văn - GV cho HS khảo sát một số dạng đề học – tiếng Việt – TLV. kiểm tra. - Kiểm tra qua hình thức tự luận phần Điều chỉnh, bổ sung giáo án văn học và tiếng Việt . …………………………….. ……………………………… Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục đích: Vận dụng các kiên thức đã học vào giải quyết các bài tập có liên quan để cũng cố thêm kiến thức - Phương pháp: thực hành, dạy học bằng tình huống - Thời gian: 5 phút.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động của thầy và trò Viết đoạn văn miêu tả giờ ra chơi của trường em trong đó có sử dụng 1 biên pháp tu từ. - GV HD HS làm bài. - Gọi HS đọc – HS khác NX, bổ sung. GV NX, cho điểm. Điều chỉnh, bổ sung giáo án….................. ……………………………………………… ………………………………………………. Nội dung. Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: 5p Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … Hoạt động 5 : Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Mục đích: Mở rộng kiến thức cho hs - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Đọc thêm các bài văn, đoạn văn miêu tả. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… …. 4.Củng cố ( 2’).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản đã học: văn học, các biện pháp tu từ, văn miêu tả. - Ôn tập kiến thức các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I. -Chuẩn bị bài mới: Luyện nói về văn miêu tả +Soạn bài theo các câu hỏi SGK/71 +Chuẩn bị dàn ý và luyện nói đề bài 3 SGK/71. Ngày soạn: 11/03/2021. Tiết 104 LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ. I. Mục tiêu cần đạt - Giúp HS 1. Kiến thức - Nắm được phương pháp làm một bài văn tả cảnh, tả người. - Củng cố kiến thức văn miêu tả người : lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển thành bài văn nói. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một trình tự hợp lí. Nói theo dàn bài. - Trình bày diễn đạt trước tập thể : nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin. 3. Thái độ: có ý thức trong việc chuẩn bị chu đáo trước khi trình bày trước tập thể Giáo dục ý thức mạnh dạn ,tự tin trước tập thể. - GD đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. => giáo dục về các giá trị: KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học về văn tự sự để giải quyết đề bài),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập văn bản; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị - GV: nghiên cứu bộ chuẩn kiến thức, SGK, SGV, giáo án, TLTK, bảng phụ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - HS : Dàn bài đã lập sẵn- tập nói ở nhà III. Phương pháp/ KT - PP:thuyết trình, đàm thoại, đánh giá, nhóm - KT: động não, đặt câu hỏi và trả lời, viết tích cực IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ ( GV kết hợp kiểm tra trong giờ luyện nói) 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1p GV mời 2 hs lên bảng làm người dẫn chương trình, phỏng vấn các bạn trong lớp về kinh nghiệm nói trước tập thể. - GV dẫn vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về cách viết bài văn, đoạn tả người, những kĩ năng cần thiết khi nói trước lớp. - Phương pháp:, đàm thoại, - Kĩ thuật: kĩ thuật đặt câu hỏi - Thời gian: 5’ Hoạt động của thầy và trò. Nội dung I. Củng cố kiến thức. ? Em hãy nêu lại những yêu cầu trước khi viết bài văn, đoạn văn tả cảnh? HS phát biểu – bổ sung –GV chốt - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu - Trình bày theo một thứ tự. ? Em hãy nêu lại những yêu cầu trước khi viết bài văn, đoạn văn tả người?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> HS phát biểu – bổ sung –GV chốt * Muốn tả người cần: - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu - Trình bày theo một thứ tự. ? Em hãy nêu bố cục thường gặp của bài tả cảnh, tả người? HS trả lời – GV nhận xét - Bố cục bài văn tả người: 3 phần ? Theo em, khi nói chúng ta cần lưu ý những điều gì? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và chốt ý. Khi nói chúng ta cần chú ý: Nói theo dàn ý. - Nói có lời giới thiệu, lời chào, lời cảm ơn. - Nói truyền cảm, tự tin, rõ ràng, mạch lạc, nhìn thẳng vào người nghe thể hiện sự tự tin… - Yếu tố: MT + TS + BC và sử dụng năng lực quan sát, nhận xét, so sánh... - Biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... Điều chỉnh, bổ sung giáo án…........ ……………………………………… . ……………………………………… 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh thực hành luyện nói. - Phương pháp:, đàm thoại, trực quan, Dạy học nhóm , PP làm mẫu, thuyết trình - Kĩ thuật: kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật giao nhiệm vụ, , Kĩ thuật Viết tích cực. - Thời gian: 30’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung II. Luyện nói.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GV trình chiếu đề bài tập SGK/ 71 GV gọi HS đọc đề bài 1 ( SGK/71) ? Khi miêu tả lại quang cảnh lớp học trong trong đoạn văn trên chúng ta cần chú ý những chi tiết nào? - Hs trả lời, nhận xét, bổ sung – GV nhận xét – chốt các ý chính. GV gọi 2 HS lên nói trước lớp – nhận xét, đánh giá. ? Khi tả lại hình ảnh thầy giáo Hamen trong Buổi học cuối cùng cần đảm bảo những ý nào ? - Gọi Hs trả lời và nhận xét bổ sung. - Giáo viên nhận xét.. - HS đọc yêu cầu bài 3 - GV cho các nhóm lên trình bày về dàn ý đã chuẩn bị từ trước theo sự phân công. -HS các nhóm lên trình bày và nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. - GV nhận xét, chốt dàn ý. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…......... ……………………………………… ………………………………………. Bài 1: + Cảnh thầy Ha-men say sưa giảng bài. + Cảnh học sinh, những người trong lớp chú ý lắng nghe. + Không khí yên tĩnh, chỉ nghe tiếng sột soạt trên giấy..... Bài 2: - Trang phục của thầy: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá xanh, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Đây là những trang phục trang trọng mặc trong dịp lễ hay đón tiếp khách, chứng tỏ buổi học vô cùng trang trọng, quan trọng, vô cùng ý nghĩa đối với thầy Ha-men. - Thầy không nghiêm khắc mà dịu dàng nhắc nhở. - Thầy nhiệt tình giảng dạy như muốn truyền thụ hết kiến thức cho học sinh. -> Thầy như thay đổi hoàn toàn, một tình yêu -> Lúc chia tay thật sâu sắc như không muốn phá vỡ buổi học cuối cùng này. Bài tập 3: *Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm. - Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ *Thân bài: - Miêu tả đặc điểm ngoại hình của thầy (khuôn mắt, mái tóc, dáng vẻ...) - Thái độ của thầy khi nhận ra học trò cũ: ngỡ ngàng, mừng rỡ, xúc động... - Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trong tình thầy trò. - Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời. *Kết bài: Cảm nghĩ của em. - Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. - Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò. Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Các nhóm cử đại diện lên trình bày bài nói trước lớp theo dàn ý. - GV nhận xét và cho điểm - GV chú ý sửa cách phát âm, câu từ sai, diễn đạt vụng về, cách thuyết trình (tư thế, ánh mắt…) - Biểu dương , cho điểm phần thuyết trình hay Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … Hoạt động 5 : Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Mục đích: Mở rộng kiến thức cho hs - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Đọc thêm những bài văn, đoạn văn miêu tả. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(21)</span> … 4. Củng cố( 2’) ? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học? HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung 5. Hướng dẫn về nhà ( 3’) - Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học từ tiết 73 đến tiết 104 để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì II..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×