Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giao an Ngu van 6 ca nam co dau tu nhat tu truoc den nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.78 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 Văn bản:. Ngày soạn: 08/08/2016. Ngày dạy: 22/08/2016 tại lớp 6A1 Ngày dạy: 23/08/2016 tại lớp 6A2 Ngày dạy: 26/08/2016 tại lớp 6A3. ĐT: CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết). I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1/ Kiến thức: - Khái niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Bóng dáng lịch sử thời dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước. 2/ Kỉ năng - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. 3/ Thái độ: Có ý thức về nòi giống của dân tộc, tinh thần đoàn kết,… Tích hợp tư tưởng HCM. Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kếtgiữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc CRCT. II/ CHUẨN BỊ: 1/ GV: SGK, giáo án, tư liệu tham khảo, tranh,... 2/ HS: SGK, tập học, bài soạn ở nhà theo hướng dẫn của GV,… III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu sơ lược về chương trình Ngữ văn 6, tập 1. Cách soạn bài ở nhà. 3. Bài mới:  Giới thiệu: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Truyện có nội dung gì, ý nghĩa ra sao? Vì sao nhân dân ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi ấy.. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung  Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích HOẠT ĐỘNG CỦA GV - GV hướng dẫn học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu () – SGK/7. - Giáo viên giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu () – SGK/7. - HS nắm được định nghĩa về truyền thuyết (chú thích dấu sao – SGK). + Truyện dân gian kể về các nhân vật - sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ.. NỘI DUNG BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG: - Định nghĩa truyền thuyết: SGK/7. - “Con Rồng cháu Tiên” thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. + Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về sự kiện, nhân vật. - HS nghiên cứu văn bản, trả lời.. (?) Theo em, văn bản có thể chia thành mấy đoạn?  GV chốt lại: văn bản “Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan: + Đọan 1 : Từ đầu … “Long Trang” + Đọan 2 : Tiếp … “lên đường” + Đọan 3 : Còn lại - Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3. - Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu - HS tìm hiểu chú thích SGK. phần chú thích giải nghĩa các từ khó.  Tìm hiểu chú thích SGK, chú ý các chú thích (1), (2), (3), (5), (7)..  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu VB (?) Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh ? - LLQ và Âu Cơ đều là thần. - LLQ “sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ”, còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”. (?) Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ? (?) Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh ? (?) Những điểm đáng quý đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ?  Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp. (?) Theo em, mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc? (?) Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ ? (?) Chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ?  Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra. (?) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? (?) Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ?. - HS trả lời.  Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng.. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc: - LLQ và Âu Cơ đều là thần. - LLQ “sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ”, còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”..  Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ..  Là mối tình đẹp trai tài – gái sắc. - HS trả lời.  50 con lên non, 50 con xuống biển.  HS suy nghĩ trả lời.. - Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở trăm người con. (không cần bú mớm, ăn uống mà vẫn lớn nhanh và hồng hào, đẹp đẽ).  Quan niệm người Việt có chung nguồn gốc tổ tiên.. 2/ Ngợi ca công lao của LLQ và Âu Cơ:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Rừng là quê mẹ, biển là quê cha  đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển (rừng vàng, biển bạc). (?) Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ?  Ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh. - Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặc tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương. Theo em, sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc ? (?) Qua VB mà ta vừa tìm hiểu, em hãy cho biết VB sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nào?  Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo. (?) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?  Là chi tiết không có thật do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm một mục đích nhất định. (?) Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản “Con Rồng cháu Tiên” ? (?) Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ?  Lôi cuốn người đọc, làm truyện thêm hấp dẫn. Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên. Thảo luận: (4’) - Giáo viên chia nhóm: Câu 1 : Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (nhóm 1, 2 )  GV giảng thêm và lồng vào giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình. - Tinh thần đoàn kết thống nhất của nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nước vì có chung nguồn cội (đồng bào: cùng một bọc) vì vậy phải luôn luôn yêu thương đoàn kết. - Truyện có ý nghĩa như một lời nhắc nhở con cháu phải chung lo xây dựng bồi đắp sức mạnh đoàn kết. Câu 2 : Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ ? ( nhóm 3, 4 ). - HS trả lời.. - Là người đã mở mang bờ cõi (xuống biển, lên rừng). - Giúp dân diệt trừ yêu tinh. - Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở phong tục, lễ nghi.. 3/ Nghệ thuật: - HS tìm hiểu những chi - Sử dụng các yếu tố tưởng tiết nghệ thuật trong văn tượng kì ảo kể về nguồn gốc và bản. hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. - HS nghiên cứu trả lời.. - Học sinh thảo luận. - HS đại diện thuyết trình.  Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý ; là một khối đòan kết, thống nhất, bền vững.. - HS đại diện trả lời..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. - Hướng dẫn HS phần đọc thêm (ở nhà) để hiểu đầy đủ ý nghĩa trên. (?) VB thể hiện ý nghĩa gì? - HS trả lời theo hiểu biết 4/ Ý nghĩa của văn bản:  GV chốt lại ngư phần nội dung bài học. cá nhân. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc Con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động tổng kết (?) Qua tìm hiểu văn bản, em rút ra  HS dựa vào ghi nhớ trả III. TỔNG KẾT: được gì về nội dung và nghệ thuật ?  Ghi nhớ SGK/8 lời.  GV chốt lại phần ghi nhớ SGK/8  Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tình  HS chú ý lắng nghe, học đoàn kết, tự hào dân tộc: Bác luôn đề cao tập và làm theo. truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. 4/ Củng cố: Câu 1: 1 số dtộc khác ở VN cũng có những truyện tương tự giải thích nguồn gốc giống truyện “Con Rồng, cháu Tiên”. - Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu giữa các dân tộc người trên nước ta. - Người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người. - Người Khmer có truyện Quả bầu mẹ … Câu 2: gọi 2 HS kể lại truyện theo lời văn của mình (Yêu cầu kể đúng cốt truyện, chi tiết bằng lời văn cá nhân) 5/ Chuẩn bị bài mới: - Học bài. - Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện. - Kể lại truyện. - Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt. - Soạn văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” + Đọc VB và các chú thích SGK/11. + Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao? Và bằng hình thức gì? + Vì sao trong các vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? + Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua? + Nêu ý nghĩa của truyền thuyết này?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần 1 Tiết 2 Bài 1 Văn bản:. Ngày soạn: 08/08/2016. Ngày dạy: 22/08/2016 tại lớp 6A1 Ngày dạy: 23/08/2016 tại lớp 6A2 Ngày dạy: 26/08/2016 tại lớp 6A3. ĐT: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Truyền thuyết). I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1/ Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt. 2/ Kĩ năng: - Đọc văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. 3/ Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong việc cảm nhận về nét đẹp văn hoá của người Việt. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: SGK, giáo án, sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng”, tranh,… 2/ HS: SGK, tập học, soạn bài theo hướng dẫn của GV,… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1/ Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số. 2/ Kiểm tra bài cũ: (3’) (?) Nêu ý nghĩa truyền thuyết ? (?) Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ? 3. Bài mới:  Giới thiệu: thiệu: (1’) Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta - con cháu Vua Hùng từ miền xuôi đến miền ngược lại nô nức, hồ hởi chở lá, xay đậu, gói gạo, giã bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quý, tự hào nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Vậy bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của tục làm bánh chưng, bánh giầy tronbg ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. (MB: gói bánh chưng, bánh giầy còn MN: bánh tét, bánh ít).. HĐ CỦA HS. NỘI DUNG BÀI HỌC.  Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: - HS đọc VB theo sự - Giáo viên chia đoạn : hướng dẫn của GV. giáo viên đọc đoạn 1, học sinh đọc đoạn 2, 3 + Đoạn 1 : Từ đầu …. “chứng giám” + Đoạn 2 : Tiếp … “hình tròn” + Đoạn 3 : Còn lại  GV nhận xét, sửa chữa cách đọc. - HS trả lời. (?) Truyền thuyết thuộc thời đại nào trong thời kì dựng nước?  Bánh chưng, bánh giầy thuộc truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.  Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ khó ở mục chú thích SGK/11.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. I. TÌM HIỂU CHUNG: Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.. II. II. TÌM HIỂU VB:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>  Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản:  Giáo viên chia 3 nhóm thảo luận nội dung các câu hỏi. (thời gian thảo luận 5’)  Các nhóm thảo luận câu 1 (trang 12 ) . (?) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già muốn có người kế nghiệp. - Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức: có tính thách đố “Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi”.  Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước. Người nối ngôi phải được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng.  Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . (?) Vì sao trong các con Vua, chỉ có lang Liêu được thần giúp đỡ? - Chàng là người “thiệt thòi nhất”. - Lớn lên chỉ lo đồng áng, cày cấy. - Hiểu được ý thần. Có suy nghĩ sâu sắc.. - Học sinh thảo luận các câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời - Học sinh nhận xét bổ sung. - Đại diện nhóm thuyết trình trên bảng phụ. - Học sinh nhận xét bổ sung.. (?) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nới ngôi Vua ? - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra). - Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài). - Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ tài đức của Lang Liêu. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì chàng có lòng hiếu thảo, chân thành, thông minh, biết tôn trọng những người sinh thành ra mình. Chàng dâng lên vua Hùng sản vật của nhà nông.  Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra… vua Hùng chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.  Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu - HS tìm hiểu những thành tựu văn minh nông dựng nước: cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình nghiệp thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của người Việt. (?) Văn bản sử dụng các chi tiết nghệ thuật gì.  HS tìm những chi tiết. 1/ Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước: a) Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi: - Hoàn cảnh : Giặc đã yên, vua đã già. - Ý định: Người nối ngôi phải nối được chí Vua. - Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài.  Vua Hùng chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng. b) Lang Liêu được thần giúp đỡ : - Là người thiệt thòi nhất. - Chăm lo việc đồng áng.. c) Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua : - Hiếu thảo, thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh. - Bánh hình tròn  bánh giầy. - Bánh hình vuông  bánh chưng.  Thành tựu văn minh nông nghiệp: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của người Việt. 2/ Nghệ thuật: - Sử dụng chi tiết tưởng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nổi bật ?  GV chốt lại.. nghệt huật được sử dụng trong văn bản và trả lời theo suy nghĩ cá nhân.. tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo” - Lối kể truyện dân gian: theo trình tự thời gian.. 3/ Ý nghĩa văn bản: Bánh chưng bánh giầy  Các nhóm thảo luận câu 4 .  HS trả lời theo sự hiểu là câu chuyện suy tôn tài (?) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : năng, phẩm chất con người biết của mình. “Bánh chưng, bánh giầy” ? trong việc xây dựng đất  Lớp nhận xét, bổ sung. - Giải thích nguồn gốc hai loại bánh và ý nước. nghĩa sâu xa của nó. - Truyền thuyết này còn đề cao người lao động nghề nông, người anh hùng văn hóa. III. TỔNG KẾT: - Truyện còn có ý nghĩa bên vực kẻ yếu,  Ghi nhớ SGK/12 người bất hạnh.  HS dựa vào phần ghi (?) Em hãy xác định những nét nghệt huật tiêu nhớ SGK trả lời. biểu và nội dung của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?  GV chốt lại phần nội dung ghi nhớ SGK/12. 4/ Củng cố: Câu 1: Ý nghĩa của việc ND ta làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết. - Đề cao nghề nông, sự thờ kính trời đất, ông bà tổ tiên. - Việc gói bánh ngày tết còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 2: HS có thể nói theo sở thích cá nhân. GV nên hướng tới hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa sau: - Lang Liêu nằm mộng thấy Thần khuyên bảo: “ …” nêu bật giá trị của hạt gạo và nghề nông những sản phẩm do con người làm ra. - Lời vua nói với mọi người về hai loại bánh: Đây là cách thưởng thức có văn hóa.  Nhận xét này cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của ND về hai loại bánh nói riêng và phong tục làm bánh vào ngày tết nói chung. 5/ Chuẩn bị bài mới: - Về học bài. Tập kể lại truyện. - Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện. - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. - Soạn trước “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt” + Từ là gì ? Lập danh sách các “tiếng” và “từ” SGK/13. + Các đơn vị được gọi là “tiếng” và “từ” có gì khác nhau ? + Thế nào là từ đơn và từ phức ? + Cấu tạo của từ ghép và láy có gì giống và khác nhau ? + Các bài tập phần luyện tập..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuần 1 Tiết 3 Bài 1 Tiếng Việt:. Ngày soạn: 10/08/2016. Ngày dạy: 25/08/2016 tại lớp 6A1 Ngày dạy: 26/08/2016 tại lớp 6A2 Ngày dạy: 27/08/2016 tại lớp 6A3. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT. I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Định nghĩa về từ đơn và từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân biệt được: +Từ và tiếng +Từ đơn và từ phức +Từ ghép và từ láy - Phân tích cấu tạo từ. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong việc dùng từ, đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, giáo án, tư liệu tham khảo về việc cấu tạo từ, sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng”, bảng phụ,…. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà theo hướng dẫn GV. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu sơ lược phần tiếng việt SGK tập 1. 3. Bài mới:  Giới thiệu: thiệu: Trong Tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên. Ở bậc Tiểu học, các em đã được học qua các loại từ (từ đơn, từ ghép, từ láy …). Để hiểu được cấu tạo của chúng, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”…. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung  Hoạt động 1: Tìm hiểu từ là gì Hoạt động của GV và HS. Hoạt động của HS. - GV gọi học sinh đọc ví dụ SGK/13. - HS đọc ví dụ trong SGK - GV chia bảng thành hai cột Tiếng và Từ rồi gọi HS ghi vào từng cột theo yêu cầu. - Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. (?) Theo em, tiếng dùng để làm gì ? (Lưu - HS trả lời. ý HS bám sát ví dụ vừa phân tích)  Tiếng: dùng để tạo từ.  Từ: dùng để đặt câu.. Nội dung bài học I/ TỪ LÀ GÌ ? - Từ 1 tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và, cách. - Từ 2 tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Hoạt động 2: Phân tích đặc điểm của từ (?) Khi nào một tiếng được coi là một từ?  Một tiếng chỉ được coi là từ khi tiếng ấy có thể dùng để tạo câu. (?) Như thế thì tiếng và từ khác nhau ở điểm nào ?  Tiếng và từ khác nhau ở chức năng của chúng. (?) Vậy từ là gì?  GV chốt lại: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. GV giảng thêm: - Về đặc điểm chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này, ta phân biệt được từ với đơn vị bậc dưới nó là tiếng (hình vị ) (Trong hệ thống ngôn ngữ gồm rất nhiều đơn vị : âm vị, hình vị, từ ) - Về cấu trúc: Trong số các đơn vị dùng để đặt câu: từ, cụm từ thì tư là đơn vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này, ta phân biệt được từ với các đơn vị bậc trên nó là cụm từ.  GV chuyển ý: từ một tiếng gọi là từ đơn. Từ hai tiếng trở lên gọi là từ phức.(Từ phức gồm: Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng ; từ ghép: từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa).. - HS suy nghĩ trả lời. - HS so sánh sự khác nhau của tiếng và từ.. - HS trả lời dựa vào ghi nhớ SGK/13. - HS lắng nghe và thấu hiểu..  Ghi nhớ: SGK/13.  Hoạt động 3: Phân loại các từ - GV gọi HS lên bảng làm: (?) Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, điền các từ sau vào bảng phân loại SGK/13 Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy. - Từ đơn : Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghe, nghe, và, có, tục, ngày, tết, làm. - Từ ghép : chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. - Từ láy : trồng trọt.. - HS điền vào bảng phụ những từ đơn và từ phức. - HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.. II/ TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:  Kẻ bảng SGK/13 - Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. - Cột từ láy: trồng trọt. - Cột từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bành giầy..  Hoạt động 4: Phân tích đặc điểm của từ và xác định đvị cấu tạo từ - Dựa vào bảng HS đã lập GV giúp HS lần lượt tìm hiểu và phân biệt: (?) Dựa vào bảng phân loại trên, em hãy phân biệt từ đơn và từ phức ?  Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.  Sự phân loại này dựa vào số lượng tiếng trong từ. - GV chia nhóm thảo luận theo từng bàn (2 HS - thời gian 3’). - HS so sánh sự giống và khác nhau giữa từ đơn và từ phức. - Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung..  So sánh từ ghép và từ láy: láy:. - Giống: Giống: có từ hai tiếng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> (?) Giữa từ ghép và từ láy có điểm gì khác nhau ? giống nhau ? (câu hỏi thảo luận 3’)  Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.  Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. - GV giảng thêm: Giữa từ ghép và cụm từ trong tiếng Việt có những trường hợp khó phân định. Để nhận biết, có thể dựa vào các dấu hiệu sau : - Nghĩa của tổ hợp ấy có tính thành ngữ không, nếu có thì đó là từ ghép. - Cấu tạo của tổ hợp ấy có chặt chẽ không, nếu chặt thì đó là từ ghép. (?) Nói tóm lại, đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì ?  Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là tiếng.  GV có thể lưu ý HS : Theo cách phân loại trên thì các tiếng không có quan hệ ngữ nghĩa mà cũng không có quan hệ láy âm như mặc cả, bồ hòn, dã tràng,… sẽ được coi là ngoại lệ. Số lượng từ này trong tiếng Việt không nhiều.. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời. - Lóp nhận xét, bổ sung.. trở lên. - Khác: + Từ ghép có mối quan hệ ngữ nghĩa (ghép những tiếng có nghĩa với nhau) + Từ láy: có mối quan hệ ngữ âm (chỉ cần một tiếng có nghĩa các tiếng khác láy lại). - HS chú ý lắng nghe và hiểu rõ điểm giống và khác nhau giữa 2loại từ này.. - HS trả lời theo cách hiểu cá nhân. - Lớp bổ sung..  Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức - GV hệ thống hóa lại kiến thức toàn bài. (?) Tiếng là gì? (?) Từ là gì? (?) Từ đơn là từ có mấy tiếng? (?) Từ phức chia làm mấy loại nhỏ? So sánh từ ghép với từ láy? - Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/14. - HS trả lời theo nội dung phân tích ở mục II.  Ghi nhớ: SGK/14 - HS đọc phần ghi nhớ SGK/14. Hoạt động 6: Hướng dẫn HS luyện tập - GV gọi HS đọc nội dung BT và lần lượt trả lời câu hỏi Btập 1: Thảo luận (3’) a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc loại từ nào? b. Tìm từ đồng nghĩa với chúng? c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: con cháu, anh chị, ông bà,…?. - HS lần lượt đọc yêu cầu bài III/ LUYỆN TẬP: tập SGK và thực hiện yêu  Btập 1: 1: cầu bài tập. a) Thuộc loại từ ghép. - HS thảo luận trình bày. b) Cội nguồn, gốc gác, gốc - HS khác nhận xét, sửa rễ,… chữa, bổ sung từng bài tập. c) Cậu mợ, cô dì, chú bác, anh em…. Btập 2: Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: - Theo giới tính (nam, nữ) anh chị, ông bà, cha mẹ ,…. - HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK và thực hiện yêu cầu bài tập. - Nhận xét..  Btập 2: 2: Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Theo bậc (trên, dưới) bác cháu, chị em , dì cháu … Btập 3: - Cách chế biến : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng. - Chất liệu làm bánh : bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh, … - Tính chất của bánh : bánh dẽo, bánh phồng, bánh nường, … - Hình dáng của bánh : bánh gối, bánh quấn thừng, bánh voi,… Btập 4: (?) Từ láy trong câu sau miêu tả cái gì? “Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít” Tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy. “Thút thít” miêu tả tiếng khóc của người.  Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó : nức nở, sụt sùi, rưng rức, tấm tức, sụt sùi,… Btập 5:  GV chia 3 tổ , mỗi tổ 1 câu để cho các em thi đua xem tổ nào tìm được nhiều và đúng thì chiến thắng .. - HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK và thực hiện yêu cầu bài tập. - Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung bài.. - HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK và thực hiện yêu cầu bài tập. - Nhận xét.. - Anh chị, cha mẹ, ông bà… - Cha anh, ông cháu, mẹ con…  Btập 3: - Cách chế biến: bánh ran, bánh hấp, bánh luộc … - Nêu chất liệu: bánh nếp, bánh đậu, bánh tép, bánh ngô… - Tính chất bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng… - Hình dáng bánh: bánh quai chèo, bánh tai heo …  Btập 4: - “Thút thít” là tiếng khóc. - Nức nở, sụt sùi, rưng rức…  Btập 5: 5: Tìm nhanh từ láy: láy:. - HS đọc yêu cầu bài tập 5 SGK và thực hiện yêu cầu bài tập. - Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.. a/- Tả tiếng cười : khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch … b/- Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo néo, lầu bầu … c/- Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh. - HS đọc thêm. - GV giải thích thêm.  Giáo dục thực tế: từ trong tiếng Việt hết sức phong phú, đa dạng, chúng ta phải biết chọn lựa khi sử dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn. 4. Củng cố: (?) Hãy nêu định nghĩa và phân loại từ tiếng Việt. (?) Từ là gì? 5. Chuẩn bị bài mới: - Học thuộc bài. - Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người. - Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật. - Sọan bài tiếp theo “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”. + VB và mục đích giao tiếp ? + Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ? + Các bài tập phần luyện tập.. a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch … b) Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu … c) Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, chậm chạp ….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tuần 1 Tiết 4 Bài 1 TLV. Ngày soạn: 10/08/2016. Ngày dạy: 25/08/2016 tại lớp 6A1 Ngày dạy: 26/08/2016 tại lớp 6A2 Ngày dạy: 27/08/2016 tại lớp 6A3. GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng,tình cảm bằng phương tiện ngôn từ - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập VB. - Kiểu văn bản tự sự miêu tả, lập luận thuyết minh và hành chính – công vụ. 2. Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thưc biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. - Nhận ra tác dụng của phương thức biểu đạt ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Có ý thức trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng”, 1 số văn bản mẫu,… 2. HS: SGK, tập học, bài soạn ở nhà theo hướng dẫn của GV,… III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:  Giới thiệu: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải giao tiếp và giao tiếp luôn có mục đích. Cái đích ấy sẽ tạo thành văn bản. Muốn tạo thành một văn bản hoàn chỉnh thì phải chọn cách thức biểu đạt. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chung về văn bản và các phương thức biểu đạt.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ1: Văn bản và mục đích giao tiếp: (20’) - GV gọi HS đọc mục 1 – SGK/15, 16. HĐ CỦA HS. - HS đọc theo yêu cầu GV. (?) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm , - HS trả lời: nói hoặc mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì viết ra cho người khác biết. em phải làm thế nào ?  Nói hoặc viết điều mình cần biểu đạt ra cho người - HS khác nhận xét, bổ khác biết. Nói hoặc viết có thể chỉ một câu nhưng sung. cũng có thể phải dùng đến nhiều câu để diễn đạt đầy đủ ý của mình. (?) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện - HS trả lời: cần phải tạo vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác lập văn bản. hiểu thì em phải làm sao ?  Để diễn đạt một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải tạo lập văn bản, nghĩa là phải nói có đầu có đuôi, nói một cách mạch lạc, lời lẽ rõ ràng. (?) Khi các em trao đổi, trình bày điều gì đó với - HS trả lời theo cách. NỘI DUNG BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: 1. Văn bản và mục đích giao tiếp: a) Giao tiếp là gì?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> người khác thì tức là các em đã thực hiện 1 hoạt động gì ?  Thực hiện hoạt động giao tiếp. Đây là một hoạt động quan trọng trong quá trình sống và phát triển của mỗi người. (?) Vậy giao tiếp là gì ?. hiểu của mỗi cá nhân. - HS khác có ý kiến bổ sung..  GV chuyển ý: Giao tiếp càng rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu bao nhiêu thì kết quả giao tiếp càng cao bấy nhiêu. Muốn vậy, chúng ta cần tạo lập văn bản. Vậy văn bản là gì ? Có những tính chất nào, bây giờ các em sẽ đọc những câu ca dao trong SGK/16. - GV gọi HS đọc và ghi lên bảng câu ca dao trong SGK. “Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” (?) Câu ca dao này được sáng tác để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề ( chủ đề ) gì ?  Câu ca dao này được sáng tác để nêu ra một lời khuyên với mọi người. Câu ca dao muốn nói lên vấn đề là phải giữ chí cho bền. (?) Hai câu 6 - 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý) ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa ? (là một văn bản vì có nội dung trọn vẹn, liên kết mạch lạc.)  Luật thơ lục bát là tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Ở đây câu ca dao đã liên kết với nhau đúng luật, gieo ở vần ên (bền, nền) Về ý, câu thứ 2 nói rõ ý thêm cho câu đầu, giải thích giữ chí cho bền nghĩa là gì, là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Chí ở đây là chí hướng, hoài bão, lý tưởng. Như thế câu ca dao đã biểu đạt được trọn vẹn một ý. Và câu ca dao hoàn toàn có thể được xem là một văn bản hoàn chỉnh. (?) Vậy như đã phân tích, tìm hiểu, em hãy cho biết văn bản là gì ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . (phần “văn bản”)  GV có thể giải thích để HS hiểu khái niệm chủ đề, liên kết, mạch lạc, mục đích giao tiếp. - Chủ đề có thể hiểu đó là điều muốn nói trong văn bản - Liên kết là sự kết nối giữa các câu trong đoạn, hoặc giữa các đoạn trong văn bản. Dẫn loại câu ca dao - Mạch lạc : sự rõ ràng giữa các ý, các vấn đề trong văn bản. Ở câu ca dao trên, mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau đối với câu trước, làm rõ ý cho câu trước. - Mục đích giao tiếp là đích mà hoạt động giao tiếp hướng đến. Đó là mời trong thiếp mời, cảm ơn trong lời cảm ơn,… Trong câu ca dao đó là lời khuyên với. - Cả lớp chú ý lắng nghe.. - HS dựa vào phần ghi  Ghi nhớ1 SGK/17 trả lời. (SGK/17) - HS khác đọc lại.. nhớ. (1). - HS đọc mục c – SGK/16 b) Văn bản là gì? Ca dao : “Ai ơi…ai” + Mục đích gt: Khuyên - HS phát biểu ý kiến. nhủ và răn dạy. - HS khác nhận xét, bổ + Chủ đề lời sung. khuyên:”Giữ chí cho bền” không lung lay, - HS trả lời theo cách mất lập trường. + Vần: Bền-nền. hiểu về thơ lục bát. - HS khác bổ sung. - Câu 6 làm sáng tỏ cho câu sau  liên kết nhau chặt chẽ  trọn vẹn ý  VB..  HS dựa vào ghi nhớ SGK trả lời hoặc nêu theo cách hiểu trong quá trình phân tích. - HS khác đọc lại ghi nhớ2 SGK/17.  Ghi nhớ 2 (SGK/17).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> mọi người. (?) Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?  Đó cũng là văn bản, vì là chuỗi lời nói, có chủ đề. Chủ đề : lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ GV, HS hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói. (?) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?  Bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư. (?) Những đơn xin học, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại) câu đối, thiếp mời dự đám cưới, … có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.  Tất cả đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định. - Các văn bản khác : điện báo, quảng cáo, hoá đơn,…  GV chuyển ý: Chúng ta đã hiểu văn bản là như thế nào rồi, nhưng cụ thể có bao nhiêu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ? Chúng ta tìm hiểu sang phần 2 => Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Kiểu văn bản gắn với phương thức biểu đạt và chức năng giao tiếp. Phương thức biểu đạt ở đây hiểu là cách thức, như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh… cho phù hợp với mục đích giao tiếp.. - HS nêu: đó là một kiểu văn bản. - Lớp nhận xét, bổ sung.. - HS trả lời: là văn bản.. - HS phát biểu cá nhân. - Các bạn khác ý kiến, bổ sung.. 2. Kiểu văn bản và HĐ2: Kiểu VB và phương thức biểu đạt của VB - HS trả lời có 6 kiểu phương thức biểu đạt văn bản trong SGK/16. của văn bản: (10’) (?) Có bao nhiêu kiểu văn bản, phương thức biểu đạt cơ bản ?  HS sẽ dựa vào SGK/16 liệt kê ra 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. (?) Dựa vào các kiểu văn bản, phương thức biểu  HS cho ví dụ cụ thể. đạt và mục đích giao tiếp, em hãy cho ví dụ cụ thể về từng kiểu?  GV sửa và cho HS ghi trực tiếp vào SGK. - Tự sự : Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” - Miêu tả : “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” Hoàng Hữu Bội. - Biểu cảm : Phát biểu cảm xúc về nhân vật Lang Liêu. - Nghị luận : “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” - Thuyết minh : giấy thuyết minh thuốc chữa bệnh. - Hành chính – công vụ : Đơn xin xét tuyển.  Tuỳ thời gian, GV có thể cho HS giải quyết 1 số.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> câu trong phần bài tập. Ứng với mỗi tình huống là các kiểu văn bản. - Đơn xin (hành chính – công vụ) - Thuyết minh. - Tường thuật (tự sự). - Biểu cảm.  Ghi nhớ3 (SGK/17) - Miêu tả - Nghị luận.  HS đọc toàn bộ phần (?) Các em hiểu như thế nào về giao tiếp và văn ghi nhớ SGK/17. II. II. LUYỆN TẬP: bản ? Có bao nhiêu kiểu văn bản thường gặp ? 1. Các đoạn văn, HS đọc yêu cầu các bài thơ thuộc phương thức HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập: Btập 1: Đoạn văn, thơ (SGK/17, 18) thuộc tập và thực hiện theo yêu biểu đạt: cầu GV. a. Tự sự. phương thức biểu đạt nào? - Các bạn khác nhận xét b. Miêu tả. - Ứng với mỗi câu, GV gọi HS đọc, trả lời. bài làm và sửa chữa, bổ c. Nghị luận. a) Tự sự. b) Miêu tả. sung. d. Biểu cảm. c) Nghị luận. d) Biểu cảm. đ. Thuyết minh đ) Thuyết minh. 2. Thuộc văn bản Btập 2: Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” tự sự vì nó trình bày thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như diễn biến các sự việc.. vậy?.  Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự vì trình bày diễn biến câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra các vua Hùng, những người mở nước đầu tiên của dân tộc VN.. 4/ Củng cố: (?) Có những kiểu văn bản nào? Phương thức biểu đạt gì ? 5/ Chuẩn bị bài mới: - Về nhà học bài. - Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản - Xác định phương thức biểu đạtcủa các văn bản tự sự đ học - Soạn trước văn bản “Thánh Gióng”. + Đọc văn bản và phần chú thích sgk. + Trong truyện có nhữnh nh.vật nào ? Ai là nhân vật chính ? + Hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? + Các chi tiết được nêu trong SGK mục 2 (đọc – hiểu văn bản) có ý nghĩa như thế nào ? + Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ?. Bạn nào cần giáo án trọn bộ thì liên hệ thầy Minh nhé: 01267.567.068 ……………….. ………………...

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuaàn 3. Ngày dạy: 05-08/09/2016 tại lớp 6A1. Ngày dạy: 06-10/09/2016 tại lớp 6A2, 6A 3. Tieát 10+11 Baøi 3 Vaên baûn:. SÔN TINH, THUÛY TINH (Truyeàn thuyeát). I. MỨAC ĐỘ CẦN ĐẠT: ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu VB truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. - Xác định ý nghĩa của truyện. - Kể lại được truyện. - Tích hợp môi trường: Môi trường thiên nhiên và hiện tượng lũ lụt. 3. Thái độ: - Khát vọng chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống cộng đồng. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ đê điều ở địa phương cũng như các công trình thủy lợi. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: SGK, giáo án (tái hiện tri thức, phát hiện gợi tìm, nêu vấn đề, …), tranh minh họa,… 2/ HS: SGK, bài soạn ở nhà, tập học,… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy kể tóm tắt truyền thống Thánh Gióng (?) Hãy cho biết nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện . (?) Hình tượng Thánh Gióng biểu tượng cho điều gì? (?) Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ gì của ND ta? - Biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dtộc. - Thể hiện quan niệm ước mơ về một người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 3. Bài mới: mới:  HĐ1: Giới thiệu: Vùng núi Tản Viên là một trong những địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Lạc Việt, nơi đây tập trung hùng khí linh thiêng của đất nước và ở đây Thần Núi rất được đề cao. Từ phong tục thờ thần Núi và từ thực tế của công cuộc trị thuỷ để bảo vệ sinh mệnh, nguồn sống của cư dân trồng lúa nước, người xưa đã tưởng tượng, sáng tạo nên truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Đây là một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng và một số nhà thơ đời sau đã lấy cảm hứng, hình tượng từ tác phẩm này để sáng tác thơ ca. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu văn bản..  Hoạt động 2: Đọc VB, tìm hiểu chung HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.  Hướng dẫn đọc tác phẩm : - GV chia tác phẩm thành các đoạn nhỏ và gọi HS đọc. GV đọc mẫu 1 đoạn.  HS đọc văn bản.. NỘI DUNG BÀI HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG:. - Truyện bắt nguồn từ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 3, 4.  GV có thể giải thích để HS hiểu hơn về xu hướng “lịch sử hoá thần thoại”. Thần thoại là truyện kể về các vị thần, chủ yếu là các thần trong tự nhiên, tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên và sự đấu tranh của con người trước sức mạnh tự nhiên đó. Lịch sử hoá thần thoại là dùng cách kể của thần thoại để kể lại truyện, nhưng truyện lại được xây dựng dựa trên những cốt lõi sự thật lịch sử. (?) Truyện có thể được chia thành mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn là gì ?  Truyện có thể được chia làm 3 đoạn với các ý chính : - Đoạn 1 : Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”. Vua Hùng kén rễ. - Đoạn 2 : tiếp tục đến “Thần Nước đành rút quân”. Nguyên nhân và diễn biến cuộc giao tranh của 2 vị thần. - Đoạn 3 : phần còn lại : Sự thù hằn của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh. (?) Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?  Truyện gắn với thời đại các vua Hùng, kể vào thời “Hùng Vương thứ 18”. Tuy nhiên không nên hiểu chi tiết này một cách máy móc, như thật. Đây là thời gian ước lệ (tương đối, là qui ước trong biểu hiện nghệ thuật ) để nói về thời đại các vua Hùng, thời đại có nhiều đời vua kế tiếp nhau . Gắn với thời đại các vua Hùng, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã gắn công cuộc trị thuỷ với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.  Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách chung chung mà còn hướng tới việc ca ngợi công lao dựng nước của cha ông ta vào một thời đại lịch sử trên địa bàn cư trú của người Việt cổ.. - HS khác nhận xét cách thần thoại cổ được lịch sử đọc của bạn. hóa..  HS trả lời. - HS khác ý kiến, bổ sung.. - Bố cục: 3 đoạn..  HS: gắn với thời đại vua  Truyện gắn với thời đại mở nước dựng nước đầu Hùng. tiên của người Việt cổ..  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản (?) Nhân vật chính trong truyện là  HS trả lời. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: ai? Vì sao Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lại - HS khác giải thích bổ 1/ Hoàn cảnh và mục được coi là nhân vật chính của sung. đích kén rễ :.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> truyện này ?  Trong truyện, nhân vật được coi là nhân vật chính phải là nhân vật xuyên suốt trong tác phẩm, tính cách nhân vật phải được bộc lộ rõ thông qua suy nghĩ, hành động, phải có tên họ rõ ràng ; các nhân vật khác, các tình tiết trong truyện đều hướng vào nhân vật này. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là 2 nhân vật chính của truyện vì cốt truyện xoay quanh 2 nhân vật này, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là 2 nhân vật xuyên suốt ; tính cách được bộc lộ rõ nét. (?) Em hãy xác định hoàn cảnh và mục đích của việc Vua Hùng kén rễ? (Vì sao vua Hùng định kén rễ ?)  Hùng Vương thứ 18 muốn kén cho con 1 người chồng xứng đáng. Sơn Tinh – Thủy Tinh đến cầu hôn. Cả 2 đều xứng đáng làm rễ. (?) Em hãy cho biết đôi nét về nhân vật ST và TT ?  “ST có 1 mắt ở trán. TT hàm râu xoăn, xanh rì Một thần cưỡi bạch hổ trên cạn Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”. (Ng. Nhược Pháp).  Đất nước bình yên, con - Đất nước thái bình - Mị Nương xinh đep, gái đã lớn, xinh đẹp vua yêu vô cùng nên muốn kén vua muốn kén cho nàng một cho nàng một người chồng người chồng xứng đáng xứng đáng.. 2/ Cuộc chiến giữa ST,  HS nêu vài nét chính về TT: nhân vật: - Sơn Tinh : + ST: Thần núi có tài dời + Xuất thân ở vùng núi non, lấp biển. + TT: Thần biển có tài hô Tản Viên. + Tài lạ : vẫy tay về mưa gọi gió. phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, (?) Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc  TT đến sau không lấy phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. giao tranh giữa hai vị thần ? Nêu đươc Mị Nương.  Là chúa vùng non cao. diễn biến cuộc giao tranh?  GV chốt nêu rõ nguyên nhân của cuộc giao tranh. (?) Các nhân vật chính này được  HS trả lời. - Thuỷ Tinh : miêu tả bằng những chi tiết nghệ - HS khác nêu ý kiến, bổ + Xuất thân : ở miền thuật tưởng tượng, kỳ ảo như thế sung. biển nào ? Cuộc giao tranh của 2 vị thần + Tài lạ : gọi gió gió này thế nào ? đến ; hô mưa, mưa về.  GV chia bảng thành 2 cột, Sơn Tinh  Là chúa miền nước thẳm. và Thuỷ Tinh rồi yêu cầu HS liệt kê + Thuỷ tinh hô mưa, các chi tiết theo xuất thân, tài năng và gọi gió làm thành giông bão về cuộc giao tranh giữa 2 vị thần này. rung chuyển cả đất trời… - Sơn Tinh : Thành Phong Châu như nổi + Xuất thân ở vùng núi Tản lềnh bềnh. Viên. + Sơn Tinh bốc từng + Tài lạ : vẫy tay về phía đông, quả đồi, dời từng dãy núi, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.  Là chúa vùng non cao. - Thuỷ Tinh : + Xuất thân : ở miền biển + Tài lạ : gọi gió gió đến ; hô mưa, mưa về.  Là chúa miền nước thẳm. + Thuỷ tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời… Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh. + Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất.  Cả hai thần đều có tài, phép, tuy nhiên, Thuỷ Tinh dù có nhiều phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh. Với những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, bay bổng về Sơn Tinh Thuỷ Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa 2 vị thần thể hiện được trí tưởng tượng của người xưa.  Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt là ước mơ chiến thắng thiên tai của thời xưa được hình tượng hóa. Còn thể hiện cho những chiến công của người Việt cổ chống lũ lụt ở lưu vực Sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại vua Hùng và kì tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ  HS trả lời. về sau. (?) Kết quả của cuộc chiến đó là thế nào ?  HS trả lời: Nhằm giải  GV chốt lại nội dung bài học. GV liên hệ: Truyện ST, TT nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt thích hiện tượng gì ở nước ta ? T heo hàng năm. ST, TT là những em hai nhân vật này có thật nhân vật không có thật. không ? - HS khác bổ sung.  Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân. vật tưởng tượng, hoang đường, không phải là nhân vật có thật. Tuy nhiên, những hình tượng này lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát hóa được hiện tượng lũ lụt và sức mạnh, ước mơ chế  HS phát biểu, trình bày ngự thiên nhiên của nhân dân.. (?) Ý nghĩa tượng trưng của các. theo sự hiểu biết cá nhân. - HS khác góp ý, bổ sung.. dựng thành luỹ đất..  Kết quả: - Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua. - Hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nhân vật đó là gì ? (Các nhân vật đó tượng trưng cho việc gì, hiện tượng gì ?)  Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó : - Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hoá. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Ngoài ra, đây cũng là kỳ tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kỳ tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ về sau. (?) Nhìn tranh SGK (phóng to) và cho biết: Thế lực của 2 bên như thế nào ? Vì sao có sự chênh lệch ấy?  Thế lực của Sơn Tinh hùng mạnh hơn, được sự trợ giúp của con người, muông thú. Có sự chênh lệch này là vì từ xưa nhân dân đã quan niệm cái thiện luôn chiến thắng cái ác và ở đây chứng tỏ nhân dân còn tin rằng nạn lũ dù có ghê gớm đến đâu nhưng cuối cùng con người cũng chiến thắng. (?) Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của truyện ?  Truyện tạo nên tình huống hấp dẫn : cả 2 vị thần đến cầu hôn 1 lượt xây dựng hình tượng nhân vật với nhiều chi tiết kì ảo (hô mưa, gọi gió, dời non lấp biển,…). Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn sinh động..  HS xem tranh, phát biểu ý kiến, giải thích nguyên nhân. - HS khác nhận xét cách trình bày của bạn.. 3/ Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng  HS nêu những nét chính nhân vật mang dáng dấp về nghệ thuật. - Các HS khác nhận xét, bổ thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. sung. - Tạo sự việc hấp dẫn. - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động..  Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa VB (?) Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có  HS nêu ý nghĩa truyện. 4/ Ý nghĩa của truyện: những gì cần lưu ý về nội dung và - HS khác nhận xét, góp ý, - Giải thích hiện tượng lũ nghệ thuật ? Hãy nêu ý nghĩa của bổ sung. lụt hằng năm. truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? - Thể hiện sức mạnh và  Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thuỷ ước mơ chế ngự lũ lụt của người Việt cổ. Tinh: - Suy tôn, ca ngợi công - Giải thích nguyên nhân của hiện đức của các vua Hùng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> tượng lũ lụt hàng năm. Việc giải thích ấy không đúng vì đó chỉ là sự tưởng tượng của nhân dân ta dựa trên hiện tượng lũ lụt có thật trong đời sống. - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. - Ý nghĩa suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần Núi Tản Viên trở thành con rễ vua Hùng, điều này có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vuaHùng và chiến công dựng nước của người Việt cổ trong thời đại các vua Hùng. - Ý nghĩa của việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật kỳ ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao.  HS đọc phần đọc thêm. (?) Em có biết được tác phẩm hiện đại nào được sáng tác dựa theo truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh không ?  Nếu có thời gian, GV đọc thêm một số đoạn miêu tả trận giao tranh của 2 vị thần.. - XD những htượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao..  Hoạt động 5: Thực hiện phần luyện tập (?) Nội dung và nghệ thuật của truyện ?  GV chốt lại phần nội dung ghi nhớ..  HS trả lời dựa vào ghi III. TỔNG KẾT:  Ghi nhớ SGK/34 nhớ. - HS đọc phần ghi nhớ SGK/34. (Chép vào vở và đóng khung). IV. LUYỆN TẬP:  Bài 1 : GV hướng dẫn HS về nhà  HS đọc yêu cầu phần 1/ Về nhà tập kể. 2/ Đây là một chủ trương tập kể : diễn cảm, biết chọn lọc chi luyện tập và xác định yêu đúng đắn trong giai đoạn tiết. cầu nội dung. hiện nay.  Bài 2 : Yêu cầu các em tìm hiểu về 3/ Truyện “Con Rồng, nạn phá rừng, cháy rừng hiện nay và cháu Tiên, Bánh chưng, bánh suy nghĩ về mối quan hệ giữa ý nghĩa giầy; Thánh Gióng; Sự tích của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ trầu cau; Sự tích dưa hấu”. Tinh với hiện tượng thiên tai lũ lụt trong những năm gần đây trên đất nước ta. 4/ Củng cố: (?) Nêu ý nghĩa của truyện? (?) Liệt kê những chi tiết chính của truyện và nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? 1. Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thuộc phương thức biểu đạt nào? a. Biểu cảm b. Miêu tả c. Tự sự d. Nghị luận.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Vì sao em biết truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1? a. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người. b. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc. c. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc. d. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. 3. Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”? a. Hùng Vương thứ mười tám b. Mị Nương c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh d. Các lạc hầu 5/ Chuẩn bị bài mới: - Về học bài. - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện. - Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về ST, TT và cuộc giao tranh giữa 2 thần. - Hiểu ý nghĩa tượng trưng của 2 nhân vật ST, TT. - Soạn trước “Nghĩa của từ”. + Nghĩa của từ là gì ? Đọc các chú thích “tập quán, lẫm liệt, nao núng” và cho biết mỗi chú thích gồm mấy bộ phận ? Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình (Sgk/35) ? + Cách giải thích nghĩa của từ: Đọc lại chú tthích, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách nào ? + Giải thích nghĩa, điền từ thích hợp trong những bài tập phần luyện tập (SGK/36)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tuaàn 3 Tieát 12 Baøi 3 Tieáng Vieät:. Ngày dạy: 08/09/2016 tại lớp 6A1. Ngày dạy: 09-10/09/2015 tại lớp 6A2, 6A 3. NGHĨA CỦA TỪ. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa của từ. - Cách giải thích nghĩa của từ. 2. Kĩ năng: - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết. - Tích hợp KNS: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng nghĩa của từ đúng nghĩa trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể. II. CHUẨN BỊ: BỊ: 1. GV: SGK, giáo án, bảng phụ,… 2. HS: SGK, tập học, bài soạn ở nhà,… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HỌC: 1. Ổn định lớp: lớp: Ktra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là bộ phận nào? (?) Cho biết nguyên tắc mượn từ? (?) Kể diễn cảm lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (?) Hãy cho biết nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và kể tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết. 3. Bài mới:  Giới thiệu: Bất cứ sự vật gì cũng luôn có mặt trong và mặt ngoài. Con người chúng ta cũng có 2 phần : hình thức bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong, cây viết các em đang viết cũng có vỏ viết, ruột viết ; cái áo các em đang mặc cũng có mặt trong, mặt ngoài. Thế còn ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng có hai mặt trong, ngoài như vậy không ? Thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài mới này.  Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV yêu cầu HS đọc 3 chú thích trong  HS đọc phần chú thích. I. NGHĨA CỦA TỪ LÀ SGK/35  HS trả lời: gồm 2 bộ GÌ? (?) Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận. VD: SGK/35 phận? - tập quán: thói quen  Mỗi chú thích trên đều gồm 2 bộ phận. của một cộng đồng. - lẫm liệt: hùng dũng, (?) Hai bộ phận đó có vị trí như thế oai nghiêm. nào?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  Phần in đậm nằm trước 2 dấu chấm, phần còn lại nằm sau dấu 2 chấm. (?) Theo em, phần nằm sau dấu hai chấm có nhiệm vụ gì đối với phần kia ? (Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ ?)  Phần nằm sau dấu hai chấm có nhiệm vụ giải thích, làm rõ ý phần còn lại, phần từ. Nói cách khác, bộ phận sau nêu lên nghĩa của từ. (?) Xem mô hình trong SGK/35 và cho biết phần nghĩa tương ứng với phần nào của mô hình ?  Phần nghĩa tương ứng với phần nội dung. Phần hình thức chính là phần âm, phần cấu tạo và phần ngữ pháp. - GV yêu cầu HS nhìn lên bảng phụ và trả lời câu hỏi. (?) Hãy xác định phần nghĩa của từng từ chỉ về vấn đề gì ? (Sự vật ? Tính chất ? Hoạt động ? Quan hệ?) 1) Sính lễ:lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. 2) Ngoan : nết na, dễ bảo, biết nghe lời. 3) Phán : truyền bảo. 4) Tương ứng : có mối quan hệ với nhau.  Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ, là cái có từ lâu đời. Chúng ta phải tìm hiểu để dùng từ cho đúng. - VD1: Từ “cây” + HT: Là từ đơn chỉ 1 tiếng. + ND: Chỉ một loài thực vật. - VD2: Từ “Xe đạp” + HT: Từ ghép, 2 tiếng. + ND: Chỉ một phương tiện di chuyển. (?) Vậy, nghĩa của từ là gì ?  Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. (?) Các em hiểu “biểu thị” là gì ?  “Biểu thị” tức là cho biết. GV lấy vài ví dụ minh hoạ để làm rõ nghĩa của từ “biểu thị”. GV chuyển ý: Để tìm hiểu nghĩa của từ ta phải giải nghĩa từ. Giải nghĩa từ là. - nao núng: lung lay, không vững tin ở mìh nữa.  HS trả lời. 1. Có 2 bộ phận. Từ và - HS khác nhận xét, bổ ngghĩa của từ. sung. 2. Bộ phận đứng sau dấu (:) nêu lên nghĩa của từ..  HS trả lời dựa vào mô 3. Phần nghĩa ứng với phần hình SGK/35. nội dung..  HS nhìn vào bảng phụ và xác định phần nghĩa của từng từ..  HS lắng nghe và hiểu thêm. - VD1: Từ “cây” +HT: Là từ đơn chỉ 1 tiếng. +ND: Chỉ một loài thực vật. - VD2: Từ “Xe đạp” + HT: Từ ghép, 2 tiếng.  HS dựa vào ghi nhớ + ND: Chỉ một phương tiện di chuyển. SGK/35 trả lời. - Đọc lại nội dung phần  Ghi nhớ 1 (SGK/35) ghi nhớ và chép vào vở, đóng khung..  HS chú ý lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> giải cái mà từ biểu thị; cách giải nghĩa từ như thế nào sẽ tìm hiểu trong phần 2.  Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ - GV cho HS đọc lại phần giải thích ở phần I. (?) Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách nào ? Thảo luận 3’  GV chốt lại: Từ “tập quán” trình bày khái niệm mà từ biểu thị (khái niệm : ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng) (?) Nếu nói : màu đen là màu không tươi, không sáng thì cách giải thích này là cách nào ?  Đưa ra những từ trái nghĩa với từ được giải thích (?) Các từ trên phần bảng phụ thì có những cách giải thích nào ?  Từ “sính lễ”, “tương ứng”  trình bày khái niệm ; từ “ngoan” , từ “phán” đưa ra những từ đồng nghĩa với chúng. (?) Nếu muốn một đứa bé 3, 4 tuổi hiểu được từ “con mèo” thì em sẽ giải thích bằng cách nào ?  Các cách giải thích : cho xem hình vẽ ; chỉ trực tiếp vào con mèo ; tả lại cho em bé nghe. (?) Như vậy, về nghĩa của từ chúng ta có bao nhiêu cách cần ghi nhớ ?  GV chốt lại phần nội dung ghi nhớ..  HS đọc lại phần chú thích mục I – SGK/35.  HS thảo luận nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả. - Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung..  HS trả lời.. II. CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ: Có 2 cách giải thích VD1: tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc,…)  Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. VD2: lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm.  Đưa ra từ đồng nghĩa.. VD3: nao núng: lung lay, không vững tin ở mình nữa.  HS nhìn bảng phụ phát  Đưa ra từ trái nghĩa. biểu ý kiến..  HS nêu cách giải thích theo cách suy nghĩ cá nhân.  HS trả lời dựa vào ghi nhớ 2 (SGK/35) - HS đọc lại phần ghi nhớ, chép vào vở, đóng khung..  Hoạt động 3 : Luyện tập - GV gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập và xác định yêu cầu bài tập.  Bài 1 : HS đọc và và xác định yêu cầu của đề GV gợi ý HS. Xác định cách giải thích ở các chú thích. Thần Nông, khôi ngô (“Con Rồng, cháu Tiên”), tổ tiên, chứng giám (“Bánh chưng, bánh giầy”), kinh ngạc (“Thánh Gióng”)  Cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị : Thần Nông, tổ tiên, kinh ngạc. - Cách dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích : khôi ngô, chứng giám..  HS đọc yêu cầu phần bài tập, thực hiện yêu cầu từng bài tập. Bài tập 1: “STTT” cách giải thích từ HV Thuần việt. + Cầu hôn: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Tản viên:…việc miêu tả đặc điểm của SV. + Lạc hầu: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Phán:…bằng từ đồng nghĩa.. III. LUYỆN TẬP:  Bài 1 :  Cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị : Thần Nông, tổ tiên, kinh ngạc. - Cách dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích : khôi ngô, chứng giám..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> + Sính lễ: Trình bày khái niệm. + Tâu: bằng từ đồng nghĩa. + Hồng mao:Trình bày khái niệm. + Nao núng: đồng nghĩa.  Bài 2 : GV yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài a/ Học tập b/ Học lỏm c/ Học hỏi d/ Học hành  Bài 3 : Điền từ vào các chỗ trống thích hợp a/ Trung bình b/ Trung gian c/ Trung niên  Bài 4 :  Giải thích nghĩa của từ - Rung rinh : chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước. - Hèn nhát : thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ)  Bài 5 : Dựa vào tác phẩm để giải nghĩa từ “mất” (HS thảo luận 3’):  “mất” theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ thì có nghĩa là “không biết ở đâu” “mất” hiểu theo cách thông thường (như trong cách nói mất cái ví, mất cái ống vôi …) là “không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa”..  Thực hiện yêu cầu BT 2.  Thực hiện yêu cầu BT 2.  Bài 3 : Điền từ vào các chỗ trống thích hợp a/ Trung bình b/ Trung gian c/ Trung niên.  HS thảo luận nhóm bài tập 5. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bài tập..  Bài 5 : Dựa vào tác phẩm để giải nghĩa từ “mất”:  “mất” theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ thì có nghĩa là “không biết ở đâu” “mất” hiểu theo cách thông thường (như trong cách nói mất cái ví, mất cái ống vôi …) là “không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa”.. 4. Củng cố: (?) Nghĩa của từ là gì? Giải thích nghĩa của từ có mấy cách? (?) Hãy chú thích: Hoảng hốt (Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt). (?) Ghẻ lạnh: (thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, than thiết) thuộc cách giải thích nào? 5. Chuẩn bị bài mới: - Về học bài. Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp. - Soạn bài ”Sự việc và nhân vật trong VB”. + Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong VB tự sự. + Đọc các yêu cầu về sự việc trong văn tự sự. Chỉ ra sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết thúc trong các sự việc ( mục 1.a - SGK/37) và mối quan hệ nhân quả của chúng. + Theo em, có thể bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” được không ? Vì sao ? Việc giới thiệu tài năng của Sơn Tinh có cần thiết không ? Nếu bỏ sự việc Vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không ? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí do không ? Lí do ấy ở những sự việc nào ? + Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đói với Sơn Tinh và Vua Hùng ? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần như vậy có ý nghĩa gì ? Có thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không ? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước …” được không ? Vì sao ? + Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ? Nhân vật chính có vai trò gì ? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ? Nhân vật phụ có cần thiết không ? Có thể bỏ đi được không ?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Tuaàn 4. Tieát 13 - 14: Baøi 3 TLV:. Ngày soạn: 01/09/2016. Ngày dạy: 12/09/2016 tại lớp 6A1. Ngày dạy: 13/09/2016 tại lớp 6A2, 6A3. SỰ VIỆC VAØ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1/ Kiến thức: - Vai trò của sự việc và nhân vật trong VB tự sự. - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong VB tự sự. 2/ Kĩ năng: - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong VB tự sự. - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng các sự việc và nhân vật vào lời kể một cách hợp lí. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: SGK, giáo án, bảng phụ,… 2/ HS: SGK, bài soạn ở nhà,… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Nghĩa của từ là gì ? Cho ví dụ và xác định nhiệm vụ của phần nằm sau dấu 2 chấm ? (?) Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Nêu ra? Cho VD về cách giải thích dùng từ đồng nghĩa ? (?)Thế nào là văn tự sự ? Mục đích giao tiếp của văn tự sự là gì ? Truyện TG có phải là 1 VB tự sự? (?) Em hãy kể chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên ? 3. Bài mới:  Giới thiệu bài: Trong bài 2 vừa qua, thầy trò chúng ta đã đi vào tìm hiểu một cách khái quát, chung chung về văn tự sự, đã hiểu được phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp của văn tự sự là gì. Hôm nay, trong bài học mới này chúng ta sẽ có dịp len sâu vào bên trong để tìm hiểu xem trong văn tự sự có những yếu tố nào đóng vai trò then chốt, và những yếu tố ấy ra sao ?  Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Sự ( việc trong văn tự sư). Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nội dung bài học. - GV gọi HS đọc các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” – SGK/37. - GV treo bảng phụ có các sự việc trên bảng phụ. (?) Chỉ ra các sự việc khởi đầu ? Sự việc phát triển? Sự việc cao trào ? Sự việc kết thúc ?  Sự việc (1) : Khởi đầu. Sự việc (2), (3), (4): phát triển. Sự việc (5), (6): Cao trào. Sự việc (7): kết thúc. (?) Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các sự việc ?  Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa. (?) Trong bảy sự việc trên ta có thể bỏ sự việc.  HS đọc các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.  HS liệt kê các sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết thúc của truyện. - HS khác có ý kiến bổ sung.  HS chỉ ra mối quan hệ giữa các sự việc trong truyện.. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ: 1/ Sự việc trong văn tự sự: a) - Sự việc (1) : Khởi đầu. - Sự việc (2), (3), (4): phát triển. - Sự việc (5), (6): Cao trào..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> nào được không? Vì sao?  Không. Vì thiếu tính liên tục, sự việc sau không được giải thích rõ. (?) Các sự việc trên được kết hợp theo quan hệ nào?  Quan hệ thời gian. (?) Có thể thay đổi trình tự trước sau của các sự việc trên được không, vì sao?  Không, vì các sự việc được sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa: sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh. (?) Sơn Tinh đã thắng Thủy Tinh mấy lần?  Hai lần và mãi mãi. (Nếu Thủy Tinh thắng nghĩa là đất bị ngập chìm trong nước và mọi người sẽ chết hoặc biến thành ba ba, tôm cá!). Đây là chủ đề ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh. (?) Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có bảy sự việc đơn điệu như vậy, truyện có hấp dẫn không, vì sao?  Truyện hay phải có sự việc, nhân vật cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ 6 yếu tố. (Ai làm (nhân vật là ai) ; Việc xảy ra ở đâu (địa điểm) ; Việc xảy ra lúc nào (thời gian) ; Việc diễn biến thế nào (quá trình) ; Việc xảy ra do đâu (nguyên nhân) ; Việc kết thúc thế nào (kết quả). (?) Có thể bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được không, vì sao ? Việc giới thiệu Sơn Tinh tài năng như thế có cần thiết không?  Không thể bỏ (vì truyện không cụ thể). Cần thiết (là yếu tố để thắng Thủy Tinh). (?) Nếu bỏ việc vua Hùng ra điều kiện kén rễ đi có được không?  Không (Vì điều kiện có dụng ý) (?) Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí do ấy ở những sự việc nào?  Có lí do (điều kiện đưa ra toàn là những món đồ sản vật của núi rừng, dễ cho Sơn Tinh và khó cho Thủy Tinh) vì thế Thủy Tinh mới oán nặng, thù sâu). (?) Hãy nêu các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh và Vua Hùng?  Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh rất có ý nghĩa. Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt  Con người sẽ thắng thiên nhiên. (?) Có thể cho Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh được không, vì sao?  Nếu để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh thì vua Hùng và thần dân của mình sẽ ngập chìm trong nước lũ. (?) Có thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước ...” được không, vì sao?. - Sự việc (7): kết thúc.  HS trả lời.  HS trả lời, giải thích lí do. - HS khác nhận xét, bổ sung..  HS trả lời.. b) Trong chuỗi sự  Không hấp dẫn vì truyện việc trên không thể bỏ trừu tượng, khô khan. qua một sự việc nào (vì như thế sẽ thiếu sự mạch lạc rõ ràng)..  HS trả lời - HS khác nhận xét, gảii - Các sự việc trên được kết hợp theo quan hệ thích thêm. thời gian. - Chuỗi sự việc phải được sắp xếp theo một  HS trả lời. cách trật tự nhất định.  HS trả lời: có lí do..  HS nêu các chi tiết thể c) Sự việc trong hiện thiện cảm của người truyện phải có ý nghĩa, kể. người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ  HS trả lời theo ý kiến cá yêu ghét của mình. nhân và giải thích nguyên - ST có tài xây lũy đất chống lụt. nhân. - Đồ sính lễ là sản vật của núi rừng.  HS trả lời. - ST thắng liên tục và - Lớp nhận xét, bổ sung. mãi mãi.  Ghi nhớ 1 (SGK/38).

<span class='text_page_counter'>(29)</span>  Không thể bỏ qua (vì đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra)..  Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự (?) Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh ?  Vua Hùng, Mị Nương, ST, TT, các lạc hầu. (?) Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất ?  Sơn Tinh – Thủy Tinh. (?) Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ?  Sơn Tinh – Thủy Tinh. (?) Ai là nhân vật phụ? nhân vật phụ có cần thiết không? có thể bỏ được không ?  Vua Hùng, Mỵ Nương. Không thể bỏ qua. (?) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? - Được gọi tên, đặt tên. - Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng. - Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói. - Được miêu tả chân dung, trang phục, ngoại hình, dáng điệu ... (?) Hãy cho biết nhân vật Sơn Tinh – Thủy Tinh được kể như thế nào ? - GV lập bảng cho HS điền vào và nêu nhận xét theo cột: nhân vật, tên gọi, lai lịch, chân dung, tài năng, việc làm. (Bảng SGV/83) - Sau khi HS nhận xét, phân biệt với nhân vật khác, nhân vật chính được kể ra nhiều phương diện nhất, nhân vật phụ chỉ nói qua, được nhắc tên, GV hướng HS vào ghi nhớ..  HS kể tên các nhân vật 2/ Nhân vật trong văn tự sự: trong truyện “STTT”.  HS trả lời.  HS: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.  HS trả lời. - Được gọi tên, đặt tên. - Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng. - Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói. - Được miêu tả chân  HS quan sát bảng phụ, dung, trang phục, ngoại điền vào các cột theo hình, dáng điệu ... hướng dẫn.  HS phát biểu. - Lớp nhận xét, bổ sung..  HS đọc mục ghi nhớ điểm 2 – SGK/38. - HS khác đọc lại và ghi vào vở, đóng khung..  Ghi nhớ 2 (SGK/38).  Hoạt động 3: Luyện tập - GV yêu cầu Hs nội dung bài tập 1, 2 phần  HS đọc yêu cầu bài tập 1 và thực hiện theo yêu cầu luyện tập..  BTập 1: HS chỉ ra việc mà các nh.vật trong bài tập. Nhận xét : truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm. - Sơn Tinh: a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nh.vật. b) Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương, + Vai trò: là nhân vật con gái vua Hùng làm vợ. Sơn Tinh đem sính lễ tới chính thể hiện chủ đề. trước, cưới Mỵ Nương. Thủy Tinh đến sau không + Ý nghĩa: ước muốn cưới được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh chế ngự thiên tai, lũ lụt. Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau kịch liệt, cuối cùng - Thủy Tinh: Thủy Tinh thua phải rút quân về. Hàng năm đến + Vai trò: là nhân vật mùa nước Thủy Tinh lại đánh Sơn Tinh, nhưng đều chính thể hiện chủ đề. thua cả. c) Đặt tên truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là đặt theo + Ý nghĩa : thể hiện sức tên nhân vật chính. Tên 2 và 3 không tiêu biểu vì mạnh tàn phá của thiên. II. LUYỆN TẬP:  BTập 1: Những việc các nhân vật trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh đã làm: - Vua Hùng: thử tài Sơn Tinh - Thủy Tinh, ra điều kiện sính lễ - Mị Nương: theo chồng về núi - Sơn Tinh: đến cầu hôn, mang sính lễ đến trước, ngăn chặn dòng nước lũ, giao tranh với.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> không làm nổi bật nội dung của truyện. - Vì: truyện sẽ không bộc lộ được chủ đề, vừa dài dòng vừa đánh đồng các nhân vật chính với nhân vật phụ, có thể đặt tên truyện như vậy vì truyện nhằm ca ngơi chiến thắng của Sơn Tinh và nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai bão lụt sảy ra hàng năm.  BTập 2: Không nhất thiết là kể chuyện của bản thân em, mà của nhân vật hư cấu. Không vâng lời mà gây hậu quả xấu như trèo cây bị ngã, đi tắm sông 1 mình suýt chết, quay cop bị thầy cô phê bình, ham chơi để em ngã, ... không vâng lời nhưng có kết quả tốt như có người làm việc xấu bảo em che giấu, mà em vẫn báo cáo với người có trách nhiệm ... Tập xác định nhân vật, sự việc và sắp xếp câu chuyện cho phù hợp với nhau đề trên.. tai, lũ lụt. - Vua Hùng, Mị Nương: + Vai trò: là nhân vật phụ. + Ý nghĩa: giúp nhân vật chính hoạt động.. Thủy Tinh. - Thủy Tinh: đến cầu hôn, mang sính lễ đến sau, dâng nước đánh Sơn Tinh.. - HS xác định: +Nhân vật trong truyện + Sự việc trong truyện + Diễn biễn các sự việc.  BTập 2:. - Nhân vật: + Nhân vật chính: Em + Nhân vật phụ: Mẹ em, cô giáo, bạn cùng lớp… - Sự việc: VD: 1. Mẹ cho tiền đóng học 2. Gặp bạn , bạn rủ đi đánh điện tử 3. Cô giáo điện thoại thông báo em chưa đóng tiền lại bỏ học 4. Mẹ hỏi em không biết giải thích hợp lý khiến mẹ buồn. Em ân hận về những việc làm của mình.. 4/ Củng cố: GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 5/ Chuẩn bị bài mới: - Về học bài. - Tập phân tích sự việc và nhân vật trong 1 VB tự sự tự chọn. - Soạn trước văn bản “Sự tích Hồ Gươm”. + Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ? + Lê Lợi đã nhận được gươm thần ntn ? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì ? + Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ? + Khi nào Long Quân cho đòi gươm ? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra thế nào ? + Ý nghĩa của truyện ?. Bạn nào cần giáo án trọn bộ thì liên hệ thầy Minh nhé: 01267.567.068.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

×