Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tham luan Cac giai phap tuyen truyen thuc hien De an sap xep quy mo mang luoi truong lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.02 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

THAM LUẬN


<b>Các giải pháp tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Đề án “Sắp xếp quy mơ</b>
<b>trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở</b>


<b>giai đoạn 2016-2020”</b>
Kính thưa……


Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời để khắc phục những
hạn chế, bất cập về quy mô, mạng lưới trường, lớp, đồng thời sắp xếp hợp lý về đội
ngũ, thực hiện đầu tư cơ sở vật chất hiệu quả nhằm từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, phù hợp với xu thế
phát triển dân số và quy hoạch tổng thể của huyện AAAAA AA, Phòng GD&ĐT
đã tham mưu với UBND huyện xây dựng Đề án “Sắp xếp quy mô, mạng lưới
trường, lớp đối với giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn huyện
AAAAA AA, giai đoạn 2016-2020”. Sau 1 năm triển khai thực hiện theo Đề án,
huyện AAAAA AA đã triển khai đảm bảo theo đúng kế hoạch. Đến nay, tồn
huyện có 73 trường (MN 23 trường; TH 17 trường; THCS 17 trường; TH&THCS
16 trường); 152 điểm trường; 1.126 nhóm, lớp; 33.854 trẻ, học sinh. So với thời
điểm cuối năm học 2015-2016 (trước khi sáp nhập) giảm 17 trường, 01 điểm
trường; giảm 28 nhóm lớp; tăng 933 học sinh. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học từng bước được đầu tư phù hợp, hiệu quả hơn. Việc sắp
xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo đúng quy định; các
đơn vị trường học đã duy trì và ổn định mọi nề nếp dạy học ngay sau sáp nhập. Kết
quả PCGD-XMC được duy trì nâng cao. Tồn huyện có 24 trường đạt chuẩn, tăng
05 trường so với khi triển khai thực hiện Đề án. Tỷ lệ kiên cố hóa phịng lớp học
đạt 85,7%, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm học trước.



Việc sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường lớp là một chủ trương lớn, thực
hiện chủ trương này huyện AAAAA AA gặp khơng ít khó khăn do huyện có địa
bàn rộng, địa hình phức tạp, có số điểm trường lẻ nhiều. Về quy mơ mạng lưới
trường lớp, cịn trên 30% số lớp và số trẻ tiểu học không được học 2 buổi/ngày do
thiếu giáo viên, thiếu phòng học, số lượng học sinh bán trú tăng, gây ra áp lực cho
cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trong khi cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp
ứng kịp; Về cơ sở vật chất, đất đai: Tiến độ đầu tư xây dựng CSVC ở một số
trường còn chậm chưa đáp ứng kịp thời cho dạy và học, khó khăn trong việc hồn
thành tiêu chí trường chuẩn quốc gia, một số trường khó mở rộng quỹ đất để mở
rộng đầu tư xây dựng; Về đội ngũ: Đến nay, theo định biên cịn tồn ngành cịn
thiếu 297 người, chia ra: CBQL: thiếu 27 người, giáo viên: thiếu 227 người, nhân
viên: thiếu 43 người (trong đó HD 68 thiếu 01 người), chưa kể số GV nghỉ chế độ
thai sản trong năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Để thực hiện có hiệu quả Đề án “Sắp xếp quy mô trường, lớp đối với giáo
dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2016-2020”, rất cần
sự đồng thuận, thống nhất cao của tồn thể cán bộ, nhân dân trong tồn huyện, do
đó công tác tuyên truyền là giải pháp then chốt cần quan tâm hàng đầu. Để tuyên
truyền thực hiện có hiệu quả Đề án, theo tôi cần tập trung vào một số giải pháp sau:


<i>Thứ nhất,</i> tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng
cao nhận thức về việc rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học là chủ trương
lớn của tỉnh, là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự nghiệp giáo dục trong
giai đoạn tới nhằm thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đề cao
trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và huy động cả hệ thống chính trị từ huyện
đến cơ sở vào cuộc; các cơ quan, phịng ban, tổ chức, đồn thể căn cứ vào chức
năng nhiệm vụ, quyết liệt chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện Đề án.


<i>Thứ hai,</i> tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận trong


cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải tiến hành rà soát, sắp xếp lại
mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn,
nhằm tạo điều kiện cho con em trong xã/thị trấn được học tập trong điều kiện tốt
nhất để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội; tập trung tuyên truyền để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
ngành giáo dục hiểu đúng chủ trương của việc chia tách, sáp nhập quy mô trường
lớp; động viên đội ngũ yên tâm công tác, tích cực tuyên truyền và phối hợp với phụ
huynh vận động học sinh đi học đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, tránh học sinh bỏ học.


<i>Thứ ba,</i> Tiếp tục đẩy mạnh tun truyền cơng tác xã hội hóa, tranh thủ mọi
nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, chỉ khi nào đảm bảo các điều kiện
cơ sở vật chất mới thực hiện sáp nhập; Theo Đề án, nhu cầu xây dựng mới phòng
học, nhà ở cho giáo viên, học sinh và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thực
hiện nông thôn mới đến hết năm 2018 dự ước khoảng 119 tỷ đồng, rất cần đầu tư
từ nguồn lực của Nhà nước cùng với nguồn xã hội hóa. Khuyến khích các trường
làm tốt cơng tác xã hội hóa để mua sắm các trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa cơ sở vật chất hiện có, xây dựng cảnh quan trường lớp học xanh sạch
-đẹp, đồng bộ, hiện đại..


<i>Thứ tư,</i> đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện công tác khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập, quan tâm đến giáo dục tại các xã đặc biệt khó
khăn, giáo dục vùng dân tộc; khuyến khích các xã, thị trấn vận động nhân dân
tích cực tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng, quyên góp ủng hộ các cháu học
sinh vượt khó học tập.


Kính thưa……


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×