Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TO CHUC VA QUAN LY HOAT DONG CAU LAC BO TRONG TRUONG TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.44 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC </b>
<i>a. Vai trò của HĐ câu lạc bộ trong trường tiểu học dạy học cả ngày</i>


Trong trường tiểu học dạy học cả ngày, HĐ câu lạc bộ có vai trị quan trọng trong việc:


1) Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh cho HS; tạo điều kiện cho các em được phát triển năng khiếu; nuôi
dưỡng niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học; ham thích tìm tịi, khám khá và sáng tạo; được giao lưu, học
hỏi bạn bè và mọi người; thực hiện các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia.


2) Tạo cơ hội cho HS được thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn;
được mở rộng, phát triển các kiến thức, kĩ năng về tự nhiên, xã hội và con người; được tham gia các HĐ cộng
đồng phù hợp với khả năng; trên cơ sở đó giáo dục ý thức trách nhiệm của các em đối với cộng đồng.


3) Góp phần hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người Việt
Nam mới (như: tự trọng, tự tin, tôn trọng, nhân ái, khoan dung, trung thực, trách nhiệm, kỉ luật, khiêm tốn, kiên
trì, vượt khó, chung sống hịa bình,… và các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm
và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, …), đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và yêu cầu hội nhập quốc tế.


<i>b). Các loại hình CLB HS </i>


Có nhiều loại hình CLB HS trong trường tiểu học dạy học cả ngày. Tuy nhiên, có thể chia thành 4 nhóm CLB cơ
bản sau:


- Nhóm CLB dành cho những HS u thích các loại hình thể dục thể thao.
- Nhóm CLB dành cho những HS u thích các loại hình văn hóa – nghệ thuật.
- Nhóm CLB dành cho những HS u thích tìm tịi, khám phá các mơn khoa học.
- Nhóm CLB dành cho những HS yêu thích HĐ xã hội.


<i>c). Quản lý và tổ chức HĐ CLB </i>



Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch HĐ của CLB cả năm học. Trong quá trình thiết kế, chuẩn
bị, thực hiện và đánh giá các hoạt động, các CLB HS rất cần có thêm sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong
và ngồi nhà trường. Nội dung và hình thức HĐ CLB rất phong phú đa dạng. Dưới đây là ví dụ về nội dung, hình
thức HĐ của các CLB trong trường tiểu học dạy học cả ngày


<i>1) Nội dung và hình thức HĐ các CLB thuộc lĩnh vực thể dục thể thao</i>


- Tập luyện các môn thể dục thể thao dưới sự hướng dẫn của các GV thể dục, các huấn luyện viên.
- Thi đấu giao hữu hoặc biểu diễn.


- Giao lưu với các vận động viên/ xem băng hình, xem phim về các trận thi đấu thể thao hay.


<i>2) Nội dung và hình thức HĐ các CLB thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật</i>


- Luyện tập /thực hành làm sản phẩm với sự hướng dẫn của các GV, nghệ sĩ, họa sĩ, nghệ nhân,...


- Biểu diễn các tiết mục múa, hát, đàn, đọc thơ, kịch, múa rối; trình diễn các bộ trang phục do các em tự
thiết kế.


- Trưng bày, triển lãm các sản phẩm HĐ của các em như: tranh vẽ, tượng đất sét, hoa giả, những đồ dùng,
đồ chơi mà các em làm từ phế liệu,…


- Giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn, nhà thơ.


- Nghe giới thiệu về các nghệ sĩ, xem triển lãm/tranh ảnh/băng hình/phim/triển lãm về các nghệ sĩ, nghệ
nhân.





<i>3) Nội dung và hình thức HĐ CLB “Em yêu khoa học”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nguồn nước; Dự án về tiết kiệm điện, tiết kiệm chất đốt; Dự án về ngôi nhà xanh, ngôi nhà mơ ước; -Dự án về
làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu (như: vỏ lon bia, vỏ chai nước, vỏ hộp, túi ni lông, ...); Dự án về phân loại
rác thải; Dự án tun truyền thực hiện an tồn giao thơng trong cộng đồng; ...


- Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV hoặc chuyên gia.
- Quan sát các hiện tượng tự nhiên.


- Giao lưu với các nhà khoa học, các chuyên gia.


- Tìm hiểu, giao lưu giữa HS với HS dưới nhiều hình thức ( ví dụ như: trị chơi Rung chng vàng,
Đường lên đỉnh Olympia, Vượt qua thử thách,...)


- Nghe báo cáo chuyên đề, đọc sách báo, quan sát tranh ảnh, xem phim, băng hình về các hiện tượng tự
nhiên; về các phát minh khoa học; về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới; về biến
đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu,...


- Tham quan dã ngoại (ví dụ như: tham quan các viện bảo tàng, vườn thú, rừng Quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, đài thiên văn, trạm khí tượng, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các nhà máy thủy điện/nhiệt điện, các
khu công nghiệp, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc độc đáo ở địa phương...) để các thành viên
CLB được tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về các vấn đề mà các em quan tâm.


<i>4) Nội dung và hình thức HĐ các CLB thuộc lĩnh vực HĐ xã hội</i>
- CLB Những nhà HĐ xã hội trẻ tuổi/CLB Nghị sĩ trẻ


+ Xây dựng kế hoạch, tiến hành điều tra tìm hiểu về một số vấn đề cần quan tâm ở trường học( ví dụ như:
vấn đề học tập, vấn đề ăn trưa, nước uống, nhà vệ sinh của HS, vấn đề tiết kiệm nước sinh hoạt, vệ sinh trường
lớp,…); cần quan tâm ở địa phương (ví dụ như: vấn đề an tồn giao thơng, vấn đề thực hiện quyền trẻ em, vấn đề
ô nhiễm môi trường,…) và đề xuất giải pháp.



+ Thuyết trình trước tập thể về các vấn đề của lớp, của trường, của địa phương và biện pháp giải quyết.
+ …


- CLB “Những tấm lịng vàng”/ “Kết nối u thương”


Tìm hiểu về những địa chỉ khó khăn, cần hỗ trợ, giúp đỡ trong lớp trong trường, ở địa phương và vận
động bạn bè trong lớp, trong trường và cộng đồng địa phương cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh
thần.


- CLB “Vì cộng đồng”


Tham gia tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện các phong trào xã hội như: thực hiện an tồn giao
thơng, bảo vệ mơi trường, phịng chống HIV/AIDS,…


<i><b>Lưu ý:</b></i>


- Nội dung và hình thức sinh hoạt CLB HS phải phù hợp với nhu cầu của HS; thiết thực, bổ ích đối với
các em và phù hợp với mục đích, ngun tắc HĐ CLB. Tránh tình trạng tổ chức HĐ rườm rà, nặng nề, tốn kém
hoặc mang tính hình thức, khơng hiệu quả.


- Nội dung và hình thức HĐ CLB HS rất phong phú, đa dạng. Những nội dung, hình thức HĐ trình bày ở
trên chỉ mang tính chất gợi ý. Từ các nội dung và hình thức HĐ đó, các trường có thể lựa chọn thực hiện hoặc
linh hoạt điều chỉnh và sáng tạo, bổ sung thêm những nội dung và hình thức HĐ khác cho phù hợp với nhu cầu
HS , với yêu cầu giáo dục của địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Phụ lục 1. 1. Quy trình tổ chức thành lập CLB HS</b></i>


Việc thành lập CLB HS nên được tiến hành theo các bước sau:



<i>Bước 1. Căn cứ vào điều kiện thực tế (nhân lực, vật lực, tài lực,…), nhà trường dự kiến số lượng và loại</i>
<i>hình CLB có thể tổ chức cho HS.</i>


-Việc tổ chức các CLB HS địi hỏi phải có CSVC, trang thiết bị, kinh phí và nguồn nhân lực để cố vấn, hỗ
trợ, hướng dẫn cho các em trong việc xây dựng chương trình, thiết kế và tổ chức các hoạt động. Do vậy, trước
hết nhà trường phải phân tích, đánh giá lại khả năng thực tế của nhà trường và địa phương về:


- Địa điểm tổ chức sinh hoạt cho các CLB HS


- Phương tiện, trang thiết bị cần thiết cho các HĐ của CLB HS (tranh ảnh, băng hình, tài liệu, phông màn,
phương tiện âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, máy tính, …).


- Lực lượng GV, CMHS và cộng đồng có thể tham gia hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các CLB HS.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho HĐ CLB HS


-Quỹ thời gian thực tế có thể dành cho việc tổ chức các HĐ CLB


-Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đó, nhà trường sẽ dự kiến một danh sách các CLB có thể tổ chức
cho HS.


<i>Bước 2. Thông báo, khảo sát nhu cầu nguyện vọng tham gia các CLB của HS</i>


- Tiếp theo, nhà trường cần gửi Thơng báo đến HS và gia đình HS. Nội dung Bản thơng báo phải nêu rõ:
mục đích, ngun tắc tổ chức CLB HS, các loại hình CLB nhà trường dự kiến tổ chức cho HS, định hướng nội
dung, hình thức HĐ và dự kiến thời điểm, thời lượng sinh hoạt hàng tuần của từng loại CLB,… Đồng thời, Bản
thông báo cũng yêu cầu HS cân nhắc kĩ và lựa chọn, đăng kí tham gia vào 1 – 2 CLB cụ thể, phù hợp với sở
thích, năng khiếu, quỹ thời gian thực tế của các em và điều kiện kinh tế gia đình. Để lựa chọn được CLB phù
hợp, HS và gia đình có thể tham vấn thêm ý kiến của GVCN lớp, GV dạy các môn chuyên biệt. Nhà trường cũng
cần lưu ý HS không chọn tham gia hai CLB có trùng thời điểm sinh hoạt (Ví dụ cùng sinh hoạt vào cuối giờ học


buổi chiều, hoặc cùng sinh hoạt vào sáng thứ Bảy hàng tuần,…).


-Sau khi HS đã đăng kí, nhà trường cần tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng của HS về từng loại CLB. Trên
cơ sở đó, loại bỏ những CLB có trong dự kiến của trường nhưng khơng có HS đăng kí tham gia hoặc có số lượng
HS đăng kí q ít (< 10 em) và xác định danh sách những CLB nhà trường sẽ tổ chức cho HS. Còn với những
CLB mà số lượng HS đăng kí tham gia q đơng (> 30 em), nhà trường có thể tổ chức cho HS sinh hoạt thành 2
ca hoặc tách ra thành 2 CLB riêng (Ví dụ: CLB Em yêu khoa học 1, CLB Em yêu khoa học 2).


<i>Bước 3. Ra quyết định thành lập CLB</i>


- CLB trong các trường học HĐ phục vụ mục tiêu phát triển của trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường.
Thẩm quyền thành lập và giải tán CLB HS là do Hiệu trưởng nhà trường quyết định. Do vậy, dựa trên danh sách
các CLB HS đã được xác lập ở bước 2, Hiệu trưởng nhà trường sẽ ra quyết định thành lập các CLB HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Bước 4. Bầu Ban chủ nhiệm CLB </i>


- Ban chủ nhiệm mỗi CLB HS nên gồm khoảng 3 – 5 thành viên nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm do
các thành viên của CLB bầu chọn, dựa trên danh sách giới thiệu của nhà trường và ứng cử, đề cử của HS. Thành
phần Ban chủ nhiệm CLB có thể gồm tồn HS, hoặc có thể có GV tham gia, nếu xét thấy khả năng HS chưa thể
tự đảm đương được.


- Nhiệm kì HĐ của Ban chủ nhiệm CLB là một năm, có thể bắt đầu từ tháng 9 hàng năm.
Ban chủ nhiệm CLB HS có những nhiệm vụ chủ yếu sau:


- Xây dựng chương trình HĐ của CLB dựa trên nhu cầu của các thành viên và điều kiện thực tế.
- Điều hành thiết kế/Lập kế hoạch cho các HĐ cụ thể.


- Điều hành công tác chuẩn bị cho các hoạt động
- Điều hành triển khai các hoạt động



- Tổ chức đánh giá kết quả các hoạt động


<i>- Các thành viên tham gia Ban chủ nhiệm CLB HS cần được bầu chọn theo các tiêu chí sau:</i>
- Có năng lực tổ chức các HĐ CLB


- Có trách nhiệm
- Nhiệt tình, năng động
- Có uy tín trong tập thể HS


- Quá trình bầu Ban chủ nhiệm CLB HS phải đảm bảo tính dân chủ, cơng khai. Sau khi được bầu ra, Ban
Chủ nhiệm CLB sẽ được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định công nhận.


<i>Bước 5. Tổ chức Lễ ra mắt các CLB </i>


</div>

<!--links-->

×