Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.03 KB, 4 trang )

Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
=======================================

Đố ai quét sạch lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm dược vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.
Nói đến Hồ Chí Minh, chúng ta không thể quên được công lao to lớn của
Người dành cho dân tộc Việt Nam nói riêng và cho tất cả các dân tộc bị áp bức
bóc lột trên toàn thế giới nói chung. Người là linh hồn, là ngọn cờ sáng chói
dẫn dắt và lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do, ấm
no, hạnh phúc. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đó là sự kết tinh những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và là tinh hoa của văn hoá nhân loại, là tài
sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Người là tấm gương sáng cho
dân tộc Việt Nam học tập và noi theo. Bởi vì, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí
Minh là đạo đức của ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước nồng nàn; đầy lòng
nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực yêu thương con người; là chí
công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn, trung
thực, chân thành; đạo đức Hồ Chí Minh đó là đạo đức của một bậc đại nhân,
đại dũng, suốt đời phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp giải phóng con người, giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Như chúng ta đã biết, cả cuộc đời Người đã hi sinh cho sự nghiệp cách
mạng, cho độc lập dân tộc, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và
toàn nhân loại. Tình yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa
nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu
thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, yêu thương con người
thể hiện mối quan hệ xã hội. Bởi vì lẽ đó, trong cuộc sống, Người luôn đối xử
ân cần, công bằng và luôn thể hiện sự quan tâm của mình đối với đồng bào, ví


1
Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
========================================
như Người biếu lụa cho các cụ già khi xuân về, Người tặng quà trung thu cho
các em nhỏ, Người lo lắng cho các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận…
Người nói: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau riêng, gộp những nỗi đau
riêng ấy thành nỗi đau khổ của tôi.". Vâng, tấm lòng Người rộng mở và bao
dung biết bao, và bởi chính tình yêu thương đó mà mỗi con người Việt Nam
hay nhân dân trên thế giới, ai đã từng gặp Người hay nghe kể về Người thì sẽ
không bao giờ xa Người cả.
Và với tình yêu thương bao la ấy mà Người chiến sĩ Hồ Thị Thu đến bây giờ
vẫn nhớ và làm theo lời Người dạy. Đó cũng là câu chuyện mà tôi xin kể trong
hội thi ngày hôm nay. Đây là câu chuyện được kể lại theo lời Hồ Thị Thu-
Dũng sĩ thiếu niên miền Nam, được trích trong tập truyện "Kể chuyện Bác Hồ"
(tập 2) của nhà xuất bản Giáo Dục, tái bản tháng 5/2008. Tôi xin được mượn
lời kể của người chiến sĩ Hồ Thị Thu kể lại câu chuyện :
BA LẦN ĐƯỢC GẶP BÁC HỒ
Khi cháu ở trong Nam, cháu được nghe các chú đọc lời dạy của Bác Hồ,
cháu càng thương nhớ Bác nhiều. Cháu và các bạn cháu mong sao nước nhà
thống nhất, cùng đồng bào miền Nam đón Bác vào thăm. Qua thời gian chiến
đấu, cháu được Đảng, Mặt trận cho ra miền Bắc để học tập, cháu vinh dự được
gặp Bác.
Lần đầu cháu được gặp Bác, Bác hỏi cháu đã biết chữ chưa. Cháu vòng
tay trả lời Bác mà cháu không nói nên lời vì cháu cảm động quá. Sau, cháu cố
gắng trả lời để Bác nghe:
- Dạ, thưa Bác, cháu chưa biết chữ nào ạ. Vì gia đình cháu nghèo, ba
má cháu mất sớm, cháu đông em nên không được đi học.
Vừa nói xong, cháu ngước lên nhìn Bác. Hai hàng nước mắt Bác rưng
rưng làm cho cháu càng thêm cảm động hơn.
Lần thứ hai cháu được gặp Bác, Bác hỏi cháu:

- Đồng bào miền Nam đấu tranh và chiến đấu như thế nào?
Cháu liền đứng lên vòng tay lại:
- Dạ, thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh không sợ gian khổ,
chiến đấu không sợ hi sinh, mà chỉ sợ mù hai mắt, sau này nước nhà thống
nhất, Bác vào thăm không nhìn thấy Bác.
Cháu ngước lên lại thấy Bác rưng rưng nước mắt. Bữa ấy, Bác cho cháu
ăn cơm. Cháu ngồi bên Bác, Bác gắp thức ăn cho cháu…
2
Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
========================================
Lần thứ ba, cháu được gặp Bác ở hội trường Ba Đình. Cháu mừng rỡ chạy lại
ôm và hôn Bác. Bác hỏi cháu:
- Kỳ này cháu có ăn được cơm không? Ăn được mấy bát?
Cháu đáp:
- Dạ, thưa Bác, cháu ăn được hai bát ạ!
- Ăn thế là ít đấy! Cố ăn nhiều cho khoẻ vào.
Bác dặn thêm cháu phải giữ gìn sức khoẻ cho thật tốt, học tập văn hoá, chính
trị, lao động cho thật tốt, đoàn kết tốt, yêu thương đồng đội tốt, phải nghe lời
các cô, các chú dạy bảo.
Sau những giờ phút quý báu ấy cháu ra về, không muốn rời Bác, chỉ mong sao
được gần Bác luôn luôn.
Ngày tháng qua đi, bệnh của cháu lại phát triển nên các chú đưa cháu vào viện.
Được tin ấy, Bác điện vào thăm cháu. Lúc ấy bệnh cháu quá nặng, đến khi
cháu tỉnh dậy, các chú nói lại, cháu vô cùng xúc động, vì Bác bao nhiêu là
công việc mà Bác còn quan tâm đến sức khoẻ của cháu. Thời gian sau, cháu xa
Hà Nội về trường học, hằng ngày cháu luôn thực hiện lời Bác dạy.

Vâng qua câu chuyện kể trên càng giúp cho ta thấy rõ thêm tình yêu bao la
vô bờ bến của Bác dành cho mọi người. Từng lời nói, cử chỉ của Người đã dạy
chúng ta rằng: Sống phải biết quan tâm, biết yêu thương, biết nhường nhịn, đối

xử chan hoà với mọi người. Phải biết gần gũi một cách chân thành, ân cần chăm
sóc đến các em nhỏ như người cha, người mẹ, còn đối với người lớn tuổi, người
già thì tỏ lòng kính trọng, chăm sóc và hiếu thảo.
Và trong cuộc sống hiện nay, khi đất nước đang vươn mình phát triển, hoà
nhập cùng với toàn thế giới. Thì đòi hỏi mỗi con người Việt Nam cần và phải
học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Có như vậy, chúng ta
3
Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
========================================
mới bảo tồn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền
thống yêu quê hương, đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn
kết, thuỷ chung, nhân ái, quý trọng nghĩa tình; cần cù, yêu lao động; dũng cảm,
kiên cường; hiếu học, sáng tạo,…
Trong câu chuyện trên, lần đầu tiên Bác đã hỏi dũng sĩ miền Nam Hồ Thị
Thu rằng: Cháu đã biết chữ chưa? Điều đó cho ta thấy trong thời kháng chiến
Bác đã quan tâm đến việc học "chữ" và lấy "chữ" làm đầu trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi là một người làm công
tác giáo dục, nhiệm vụ chính của mình là "trồng người", đây là nhiệm vụ hàng
đầu mà Đảng và nhà nước ta đang quan tâm trong giai đoạn Công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Như vậy, nhiệm vụ của người thầy trước tiên phải có
một tấm lòng và có sự hiểu biết đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội đề ra. Bởi vì,
nhiệm vụ của người dạy học không phải là truyền thụ cho các em những kiến
thức mà còn phải biết tìm hiểu, nắm bắt, quan tâm đến từng đối tượng học
sinh, để từ đó tạo điều kiện giúp đỡ các em về vật chất cũng như tinh thần,
động viên, khích lệ các em học tốt hơn đặc biệt là đối với các em ở vùng xa.
Huyện Sơn Hoà chúng ta là một huyện miền núi, cho nên cũng có nhiều bất
cập và khó khăn trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Đảng
và nhà nước, huyện Sơn Hoà đã hoàn thành tốt việc nâng cao dân trí, đào tạo
con người, hoàn thành công tác PCGDPT, phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện
sẽ đạt chuẩn quốc gia về PCGD PT theo như lời dạy của Bác trong sự nghiệp

giáo dục "Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người "
Tôi tin rằng, nếu chúng ta là những người làm công tác giáo dục, ai ai
cũng thể hiện được cái "tâm" của mình đối với nghề, ai ai cũng sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì những người "đưa đò" như
chúng ta đã góp một phần không nhỏ để đưa đất nước ngày càng giàu mạnh
hơn. Xin được một lần nhắc lại về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để thế
hệ chúng ta cùng nhau nhìn vào học tập và làm theo Người.
Sơn Nguyên, ngày 24 tháng 2 năm 2009
Người dự thi
Đinh Thị Minh Nguyệt
4

×