Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.36 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Trần Đại Nghĩa. BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2016-2017 NGỮ VĂN 12. Thời gian: 90 phút --------------------------------------***-------------------------------. I/Đọc hiểu: (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời ,khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ chờ đợi được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả xanh. (Nguyễn Khoa Điềm, theo Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ ,2008) 1/Bài thơ được viết theo thể thơ gì?(0,5đ) 2/Trong bài thơ, từ “quả” nào mang ý nghĩa tả thực, từ “quả” nào mang ý nghĩa biểu tượng ? (1,0 đ) 3/Hai câu thơ cuối của bài thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ đối với mẹ.(1,0 đ) 4/ Bài thơ gợi cho anh (chị) cảm xúc gì về hình ảnh người mẹ .(0,5đ) II/ Làm văn( 7 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh… (Trích Tây Tiến- Quang Dũng). ---------Hết--------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 NGỮ VĂN 12 I/Đọc hiểu(3 điểm) 1/ Thể thơ tự do: 0,5 đ( Hs có thể gọi bằng các tên khác như thơ hiên đại vẫn cho điểm) 2/-Các từ quả ở khổ 1là tả thực: 0,5 đ. -Các từ quả ở khổ 3 là mang ý nghĩa biểu tượng: 0,5 đ 3/Hai câu cuối cho thấy sự lo lắng ,hoảng sợ của người con vì mình chưa đủ lớn khôn , chín chắn để mẹ yên lòng khi mẹ ngày càng già yếu. (1,0 đ) Học sinh có hiểu mà còn mơ hồ hoặc trả lời được nửa ý thì 0,5 đ 4/Bài thơ gợi cảm xúc trân trong, tự hào, yêu thương, biết ơn đối với những vất vả,hy sinh và những hy vọng, chờ mong của người mẹ đối với con cái.(0,5đ)(HS viết được một cảm xúc là được 0,5đ) II/Làm văn(7 điểm). -Yêu cầu chung:Học sinh nắm được kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, vận dung được các thao tác :phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận….Có những hiểu biết cơ bản về tác giảQuang Dũng, bài thơ Tây Tiến , đoạn trích trong đề và vận dụng được vào việc giải quyết đề bài.Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, ít mắc những lỗi diễn đạt cơ bản. -Yêu cầu và biểu điểm cụ thể: T Ý Điểm T 1 Gíơi thiệu tác giả, Bài thơ Tây Tiến 0,5 đ. 2. 3. Gíơi thiệu và dẫn đoạn thơ trong đề bài:Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến Người lính TT có diện mạo kì dị ,khác thường do cuộc sống gian khổ bệnh tật nhưng tư thế oai hùng, ý chí ,nghị lực phi thường và tâm hồn hào hoa lãng mạn(4 câu đầu) Người lính TT đã trải qua hiện thực khốc liệt của những mất mát hy sinh nhưng họ có quyết tâm và có lý tưởng sống cao đẹp “đi chẳng tiếc đời xanh”..(2 câu sau) Đoạn thơ không né tránh sự thật gian khổ hy sinh khốc liệt mà hiện thực đã làm nền để tô đậm vẻ đẹp trong phẩm chất, tâm hồn, lý tưởng của người lính TT. Từ đó khắc họa vẻ đẹp riêng của người lính TT: vẻ đẹplãng mạn đậm chất bi tráng Đoạn thơ có bút pháp lãng mạn, khai thác những nét tương phản, hình ảnh độc đáo ...trong thể hiện nội dung. 0,5đ. Nhận thức chung về đóng góp của QD qua việc khắc họa thành công hình tượng người lính TT. 0,5đ. 2.0đ 1.5đ 1.5đ. 0.5đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>