Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Su dung do dung day hoc truc quan trong day hoc Chuong I o bo mon Cong nghe 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy rằng giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và biết khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học. Song, không phải giáo viên nào cũng có những biện pháp tổ chức dạy học hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó và một trong số nguyên nhân là do giáo viên chưa thực sự đầu tư tâm huyết vào bài dạy. Chưa dành nhiều thời gian cho việc soạn bài để tìm hiểu phương pháp dạy thích hợp, điều đó dẫn tới tình trạng giáo viên lên lớp một cách thụ động, chỉ sử dụng được một số phương pháp truyền thống như thuyết trình... tạo cảm giác miễn cưỡng, đối phó cho người học, từ đó dẫn tới kết quả học tập chưa cao. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và gây được hứng thú trong giờ học.. Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp “sử dụng đồ dùng trực quan”. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là một phương pháp giúp tăng cường khả năng lĩnh hội, nâng cao kỹ năng thực hành đồng thời khắc phục được những hạn chế về tư duy. Từ thực tế cho thấy chuẩn bị đồ dùng trực quan làm dụng cụ trực quan là công tác rất khó khăn, rất công phu và rất tốn kém như: Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để đảm bảo tính trực quan hay sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Công nghệ lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề của mỗi người giáo viên Công nghệ đã và đang quan tâm hiện nay, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Công nghệ. Vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học Chương I ở bộ môn Công nghệ 7” nhằm sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả hơn, tạo được sự say mê, hứng thú, đồng thời giúp học sinh nắm vững kiến thức. II. Mục đích nghiên cứu Về lí luận và thực tiễn, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong học tập môn Công nghệ là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đó chính là lí do chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này. Nội dung gồm: 0.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Cơ sở lí luận của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy-học Công nghệ b. Thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy - học ở trườngTHCS. c. Những biện pháp sư phạm để phát huy sử dụng đồ dùng trực qua có hiệu quả. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học chương I ở bộ môn Công nghệ 7 ở phạm vi trường THCS Trịnh Hoài Đức – TX Thuận An – tỉnh Bình Dương. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm, khảo sát, đánh giá.. 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua quan sát đồ dùng dạy học trực quan như : tranh ảnh, mô hình; vật mẫu, bảng phụ..... giúp cho học sinh quan sát, chiếm lĩnh các kiến thức từ đó các em rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh là con đường phát triển tối ưu của giáo dục - đó chính là con đường lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên, điều này được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh. Đây là tính ưu việt của phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh được gọi là phương pháp dạy học mới để phân biệt với phương pháp dạy học cũ hay còn gọi là kiểu dạy học truyền thống. 1. Bản chất của phương pháp dạy học trực quan Là cách thức hệ thống các cách sử dụng các phương tiện trực quan để học sinh trực tiếp cảm giác, tri giác chúng, trên cơ sở đó phát hiện, khai thác và lĩnh hội kiến thức. Các phương tiện trực quan rất đa dạng và phong phú, bao gồm: + Tài liệu học tập: Các tài liệu học tập tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên… + Các phương tiện, dụng cụ: Mô hình, tranh ảnh, bản đồ, mẫu vật, phim, đèn chiếu, bảng phụ … + Phương tiện nghe nhìn: Máy chiếu, máy vi tính… + Các phương tiện trực quan khác: Bảng phụ, phiếu học tập… 2. Mục đích của phương pháp dạy học trực quan Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học giúp học sinh quan sát với các mục đích sau: + Tiếp thu các kiến thức mới thông qua các hình ảnh, mẫu vật... mà giáo viên đưa ra. + Quan sát để khắc sâu kiến thức + Vận dụng các kiến thức đã học cũng như kiến thức vừa tiếp thu vào thực tiễn. 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Quy trình thực hiện phương pháp dạy học trực quan Có thể tóm tắt quy trình thực hiện phương pháp dạy học trực quan như sau: + Giáo viên giới thiệu phương tiện trực quan (tên phương tiện, cấu tạo/phương pháp thể hiện các hiện tượng, sự vật...) + Giáo viên nêu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần khai thác, cần có được từ phương tiện trực quan đó. + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng và khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan thông qua các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề. + Học sinh quan sát, nhận xét, rút ra kết luận về hiện tượng, sự vật qua phương tiện trực quan đã quan sát (tùy điều kiện, có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm) + Giáo viên tổng hợp và chốt kiến thức, kỹ năng cần thiết. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm tình hình - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà trường có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, phòng học kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng đầy đủ cho bộ môn. - Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong dạy học nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả. - Học sinh ngoan, có ý thức học tập, tạo điều kiện cho giáo viên truyền thụ kiến thức trên lớp. 2. Thực trạng * Đối với giáo viên Một số giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học nên còn tư tưởng “ngại” sử dụng hoặc chưa chú trọng khai thác đồ dùng dạy học làm tiết học nhàm chán, đơn điệu, thiếu linh hoạt, không thu hút và phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Phần khác, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ được nhu cầu sử dụng cho bộ môn. Đa số các giờ lên lớp giáo viên sử dụng phương pháp trình chiếu Power Point để chiếu các hình ảnh lên slide cho học sinh quan sát. Phương pháp này bước đầu có hiệu quả khắc phục khó khăn chưa có đồ dùng dạy học, song nếu sử dụng lâu dài và liên tục có thể gây nhàm chán đối với học sinh. Bên cạnh đó việc tìm được những hình ảnh đáp ứng yêu cầu cũng mất nhiều thời gian của giáo viên. * Đối với học sinh: Nhiều học sinh có còn tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ, xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học này. Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập. Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.. 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 1. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Để tổ chức triển khai sử dụng đồ dùng dạy học trực quan ở phần Trồng Trọt của Công Nghệ 7 chúng ta cần: a. Thấy được sự cần thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy - học môn Công Nghệ Sử dụng đồ dùng, phương tiện trực quan thích hợp trong dạy học Công Nghệ 7, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp hẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe – thấy – làm được ( Những gì nghe được không bằng những gì thấy và những gì thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa ra những phương tiện, đồ dùng trực quan vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo của các em. Như vậy, vai trò của đồ dùng, phương tiện trực quan trong dạy học là: - Truyền thụ tri thức, tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh. - Hình thành kĩ năng - Kích thích hứng thú học tập của học sinh - Phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi nhớ tư duy, suy luận… giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành tốt - Giáo dục nhân cách của học sinh: Thông qua các thí nghiệm, thực hành, sử dụng các mẫu vật tranh ảnh giúp học sinh nhận thức bản chất và giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên xã hội, rèn luyện khả năng quan sát, tính cần cù tác phong làm việc nghiêm túc để hoàn thành công việc một cách khoa học. - Tổ chức điều khiển quá trình dạy học b. Lựa chọn, xác định các đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học Đối tượng nghiên cứu của môn công nghệ 7 rất đa dạng và nhiều thuộc lĩnh vực khác nhau : Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Để dạy tốt đòi hỏi người giáo viên cần khai thác đồ dùng dạy học ở thiết bị trường, sưu tầm, tự làm tranh, ảnh, mẫu vật mô hình xung quanh để đưa vào bài dạy. Và đa số các mẫu vật liên quan đến phần Trồng trọt đều rất gần gũi với học sinh. Do đó, ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học thì giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị, tự sưu tầm thêm một số mẫu vật, tranh ảnh phù hợp liên quan đến nội dung bài dạy. Trong đó thiết bị dạy học tối thiểu trong chương I của Công Nghệ 7gồm: + Tranh ảnh : 25 tranh / 21 bài. 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Sơ đồ: 3 sơ đồ + Mẫu vật: các mẫu đất, mẫu phân bón, mẫu giâm, chiết, ghép cành… + Vật liệu, dụng cụ khác: chất chỉ thị, thang màu pH chuẩn, than, ống nghiệm… c. Biết cách sử dụng đồ dùng, phương tiện trực quan để đạt hiệu quả Tuỳ từng đặc điểm của mỗi bài mà ta có thể sử dụng hình thức trực quan khác nhau. Một số bài dạy nhà trường không có tranh ảnh thì giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc sưu tầm thêm tranh hoặc có thể in tranh phóng to để minh hoạ cho học sinh xem. Giáo viên chọn lọc tranh, đoạn phim trên mạng chiếu cho học sinh quan sát rồi khai thác, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nếu như trường không có máy chiếu thì giáo viên có thể in tranh phóng to hoặc có thể khai thác tranh sách giáo khoa. Lúc giới thiệu phương tiện trực quan, giáo viên không lên chăm chú nhìn vào phương tiện trực quan mà phải chú ý đến học sinh, để ý quan sát xem phản ứng của học sinh thế nào với phương tiện mà mình đưa ra. Một số bài dạy có mô hình giáo viên nên nghiên cứu kĩ trước để vào lớp không bị lúng túng. * Để bài dạy sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả giáo viên phải đảm bảo: - Nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc dạy học phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp dạy, quá trình nhận thức của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương, tranh phải đưa ra cất vào đúng lúc, đúng cách, treo ở vị trí thuận lợi cho cả lớp cùng nhìn rõ. - Cách tiến hành: + Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên tranh, mô hình nêu rõ mục tiêu của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối với học sinh ( đặt vấn đề, đưa ra câu hỏi để học sinh định hướng quan sát trả lời, làm sao để học sinh biết phải làm gì? ) + Bước 2: Khai thác nội dung bức tranh, mô hình, đầu tiên yêu cầu học sinh mô tả tranh ( giáo viên gợi ý, định hướng cho học sinh...) sau đó nhấn mạnh vào nội dung cần quan sát. + Bước 3: Học sinh rút ra kiến thức, kết luận từ việc quan sát tranh, mô hình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên chỉ, tranh vẽ, mô hình. - Sử dụng đồ dùng dạy học đúng cường độ: + Không nên kéo dài việc trình diễn đồ dùng lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong một tiết dạy, hiệu quả sẽ giảm. + Việc sử dụng mọi hình thức, phương tiện khác nhau trong một tiết dạy có ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của học sinh và hiệu quả sử dụng đồ dung dạy học. + Áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến quá tải thông tin đối với học sinh.. 5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Đối với máy chiếu, băng hình...phải hoạt động tốt, nội dung đưa ra cần đảm bảo đúng trọng tâm, đủ thời gian, có định hướng trước của giáo viên để học sinh tránh tản mạn vào các yếu tố vụn vặt. 2. Tổ chức thực hiện việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Chương I Công Nghệ 7  Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong Bài 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt Mục I. Vai trò của trồng trọt Loại trực quan: + Hình 1 SGK phóng to + Phiếu học tập. Phương pháp sử dụng:. + Biểu diễn hình – vấn đáp + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Treo hình, yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi: +Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? - HS quan sát hình nêu được vai trò của trồng trọt:. 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a) + Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình b) + Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình c) + Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d) - GV: Giải thích cho học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp, sau đó yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập - Học sinh thảo luận, tái hiện lại kiến thức, hoàn thành phiếu học tập - GV: Nhận xét - GV: Tổng hợp lại kiến thức HS đã thu thập được, cho 1 HS tái hiện lại. Mục III. Để sử dụng nhiệm vụ trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Loại trực quan: + Phiếu học tập + Bảng phụ. Phương pháp sử dụng: + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề + Treo bảng phụ - thông báo tái hiện. Hình thức sử dụng: - GV: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cũ và hoàn thành phiếu học tập - HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức, treo bảng phụ  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 2. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng Mục I. Khái niệm về đất trồng Mục 1. Đất trồng là gì? Loại trực quan: Mẫu vật: + Một khay trồng thí nghiệm chứa đất + Một khay trồng thí nghiệm chứa đá. 7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phương pháp sử dụng: Biểu diễn mẫu vật – vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV: Đưa 2 khay cho HS quan sát và nêu câu hỏi: Trong 2 khay các em quan sát, khay nào chứa đất và khay nào chứa đá? Vì sao em lại khẳng định đó là đất? - HS: Suy nghĩ, trả lời. - GV: Nhận xét, tổng kết và cho một HS tái hiện lại kiến thức 2. Vai trò của đất trồng Loại trực quan: + Hình 2 SGK phóng to. Phương pháp sử dụng: + Biểu diễn hình vẽ – vấn đáp, giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng:. 8.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm xem 2 hình có điểm nào giống và khác nhau? - HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời: + Giống nhau: đều có oxi, nước, dinh dưỡng. + Khác nhau: cây ở chậu (a) không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững còn chậu (b) nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững. - GV: Nhận xét, bổ sung - HS: Lắng nghe - GV: Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? - HS: Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây đứng vững - GV: Nhìn vào 2 hình trên và cho biết trong 2 cây đó thì cây nào sẽ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn? Tại sao? - HS: Cây ở chậu (a) sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn cây ở chậu (b) vì cây (a) có đất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Mục II. Thành phần của đất trồng Loại trực quan: + Sơ đồ 1 SGK + Phiếu học tập. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phương pháp sử dụng: + Treo sơ đồ – vấn đáp, thông báo tái hiện + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Treo sơ đồ 1, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Đất trồng gồm những thành phần gì? - HS: Đất trồng bao gồm: phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất hữu cơ và chất vô cơ). - GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập về vai trò của các thành phần của đất trồng - HS: Thảo luận theo nhóm, tái hiện lại kiến thức và hoàn thành phiếu học tập. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 3. Một số tính chất chính của đất trồng Mục III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Loại trực quan: + Phiếu học tập Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng Đất Tốt Trung bình Kém Đất cát ........................... ........................... ........................... Đất thịt ........................... ........................... ........................... Đất sét ........................... ........................... ........................... Phương pháp sử dụng:. + Vấn đáp + Thảo luận nhóm - giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc lớn thông tin mục III SGK và hỏi: + Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng? - HS: Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. - GV: Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung. - GV: Sau khi hoàn thành phiếu học tập, các em có nhận xét gì về đất? - HS: Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. - GV: Nhận xét, tiểu kết.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 4. Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) Loại trực quan: 10.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + 3 mẫu đất khác nhau + 1 lọ nhỏ đựng nước + 1 ống hút lấy nước, thước đo + Bảng chuẩn phân cấp đất + Phiếu học tập. Mẫu đất Số 1 Số 2 Số 3. Trạng thái đất sau khi vê Loại đất xác định ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ……………………………… …………………………………. 11.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phương pháp sử dụng:. + Biễu diễn thao tác mẫu – vấn đáp + Thảo luận nhóm - giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV thao tác mẫu theo 4 bước cho HS quan sát: + Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay. + Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm (khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được). + Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm. + Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm - HS quan sát, xác định loại đất dựa vào bảng chuẩn phân cấp đất. - GV: Hướng dẫn HS thực hành, nhắc nhở HS cẩn thận khi cho nước vào đất ở bước 2 - HS: Lấy từng mẫu đất đã chuẩn bị và làm theo các bước thực hành. - GV: Quan sát - HS: Đối chiếu kết quả với bảng chuẩn phân cấp đất, xác định loại đất hoàn thành vào phiếu học tập - GV: Đánh giá kết quả thực hành.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 5. Thực hành: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu Loại trực quan: + 2 mẫu đất khác nhau + 1 thìa nhỏ bằng nhựa hoặc sứ màu trắng + 1 thang màu pH chuẩn + Một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp + Phiếu học tập. Mẫu đất Mẫu số 1. - So màu lần 1 - So màu lần 2 - So màu lần 3. Độ pH ………………………………… ……………………………….. ……………………………….. …………………………………. Đất chua, kiềm, trung tính ……………………………….. ……………………………….. ……………………………….. ………………………………... 12.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trung bình Mẫu số 2. - So màu lần 1 - So màu lần 2 - So màu lần 3 Trung bình. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… …………………………………. ……………………………….. ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ………………………………. - Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn thao tác mẫu – vấn đáp + Thảo luận nhóm - giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Thao tác mẫu theo 3 bước cho HS quan sát: + Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa. + Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa 1 giọt. + Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó. - HS: Quan sát, xác định độ pH, loại đất mà GV vừa thao tác dựa vào thang màu pH chuẩn. - GV: Hướng dẫn HS thực hành, nhắc nhở HS so màu với thang màu pH chuẩn, phải làm 3 lần như vậy. Lần 1 để chất chỉ thị vào, sau đó so màu lần 1, 1 lát sau tiếp tục để chất chỉ thị màu vào và so màu lần 2, tương tự so màu lần 3, mỗi lần so màu phải có ghi lại rồi lấy pH của 3 lần so màu cộng lại, lấy trung bình cộng làm pH chuẩn, sau đó xác định loại đất. + HS: Lấy từng mẫu đất đã chuẩn bị và làm theo các bước thực hành. + GV: Quan sát + HS: Đối chiếu kết quả với thang màu pH chuẩn, xác định độ pH, loại đất hoàn thành vào phiếu học tập - GV: Đánh giá kết quả thực hành.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất Mục I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Loại trực quan: + Phiếu học tập Biện pháp sử dụng đất Mục đích - Thâm canh, tăng vụ ………………………………… - Không bỏ đất hoang ………………………………… - Chọn cây trồng phù hợp với đất. 13.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. ………………………………… ……………………………….. Phương pháp sử dụng: + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Yêu cầu học sinh xem phần thông tin mục I SGK và hỏi: + Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? - HS: Đọc thông tin và trả lời - GV: Em hãy nêu các biện pháp sử dụng đất. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - HS: Chia nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập - GV: Nhận xét bài trình bày của các nhóm Mục II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất Loại trực quan: + Hình 3, 4, 5 SGK phóng to + Phiếu học tập, bảng phụ + Đoạn video cải tạo đất. 14.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Biện pháp cải tạo đất Mục đích - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân …………………………… hữu cơ …………………………… - Làm ruộng bậc thang …………………………… …………………………… - Trồng xen cây nông nghiệp …………………………… giữa các cây phân xanh …………………………… - Cày sâu, bừa sục, giữ nước …………………………… liên tục, thay nước thường …………………………… xuyên …………………………… - Bón vôi ……………………………. Áp dụng cho loại đất ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. Biện pháp cải tạo đất Mục đích - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân - Tăng bề dày lớp đất canh hữu cơ tác - Làm ruộng bậc thang - Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi - Trồng xen cây nông nghiệp - Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi giữa các cây phân xanh - Cày sâu, bừa sục, giữ nước - Tháo chua, rửa mặn liên tục, thay nước thường xuyên - Bón vôi - Khử chua. Áp dụng cho loại đất - Đất xám bạc màu. Phương pháp sử dụng:. - Đất dốc (đồi, núi) - Đất dốc đồi núi - Đất phèn. - Đất phèn. + Biểu diễn hình, video – vấn đáp, thông báo tái hiện + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Chiếu hình, video yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi + Để cải tạo và bảo vệ đất, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp nào? - HS: Xem và nêu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất: + Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. + Làm ruộng bậc thang. + Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh. - GV: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cũ và hoàn thành phiếu học tập - HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - GV: Nhận xét, chốt kiến thức, treo bảng phụ. 15.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 7. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Mục I. Phân bón là gì? Loại trực quan: + Sơ đồ 2 SGK + Phiếu học tập. Nhóm phân bón Phân hữu cơ Phân hóa học Phân vi sinh Phương pháp sử dụng:. Loại phân bón ……………………………………………… ……………………………………………… ……………………………………………… + Biểu diễn sơ đồ - vấn đáp, thông báo tái hiện + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Quan sát sơ đồ, cho biết phân bón được chia làm những loại nào? - HS: Trả lời - GV: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh gồm những loại nào? - GV : Nhận xét, tổng kết và cho một HS tái hiện lại kiến thức thông qua sơ đồ - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập. - HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - GV: Nhận xét.. 16.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Mục II. Tác dụng của phân bón Loại trực quan: Hình 6 SGK phóng to. Phương pháp sử dụng: Biểu diễn hình vẽ – vấn đáp, giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Treo hình vẽ, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản? - HS quan sát hình và trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 8. Thực hành: Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường Mục 1. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan Loại trực quan: Mẫu vật: + Các mẫu phân hóa học + Cốc thủy tinh + Nước sạch + Phiếu học tập. 17.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Mẫu phân. Có hòa tan không?. Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4. …………… …………… …………… ……………. Đố trên than củi nóng đỏ có mùi khai không? ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. Màu sắc?. Loại phân gì?. ………… ………… ………… ………… ………… …………. ………… ………… ………… ………… ………… …………. Phương pháp sử dụng: +Biễu diễn thao tác mẫu – vấn đáp, giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Giới thiệu một số đặc điểm của đạm, lân, kali, vôi + Đạm: Màu trắng, dễ tan, đốt có mùi khai + Lân: Màu xám, ít tan + Kali: Màu nâu đỏ, dễ tan + Vôi: Màu trắng, khó tan - GV thao tác mẫu theo 3 bước cho HS quan sát - HS quan sát, xác định loại phân bón - GV: Hướng dẫn HS thực hành theo nhóm - HS: Thực hành theo nhóm, xác định loại phân bón - GV: Quan sát - HS: Tái hiện lại đặc điểm của các loại phân bón, xác định nhóm phân bón và hoàn thành vào phiếu học tập Mục 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan Loại trực quan: Mẫu vật: + Các mẫu phân hóa học + Than củi + Đèn cồn + Kẹp sắt gắp than. 18.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Bật lửa + Phiếu học tập. Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn thao tác mẫu – vấn đáp, giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Giới thiệu nhắc lại đặc điểm của nhóm phân bón hòa tan + Đạm: Màu trắng, dễ tan, đốt có mùi khai + Kali: Màu nâu đỏ, dễ tan - GV thao tác mẫu theo 2 bước cho HS quan sát - HS quan sát, xác định loại phân bón - GV: Hướng dẫn HS thực hành theo nhóm - HS: Thực hành theo nhóm - GV: Quan sát - HS: Tái hiện lại đặc điểm của nhóm phân bón hòa tan, xác định loại phân bón và hoàn thành vào phiếu học tập  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 9. Các sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường Mục I. Cách bón phân Loại trực quan: + Hình 7, 8, 9, 10 SGK phóng to + Phiếu học tập Ưu điểm. Nhược điểm. Theo hàng, hốc. …………………………. …………………………. Bón vãi. …………………………. …………………………. Phun trên lá. …………………………. …………………………. Cách bón. 19.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Phương pháp sử dụng:. + Biễu diễn hình – vấn đáp + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng: - GV: Treo hình và yêu cầu xác định cách bón phân phù hợp từng hình vẽ - HS: Quan sát tranh, xác định cách bón phân - GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập ưu điểm và nhược điểm của từng cách bón - HS: Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập - GV: Nhận xét, đánh giá từng nhóm  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 10.Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng Mục I. Vai trò của giống cây trồng Loại trực quan: + Hình 11 SGK phóng to. 20.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn hình vẽ - vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi: + Giống cây trồng có vai trò gì trong sản xuất trồng trọt? + Nhìn vào hình 11a hãy cho biết thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì? + Hình 11b sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm? + Nhìn hình 11c sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng? - HS: Nhìn hình và trả lời. Mục III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng Loại trực quan: + Hình 12, 13, 14 SGK phóng to + Hình vẽ về một số thành tựu trong chọn tạo giống cây trồng. 21.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 22.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn hình vẽ - vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 12, 13, 14 và kết hợp đọc thông tin, thảo luận nhóm về 4 phương pháp đó và trả lời theo câu hỏi: + Thế nào là phương pháp chọn lọc? + Phương pháp lai có bao nhiêu bước? Nội dung các bước? + Thế nào là phương pháp nuôi cấy mô? - HS: Quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGK, thảo luận, sau đó đại diện nhóm trả lời. - GV: Cho HS xem thêm một số hình ảnh về một số ứng dụng thành công của các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng Mục I. Sản xuất giống cây trồng Loại trực quan: + Sơ đồ 3 SGK phóng to, Hình 15, 16, 17 SGK phóng to + Các mẫu giâm cành, chiết cành, ghép mắt. 23.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn sơ đồ, hình vẽ - Vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV treo tranh cho HS quan sát, gọi 1 HS xác định các năm trên sơ đồ. - HS: Lên bảng xác định - GV: Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì? - HS: Nhìn hình và trả lời, nêu nội dung công việc của từng năm. - GV: Đưa một số mẫu giâm, chiết, ghép cành cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận biết các mẫu - HS: Quan sát và nhận biết  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 12. Sâu, bệnh hại cây trồng Mục 1. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây Loại trực quan: + Hình 18, 19 SGK phóng to. Phương pháp sử dụng: Biểu diễn hình vẽ - vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV treo tranh hình 18, 19, gọi 2 HS mô tả 2 kiểu biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn - HS: Mô tả 2 kiểu biến thái. - GV: Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát kĩ hình 18, 19 và nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? - HS: Chia nhóm và thảo luận, nêu ra sự khác nhau. - GV: Nhận xét, kết luận GV tích hợp: Qua kiến thức về côn trùng, HS có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, phòng trừ côn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường. 24.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Mục 3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại Loại trực quan: + Hình 20 SGK phóng to + Một số mẫu cành, lá bị sâu, bệnh. Phương pháp sử dụng: Biểu diễn hình vẽ, mẫu vật - vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV: Treo tranh, đem những mẫu cành, lá bị sâu, bệnh cho học sinh quan sát cùng với những mẫu mà HS chuẩn bị trước thảo luận nhóm và hỏi: + Ở những cây bị sâu, bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì? + Từ những mẫu cây trồng các nhóm chuẩn bị, cho biết mẫu nào cây bị sâu và mẫu nào cây bị bệnh. + Khi cây bị sâu, bệnh phá hại thường có những biến đổi về màu sắc, cấu tạo, trạng thái như thế nào? - HS: Thảo luận nhóm và trả lời - GV: Nhận xét, kết luận.  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong Bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại. Mục 1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại Loại trực quan: + Phiếu học tập + Bảng phụ Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng. - Làm đất. - Gieo trồng đúng thời vụ. - Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. - Sử dụng giống kháng sâu bệnh.. Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... .......................................................... 25.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng. - Làm đất. - Gieo trồng đúng thời vụ. - Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. - Sử dụng giống kháng sâu bệnh.. Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại - Trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu. - Để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh. - Để tăng sức chống chịu cho cây. - Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh. - Hạn chế được sâu, bệnh xâm nhập gây hại.. Phương pháp sử dụng: + Thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề Hình thức sử dụng: - GV: Chia nhóm học sinh, yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu học tập - HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập - GV: Nhận xét các nhóm, kết luận Mục 2. Biện pháp thủ công Loại trực quan: + Hình 21, 22 SGK phóng to Phương pháp sử dụng: + Biễu diễn hình vẽ - vấn đáp Hình thức sử dụng: - GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu một số biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại. - HS: Quan sát hình, trả lời - GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh. - HS: Suy nghĩ, trả lời III. Hiệu quả của SKKN Qua việc áp dụng phương pháp sử dụng đồ dung dạy học trực quan như tranh vẽ trong sách giáo khoa, tranh sưu tầm trong cuộc sống, mẫu vật, phiếu học tập, bảng phụ…vào các tiết dạy của chương I Công nghệ 7, tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau: - Các em yêu thích môn học nhiều hơn - Các em tham gia phát biểu tích cực, lớp học hoạt động sôi nổi - Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt - Các em đã hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm - Các em đã hình thành được một số kỹ năng đơn giản - Cơ bản là các em biết quan sát tranh ảnh, sơ đồ để rút ra kiến thức cần nắm, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức và biết liên hệ thực tế. 26.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Qua việc áp dụng phương pháp sử dụng một số đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài học ở các tiết dạy trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy chất lượng môn Công nghệ được cải thiện rõ rệt, cụ thể chất lượng bộ môn Công Nghệ ở Học kì I năm học 2015 – 2016 như sau: Sĩ Lớp số 7A4 42. Giỏi. Trung bình. Khá. SL. TL %. SL. 25. 59.52 %. 14. TL % 33,3 %. Yếu. TB trở lên. SL TL %. SL. TL %. SL. TL %. 3. 0. 0%. 42. 100%. 7.1%. Như vậy so với phương pháp truyền thống thì hiệu quả của phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp trong các tiết dạy đã mang lại hiệu quả cao.. 27.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trong quá trình dạy, các đồ dùng dạy học trực quan đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp đối với môn học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả làm cho tiết Công nghệ không còn nhàm chán, đơn điệu mà trở nên lôi cuốn, thu hút, đồng thời giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, tính tư duy độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo của các học sinh. II. Kiến nghị - Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng sử dụng đồ dùng trực quan ở các bài trong những chương còn lại. - Cần có nhiều tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật... để phục vụ cho việc dạy – học tốt hơn.. 28.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, 2000. [2] Nguyễn Minh Đường, Vũ Hải, Vũ Văn Hiển, Đỗ Nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc, SGK Công nghệ 7, NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Minh Đường, Vũ Hải, Vũ Văn Hiển, Đỗ Nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc, Sách giáo viên Công nghệ 7, NXB Giáo dục, 2010 [4] Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Minh Đồng, Thiết kế bài giảng Công Nghệ THCS, NXB Hà Nội, 2009.. 29.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

×