Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Tuan 20 Dai cao binh Ngo Binh Ngo dai cao tiep theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.55 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ Nguyễn Trãi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ( Nguyễn Trãi 1380 – 1442).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I TÌM HIỂU CHUNG 1. Hoàn cảnh sáng tác. - Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khi nước nhà sạch bóng quân Minh, Nguyễn Trãi vâng mệnh Lê lợi viết “Đại cáo bình Ngô”, nhằm tuyên bố uộc kháng chiến chống quân Minh toàn thắng. -Tác phẩm được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc. 2. Thể loại - Thuộc thể cáo ( kiểu đại cáo). - Thể: chính luận - Được viết bằng lối văn biền ngẫu. Một câu chia làm 2 vế đối nhau. - Vận dụng thể tứ lục: 1 câu chia làm 2 vế, mỗi câu có 10 chữ, ngắt nhịp 4/ 6..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Tứ tự: 1 câu chia làm 2 vế mỗi vế 4 chữ đối nhau. + Bát tự: 1 câu chia làm 2 vế mỗi vế có 8 tiếng đối nhau. + Song quan: câu văn có 5 / 6/ 7 tiếng đối nhau + Cách cứ: mỗi câu chia làm 2 vế, mỗi vế tách thành 2 đoạn đối nhau. Gối hạc: mỗi câu chia làm 2 vế, mỗi vế tách thành 3 đoạn đối nhau.. +. + Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. + Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 3. Bố cục Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. Phần 2: Tố cáo tội ác giặc kẻ thù. Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt dân khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Phần 4: Tuyên bố chiến thắng kể lại sự nghiệp chính nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Nhan đề Đại cáo Bình Ngô - Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo dịch ra tiếng Việt là Đại cáo bình Ngô. - Đại cáo là bài cáo lớn -> dung lượng lớn, tính chất trọng đại. - Bình: dẹp yên, bình định, ổn định. - Ngô: chỉ Giặc minh => Bài cáo lớn ban bố việc dẹp yên giặc Ngô..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5. Chủ đề Bài “Đại cáo bình Ngô” đề cao nhiều tư tưởng lớn lao của dân tộc là nhân nghĩa, yêu nước, yêu độc lập, yêu hòa bình..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. PHÂN TÍCH Đoạn 1: Lập trường chính nghĩa của dân tộc. “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân ....... ...........chứng cớ còn ghi.” -Đoạn mở đầu bài cáo có vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bộ tác phẩm. Ở đoạn này tác giả đã nêu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến để từ đó làm nền, làm tư tưởng cốt lõi, làm chỗ dựa sức mạnh tinh thần cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong quá trình chống quân Minh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Lập trường chính nghĩa dựa trên hai nội dung lớn: + Tư tưởng nhân nghĩa + Chân lý độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. - Tư tưởng nhân nghĩa ấy được thể hiện ở câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Tư tưởng nhân nghĩa đã có từ lâu theo Nho gia: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý.. - Còn với Nguyễn Trãi ông nhấn mạnh nhân nghĩa là yên dân trừ bạo. Rõ ràng cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi là phát triển tư tưởng nhân nghĩa theo hướng tích cực tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa trước tiên là “yên dân” : làm cho dân được sống yên lành và hạnh phúc trong một đất nước độc lập hòa bình. Muốn thế trong hoàn cảnh dân khổ, dân mất nước, dân lầm than vì lũ giặc xâm lược thì nhân nghĩa trước hết là diệt giặc, cứu dân. - Cho nên vì thương dân “ điếu” bị giặc giày xéo mà ta phải tiêu diệt lũ hung bạo, “trừ bạo”. Ngoại xâm là bạo (bạo bên ngoài tới) và bọn gian thần bán nước (bạo bên trong) cả hai đều phải trừ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Như vậy theo Nguyễn Trãi nhân nghĩa là gắn liền với chống giặc ngoại xâm. Khẳng định như vậy, Nguyễn Trãi mới bóc trần được luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, mới phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa.. => Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa không còn là một vấn đề đạo đức cá nhân ( Nhân , lễ, nghĩa, trí, tín ) mà là một lý tưởng xã hội cao đẹp..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tiếp theo là chân lý về tư cách độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định tư cách độc lập của dân tộc. + Thể hiện rõ qua cách viết sóng đôi, các triều đại của nước ta và Trung Quốc qua niềm tự hào về bề dày lịch sử của dân tộc. “ Từ Triệu......... xưng đế một phương”.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Họ xưng đế ở nước họ, ta xưng đế ở nước ta ngang nhau, bình đẳng, cách viết vừa sóng đôi, vừa đề cao nước mình đọc lên nghe sang sảng và tự hào vô cùng về tư cách độc lập của dân tộc. - Nước ta có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán bao đời cũng rất khác nhau: “ Núi sông …..cũng khác”..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nước ta có nền văn hiến lâu đời và đời nào cũng có những anh hùng hào kiệt: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> • So sánh với “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt: ( Phần mở rộng) “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Dịch thơ “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc giữ cớ sao phạm đến đây. Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> • Nếu như 400 năm trước trong “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền thì 400 năm sau trong “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm các yếu tố là: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Hơn nữa Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào “thiên thư” còn Nguyễn Trãi dựa vào lịch sử. Đó là bước tiến của tư tưởng thời đại nhưng đồng` thời cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc và cũng là tầm cao của tư tưởng Ức Trai..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> • => Chỉ bằng 1 vài nét về tên nước, văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử và con người, Nguyễn Trãi đã xây dựng một khái niệm khá hoàn chỉnh về đất nước dân tộc Đại Việt..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Và hơn thế trải qua 4 thế kỉ lịch sử giành và giữ độc lập, trải qua các triều đại Lý Trần và những chiến công hiển hách thắng quân Tống, bình quân Mông Nguyên, Nguyễn Trãi có thể tự hào cất cao tiếng nói dõng dạc, đường hoàng: “Lưu cung ….giết tươi Ô Mã”.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Cách nêu dẫn chứng cho người đọc thấy được chiến công hiển hách của dân tộc vừa cho thấy sự thất bại nhục nhã của kẻ thù. Hai câu văn đã nhắc đến 4 thất bại thảm hại của giặc phương Bắc để đi đến một kết luận chắc nịch: “Việc xưa ….còn ghi”..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> * Nghệ Thuật: Đoạn văn sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ, dứt khoát “ vốn xưng”, đã chia đã lâu"kết hợp với nghệ thuật sóng đôi đặc biệt là sóng đôi sự thất bại của giặc với chiến công vẻ vang của ta trong thực tế lịch sử khẳng định. Chúng ta chiến đấu là để bảo vệ tư cách độc lập của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Sơ kết: Bằng lập luận chặt chẽ, lời lẽ sảng khoái, đanh thép, dứt khoát, nhịp văn mạnh cùng cảm xúc tự hào.Nguyễn Trãi đã thể hiện được tư tưởng lớn của thời đại: tư tưởng nhân nghĩa và độc lập bình đẳng dân tộc để qua đó khẳng định mạnh mẽ, lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Vì vậy qua đoạn 1 của Đại cáo bình Ngô, chúng ta thấy tác phẩm có giá trị như là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2.Tố cáo tội ác giặc Minh Chỉ trong 12 câu với 24 dòng văn đứng trên lập trường dân tộc và nhân dân với giọng văn khi uất ức, khi cảm thương, khi nghẹn ngào đau đớn….. Nguyễn Trãi đã viết nên một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của bọn xâm lược. Từng câu từng chữ như thấm đẫm và nước mắt của nhân dân vô tội và của chính tác giả..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trước hết đứng trên lập trường dân tộc Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xảo quyệt của bọn giặc. Chúng lợi dụng chính sự phiền hà của họ Hồ đã làm cho lòng dân oán thán khắp nơi để cướp nước ta, lừa dối nhân dân ta dưới chiêu bài “ phù Trần diệt Hồ”. Các từ “nhân” “thừa cơ” đã lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù. “ Nhân họ Hồ….cầu vinh”.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> • Tiếp theo đứng trên lập trường nhân dân tác giả đã tố cáo những chủ trương cai trị rất thâm độc vô nhân đạo của kẻ thù với nhân dân. Chúng gây ra đủ mọi tội ác, không tội ác nào chúng chừa, trời đất Đại Việt ta không còn thứ gì chúng không tàn hại. + Bóc lột thuế khóa nặng nề: “Nặng thuế khóa …đầm núi”.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> + Vơ vét tài nguyên bắt nhân dân cống nạp những của cải quý hiếm, khiến người dân lâm vào tình cảnh bi đát, cùng cực không còn đường sống, cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển : “Người bị….nước độc”.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Chúng phá hoại cả môi trường sống: “Vét sản vật …. Phu phen + Chúng còn phá hoại tiêu diệt cả nền sản xuất : “ Tan tác cả nghề canh cửi” + Tập trung nhất man rợ nhất tội ác được miêu tả trong câu: “Nướng dân đen ….tai vạ”.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • => Đây là tội khủng bố hủy hoại cuộc sống của con người bằng hành động diệt chủng tàn sát vô cùng man rợ, là tội ác điển hình trong muôn vàn tội ác, là sự thật điển hình trong muôn vàn sự thật. Với nghệ thuật đối: “ nướng vùi” cùng hai hình tượng “dân đen – con đỏ” tác giả đã diễn tả rất thật tội ác man rợ kiểu Trung cổ của giặc Minh. Đồng thời đã khái quát đúc kết lại đau xót để muôn đời nhân dân nguyền rủa quân xâm lược..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Đối lập với tình cảnh của những người dân vô tội là hình ảnh kẻ thù đã được tác giả vật hóa như một bầy dã thú đang khát máu săn mồi: “Thằng há miệng….chưa chán” => Câu văn đã thật sự gợi lên được cảm xúc ghê tởm, khinh bỉ, căm thù cao độ của tác giả đối với lũ giặc..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Để diễn tả tội ác chồng chất của giặc, Nguyễn Trãi đã dùng những câu văn rất hình tượng như một lời khép tội hùng hồn đanh thép: “Độc ác….. Sạch mùi”.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ÞTác giả đã lấy cái vô hạn “trúc Nam Sơn” để nói lên cái vô hạn là tội ác của giặc, dùng cái vô cùng “nước Đông Hải” để làm bật lên cái vô cùng là sự dơ bẩn của kẻ thù để cuối cùng dẫn đến lời khẳng định: tội ác của chúng khiến trời không dung, đất không tha và lòng nhân dân nơi nơi căm phẫn: “Lẽ nào……chịu được”.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> SƠ KẾT Với hàng loạt biện pháp nghệ thuật được sử dụng như động từ mạnh “ nướng, vùi, đem, bắt) những từ ngữ gợi hình tương (dân đen, con đỏ, trúc)câu đối, câu cảm thán, câu hỏi tu từ, giọng văn đầy cảm xúc, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường dân tộc và đứng về cuộc sống của nhân dân để tố cáo lên tội ác của giặc Minh nên đoạn văn có dáng dấp như một bản tuyên ngôn nhân quyền thời trung đại..

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

×