Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 3 Viet bai tap lam van so 1 Van tu su va mieu ta lam o nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.11 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS TT Núi Sập. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - NGỮ VĂN 7 (làm ở nhà). --------oOo------I. MỤC TIÊU - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 6 và kiến thức đã học từ đầu năm lớp 7. - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm đã học trong chương trình Ngữ văn các lớp dưới và nội dung chương trình phân môn Tập làm văn đã học từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra: văn miêu tả (tả cảnh trong sinh hoạt, tả cảnh quen thuộc hàng ngày,...) với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản của học sinh. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : Kiểm tra tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học : - Liên kết trong văn bản (1 tiết) - Bố cục trong văn bản (1 tiết) - Mạch lạc trong văn bản (1 tiết) - Quá trình tạo lập văn bản (1 tiết) 2. Đề tài : - Một chuyện lí thú/cảm động/buồn cười,… - Giúp đỡ một bạn nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. - Chân dung người bạn thân. - Một cảnh đẹp - Một bài thơ (có tính chất tự sự) … 3. Xây dựng khung ma trận : Mức độ Chủ đề/Nội dung Phần Tập làm văn: Em hãy tả lại một. Nhận biết. Thông Vận dụng Vận dụng hiểu thấp cao. Cộng. 1. 1. 1…. …1…. người thân mà em yêu quý nhất Số câu GV Lê Thị Thu Thủy.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS TT Núi Sập. Số điểm. 10 điểm 10 điểm. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đề bài: Em hãy tả lại một người thân mà em yêu quý nhất. V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Tinh thần chung: - Yêu cầu nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lí vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá. - Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm, các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức trên và dưới để quyết định. - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 2. Yêu cầu: a. Yêu cầu về kĩ năng : - Viết đúng thể loại văn miêu tả , đảm bảo các sự việc chính sắp xếp hợp lí. Phải kết hợp miêu tả với biểu cảm. - Bài viết phải trình bày bố cục đầy đủ, rõ ràng, đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. -Trình bày ý mạch lạc, diễn đạt rõ ý, viết ít sai chính tả, ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung : Trên cơ sở những hiểu biết về người thân, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản trình bày được các ý sau : - Giới thiệu chung về người thân được tả (bố, mẹ ,ông bà, anh chị em,bạn thân……..) - Miêu tả hình dáng bên ngoài của nguời thân (Khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân, mái tóc, hình dáng, ……..) - Tả được tính cách bên trong (Tính tình, lời nói, cử chỉ, hành động, quan hệ với mọi nguời, dành tình cảm cho em vói mọi người xung quanh........) GV Lê Thị Thu Thủy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS TT Núi Sập. - Cảm nghĩ của em về người thân đó. c. Chuẩn cho điểm Điểm 9-10 : Đạt những yêu cầu đã nêu về nội dung, hình thức. Bài viết hay, trôi chảy, mạch lạc. có thể có một vài thiếu sót nhỏ. Điểm 8 : Đạt những yêu cầu đã nêu, trình bày được khoảng hơn 2/3 ý nêu trên, có thể còn một số lỗi nhỏ về hình thức. Điểm 6-7 : - Tỏ ra hiểu đề, trình bày được khoảng 2/3 ý nêu trên. - Về HT-PP: Có bố cục đầy đủ các phần. Trình bày có chỗ sơ lược, lúng túng nhưng nhìn chung là đúng và rõ. Mắc không nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 5 : - Tỏ ra hiểu đề, trình được khoảng ½ số ý nêu trên - Về HT-PP: có bố cục khá rõ ràng, có nhiều chỗ trình bày sơ lược, mắc không nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Điểm 3-4: - Nêu nội dung còn sơ sài, chung chung, nêu được một số ý cơ bản của đề. - Về HT-PP: Bố cục lộn xộn, hoặc không rõ ràng; văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1-2: - Nội dung sơ sài, chung chung, không rõ ý. - Về HT-PP: không có bố cục, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. Điểm 0,0: Không hiểu đề, nội dung không dính dấp đến đề bài; bài biết không thành văn, thành chữ, bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Đối với những bài viết hs có sự sáng tạo thì chấm điểm khuyến khích mỗi sáng tạo, nhưng điểm khuyến khích không vượt quá điểm toàn bài. * Chuẩn bị bài mới: Văn bản Những câu hát than thân + Đọc các bài ca dao 2, 3. Mỗi bài ca dao là lời của ai ? + Hình ảnh các con vật trong bài ca dao số 2 ?... + Xem luyện tập. *Rút kinh nghiệm:. GV Lê Thị Thu Thủy.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×