Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.65 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT BẢO LÂM. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2007-2008. ---------. --------------------------. Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề). ĐỀ CHÍNH THỨC. Câu I: (3điểm) Cho sơ đồ phản ứng: 1. Cu + H2SO4 ( đặc, nóng) X +... 2. X + NaOH Y +... 3. Y + HCl ... Cho biết công thức của các chất X, Y và hoàn thành các phương trình phản ứng . Câu II: ( 4 điểm) Hoá chất T là một chất bột màu trắng, biết rằng chất đó chỉ có thể là một trong bốn chất sau: MgCl2, CaCO3, BaCl2, CaSO4. Hãy mô tả cách kiểm tra mẫu hoá chất trên để biết đó là chất nào? Câu III: (3 điểm) Trong 5 dung dịch kí hiệu A, B, C, D, E chứa Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl. Biết: - Đổ A vào B có kết tủa - Đổ A vào C có khí bay ra - Đổ B vào D có kết tủa Xác định các chất có kí hiệu trên và giải thích. Câu IV: ( 3điểm) Cô cạn 160 gam dung dịch CuSO4 10% đến khi tổng số nguyên tử trong dung dịch chỉ còn một nửa so với ban đầu thì dừng lại. Tìm khối lượng H2O bay ra. Câu V: ( 3điểm) Lấy cùng một lượng kim loại M (có hoá trị không đổi trong các hợp chất) có thể phản ứng hoàn toàn với 1,92 gam O2 hoặc 8,52 gam X2. Biết X là 1 trong các nguyên tố flo, clo, brom, iot; chúng có tính chất hoá học tương tự nhau. X2 là chất nào? Câu VI: ( 4 điểm) Hãy tìm khối lượng nguyên tử của clo, kali, bạc chỉ dựa vào khối lượng nguyên tử của oxi cho ở cuối bài và quá trình thí nghiệm nêu sau đây: - Nung 100 gam KClO3 ( khan) thu được 39,17 gam oxi và 60,83 gam kali clorua. - Cho 100 gam kali clorua phản ứng hoàn toàn với dung dịch bạc nitrat thu được 192,25 gam kết tủa. - Phân tích 132,86 gam bạc clorua thấy trong đó có 100 gam bạc. Cho H= 1 Ca = 40. C = 12. O = 16. Na = 23. S = 32. Cu = 64. Cl = 35,5. K = 39. Ag = 108. _____________________________________________. Cán bộ coi thi không đợc giải thích gì thêm.. ………………………………………..Heát…………………………………………….. Hoï vaø teân thí sinh……………………………………Soá baùo danh: ……………... Chữ ký giám thị 1:. Chữ ký giám thị 2.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT. BẢO LÂM ----------. HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2007-2008 -------------------------Môn thi: HOÁ. HỌC. Câu I Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 ↑+ 2H2O Trường hợp 1: X là CuSO4 Y là Cu(OH)2 CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4 Cu(OH)2 + 2HCl →CuCl2 + 2H2O. 3 điểm. Trường hợp 2: X là SO2 Y là Na2SO3 SO2 + 2NaOH →Na2SO3 + H2O Na2SO3 + 2HCl →2NaCl + SO2 ↑+ H2O Câu II Cách làm: Hoà tan một ít chất bột trên vào nước, nếu chất bột không tan hoàn toàn đó là CaCO3 hoặc CaSO4. Lấy chất bột trên cho tác dụng với dung dịch HCl, nếu thấy có khí bay ra thì chất bột trên là CaCO3 ,do có phản ứng CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2 ↑?. Hoá chất T là CaCO3 Nếu không thấy khí bay ra thì hoá chất T là CaSO4 Nếu chất bột trên tan hoàn toàn trong nước thì đó không phải là CaCO3 hoặc CaSO4 mà có thể là MgCl2 hoặc BaCl2. Có hai cách làm: Cách 1: Lấy dung dịch vừa thu được cho tác dụng với dung dịch K2SO4. Nếu thấy kết tủa thì dung dịch trên chứa BaCl2, do có phản ứng BaCl2 + K2SO4 = BaSO4 ↓+2 KCl. Hoá chất T là BaCl2. Nếu không thấy kết tủa thì dung dịch đó chứa MgCl2 Hoá chất T là MgCl2. Cách 2: Lấy dung dịch vừa thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH. Nếu thấy kết tủa thì dung dịch trên chứa MgCl2, do có phản ứng 2NaOH + MgCl2 = 2NaCl + Mg(OH)2 Hoá chất T là MgCl2 Nếu không thấy kết tủa thì dung dịch đó chứa BaCl2 Hoá chất T là BaCl2 Câu III B có khả năng tạo kết tủa với 2 chất A và D B là BaCl2 BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl A tạo kết tủa với B và tạo khí với C Nếu A là H2SO4 và D là Na2CO3 thì chỉ có Na2CO3 mới tạo khí khi tác dụng với dung dịch axit ( trái với giả thiết). Vậy A là Na2CO3 và D là H2SO4 C là HCl Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O Còn E là NaCl. 4 điểm. Câu IV Khối lượng CuSO4 = 16 gam n = 0,1 mol Khối lượng H2O = 144 gam n = 8 mol Vì 1 phân tử CuSO4 chứa 6N nguyên tử 0,1 mol CuSO4 chứa 0,6 mol nguyên tử Vì 1 phân tử H2O chứa 3 nguyên tử 8 mol H2O chứa 24 mol nguyên tử. 3 điểm. 3 điểm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tổng số mol nguyên tử trước khi cô cạn 0, 6 + 24 = 24,6 mol Tổng số mol sau khi cô cạn 24,6: 2 = 12,3 Số mol nguyên tử giảm đi do H2O bay hơi Gọi khối lượng H2O bay hơi là x có 3x/18 mol nguyên tử bị bay hơi 12,3 = 3x/18 x = 73,8 g Câu V 4M + nO2 2M2On 2M + nX2 2MXn 8n/Xn = 1,92/8,52 X = 35,5 X2 là Cl2 Câu VI 2KClO3 = 2KCl + 3O2 2(K+Cl + 48) 96 100 39,17 (K+Cl) = 74,54 (I) KCl + AgNO3 = AgCl + KNO3 (K+Cl) (Ag + Cl) 100 192,25 (K+Cl) = 100(Ag + Cl)/192,25 (II) AgCl Ag (Ag+Cl) Ag 132,86 100 (Ag + Cl) = 132,86.Ag/100 (III) Từ (I),(II),(III) Ag = 107,86 Cl = 35,44 K = 39,1 Lưu ý: - Không làm tròn điểm - Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu lập luận đúng và tìm ra kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. - Phương trình phản ứng thiếu cân bằng, thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của phương trình đó, nếu thiếu cả 2 phương trình đó không cho điểm.. 3 điểm. 4 điểm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>