Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu Bài thuyết trình "Nền kinh tế của những quả cà rốt và cây gậy" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.52 KB, 19 trang )

Kinh Tế Học – Hội Ngộ Ý Chí và Lợi Ích
Bài Thuyết Trình
Nền kinh tế của
những quả cà rốt và
cây gậy
Kinh Văn / Nobel
THÔNG TIN VÀ ĐỘNG CƠ: Nền Kinh Tế của những củ cà rốt và cây gậy
Information and Incentives: Economics of Carrots and Sticks ****
Thuyết trình Nobel, ngày 9 tháng Chín, năm 1996
Tác giả: JAMES A. MIRRLEES
BÀN TAY VÔ HÌNH
Trong một công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về vấn đề sự thiếu hiểu biết, chúng ta hãy
bắt đầu nói về những đóng góp to lớn của Adam Smith đối với khoa học kinh tế, tầm
nhìn của ông về những con người ích kỷ độc lập, những người sống và làm việc với
nhau trong một hệ thống kinh tế, bằng cách nào đó họ đã làm điều tốt nhất cho người
nhau. trước hết, trong tác phẩm Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức (The Theory of Moral
Sentiments), ông đã nói:
Người giàu chỉ lựa chọn những thứ quý giá và đáng yêu. Họ tiêu dùng nhiều hơn người
nghèo một ít, và mặc dù sự ích kỷ và tham lam của họ họ phân chia với người nghèo
những thành quả trong tất cả sự tiến bộ của họ. Họ bị điều chỉnh bởi một bàn tay vô hình
để tạo nên một sự đóng góp tương tự về những nhu yếu của cuộc sống, cùng một tỷ lệ
với những cư dân sống trên trái đất ở những vùng khác nhau.
Điều này khác với quan điểm sau này của hệ cân bằng kinh tế "tối ưu" theo nghĩa của
Pareto. Như đã trích dẫn, quan điểm của Smith trước đó không được hoan nghênh cho
lắm. Nó tạo nên một chủ đề chính: sự vận hành của nền kinh tế như là một hệ thống, và
lợi ích hoặc những thứ khác, cho tất cả mọi người, có thể sinh ra từ nền kinh tế đó. Sau
đó, trong tác phẩm Sự thịnh vượng của Quốc gia (The Wealth of Nations), ông đã đúng
đắn khi lập luận rằng tối đa hoá lợi nhuận cá nhân nhằm ám chỉ đến việc tối đa hoá cái
mà ta có thể gọi là thu nhập quốc dân, và tiếp tục cho rằng,
bằng cách điều chỉnh ngành nghề theo cách mà thành quả của nó có thể mang lại giá
trị lớn nhất, [mọi cá nhân] chỉ quan tâm đến cái mà anh ta được lợi, và trong trường hợp


này, cũng như nhiều trường hợp khác, anh ta bị chi phối bởi bàn tay vô hình để tạo nên
một kết cục, điều không nằm trong ý định của anh ta. (IV, chương II).
Điều này chẳng nói lên điều gì về lợi thế của người nghèo, thực tế là chẳng có gì về sự
phân phối những lợi ích cả.
Như điều đã từng được giảng dạy cho nhiều thế hệ các nhà kinh tế học, học thuyết bàn
tay vô hình bao gồm hai phần. Phần thứ nhất nói rằng hệ cân bằng kinh tế là sự tối ưu
Pareto: đó là sự phân bổ các hàng hoá và hoạt động đến con người các tài sản mà không
cách phân bổ nào khác có thể tốt hơn. Đó là một hệ cân bằng lý tưởng, mặc dù thiếu tính
hiện thực, nhưng lại là điều tốt nhất cho mọi người, hơn hẳn tất cả các cách phân bổ
khác. Hệ cân bằng kinh tế có tính cạnh tranh hoàn hảo. Phần thứ hai nói rằng bất kỳ một
sự phân bổ tối ưu Pareto có thể trở thành hệ cân bằng kinh tế. Theo đó, sự phân phối ban
đầu các tài sản cho mọi người phảiđúng đắn. Nó đòi hỏi rằng trái đất trên thực tế được
chia ra thành các phần bằng nhau giữa các cư dân của nó để đạt được sự phân bổ mong
muốn. Quan điểm thứ hai này, ít nhất ở mức độ tiêu chuẩn, đưa ra một giả định về bản
chất của những khả năng kỹ thuật mà hệ cân bằng cạnh tranh hoàn hảo như vậy có thể
diễn ra. Quy mô của nền kinh tế cần phải loại bỏ một cách hoàn toàn, hoặc mức độ sản
xuất trong những ngành nghề được xác định theo những cách khác, ví dụ như bằng một
kế hoạch nào đó. Đó là một vấn đề thú vị, nhưng cần được loại trừ ở đây.[1]
Những vấn đề này là những nội dung cơ bản của kinh tế học phúc lợi như tôi đã học
trong những năm năm mươi. Ian Little (1950) và đặc biệt là Jan Graaff (1951) đã đưa ra
những khó khăn quan trọng trong học thuyết này, đặc biệt là khi nó được xem là một cơ
sở của thông tin, chính sách và tư tưởng kinh tế. Lý thuyết này xác lập nên điều mà các
nhà kinh tế học nghĩ rằng họ có thể nói với thể giới và những người cai quản thế giới.
Đó là cơ sở cho quan điểm tự do thương mại, thúc đẩy sự kiểm soát của độc quyền, cho
các phương pháp phân tích chi phí-lợi nhuận, và sự điều chỉnh định giá bằng chi phí biên
bởi những công ty sở hữu công (công ty nhà nước). Nó cũng được sử dụng để ủng hộ
cho việc mở rộng thị trường tự do và sở hữu tư nhân về tài sản, và khuyến nghị sử dụng
hệ thống giá thậm chí là trong nền kinh tế kế hoạch.
Những khiếm khuyết của lý thuyết đó dường như nguy hiểm. Rất nhiều giao dịch trong
nền kinh tế diễn ra giữa các cá nhân hoặc công ty, với sự độc quyền đáng kể, ít nhất là từ

một phía của thị trường. Đối chiếu với quan điểm thứ hai, điều đó dường như có nguyên
nhân từ chi phí tìm kiểm và chi phí chuyển loại và sự không chắc chắn về việc hoàn
thành của các hợp đồng trong tương lai (như là ở thị trường tín dụng). Những điều này
không có chỗ trong mô hình cạnh tranh của nền kinh tế. Có người có thể cho rằng những
phát sinh này từ những giả định là nhỏ, trong phạm vi biên của lỗi mà khoa học kinh tế
có thể đạt đến được; mặc dù bản thân tôi không nghĩ chúng như vậy.
Khiếm khuyết chính khác là nhu cầu có một sự phân phối cụ thể của tài sản tới mọi
người trước khi có ai đó cho rằng hệ cân bằng đạt được là tốt. Yêu cầu đó, khi được hiểu
một cách đúng mực, hoàn toàn không thể hoàn thành được.
Đâu là bản chất của khó khăn này Tôi cho rằng, điều đó đã trở nên rõ ràng trong những
năm năm mươi, ví dụ như trong những tác phẩm của William Vickrey[2]. Nếu chúng ta
có được một hệ cân bằng hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tưởng tượng một chính phủ tốt làm
được những điều cần thiết, cụ thể là tạo ra một sự phân phối tài sản đến mọi người như
sự phân bổ mong muốn trong hệ cân bằng. Điều đó có thể thực hiện được. Trong một
mô hình cực kỳ đơn giản, mô hình mà rất nhiều các nhà kinh tế học có thể tưởng tượng
được, mọi người đều giống nhau, và mỗi người đều có được sự thoả dụng từ một hành vi
tiêu dùng hàng hoá, theo một số lượng cố định đã có sẵn. Điều đó thật dễ dàng cho chính
phủ thực hiện công việc phân phối. Giả sử xoá bỏ đi tiêu dùng thoả dụng biên, và sự so
sánh các thoả dụng cá nhân, một sự phân phối bình đẳng về tài sản là điều mà chúng ta
đòi hỏi. Không một thông tin nào, ngoài việc điều tra dân số, được yêu cầu cho điều đó.
Con người có thể có nghi ngờ về biện pháp, thậm chí là về mặt ý nghĩa, của sự thoả
dụng; nhưng ít nhất trong một con đường gồ ghề có sẵn, có một trường hợp rõ ràng để
nghĩ rằng việc chuyển từ người giàu sang người nghèo là một sự tiến bộ. Ứng dụng điều
đó vào một thái cực logic, những người nghèo trên trái đất sẽ được phân phối một cách
đồng đều.
Đó không phải là một chính sáchphổ biến, một phần vì những lý do chính đáng. Rõ ràng
rằng nếu một chính sách bình đẳng được thực hiện, động cơ ban đầu để làm việc sẽ bị
xoá bỏ. "Từ khả năng của một người, đến nhu cầu của anh ta Karl Marx, Phê phán
Chương trình của Gotha) không được cho là khả thi, thậm chí là có thể mong muốn.
Không một mô hình đơn giản nào cho phép điều đó.

HỆ THỐNG THUẾ
Chính xác vấn đề là gì Nói chung, và trong thực tế, sự phân phối lại của các tài sản được
yêu cầu bởi định lý phúc lợi thứ nhất, những thông tin cần thiết chính phủ không thể có
được. Chính quyền lý tưởng (tưởng tượng) này phải biết được những người dân giàu nào
mà họ có, và điều gì họ có thể làm, trước khi họ (chính phủ) có thể biết được phải cho đi
bao nhiêu và lấy đi bao nhiêu. Nếu mọi người biết được chính phủ cần các thông tin đó,
họ có thể che dấu đi bằng cách này hay cách khác, nếu điều đó có lợi cho họ. Những yêu
cầu thông tin cần thiết trong định lý phúc lợi thứ hai không thể được hoàn thiện. Việc
chuyển từ hoặc chuyển đến một người phụ thuộc vào những đặc điểm của người đó,
không phải cư xử của anh ta, được biết đến như là sự chuyển đổi trọn gói. Sự chuyển đổi
trọn gói mong muốn, trong thực tế, là điều không thể, bởi vì chúng đòi hỏi những thông
tin không có sẵn. Nỗ lực để thực hiện chúng có thể sẽ phá huỷ các giá trị của các thông
tin mà họ dựa vào.
Theo hướng suy nghĩ đó, giữa những năm sáu mươi, Piter Diamond và tôi đã bị thuyết
phục rằng một người có thể suy nghĩ về phúc lợi kinh tế và chính sách kinh tế trong bối
cảnh của nền tài chính công. Trước hết chúng ta nghiên cứu mô hình kinh tế tổng quát,
trong đó chính phủ không thể thực hiện được sự chuyển đổi trọn gói [3]. Rõ ràng rằng
điều đó đã đi quá xa, và chúng tôi đã tiếp tục cho phép rằng chính phủ có thể sử dụng
các loại thuế trọn gói thống nhất, hoặc hợp lý hơn, những khoản trợ cấp. Mặt khác chính
phủ phải sử dụng các khoản thuế, thuế từ quan điểm của lý thuyết phúc lợi thuần tuý
được xem như một sự méo mó. Đây là mô hình trong đó tất cả những người tiêu dùng và
người sản xuất là những người chấp nhận giá, nhưng họ không nhất thiết phải đối mặt
với những mức giá giống nhau, bởi vì tỷ suất thuế không thể làm cho hai bên của một
giao dịch phải tiếp diện với các mức giá khác nhau. Đó là một mô hình truyền thống, có
hành vicạnh tranh của các tác nhân tư nhân; nhưng đó là một nền kinh tế bị bóp méo, và
sự bóp méo đó có thể là tối ưu. Và đó là điều mà chúng tôi muốn nghiên cứu.
Trước đó đã có một tác phẩm nói về sự méo mó của thuế khoá. Lý thuyết này được khởi
xướng bởi Frank Ramsey (1927), theo đề nghị của A.C Pigou. Ông đã xem xét một nền
kinh tế gồm những người tiêu dùng đồng nhất và giả định rằng thu nhập chính phủ tăng
lên hoàn toàn thông qua các khoản thuế đối với hàng hoá. Sau đó, M. Boiteux (1956), ở

Pháp, đã phát triển một cách độc lập lý thuyết đồng đẳng của việc đặt giá bởi sự thoả
dụng công cộng với lợi nhuận bằng không là nhân tố hạn chế, trong một nền kinh tế mà
sự chuyển đổi trọn gói hoàn hảo xảy được cho là xảy ra một cách nghịch lý. Và Serge-
Christophe Kolm (1971) đã phát triển một lý thuyết tổng quát có tính hệ thống.
Điều lý thú trong câu chuyện mà tôi kể ra ở đây loại lý thuyết mà chúng tôi đã phát triển,
chứ không phải là nội dung và những hàm ý của nó. Đó là lý thuyết về một nhà nước mà
những hành động của nó là một chức năng của điều mà nó có thể quan sát được. Không
một sự quan sát nào về bản chất của những người tiêu dùng cá nhân được giả định là có
sẵn, mà chỉ những quan sát về ứng xử của họ. Ví dụ chính của điều đó là một loại thuế
hàng hoá, nó tạo ra một tỷ lệ thu nhập trong số hàng hoá mà người tiêu dùng chọn mua.
Việc lựa chọn chính sách có tính đến phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay đổi
của thuế, đặc biệt là sự thay đổi số lượng mua bán. Một sự trợ cấp trọn gói thống nhất
không yêu cầu bất kỳ một thông tin nào, và do đó được cho phép. Chúng tôi nói rằng,
những công cụ chính sách này là sự tương hợp khích lệ: nhà nước có tính đến đầy đủ các
phản ứng vì lợi ích cá nhân của mọi người đến hệ thống thuế.
Có một khía cạnh, ở đó thông tin về các đặc điểm của người tiêu dùng là cần thiết, sự
phân phối của những đặc tính này trong phạm vi dân số. Nhà nước bằng cách nào đó biết
được sự phân phối này. Về nguyên tắc nhà nước có thể biết được điều này bằng cách đi
hỏi từng người, hoặc trắc nghiệm họ theo các cách đa dạng khác nhau. Bởi vì thông tin
được sử dụng dưới dạng cô đọng (tổng hợp), một cá nhân sẽ chẳng có gì để mất (hoặc có
lợi) khi nói với chính phủ sự thật. Chỉ khi trách nhiệm thuế cá nhân bị tác động bởi sự
tiết lộ này thì sự khuyến khích cạnh tranh bị vi phạm. Chúng tôi đã giả sử rằng, nhà nước
sẽ thu nhận và sử dụng mô hình kinh tế toán về người tiêu dùng, trong đó sự phân phối
những nhóm người tiêu dùng-mối quan tâm của họ đến các loại hàng hoá khác nhau, đặc
điểm cung cấp lao động của họ có thể được ước đoán từ ứng xử của một người tiêu dùng
mẫu. Việc tính toán thuế tối ưu và xu hướng mong muốn của việc thay đổi thuế đã xảy
ra theo cách đó. Một người có thể dứt khoát cho phép những sự không chắc chắn này về
sự phân phối các đặc tính trong dân số, với các vấn đề cân bằng ngân sách mà nó đặt ra,
nhưng chúng ta không nghi ngờ về cái gọi là sự rắc rối nhỏ.
Điều này sau đó là một mô hình với thông tin không đối xứng, ở đó, khi chính sách của

nhà nước được xác định, những cá nhân người tiêu dùng biết nhiều hơn về sở thích và
khả năng của họ hơn là điều mà chính phủ biết. bởi vì tất cả những tham số chính sách
có thể được đề cập đến trong mô hình đó, điều đó rất chung chung. mà điều chung chung
thì không được tận dụng một cách đầy đủ.
THUẾ THU NHẬP
Sẽ là thú vị nếu chúng ta đi vào chi tiết hơn, và nghiên cứu một mô hình kinh tế cụ thể
hơn có một số đặc điểm nổi bật của một nền kinh tế thực sự. Một mô hình như thế vẽ
nên bức tranh của một nền kinh tế vô tận, trong đó dân chúng tận dụng một loại hàng
hoá tiêu dùng duy nhất, và cung ứng lao động. Như đã đề cập ở trên, William Vickrey đã
nêu ra vấn đề thuế tối ưu cho mô hình đó, mặc dù ông đã không thể giải quyết vấn đề
này. Trong mô hình như thế, sự phân phối lại các khoản thuế có thể được mô tả một cách
đơn giản là thuế thu nhập, có ảnh hưởng đến việc quyết định tiêu dùng của mỗi cá nhân
như là một hàm của thu nhập cá nhân đó.
Quan điểm về hệ thống thuế thu nhập thì thuế có thể là một hàm cực kỳ phức tạp của thu
nhập: thuế không cần phải tương ứng với thu nhập, và trong thực tế thì điều này ít xảy
ra. Trong một nền kinh tế thực sự, thu nhập bao gồm nhiều yếu tố. Chúng ta dễ dàng
phân biệt được thu nhập từ lao động với thu nhập từ vốn tài sản, ít nhất là về mặt khái
niệm. (trong thực tế, đặc biệt là đối với những người tự doanh, sự phân biệt khó có thể
thực hiện được; và thu nhập ròng từ vốn, bao gồm cả việc cho thuê nhà, tự bản thân nó
cũng khó để xác định.) Sau đây, tôi giả định rằng chúng ta chỉ xem xét về thu nhập từ
lao động. Thu nhập từ lao động có thể bị đánh thuế một cách phi tuyến. Do đó một số
loại hàng hoá khác, như là gọi điện thoại, điện và những cái khác. Một hệ thống thuế phi
tuyến đầy đủ, như hệ thống thuế hữu tuyến, là sự khuyến khích cạnh tranh: việc tính thuế
vẫn dựa trên hành vi có thể quan sát được một cách công khai của người tiêu dùng. Giả
định là sự phi tuyến sẽ là một lợi thế, bởi vì nó tổng quát hơn hế thống thuế hữu tuyến.
Trên thực tế, không ai có thể nói trước được rằng phi tuyến có lợi thế như thế nào. Hầu
hết các nước có các mức thuế suất biên khác nhau đối với thu nhập từ lao động, và trong
hầu hết các trường hợp luật thuế thu nhập xác định rõ thuế suất biên tăng lên theo thu
nhập. Cũng có những yếu tố khác trong bảo hiểm xã hội và những thoả thuận thuế của
nhiều nước có dạnh giống như thuế thu nhập, ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp, hoặc thoả

thuận hỗ trợ người có thu nhập thấp. Trong nhiều trường hợp, những điều này có tác
động tạo nên một mức thuế suất biên khá cao đối với những khoản thu nhập thấp: những
lợi ích bị giảm đi khi thu nhập tăng lên, và đôi khi là một đổi một. Do đó, hệ thống thuế
điển hình thực sự có mức thuế suất biên cao đối với mức thu nhập thấp và đối với thu
nhập cao, tỷ suất thuế biên thấp đối với mức thu nhập trung bình. Việc nghĩ đến hầu hết
các loại thuế là việc tạm thời, thay vì nghĩ về thuế đối với thu nhập từ tài sản, khi tính
thuế đối với thu nhập từ lao động: có thể đúng nếu hàng tiêu dùng khác nhau bị đánh
thuế ở mức tỷ suất giống nhau. Tại bất cứ một tỷ suất thuế nào, một người cũng có thể
ước lượng hệ thống thuế thực tế gần đúng.
Bước tiếp theo khi nghĩ về một hệ thống thuế tối ưu, thật nghịch lý, là suy nghĩ một cách
rõ ràng về thuế suất, và thay vì suy nghĩ về những phân bổ của các hàng hoá thực sự và
lao động. Để cho thuận lợi hãy suy nghĩ về sự tối ưu như là trong nền kinh tế học phúc
lợi, mà từ đó tất cả những công việc này đã bắt đầu, nhưng giờ đây đã có một hạn chế
mới, sự khuyến khích cạnh tranh, bên cạnh khó khăn sự phân bổ có thể là khả thi. Ý nghĩ
về sự khuyến khích cạnh tranh chuyển đổi bởi chính phủ đã bị ràng buộc bởi suy nghĩ về
thuế suất. Nhưng điều đó thực sự còn hơn một ý nghĩ cơ bản. Vấn đề đặt ra là: sự phân
bổ nào là khả thi nếu chính sách là khuyến khích cạnh trang Tốt nhất nên suy nghĩ về
điều này trong một mô hình cụ thể, nhưng trong thực tế câu trả lời hoá ra rất đơn giản
khi ở trong một mô hình tổng quát.
Mô hình cụ thể này là loại mô hình rất bình thường, trong đó những người tiêu dùng cá
nhân có thể lựa chọn bao nhiêu lao động cần được cung ứng ra. Hoàn cảnh của mỗi
người tiêu dùng được mô tả bởi hai biến số, cung ứng lao động và tiêu dùng. Mỗi loại
người tiêu dùng được xác định bằng một tham số, năng suất, hoặc, tương tự, mức lương
của người đó. Có một sự phân phối đã cho trước về các mức lương trong nền kinh tế, và
nhà nước nhận thức được. Những điều này là thực tế, năng suất thực tế của các cá nhân
khác nhau. Nhà nước có thể quan sát toàn bộ sản phẩm của mỗi cá nhân, đó là sản phẩm
của mức lương và tổng công việc, nhưng chúng ta lại không thể quan sát mỗi sản phẩm
này một cách riêng rẽ. Giả định về khả năng quan sát đó khá là cực đoan, và tôi sẽ quay
trở lại vấn đề này. Nhưng có một số hạn chế mà chính phủ có thể quan sát được, và sự
giả định cụ thể này tương ứng với điều mà hệ thống thuế hầu như luôn có thể thực hiện

được: chúng chỉ liên quan đến tổng thu nhập, không liên quan đến mức lương.
Chính phủ cũng được giả định có một mục đích, một biện pháp phúc lợi mà chính phủ
muốn tối đa hoá, tổng thoả dụng cá nhân, phù hợp với những ưu tiên cá nhân đối với tiêu
dùng và công việc. Đó không phải là vấn đề bước đầu trong quá trình phân tích, việc tìm
ra cách thức để mô tả sự phân bổ thực tế khả dĩ đối với chính phủ, mà là việc nêu ra sự
phân bổ thực sự tiêu dùng và công việc trong dân chúng một cách khuyến khích cạnh
tranh. Đây là những sự phân bổ có thể phù hợp với hệ thống thuế tính theo thu nhập từ
lao động, nhưng tôi lại muốn mô tả một sự phân bổ có thể mà không cần dẫn chiếu đến
các khoản thuế, và đó là bước quan trọng để đạt được một mô hình có thể tính toán được
của các khoản thuế chung.
Tôi đã nói rằng câu trả lời thật đơn giản. Nó được chỉ ra trong Hình 1. Đối với mỗi
người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm của tiền lương và lao động, thu nhập. Sự khuyến
khích cạnh tranh yêu cầu rằng mỗi người tiêu dùng sẽ chọn từ một cặp biến thu nhập tiêu
dùng sẵn có. Một đường, gọi là đường BB trong đồ thị, mô tả sự phân bổ đó, chỉ ra tiêu
dùng tại các mức thu nhập khác nhau. Mỗi người tiêu dùng chọn từ đường phân bổ đó:
mỗi người có một đường bàng quang tiếp xúc (tiếp tuyến) với đường phân bổ, như là II
và JJ trong Hình 1. Để cho chính xác hơn, điều mà tôi gọi là một đường phân bổ có thể
là không đúng: nó có thể có đoạn gấp khúc. Dẫu vậy, điều đó được rút ra từ một lập luận
đơn giản rằng đường phân bổ phải hoàn toàn nằm dưới tập hợp những đường bàng
quang cá nhân, tương ứng với mỗi người tiêu dùng. Do đó, sự thoả dụng tăng lên khi
tiền lương, tại mức cân bằng với đạo hàm của thoả dụng tương ứng với mức lương đó,
với mức thu nhập và tiêu dùng không đổi. Và thu nhập cũng là một hàm tăng dần đối với
mức lương của người tiêu dùng sự kết hợp hai yếu tố này hình thành nên sự phân bổ thu
nhập/tiêu dùng khuyến khích cạnh tranh.
Một giả định quan trọng cần được đưa ra để chứng minh cho kết luận trên. Giả sử rằng
những người có mức lương cao hơn luôn thấy dễ dàng hơn để tạo thêm thu nhập so với
những người có thu nhập thấp. Điều này hạn chế hơn nhiều người ta có thể tưởng tượng,
và nó không đơn giản là việc tăng lương, nhưng đó lại có vẻ như là một giả định hoàn
toàn hợp lý và dễ chấp nhận. Trong hình 1, sự giả định có nghĩa rằng các đường bàng
quang của mỗi người khác nhau, mỗi đường chỉ cắt nhau một lần. Điều kiện này được

biết đến như là thuộc tính cắt nhau một lần (hoặc đôi khi còn gọi là điều kiện Spence-
Mirrlees [4]). Với giả định đó, người ta có thể xác định đầy đủ sự phân bổ khuyến khích
cạnh tranh.
Hơn nữa, và rất quan trọng, vấn đề tối ưu thuế thu nhập ban đầu bây giờ có thể chuyển
sang một cái gì đó giống như là vấn đề lý thuyết kiểm soát tiêu chuẩn, với sự thoả dụng
là một biến trạng thái, và thu nhập là biến kiểm soát. Điều kiện trên đã mô tả hoàn toàn
tương ứng với quan điểm cho rằng mức độ mà ở đó sự thoả dụng tăng lên trong dân số,
đối với mức lương, bằng với đạo hàm của thoả dụng cá nhân tính theo mức lương đã nói,
đó là một hàm đã biết đến của tiêu dùng cá nhân, thu nhập và mức lương. Nói đúng hơn,
một người có thể tổng quát tất cả những điều này, với điều kiện thoả dụng không luôn
luôn là một hàm liên tục của tiền lương. Do đó, sự chứng minh toán học đầy đủ của tất
cả những vấn đề này rất phức tạp. Kết quả tính toán do đó cũng không phải dễ dàng, bởi
vì trong thực tế chúng ta phải kiểm tra liệu rằng người tiêu dùng ở từng lớp phân loại
cùng có chung mức thu nhập hay không; nhưng điều đó có thể được thực hiện.[5]
Một đặc điểm thú vị trong sự phân tích này, và nó xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên,
đó là hiệu lực của nó. Nó làm cho vấn đề quá rõ ràng. Chúng tôi muốn nói rằng việc sử
dụng một hệ thống thuế phi tuyến giải quyết được vấn đề từng làm các nhà lý thuyết về
thuế. Trong phân tích thuế hàng hoá tối ưu mà tôi và Peter Diamond đã thực hiện, chúng
tôi đã tìm được điều kiện bậc nhất cho hệ thống thuế tối ưu, và đã tìm ra nhiều cách giải
thích và những vấn đề có liên quan; nhưng những điều kiện này là điều cần cho sự tối
ưu, chứ không phải là điều kiện đủ. Trong bất kỳ một mô hình cụ thể nào đó, việc tính
toán thuế tối ưu đòi hỏi
Hình 1. Sự khuyến khích cạnh tranh
Nhiều hơn việc giải quyết vấn đề điều kiện đầu tiên, trừ phi chỉ có một giải pháp duy
nhất. Vấn đề đó không tác động đến kinh tế học phúc lợi đơn giản với những sự chuyển
đổi gộp hoàn hảo. Trong vấn đề thuế thu nhập, những điều kiện khá đơn giản, dễ dàng
kiểm tra đối với mỗi mô hình cụ thể mà tôi đã sử dụng, hàm ý rằng giải pháp về những
đẳng thức đã mang lại một sự tối ưu: những điều kiện đủ cũng như điều kiện cần. Khi
việc tính toán được thực hiện, người ta biết rằng họ đã có câu trả lời đúng, chứ không
phải là câu trả lời có thể đúng.

Giải pháp cho mô hình trong bất cứ trường hợp cụ thể nào cũng cho thấy mức độ tiêu
dùng có liên quan đến thu nhập như thế nào. Từ đó một người có thể nói về thuế suất
thuế thu nhập. Hãy nhớ rằng trong mô hình đó, sự phân bổ có thể đạt được với chỉ hệ
thống thuế đó. Thuế thu nhập trong mô hình đó tương ứng với tổng thuế thu nhập thực tế
từ lao động và thuế tiêu dùng, như là thuế giá trị gia tăng.
Việc tính toán mô hình được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể. Có ba giả định chủ
yếu: việc phân phối tiền lương, bản chất của những ưu đãi cá nhân giữa tiêu dùng và lao
động, và mức độ được cho là cần thiết để chuyển từ giàu có sang nghèo khổ, ví dụ như
cách thức mà hàm phúc lợi kết hợp với những ưu đãi cá nhân. Trong một nghiên cứu
năm 1971, giả định hợp lý và đơn giản nhất được đưa ra là về vấn đề ưu đãi tiêu
dùng/công việc, đó là yếu tố co giãn thay thế giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi. Ít nhất đối với
những lao động nam giới, công việc lúc đó cho thấy rằng độ co giãn tương đối cao.
Công việc sau này [6] chỉ ra rằng tỷ suất biên của thuế đã lơn hơn rất nhiều so với những
tính toán đầu tiên. Việc phân phối thu nhập từ lao động không phải là dễ dàng quan sát.
Trong trường hợp nào khía cạnh tạm thời rất quan trọng trong thực tế và hoàn toàn
không được tính đến trong mô hình. Cả sự phân phối thông thường và phân phối Pareto
đã được thực hiện, và chúng mang lại các kết quả hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là đối
với nhóm có thu nhập cao. Những sự xác định về phúc lợi khác nhau có tác động nhiều
đến đối với nhóm có thu nhập thấp hơn là nhóm có thu nhập cao, và có những cơ sở lý
thuyết để khẳng định điều đó. Một mức độ yêu cầu của chi tiêu công cộng (về quốc
phòng, cảnh sát, v.v Không phải chi tiêu phúc lợi, cũng là một phần của hệ thống thuế
tối ưu) cũng được thừa nhận.
Các kết quả khác nhau đạt được được minh hoạ trong Hình 2 và 3, dựa trên những tính
toán của Matti Tuomala. Hai tham số, β và ε, mô tả mức độ của chủ nghĩa bình quân
được giả định, và mức độ co giãn thay thế giữa tiêu dùng và cung cấp lao động. ε = 1
tương ứng với những trường hợp được tính toán trong nghiên cứu năm 1971, ε = 0.5 là
một giá trị khả dĩ hơn.
Có nhiều yếu tố tác ảnh hưởng đến kết quả. Trong nhiều trường hợp, tỷ suất biên của
thuế đạt cao nhất trong nhóm có thu nhập trung bình, và giảm đối với nhóm có thu nhập
cao và thấp. Điều này đối lập với hệ thống thuế thực tế. Đó là một đặc điểm mà lúc đó

dường như rất thô, mặc dù những tính toán sau đó và kết quả cho thấy rằng tỷ suất thuế
biên có thể rất cao đối với nhóm có thu nhập thấp nhất. (Với một sự đánh giá phúc lợi
theo xu hướng chủ nghĩa bình quân, tỷ suất thuế biên dường như giảm khi tính theo
nhóm thu nhập tăng lên.) Một kết quả khác, không có tác động về mặt số lượng, nhưng
vẫn có tầm quan trọng, đó là trong sự tối ưu, chỉ số thất nghiệp mang số dương. Những
người nào lựa chọn không có thu nhập được hưởng một khoản trợ cấp, bởi vì chúng ta
không muốn họ chết đói, và những người lao động có năng suất thấp thấy rằng khoản
lương không đạt đến mức của lao động tiêu chuẩn.
Người ta có thể đi sâu vào vấn đề và những kết quả bằng cách nghĩ về một trường hợp hi
hữu trong đó sự không bằng nhau về thu nhập là rất thấp. Trường hợp hạn hữu này là khi
mọi người có mức thu nhập giống nhau. Do đó không có vấn đề khuyến khích cạnh
tranh. Sẽ là tối ưu khi chúng ta tăng ngân quỹ cần thiết cho những chi tiêu công cộng bởi
những khoản thuế. Tỷ suất thuế biên bằng không. Trường hợp thu nhập có sự không
bằng nhau ở mức độ nhỏ, với mức lương giao động từ 0 đến một mức cao hơn nào đó,
với sự thay đổi rất nhỏ. Đối với những người có mức lương trung bình (đa số trong dân
số) những khoản thuế tương đương với những khoản thuế trong trường hợp thu nhập
bằng nhau, đặc biệt là mức thuế suất biên thấp, và mức thuế suất trung bình đủ lớn để chi
trả cho chi tiêu công cộng. Nhưng điều đó không thể áp dụng cho những người có mức
thu nhập thấp nhất, bởi vì họ không thể trả cho tổng khoản thuế đó- điều đó có nghĩa là
tiêu dùng âm. Do đó, đường tiêu dùng/thu nhập phải là một đường nằm dưới cùng, và
luôn luôn nằm dưới đường bàng quang của người có thu nhập trung bình. Một người
không thể thấy được từ lập luận này một cách rõ ràngvề độ dốc của đường của đường
tiêu dùng/thu nhập sẽ nằm dưới cùng như thế nào, nhưng chắc chắn rằng nó thấp hơn rất
nhiều đường thu nhập trung bình, điều đó cũng có nghĩa là thuế suất biên sẽ cao hơn khi
tại điểm dưới cùng hơn là điểm ở giữa.
Nguồn: M, Tuomala, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng (1984)
Hình 2: Những đường thuế thu nhập tối ưu
Nguồn: M. Toumala, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng (1984)
Hình 3: Tỷ suất thuế biên.
Khi phân phối thu nhập càng không bằng nhau, đường tiêu dùng/thu nhập tối ưu thay đổi

hình dạng của nó càng phức tạp. Một lý do khả dĩ khác để giải thích việc tỷ suất thuế
biên cao đối với nhóm có thu nhập thấp. Nếu trong thực tế mọi người muốn làm một số
công việc, điều không quá quan trọng là việc cung cấp những công việc cần nhiều lao
động cho nhóm có mức lương thấp. Điều đó có thể làm cho thuế suất đạt hoặc gần đến
100%, và sự tối ưu xảy ra ở mức dưới cùng của thu nhập. Trong những nhóm cao hơn,
theo nghiên cứu gần đây của Peter Diamond, chưa được xuất bản, chỉ ra rằng đường tiêu
dùng/thu nhập có dạng ngược với chữ U thường xảy ra với thuế suất biên tăng lên trong
phương thức phân phối này, nhưng cuối cùng lại giảm xuống.
Có một kết quả chính xác hơn đáng quan tâm hơn cho mô hình này và những điều tổng
quát của nó. Những nghiên cứu nổi tiếng nhất của Phelps (1973) và Sadka (1976) rằng tỷ
suất thuế biên tối ưu đối với người có mức lương cao nhất (nếu có) là bằng không. Trong
nghiên cứu của riêng tôi, mọi sự phân phối tiền lương không bị giới hạn bởi điều trên.
Kết quả của Phelps-Sadka thực sự nói rằng nhóm có thu nhập cao nhất cũng có thể xảy
ra với mức thuế suất biên bằng không. Có một sự không chắc chắn đáng nói về nhóm có
thu nhập cao trong thực tiễn: không thể đạt đến một mức mà ở đó thuế suất biên bằng
không.
Có một kết quả chung quan trọng trong nghiên cứu của Atkinson và Stiglitz (1976), họ
đã tìm ra những điều kiện chung cho một mô hình với nhiều hàng hoá tiêu dùng để có
đặc tính rằng sự tối ưu có thể đạt được bằng cách chỉ sử dụng hệ thống thuế đối với thu
nhập từ lao động. Điều này xảy ra khi có sự chia tách của tiêu dùng hàng hoá trong
những sự ưu tiên giữa những đặc tính tiêu dùng và lao động. Nếu những điều kiện này
sử dụng cho những ưu tiên tạm thời, thì một người sẽ không có thuế thu nhập từ tài sản:
đó là trường hợp, ở đó sự chi tiêu thuế giống nhau là tối ưu. Có một mối liên hệ gần gũi
với kết qủa của Christiansen (1981) là khi có hàng hoá công cộng cùng nhóm với hàng
hoá tiêu dùng cá nhân, tách biệt khỏi lao động và tiền lương, quy tắc hàng hoá công cộng
của Samuelson, tổng các tỷ suất biên của sự thay thế sẽ bằng với tỷ suất biên chuyển đổi.
Những kết quả nhày đòi hỏi khả năng của hệ thống thuế phi tuyến tuỳ ý của thu nhập từ
lao động, đó là sự hợp lý hoàn hảo. Thật thú vị là mô hình chung của hệ thống khuyến
khích cạnh tranh lại đưa ra những kết quả rõ ràng hơn những kết quả đạt được khi xem
xét hệ thống thuế tuyến tính.

Cuối cùng, nên lưu ý rằng mô hình này có tính tổng quát hơn vẻ bề ngoài của nó, với thu
nhập trong mô hình này là thu nhập hữu hình, và những khoản tiêu dùng là quan sát
được. Sự trốn thuế cũng được xem xét trong cấu trúc này, với biến tiêu rõ ràng đối với
thu nhập sau thuế, và thu nhập đúng với những gì được báo cáo với cơ quan thuế. Những
gì bỏ qua sau đó là những sự đánh giá và kiểm tra khác. Nhưng điều đó cũng có thể được
sử dụng thậm chí không có trốn thuế cố ý. ở một số nước, khả năng có sự trốn thuế thay
đổi theo mức độ đánh thuế được xem là có tầm quan trọng hơn là những biến đổi trong
cung cấp việc làm.
Thông Tin và Động Cơ- Nền Kinh Tế của Những Củ Cà Rốt và Cây Gậy, 2
kinhtehoc.com
Hội Ngộ của Lý Trí và Lợi Ích
Thông Tin và Động Cơ- Nền Kinh Tế của Những Củ Cà Rốt và Cây Gậy, 2
Information and Incentives: Economics of Carrots and Sticks ****
Tác giả: JAMES A. MIRRLEES
Dịch viên: Võ Hồng Long
Thông Tin và Động Cơ- Nền Kinh Tế của Những Củ Cà Rốt và Cây Gậy
HỆ THỐNG THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG
Mô hình thuế mà chúng ta đang xem xét chỉ là một trường hợp trong đó tồn tại sự không
đối xứng về thông tin giữa cơ quan nhà nước (chính phủ) và tác nhân hoặc những tác
nhân (người tiêu dùng). Những cá nhân người tiêu dùng biết nhiều về năng lực của họ
hơn là chính phủ. Chính phủ có thể tự nghĩ rằng họ đang làm việc với đại diện của người
tiêu dùng, nhưng không biết loại người tiêu dùng đó. Có nhiều quan hệ kinh tế thuộc về
quan hệ uỷ thác/đại lý, đặc biệt là quan hệ người sử dụng/người lao động. Phương pháp
phân tích mà tôi đã nêu ra được áp dụng khi hoạt động của người đại lý có thể quan sát
được và có thể xác định được, nhưng người đại lý biết nhiều hơn người uỷ thác, ví dụ
như mối quan hệ giữa nỗ lực không thể quan sát được và hoạt động. Adam Smith đã biết
rằng có một vấn đề (mặc dù ông không đề cập đến một cách rõ ràng sự không chắc chắn
tạo ra một khả năng lẩn tránh):
Điều thú vị là mọi người cố gắng sống theo điều kiện của mình một cách tốt nhất có thể ;
và nếu mức lương của anh ta giống nhau một cách chính xác, liệu rằng anh ta có, hoặc

không có thực hiện một số trách nhiệm lao động, đó ch ắcn ch ắn là lợi ích của anh ta, ít
nhất đó là thứ lợi ích được hiểu một cách tầm thường, hoặc nếu anh ta có một số thẩm
quyền khiến anh ta không phải làm điều đó, thực hiện nó một cách bất cẩn và cẩu thả mà
thẩm quyền đó cho phép. (Sự giàu có của các Quốc gia)
Có người nghĩ rằng anh ta quá không quan tâm đến hệ thống khuyến khích tiền tệ,
nhưng cần nhớ rằng thẩm quyền có thể là một sự mô tả tốt về mối quan hệ đó. Hệ thống
thanh toán tối ưu, với thông tin không đối xứng, có thể có đặc điểm độc đoán, nếu nó chỉ
ra rằng việc thanh toán tăng lên rất nhanh tương ứng với mức độ của các nhóm mức
lương, và chậm đi với nhóm thu nhập thấp, và không tăng lên nhiều lắm với nhóm có thu
nhập cao. Điều đó gần giống với nguyên tắc sau đây: Làm cái này hoặc cái kia. Đó là
một đặc điểm thú vị của những đường được cho là tối ưu trong vấn đề thuế thu nhập là
tiêu dùng không bao giờ tăng nhanh hơn thu nhập (tương đương với, tỷ suất thuế biên
không bao giờ âm). Khả năng có thể nhất, một mối quan hệ khó khăn không bao giờ trở
thành tối ưu trong thực tế với thông tin không cân đối. [7]
Quan hệ lao động phát sinh những khả năng thú vị mới, như là việc thanh toán liên quan
đến hoạt động của những người khác. Sẽ không đáng để làm việc nếu hai người hoàn
toàn không liên quan đến nhau, trong đó khả năng của họ cũng không tương xứng. Khi
họ tương xứng với nhau, và các tác nhân này lại không kết hợp được với nhau, có một
phạm vi thực tế cho việc thanh toán tuỳ thuộc vào mức độ của quan hệ hoạt động của
các tác nhân.
Chúng ta có thể không chờ đợi chính phủ ban hành những loại thuế, mà điều đó lại phụ
thuộc vào thu nhập của những người hàng xóm của chúng ta (hoặc những đối thủ cạnh
tranh rất xa) cũng như vào thu nhập của chúng ta. Nhưng những khả năng đó đã đóng
một vai trò quan trọng trong một mô hình phát triển hơn so với mô hình đơn giản với
thông tin không đối xứng như đã mô tả ở trên. Các tác nhân có thể được yêu cầu lựa
chọn giữa những thông tin phức tạp hơn là những gì chúng ta sử dụng để mô tả hoạt
động đơn giản hoặc thu nhập của họ. Maskin (1985) đã đưa ra ý tưởng về việc yêu cầu
mọi người tự đặt mình vào việc phân phối toàn bộ khoản lương, trong khi phải đối diện
với những yếu tố có tính trừng phạt một cách nghiêm khắc đối với bất kỳ câu trả lời
không phù hợp nào. Bằng cách đó, ông có thể thực tiến hành được sự tối ưu đầu tiên. Lý

thuyết đó thực sự đòi hỏi thông tin giữa những tác nhân, nhưng Piketty (1993) đã phát
triển một phương thực dễ chấp nhận hơn để đạt được sự tối ưu tốt nhất cũng nằm trong
phạm vi ý tưởng đã được đưa ra. Mô hình đơn giản của khuyến khích cạnh tranh không
hề làm giảm đi cơ chế khuyến khích có thể trong hoàn cảnh của thông tin không đối
xứng.
Trong số những ứng dụng ở lĩnh vực khác của thông tin không đối xứng là việc kiểm
soát những tập đoàn bởi những người cầm quyền (người quản lý nhà nước, ban hành
luật), và định giá bằng những sự thoả dụng. Trong từng hướng phát triển thú vị đó, trước
hết là Baron và Myerson (1982), và sau đó là Laffont và Tirole (1993) đã chỉ ra làm thế
nào một người có thể phân tích sự điều chỉnh bằng cách bằng cách xem các tập đoàn
(doanh nghiệp) như là những tác nhân (đại lý), những người biết được cơ cấu vốn của
doanh nghiệp đó, và những người cầm quyền, người không chắc chắn về những chi tiêu
của doanh nghiệp, người không chắc chắn về chi phí của doanh nghiệp. Sản phẩm của
doanh nghiệp và giá cả mà doanh nghiệp đó đặt ra đối với những sản phẩm đó liên quan
đến nhu cầu của thị trường, và đó là thông tin công khai. Một cách để suy nghĩ về sự
điều chỉnh là phải có thuế về sản phẩm thay đổi. Điều này có thể được phân tích bằng
cách sử dụng những phương pháp mà tôi đã nêu ra.
Tương tự, những thoả dụng cũng làm cho người tiêu dùng thay đổi những ưu tiên, và có
thể liên kết giá cả với số lượng được sử dụng theo một cách thức phức tạp. Như trong
mô hình điều chỉnh, có rất nhiều sản phẩm, và một người sẽ xem xét việc định giá đồng
bộ của tiêu dùng tại các thời điểm khác nhau. Điều này thực sự khó khi sở thích của
người tiêu dùng thay đổi một cách phức tạp, đa chiều. Phương pháp đơn giản mà tôi đã
mô tả trở nên kém hiệu quả khi áp dụng vào những vấn đề đa chiều như thế, nhưng
Wilson (1993) và Armstrong (1996) đã tạo nên một tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết
những vấn đề như thế này.
Trong tất cả những phạm vi ứng dụng này, chiều thời gian đóng vai trò quan trọng. Quay
trở lại vấn đề hệ thống thuế, có thể thấy được những vấn đề mới và rắc rối nảy sinh.
Chúng ta có thể nghĩ về việc đánh thuế theo từng thế hệ, hoặc những nhóm người, theo
cách phù hợp với họ. Mỗi thế hệ, mỗi tầng lớp sẽ có phần đóng góp của mình, nhưng
chúng ta có thể xác định được rõ ràng năm sinh, và sử dụng nó làm cơ sở để đánh thuế.

Do đó, về mặt lý thuyết chúng ta có thể xem như có một hệ thống thuế khác nhau cho
mỗi nhóm. Các chính phủ không làm như vậy, và tôi sẽ quay trở lại vấn đề tại sao và
chúng ta có nên chấp nhận chỉnh phủ làm như vậy.
Giả sử rằng khả năng của mỗi cá nhân có liên quan chặt chẽ đến khả năng trong tương
lai. Hãy xem xét một mô hình trong đó mức lương của mỗi người đều như nhau trong
suốt quãng thời gian làm việc. Một số hệ thống thuế khuyến khích cạnh tranh áp dụng
cho thu nhập năm đầu tiên. Mọi người quyết định mức độ nặng nhọc của lao động, và
làm công việc gì: một số người đạt được mức thu nhập cao, và số khác có thu nhập thấp.
Nếu như theo lý thuyết, những người có mức tiền lương cao sẽ chọn mức thu nhập cao.
Năm tiếp theo, chính phủ biết được mức thu nhập của những người đó trong năm vừa
qua, và do đó có thể suy ra mức lương của họ. Lúc đó, chính phủ có thể đánh thuế trên
cơ sở mức lương hơn là thu nhập, điều đó cũng có thể nói rằng dựa trên đặc điểm của
người tiêu dùng. Chúng ta không cần phải lo lắng về sự khuyến khích, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện tại. Thuế có thể được xác định một cách độc lập so với thu nhập thực tế,
và chỉ có liên quan đến mức lương (đã quan sát trên cơ sở hoạt động của kỳ trước). Tại
điểm biên, sự khuyến khích là tối ưu. Trên thực tế, những khoản thuế liên quan đến mức
lương tạo thành tổng mức thuế, và nó có thể cao đối với người có thu nhập cao, và thấp,
thậm chí âm đối với người có thu nhập thấp. Và thực tế đã chứng minh rằng đây là một
mô hình hợp lý, người có thu nhập thấp sẽ có thuận lợi hơn người có thu nhập cao.
Nếu điều đó xảy ra trong năm thứ hai, những người ở trong năm đầu tiên sẽ có thể quyết
định họ sẽ kiếm tiền không đủ để bị cho là có mức lương cao. Họ có thể chọn mức thu
nhập giống nhau. Năm thứ hai, chính phủ không thể xác định được các mức lương, và
mọi thứ sụp đổ. Hy vọng cho một sự tối ưu đã mô tả không phải là một hệ cân bằng. Có
một hệ cân bằng mà trong đó không ai làm gì cả, nhưng điều đó hoàn toàn không thoả
mãn. Vấn đề là trong năm thứ hai, chính phủ sẽ trở nên cực đoan nếu hành động như đã
mô tả. Có thể dự đoán được rằng ứng xử cực đoan đó của chính phủ sẽ dẫn đến rắc rối.
Cái mà chúng ta có là một tình huống đặc biệt tồi tệ của sự không phù hợp tạm thời. Nếu
chính phủ có thể tự cam kết trước rằng sẽ áp dụng cho những nhóm đó trong tất cả các
năm trong tương lai, chúng ta có thể quay lại hệ cân bằng tốt thứ nhì đã mô tả như trong
hệ thống thuế tối ưu. Có thể sự việc sẽ xảy ra tốt hơn thế. Vấn đề là chính phủ không hề,

ở một mức độ đáng kể, tự cam kết về tỷ suất thuế trong tương lai, và thực tế không dễ
dàng làm như vậy; và do đó vấn đê đã nói không phát sinh. Bằng cách chấp nhận một
điều cho rằng những người sinh ra ở các thời điểm khác nhau đều chịu một hệ thống
thuế như nhau, chính phủ cần có một đảm bảo, ở một mức chi phí để từ bỏ những cơ sở
mong muốn đối với sự phân biệt thuế.
Có thể mọi người sẽ không nói rõ ra. Giống như một người bắt đầu suy nghĩ làm thế nào
để đi lại, chúng ta sẽ đưa mình vào nhiều rắc rối khi suy nghĩ. Chúng ta gặp cùng một
vấn đề mà Kydland và Prescott (1977) đã xác định trong chính sách kinh tế vĩ mô. Trong
chính sách kinh tế vĩ mô, chúng ta không coi nó là nghiêm túc. Có một rắc rối không rõ
ràng ở đây, có lẽ là trong vấn đề hệ thống thuế đối với tài sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Armstrong, C.M. (1996) Định giá phi tuyến đa sản phẩm, Kinh tế toán, 64,51-76.
Arrow, K.J. (1963) Sự không chắc chắn và kinh tế học phúc lợi của chăm sóc y tế. Tạp
chí kinh tế Hoa Kỳ, 53, 941-69.
Atkinson, A.B. và Stiglitz, J.E. (1976) mô hình của cấu trúc thuế: hệ thống thuế trực tiếp
chống lại hệ thống thuế gián tiếp, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng, 6, 55-57.
Baron, D và Myerson, R. (1982) điều chỉnh một nhà độc tài với chi phí chưa biết. Kinh
tế toán học, 50, 911-30.
Boiteux, M. (1956)
Kinh tế toán học
Christiansen, V. (1981) đánh giá các dự án công cộng trong hệ thống thuế tối ưu, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, 48, 447-457.
Diamond, P.A. và Mirrless, J.A. (1971) Hệ thống thuế tối ưu và sản xuất công cộng I và
II, Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ, 61, 8-27 & 261-278.
Diamond, P.A. và Mirrless, J.A. (1977) Một mô hình của chế độ bảo hiểm xã hội cho
hưu trí, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng, 10, 295-336.
Graaff, J. de V. (1957) Lý thuyết Kinh tế học Phúc lợi, Nhà xuất bản Đại học
Cambridge.
Holmström, B. và Milgrom, P.R. (1977) Sự tổng hợp và tuyến tính trong quy định của
khuyến khích tạm thời, Kinh tế toán học, 55, 303-328.

Kolm, S. C., (1971), Lý thuyết về sự hạn chế của giá trị và ứng dụng của nó, Paris:
C.N.R.S. Dunod.
Kydland, F.E. và Prescott E.C. (1977) Quản lý còn hơn là thả nổi: sự không phù hợp của
kế hoạch tối ưu, Tạp chí kinh tế chính trị, 85 (3).
Laffont, J-J, và Tirole, J. Lý thuyết về Sự khuyến khích trong Mua sắm và Quy chế.
Cambridge Mass.: M.I.T .
Little, I.M.D. (1950) Phê phán về Kinh tế học Phúc lợi, Oxford: Nhà xuất bản
Clarendon.
Maskin, E (1985) Lý thuyết của việc thực hiện trong cân bằng Nash, Hurwicz,
Schmeidler và Sonnenschein (nhiều tác giả). Những mục tiêu xã hội và tổ chức xã hội,
Nhà xuất bản Đại học Cambridge.
Mirrlees, J.A (1971), Tìm hiểu về lý thuyết của hệ thống thuế thu nhập tối ưu. Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, 38, 175-208.
Mirrlees, J.A (1974) Những lưu ý về kinh tế học phúc lợi, thông tin và sự không chắc
chắn. trong M. Balch, D. McFadden và S. Wu (nhiều tác giả), Tiểu luận về Cư xử Cân
bằng trong Sự không chắc chắn, Amsterdam: Bắc Hà Lan.
Mirrlees, J.A (1975) Lý thuyết của rủi ro đạo đức và cư xử không nhìn thấy được, Đại
học, Nuffield, Oxford. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
Mirrlees, J.A (1976) Cấu trúc tối ưu của sự khuyến khích và quyền lực trong một tổ
chức, Tạp chí Kinh tế Bell, 7, 105-31.
Mirrlees, J.A (1986) Lý thuyết của hệ thống thuế tối ưu. Trong K.J Arrow và M.D
Intriligator (nhiều tác giả), Cẩm nang kinh tế toán học, Tập III, Amsterdam: Bắc Hà Lan
Mirrlees, J.A (1995) Kinh tế học phúc lợi và quy mô của nền kinh tế. Tạp chí Kinh tế
Nhật Bản, số. 46, 38-62.
Pauly, M. (1985) Nền kinh tế của rủi ro đạo đức: Bình luận. Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ, 58,
531-6.
Phelps, E.S. (1973) Hệ thống thuế của mức lương để bình đẳng kinh tế. Tạp chí Kinh tế
hàng quý, 87, 331-354.
Piketty, T. (1993) Việc thực hiện sự phân bổ bậc nhất thông qua biểu thuế được tạo ra,
Tạp chí Lý thuyết Kinh tế học, 61, 23-41.

Ramsey, F.P. (1927) Một đóng góp cho hệ thống thuế. tạp chí kinh tế, 37, 47-61.
Rogerson, W. (1985) Phương pháp hàng đầu cho vấn đề người uỷ thác-người đại lý.
Kinh tế toán học, 53, 1357-1368.
Sadka, E. (1976) Về phân phối thu nhập, những hiệu ứng khuyến khích và hệ thống thuế
thu nhập tối ưu. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 43, 261-268.
Spence, M. (1973) Tín hiệu của thị trường lao động. Tạp chí Kinh tế hàng quý, 87, 355-
374.
Tuomala, M. (1990) Thuế Thu nhập Tối ưu và Sự phân phối lại, Oxford: Nhà xuất bản
Clarendon.
Varian, H.R. (1980) Phân phối lại thuế như là bảo hiểm xã hội, Tạp chí Kinh tế Cộng
đồng, 14, 49-68.
Vickrey, W.S. (1954) Xác định thoả dụng biên bằng những phản ứng đối với rủi ro.
Kinh tế toán học, 13, 319-333.
Wilson, R. (1993) Định giá Phi tuyến, Nhà xuất bản Đại học Oxford.
[1] Có rất nhiều cách để mở rộng tỷ lệ, được thảo luận trong Tập Mirrlees (1995), và tác
phẩm được chỉ ra trong đó.
[2] Một vấn đề được thảo luận, một cái gì đó giống hình elip, trong Vickrey (1945), và
nghiên cứu đó đã dẫn đến mô hình về sự phân phối lại của hệ thống thuế được thảo luận
ở phần sau của tác phẩm này.
[3] Lý thuyết chúng tôi đã phát triển cuối cùng được xuất bản trong hai nghiên cứu,
Diamond và Mirrlees (1971)
[4] Michael Spence (1973) đã sử dụng điều kiện này cho những mô hình của thị trường
với thông tin không đối xứng
[5] Tất cả những điều này được xác lập trong Mirrless (1971), trong khi sự chứng minh
toán học đầy đủ (trong một nghiên cứu thảo luận của trư ờng Đại học Nuffield, Oxford),
xuất hiện duy nhất trong tác phẩm của Mirrless (1986)
[6] Tuomala (1990)
[7] Một vài vấn đề ở đây được nghiên cứu trong Mirrlees (1976)
[8] Xem Arrow (1963), người cũng đã nói về thông tin không cân xứng; và Pauly (1986).
[9] Như là mô hình đã được Varian kiểm nghiệm (1980), nhưng thảo luận của tôi sẽ chủ

yếu là một sự giải thích cho bối cảnh hiện tại trong một phần của tập Mirrlees (1974).
[10] Mirrlees (1975)
*** TQ hiệu đính: Kinh Tế như là một hệ thống thưởng và phạt.
Bài này xuất xứ từ Trang Kinh Tế
/>

×