Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CDTHBK40PHAM THI THANH TUYENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.23 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NO. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PH Môn: PPDH TIẾNG VIỆT 1. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3. GVHD: Trần Dương Qu SV: Phạm Thị Than Lớp: CĐ Tiểu học B Năm học: 2016. Năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sau thời gian một tháng thực tập tại lớp 3B, trường Tiểu học Thạnh Phú, em đã được dự giờ nhiều tiết dạy của các thầy cô. Bên cạnh việc quan sát và học hỏi từ quý thầy cô, bản thân em cũng có một số ý tưởng để xây dựng hoạt động dạy học. * Trước khi trình bày ý tưởng, em xin giới thiệu qua cách tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại trường mà em đã thực tập.. CÁCH TỔ CHỨC LỚP HỌC - Việc quản lí lớp học sẽ do hội đồng tự quản (HĐTQ) đảm nhiệm. GV đóng vai trò là người đôn đốc, nhắc nhở để HĐTQ phát huy hết năng lực quản lí của mình. Đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Sơ đồ cấu trúc lớp học:. - Về sắp xếp, bố trí nhóm học tập: + Lớp học sẽ không còn chia bàn thành 2 dãy, bằng cách ghép 2 - 3 bàn lại với nhau, các em sẽ ngồi thành nhóm, 2 học sinh một bàn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Giáo viên sẽ sắp xếp một nhóm khoảng 4 - 6 em, 1 em là nhóm trưởng. Trong một nhóm lớn sẽ có các nhóm nhỏ, giáo viên sắp xếp sao cho một bạn học khá - giỏi cùng với một bạn học trung bình - yếu tạo thành một nhóm đôi. + Một lớp sẽ dao động từ 6 - 8 nhóm. * Mục đích: - Giúp học sinh có thể kịp thời chia sẻ những khó khăn trong học tập với nhau. - Giúp cho mỗi học sinh đều được tự do nói lên ý kiến của mình, phát huy tính tích cực của học sinh. - Giúp các em có thêm kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học.. * Sau đây là một số ý tưởng trong dạy học Tiếng Việt:. Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG CHO MỘT BÀI DẠY.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ý tưởng 1: Phân môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than. ( SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 107 ) Hoạt động 1: Bài tập 1: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: bố / ba, mẹ / má, anh cả / anh hai, quả / trái, hoa / bông, dứa / thơm / khớm, sắn / mì, ngan / vịt xiêm. Từ dùng ở miền Bắc. Từ dùng ở miền Nam. - Với hoạt động này, em sẽ áp dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” a) Chuẩn bị: GV chuẩn bị 6 tờ giấy A0 (khăn trải bàn) tương ứng với 6 nhóm trong lớp. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy tương tự như hình minh họa.. b) Cách thức tổ chức: + GV cho học sinh đọc thầm yêu cầu bài + GV phát giấy cho mỗi nhóm, hướng dẫn cách viết vào giấy. HS sẽ kẻ dọc phần giấy của mình như hình minh họa:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + HS làm việc cá nhân 2 phút, tìm và ghi những từ dùng ở miền Bắc, miền Nam vào phần giấy của mình. Sau đó, các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Nhóm trưởng ghi lại những ý kiến chung của cả nhóm vào giữa tấm khăn trải bàn (Giấy A0). + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Ý tưởng 2: Phân môn Chính tả: Nghe – viết: Tiếng hò trên sông. Phân biệt ong/oong, s/x, ươn/ương ( SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 87 ) Hoạt động nối tiếp: Thi tìm nhanh, viết đúng: a) - Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s. - Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. b) - Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. - Từ ngữ có tiếng mang vần ương.. Với hoạt động này, em sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức” a) Chuẩn bị: GV chuẩn bị 2 bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu đề. b) Cách thức tổ chức: + GV chia lớp thành 2 nhóm. Với mỗi yêu cầu, học sinh sẽ phải tìm ít nhất 4 từ + Nhóm 1 làm: Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s. Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. + Nhóm 2 làm: Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Từ ngữ có tiếng mang vần ương + Khi GV nói bắt đầu, 2 bạn đầu tiên của 2 đội sẽ chạy lên bảng và viết câu trả lời của mình. Sau khi viết xong, 2 bạn sẽ chạy về và giao viên phấn cho một bạn bất kì trong đội của mình, bạn được giao phấn sẽ lặp lại công việc của bạn thứ nhất, và cứ như vậy cho đến khi tìm đủ số từ mà GV quy định. + HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn, đồng thời quan sát, nhận xét bài làm của bạn + GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hiệu quả khi xây dựng các hoạt động: - Xây dựng kĩ thuật “Khăn trải bàn”: Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang bàn luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Cách xây dựng trò chơi “Tiếp sức” mang lại hiệu quả giáo dục cao: + Giúp HS hứng thú , tích cực, năng động hơn trong các hoạt động của bài học + Giáo dục HS tinh thần đoàn kết.. * Trên đây là nội dung ý tưởng tổ chức một hoạt động trong dạy học môn tiếng Việt của em, kính mong thầy xem và đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×