Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ANH CHO TOI TINH YEU NT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.58 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ANH CHO TÔI TÌNH YÊU. Ảnh Ngô Đúng Anh Ngô Đúng, hội viên hội Cựu Giáo Chức Phường An Phú, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Người mà chắc đồng nghiệp về hưu ai cũng biết. Đối với tôi, anh là một người đáng mến, đáng trân trọng. Anh vốn có bản tính hiền hòa, chân thật, ít nói nhưng đầy thiện cảm với mọi người. Anh thoát ly tham gia Cách mạng khi còn 14 tuổi. Trong kháng chiến chống Mỹ, anh đã để lại một phần cơ thể trong chiến trường. Năm 1975 kết thúc cuộc chiến, anh là thương binh hạng II. Với ý chí tiến công, anh nhanh chóng thi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm Quy Nhơn. Do nhu cầu của giáo dục nước nhà sau ngày giải phóng, năm 1976 anh được ra trường về tham gia công tác giáo dục. Năm năm liền anh làm công tác quản lý trong ngành giáo dục bổ túc văn hóa huyện Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ).Với bản chất cần cù, với tinh thần anh bộ đội Cụ Hồ, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và rồi năm 1982 anh về hưu. Tưởng chừng như anh đã “gác kiếm” yên phận điền viên. Nhưng trong anh đã không chịu khuất phục trước tuổi tác, trước sức khỏe bất ổn bởi là một thương binh nặng, vết thương chiến tranh đã thôi thúc anh tiếp tục cống hiến cho đời trên phương diện nghệ thuật. Một nghệ nhân cây cảnh. Nếu ai có dịp đến thăm nhà anh thì không khỏi trầm trồ bàn tay khéo léo chăm chút cho từng cây tựa hồ như bình thường nhưng trở thành vóc dáng uyển chuyển muốn nói lên điều gì. Hơn nữa, cũng chỉ bằng một cánh tay còn lại, anh là nhà nhiếp ảnh nghiệp dư (nếu không muốn nói chuyên nghiệp), anh đi lại rất nhiều nơi, nhiều miền đất nước, anh đã ghi lại nhiều hình ảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt những hình ảnh anh ghi lại bao giờ cũng có cái hồn riêng trong đó, bởi vì anh đã chịu khó và rất công phu phục kích được những khoảnh khắc sinh động nhất của thế giới tự nhiên. “Hình ảnh bông sen” được ghi lại ở đây là một trong những ví dụ như thế. Ngoài ra, hình ảnh bông sen vươn lên trong khoảnh khắc chớm nở rộ giữa đầm lầy còn cho ta một ý nghĩa chính trị độc đáo. Bạn biết không, trong kháng chiến chống Mỹ, ở đây là căn cứ Cách mạng thuộc vùng đông huyện bắc Tam Kỳ. Trước đó là một vùng đồng lầy đầy lau sậy, nơi nuôi dưỡng, che dấu cán bộ nằm vùng hoạt động cách mạng một cách an toàn suốt trong quá trình chống Mỹ cứu nước. Tục danh gọi là “Bãi sậy sông Đầm” hiện nay được nhà nước công nhận là di tích lịch sử Cách mạng cấp Tỉnh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Căn cứ bãi sậy sông Đầm hiện nay chưa được trùng tu đúng với dáng dấp lịch sử của nó. Nhưng và rồi, hôm nay anh đã mục kích, ghi lại được cái sức sống mãnh liệt, đẹp đẽ của một căn cứ Cách mạng, của một thời kháng chiến oanh liệt. Dẫu cho ai đó có lãng quên nhưng cái hồn đất nước, hồn dân tộc luôn vươn lên trường tồn như những đóa sen hồng thắm đầy hương hoa giữa vùng đầm lầy, bất chấp mọi thời đại và thời gian. Cảm ơn anh, đã cho tôi một tình yêu, tình yêu cuộc sống, tình yêu lẽ sống, cho tôi hiểu được giá trị của sự hy sinh và bao giờ sự hy sinh chính nghĩa cũng là bất diệt. NT.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×