Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.88 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Câu 1: Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguyên nhân: *Sâu xa: -Sự phát triển không đồng đều cửa công nghiệp tư bản cuối thê kỉ XIX- đầu XX. => Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. *Trực tiếp: -Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử Xec-bi ám sát. -Ngày 28-7-1914, Áo-Hung đánh chiếm Xec-bi. => Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Kết cục: -Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. -Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la. -Đem lại lợi ích cho các nước đê quốc thắng trận. Câu 2: Tình hình nước Nga trước cách mạng 1917. Nga Hoàng mâu thuẫn với nông dân Nga. Do: -Nước Nga là một nước đế quốc phong kiến suy yếu. -Nga Hoàng rất tham lam=> Chiến tranh thứ nhất kiến cho kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực,… Câu 3: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga 1917. Nguyên nhân: sau cách mạng tháng 2, ở Nga có 2 chính quyền song song tồn tại, xảy ra mâu thuẫn giữa hai chính quyền. Diễn biến: -Đêm 24-10(6-11) Lê-nin ra lệnh khởi nghĩa. -25-10(7-11): Lê nin tấn cong và chiếm được cung điện mùa đông. Ý nghĩa: Cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới Câu 4: Hoàn cảnh, nội dung và tác dụng của chính sách “Kinh tế mới” của Nga. Hoàn cảnh: -Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. -Dịch bệnh và nạn đói xảy ra nhiều nơi. -Bọn phản cách mạng nổi dậy. -Bọn phản cách mạng nổi dậy..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung: -Thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực. -Thực hiện tự do buôn bán . -Mở lại các chợ, các xí nghiệp. -Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Tác dụng: -Nông nghiệp và các nghành kinh tế khác được phục hồi và phát triển. -Đời sống nhân dân được cải thiện. -Sản xuất công, nông nghiệp được ổn định. Câu 5: Tình hình chung của Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất. -Xuất hiện một số quốc gia mới dựa trên sự tan vỡ và thất bại của các nước đế quốc. -Các nước Châu Âu bị suy sụp về kinh tế. -Các cuộc cách mạng bùng nổ. Câu 6: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Châu Âu và các biện pháp khắc phục. Tác động: -Tán phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. -Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. -Công dân, nông dân và các gia đình rơi vào tình trạng đói khổ. Biện pháp: -Thực hiện chính sách cải cách kinh tế-xã hội(Anh, Pháp, Mĩ). -Thực hiện chính sách phát xít hóa chính quyền(Đức,Italia,Nhât Bản). =>Đặt thế giới trước nguy cơ 1 cuộc chiến tranh. Câu 7: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX -Kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại và tài chính quốc tế. -Nguyên nhân: +Giai cấp tư sản đã giải quyết kĩ thuật. +Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền +Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. Câu 8: Hoàn cảnh, nội dung và tác dụng của “chính sách mới” của Ph.Ru-dơven. Hoàn cảnh: -Tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động. Nội dung: Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. Tác dụng: -Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ . -Giải quyết khó khăn của người lao động. -Giúp Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản. Câu 9: Tình hình kinh kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. -Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh nhưng chỉ sau 1 vài năm đầu(1918-1919). - Từ năm 1919-1923,nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân đói khổ. Câu 10: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Nhật Bản. Lí do Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng ra bên ngoài. Tác động: +Kinh tế, xã hội suy sụp nghiêm trọng. +Công thương nghiệp giảm. +Đời sống người dân khó khăn (số người thất nghiệp tăng). Để: +thỏa mãn được mong muốn làm bá chủ thế giới. + giải quyết khủng hoảng kinh tế của đất nước. + giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nhiên liệu và thi trường tiêu thụ hàng hóa. Câu 11: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Điểm mới. -Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á diễn ra mạnh mẽ. -Tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc,Mông Cổ, Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Thổ Nhĩ Kì. Điểm mới: Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập, các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Câu 12: Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Châu Á..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tên nước Trung Quốc Mông Cổ Ấn Độ Thổ Nhĩ Kì Việt Nam. Phong trào đấu tranh tiêu biểu Phong trào Ngũ tứ(1919-1939) Cuộc cách mạng của nhân dân (1921-1924) Những cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa của nông dân Chiến tranh giải phóng dân tộc(1919-1922) Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 13: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Điểm mới. -Sau chiến tranh thế giới, phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ do ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên các nước thua trận tăng người bóc lột thuộc địa và gây hậu quả năng nề cho nhân dân Điểm mới: -Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng. -Phong trào dân chủ tư sản có những tiến bộ rõ rệt. Câu 14: Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của Đông Nam Á. Tên nước Việt Nam Lào Campuchi a Indonesia. Thời gian 1930-1931 1901-1936 1930-1935. Phong trào đấu tranh tiêu biểu Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam. Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu. 1926-1927 Khởi nghĩa ở đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.. Câu 15: Nguyên nhân, diễn biến chính và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. So sánh với chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguyên nhân: -Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc do vấn đề thuộc địa. -Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933=> Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản. -Các nước đế quốc hình thành 2 khối địch nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù gồm: +Khối tư bản Anh, Pháp, Mĩ => Lợi dụng phát xít để tiêu diệt Liên Xô. +Khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản=>Xâm chiếm thuộc địa, chia lại thế giới..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ nhượng bộ cho khối phát xít. Diễn biến: -Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. -Tháng 9-1940, Italia chiếm Ai Cập, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới. -Ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. -Ngày 7-12-1941, Nhât tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. -Tháng 1-1942, mặt trận đồng minh chống phát xít hình thành. -Ngày 2-2-1943, chiến thắng Xta-lin-grát . -Ngày 6-6-1944, liên quân Anh-Mĩ mở mặt trận thứ 2. -Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng. -Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng. Kết cục: -Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. -Hậu quả thảm khốc: 06 triệu người chết,90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. So sánh: +Giống: cả 2 cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. +Khác: - Chiến tranh thế giới lần thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. - Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. - Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>