Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.98 KB, 17 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thành phố Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2011 LỜI NÓI ĐẦU Theo Thông tư 34/2010/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT quy định về nội dung và hình thức thi nâng ngạch từ giáo viên trung học lên giáo viên trung học cao cấp, kì thi nâng ngạch này gồm: thi viết và thi vấn đáp về kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học (phần thi viết bao gồm thi tự luận và trắc nghiệm). Để có thể tự tin hơn trong phần thi viết và vấn đáp về kiến thức chung, chúng tôi biên soạn hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kì thi nâng ngạch lên giáo viên trung học cao cấp và thi giáo viên dạy giỏi trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nội dung gồm: a) Chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo nói chung và về giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp nói riêng được quy định trong Luật Giáo dục, các Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; các quy định pháp luật về công chức, viên chức; b) Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động dân chủ trong cơ quan; Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; c) Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của giáo viên ngạch giáo viên trung học cao cấp (theo văn bản quy định hiện hành); d) Chuyên môn, nghiệp vụ theo từng cấp học. Chúc quý đồng nghiệp chuẩn bị tốt nhất để tự tin trong bài thi của mình. Trong quá trình biên soạn khó có thể tránh được sai sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý, trao đổi đến địa chỉ để tập tài liệu này thực sự có ích đối với quý độc giả. Vui lòng nhận ở chúng tôi những tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Ths. Nguyễn Văn Cần.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 1. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) xác định từ nay đến năm 2020, giáo dục - đào tạo đạt được mục tiêu về phổ cập giáo dục THCS và THPT là A. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2005 và THPT vào năm 2010. B. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 và THPT vào năm 2015. C. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 và THPT vào năm 2020. D. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2015 và THPT vào năm 2020. Câu 2. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra giải pháp tăng dần tỉ trọng cho ngân sách cho giáo dục - đào tạo để đạt được tỉ lệ % tổng chi ngân sách vào năm 2000 là A. 16% B. 17% C. 15% D. 14% Câu 3. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra mục tiêu đến năm nào thanh toán nạn mù chữ cho những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 ? A. Năm 2005. B. Năm 1998. C. Năm 2000. D. Năm 2010. Câu 4. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra mục tiêu đến năm 2000 tính chung cả nước có khoảng bao nhiêu % trẻ trong độ tuổi 11 - 15 học THCS ? A. 60%. B. 75%. C. 65%. D. 70% Câu 5. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra mục tiêu đến năm 2000 tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt bao nhiêu % đội ngũ lao động được qua đào tạo nghề? A. 35% - 40%. B. 25% - 30%. C. 22% - 25%. D. 27% - 30%. Câu 6. Cho 8 mệnh đề dưới đây: (1) Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo; (2) Xây dựng đội ngũ GV, tạo động lực cho người dạy, người học; (3) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho người học; (4) Đổi mới công tác quản lí giáo dục; (5) Thực hiện phổ cập giáo dục; (6) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất các trường học; (7) Đảm bảo công bằng trong giáo dục và xã hội hóa giáo dục; (8) Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; Theo Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), 4 giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là: A. (1); (2); (5); (8). B. (1); (3); (5); (7). C. (2); (4); (6); (8). D. (1); (2); (4); (6). Câu 7. Theo Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương án nào dưới đây là SAI? A. Không truyền bá tôn giáo trong trường học. B. Chống khuynh hướng “thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa GD&ĐT. C. Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. D. Cấm dạy thêm, học thêm. Câu 8. Cho 9 mệnh đề dưới đây: (1) Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; (2) Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; (3) Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; (4) Thực hiện công bằng xã hội trong GD&ĐT; (5) Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; (6) Giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình GD&ĐT; (7) Phát triển GD&ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ; (8) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho người học; (9) Thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục. Theo Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), 6 tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là: A. (2); (3); (4); (5); (6); (9). B. (2); (3); (4); (5); (7); (8). C. (1); (2); (4); (5); (6); (7). D. (1); (2); (4); (5); (6); (9). Câu 9. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) được ban hành vào thời điểm nào? A. 24/12/1996. B. 24/12/1997. C. 24/12/1998. D. 24/12/1995. Câu 10. Theo Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương án nào dưới đây là SAI? A. Không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS. B. Sớm ban hành luật giáo dục và các văn bản dưới luật. C. Phân cấp cho UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lí toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. D. Chuyển đổi các trường dân lập, tư thục sang loại hình công lập. Câu 11. Để xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, Nghị quyết trung ương 2 (Khóa VIII) đề ra 4 giải pháp. Phương án nào dưới đây KHÔNG phù hợp? A. Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc. B. Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với HS, sinh viên ngành sư phạm. C. Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm. D. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo và tǎng cường cơ sở vật chất các trường học. Câu 12. Đối tượng nào dưới đây KHÔNG thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giáo dục? A. Hệ thống giáo dục quốc dân. B. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. C. Tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> D. Nghị quyết Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII) về Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ. Câu 13. Theo Luật Giáo dục 2005, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, ……………, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điền vào chỗ trống phương án đúng. A. có kĩ năng sống, B. có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, C. có tinh thần quốc tế vô sản, D. có ý chí vươn lên, có kĩ năng tự học và tự nghiên cứu, Câu 14. Khoản 2, Điều 3, Luật Giáo dục (2005) quy định về nguyên lí giáo dục: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, ……………, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điền vào chỗ trống phương án đúng. A. đào tạo gắn liền với địa chỉ, B. kĩ năng gắn liền với đạo đức, C. người dạy gắn liền với người học, D. lí luận gắn liền với thực tiễn, Câu 15. Khoản 1, Điều 4, Luật Giáo dục (2005) quy định về hệ thống giáo dục quốc dân gồm A. trường công lập và trường ngoài công lập. B. giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. C. giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. D. trường công lập, trường tư thục và cơ sở giáo dục khác. Câu 16. Khoản 2, Điều 4, Luật Giáo dục (2005) quy định về các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học? A. 2 (THCS, THPT) B. 3 (TH, THCS, THPT) C. 4 (mầm non, TH, THCS, THPT) D. 5 (mầm non, TH, THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên) Câu 17. Khoản 2, Điều 4, Luật Giáo dục (2005) quy định, giáo dục đại học và sau đại học gồm mấy trình độ? A. 3 (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).. B. 4 (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).. C. 2 (đại học, cao học).. D. 5 (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư).. Câu 18. Khoản 1, Điều 8, Luật Giáo dục (2005), phương án nào dưới đây là SAI khi nói về quy định văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân ? A. Bằng tốt nghiệp tiểu học.. B. Bằng tốt nghiệp đại học.. C. Bằng thạc sĩ.. D. Bằng tốt nghiệp THCS.. Câu 19. Theo Điều 8, Luật Giáo dục (2005), phương án nào dưới đây là SAI? A. Bằng B tiếng Anh.. B. Bằng tốt nghiệp trung cấp.. C. Chứng chỉ tin học.. D. Chứng chỉ đào tạo môn học sau đại học..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 20. Theo Khoản 1, Điều 11, Luật Giáo dục (2009) quy định về phổ cập giáo dục (PCGD), phương án nào dưới đây là đúng? A. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS là các cấp học phổ cập. B. PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học và PCGD THCS. C. PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi và PCGD tiểu học. D. PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học, PCGD THCS và PCGD THPT. Câu 21. Theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định một số điều trong Luật Giáo dục (2005), phương án nào dưới đây là đúng? “Đơn vị ……………… không duy trì được kết quả phổ cập giáo dục thì bị xóa tên khỏi danh sách các đơn vị đạt chuẩn. Việc công nhận lại, các đơn vị này phải được xem xét như đối với đơn vị được xét công nhận lần đầu”. A. bốn năm liền. B. một năm. C. ba năm liền. D. hai năm liền. Câu 22. Điều 12, Luật Giáo dục (2005) quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, phương án nào dưới đây là SAI? A. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. B. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. C. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. D. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục công lập (mầm non, phổ thông, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học). Câu 22. Điều 15, Luật Giáo dục (2005) quy định về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo, phương án nào dưới đây là KHÔNG phù hợp? A. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. B. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. C. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. D. Nhà giáo có trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục. Câu 23. Điều 16, Luật Giáo dục (2005) quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD), phương án nào dưới đây là KHÔNG phù hợp? A. CBQLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động giáo dục. B. CBQLGD được cử đi nước ngoài để học tập kinh nghiệm QLGD của các nước bạn. C. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. D. CBQLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lí và trách nhiệm cá nhân. Câu 24. Điều 17, Luật Giáo dục (2005) quy định về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), phương án nào dưới đây là phù hợp? A. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát. B. Việc KĐCLGD được thực hiện sau mỗi học kì..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> C. KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định các tiêu chuẩn trường học. D. KĐCLGD giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế. Câu 25. Điều 19, Luật Giáo dục (2005) quy định về tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, phương án nào dưới đây là phù hợp? A. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. B. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân được phép truyền bá tôn giáo. C. Nhà thờ, nhà chùa được phép truyền bá tôn giáo, nghi thức tôn giáo. D. Cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học được phép truyền bá tôn giáo, nghi thức tôn giáo. Câu 26. Điều 27, Luật Giáo dục (2005) quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông, phương án nào dưới đây là phù hợp? Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, A. có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng. B. hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. C. có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề. D. có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề. Câu 27. Điều 28, Luật Giáo dục (2005) quy định về đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông : "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Hướng nào dưới đây chi phối 3 hướng còn lại ? A. Bồi dưỡng phương pháp tự học (dạy cho HS cách học). B. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS (HS làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, nhìn và nghe nhiều hơn). C. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. D. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (rèn luyện kĩ năng ứng xử với môi trường, biết cách giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn cuộc sống). Câu 28. Điều 29, Luật Giáo dục (2005, 2009) quy định về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, phương án nào dưới đây là KHÔNG phù hợp? A. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông. C. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. D. Sách giáo khoa được biên soạn nhiều bộ, các tỉnh được phép chọn bộ sách phù hợp với điều kiện của địa phương để sử dụng chung toàn tỉnh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 29. Điều 30, Luật Giáo dục (2005) quy định về cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: Trường tiểu học; trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học; A. trường chuyên; trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. B. trường phổ thông dân tộc nội trú ; trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. C. trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. D. trung tâm giáo dục thường xuyên. Câu 30. Theo Luật Giáo dục (2005), phương án nào dưới đây là đúng? A. Trưởng phòng GD&ĐT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THCS. B. Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT và trung cấp chuyên nghiệp. C. Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT. D. Hiệu trưởng trường tiểu học cấp bằng tốt nghiệp tiểu học. Câu 31. Theo Luật Giáo dục (2005), cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm trường trung cấp chuyên nghiệp, A. trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề. B. trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề. C. trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề. D. trường cao đẳng, đại học nghề, trường trung cấp nghề. Câu 32. Theo Luật Giáo dục (2005), HS học hết chương trình dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được A. Hiệu trưởng nhà trường (dạy nghề) hoặc thủ trưởng cơ sở dạy nghề cấp bằng tốt nghiệp nghề hoặc chứng chỉ nghề. B. Giám đốc sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp nghề. C. Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp bằng tốt nghiệp nghề. D. Giám đốc sở GD&ĐT hoặc Giám đốc sở GD&ĐT Lao động – Thương binh và Xã hội cấp bằng tốt nghiệp nghề, chứng chỉ nghề tương ứng. Câu 33. Điều 44, Luật Giáo dục (2005) quy định về giáo dục thường xuyên (GDTX), phương án nào dưới đây là KHÔNG đúng? A. GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời. B. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập. C. GDTX nhằm giúp người học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. D. Trung tâm học tập cộng đồng giúp mọi người vừa làm vừa học, học suốt đời. Câu 34. Theo Điều 45, Luật Giáo dục (2005), nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây. Phương án nào là SAI? A. Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. B. Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> C. Chương trình dạy nghề phổ thông, chương trình xóa mù chữ. D. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ Câu 35. Theo Điều 45, Luật Giáo dục (2005), các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: A. Vừa làm vừa học; tự học có hướng dẫn. B. Vừa làm vừa học; học từ xa. C. Học tập trung, vừa làm vừa học; học từ xa; tự học có hướng dẫn. D. Vừa làm vừa học; học từ xa; tự học có hướng dẫn. Câu 36. Cho các mệnh đề dưới đây: (1) Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện. (2) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn. (3) Trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp được tổ chức ở cấp huyện. (4) Trường dạy nghề được tổ chức ở cấp tỉnh. (5) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập. Theo Khoản 1, Điều 46, Luật Giáo dục (2005, 2009), cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: A. (1), (2) và (5).. B. (1), (3) và (5).. C. (1), (3), (4) và (5).. D. (1), (2), (3) và (5).. Câu 37. Theo Khoản 2, Điều 46, Luật Giáo dục (2005), chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại A. các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. B. các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ. C. các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. D. các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Câu 38. Theo Khoản 3, Điều 46, Luật Giáo dục (2005, 2009), trung tâm GDTX thực hiện các chương trình GDTX, A. thực hiện các chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục đại học. B. không thực hiện các chương trình giáo dục phổ thông. C. thực hiện các chương trình giáo dục để cấp văn bằng tốt giáo dục nghề nghiệp. D. không thực hiện các chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Câu 39. Điều 47, Luật Giáo dục (2005) quy định về GDTX, phương án nào dưới đây là đúng? A. Giám đốc trung tâm GDTX cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên. B. Giám đốc trung tâm GDTX cấp bằng tốt nghiệp THCS loại hình GDTX. C. Giám đốc trung tâm GDTX cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT loại hình GDTX. D. Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT loại hình GDTX. Câu 40. Khoản 1, Điều 48, Luật Giáo dục (2005) quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> A. Trường công lập, trường dân lập, trường tư thục. B. Trường công lập, trường tư thục. C. Trường công lập, trường dân lập, trường bán công, trường tư thục. D. Trường công lập, trường bán công, trường tư thục. Câu 41. Điều 48, Luật Giáo dục (2005, 2009) quy định về thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Phương án nào dưới đây là SAI? A. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú. B. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đối với trường THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh. C. Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học. D. Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học. Câu 42. Cho các mệnh đề: (1) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; (2) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường; (3) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo; (4) Nhiệm vụ và quyền của người học; (5) Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục; (6) Tổ chức và quản lí nhà trường; (7) Xã hội hóa giáo dục; (8) Tài chính và tài sản của nhà trường; (9) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. (10) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Theo Điều 52, Luật Giáo dục (2005) quy định, điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu nào ở trên? A. (1), (3), (4), (6), (8), (9), (10).. B. (1), (3), (4), (6), (7), (8), (10).. C. (1), (2), (3), (4), (6), (8), (10).. D. (1), (2), (3), (4), (6), (9), (10).. Câu 43. Theo Luật Giáo dục (2005), Phương án nào dưới đây là SAI? A. Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nhà trường có các hội đồng tư vấn. C. Nhà trường có các đoàn thể, tổ chức xã hội. D. Nhà trường có tổ chức tôn giáo. Câu 44. Cho các mệnh đề: (1) Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bẳng, chứng chỉ của nhà trường;.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> (2) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; (3) Tuyển dụng, quản lí nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; (4) Tuyển sinh và quản lí người học; (5) Truyền bá tôn giáo; (6) Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; (7) Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; (8) Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; (9) Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; (10) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; (11) Tổ chức đánh giá ngoài chất lượng giáo dục. (12) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 58, Luật Giáo dục (2005, 2009) quy định, nhà trường KHÔNG có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây nào ở trên? A. (3), (5), (7), (11).. B. (3), (5), (7).. C. (5), (11).. D. (5), (7), (11).. Câu 45. Mục 3, Chương II, Luật Giáo dục (2005) quy định về các loại trường chuyên biệt. Phương án nào dưới đây KHÔNG phải là trường chuyên biệt? A. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học. B. Trường chuyên, trường năng khiếu; trường giáo dưỡng. C. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật. D. Trường phổ thông có nhiều cấp học. Câu 46. Mục 3, Chương II, Luật Giáo dục (2005) quy định về các loại trường chuyên biệt. Phương án nào dưới đây là đúng ? A. Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT, THCS. B. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do các bệnh viện thành lập và quản lí. C. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ bồi dưỡng chính trị cho các học viên. D. Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này. Câu 47. Điều 65, Luật Giáo dục (2005) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn trường ngoài công lập. Phương án nào dưới đây là đúng? A. Văn bằng, chứng chỉ do trường ngoài công lập và trường công lập cấp có giá trị pháp lí như nhau. B. Trường ngoài công lập thực hiện phương pháp giáo dục, tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra khác với trường công lập. C. Trường ngoài công lập không chịu sự quản lí của cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục theo quy định. D. Trường ngoài công lập được phép truyền bá tôn giáo, thực hiện các nghi thức tôn giáo khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 48. Theo Điều 65, Luật Giáo dục (2005, 2009), phương án nào dưới đây KHÔNG phải là cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ? A. Nhóm trẻ, nhà trẻ. B. Các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường. C. Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm tin học; trung tâm ngoại ngữ. D. Nhà tù, trại cải tạo. Câu 49. Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), đối tượng nào dưới đây là nhà giáo? A. Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. B. GV được điều động đến công tác tại các phòng, sở GD&ĐT nhưng nay không tham gia giảng dạy. C. Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, GV được điều động đến công tác tại các phòng, sở GD&ĐT nhưng nay không tham gia giảng dạy. D. Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đã nghỉ hưu. Câu 50. Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), đối tượng nào dưới đây gọi là giáo viên? Nhà giáo giảng dạy ở A. cơ sở giáo dục mầm non.. B. trường TH, THCS, THPT và trường cao đẳng.. C. cơ sở giáo dục đại học.. D. trường cao đẳng nghề.. Câu 51. Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), đối tượng nào dưới đây gọi là giảng viên? Nhà giáo giảng dạy ở A. trung tâm GDTX.. B. trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.. C. cơ sở giáo dục đại học.. D. trường trung cấp nghề, cơ sở giáo dục đại học.. Câu 52. Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; A. đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. B. đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; lí lịch bản thân rõ ràng. C. lí lịch bản thân rõ ràng. D. đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, có lí lịch bản thân rõ ràng. Câu 53. Cho các mệnh đề sau: (1) Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; (2) Thành lập các trung tâm luyện thi, bồi dưỡng kiến thức phổ thông; (3) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; (4) Truyền bá tôn giáo, thực hiện nghi thức tôn giáo theo quy định của cấp có thẩm quyền;.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> (5) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; (6) Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; (7) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 72, Luật Giáo dục (2005) quy định, nhà giáo KHÔNG có những nhiệm vụ nào ở trên? A. (1), (2) và (4).. B. (3) và (4).. C. (2) và (4).. D. (2) và (6).. Câu 54. Cho các mệnh đề sau: (1) Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo; (2) Được thành lập các trung tâm luyện thi, bồi dưỡng kiến thức phổ thông; (3) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác; (5) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; (6) Được thực hiện các nghi thức tôn giáo và truyền bá tôn giáo đối với người học. (7) Được trang bị điện thoại, trang phục cá nhân để phục vụ việc dạy học; (8) Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kì theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động. Theo Điều 73, Luật Giáo dục (2005) quy định, nhà giáo KHÔNG có quyền hạn nào ở trên? A. (3), (6) và (7).. B. (6) và (7).. C. (2), (6) và (7).. D. (2) và (6).. Câu 55. Theo Điều 73, Luật Giáo dục (2005), nhà giáo không được có các hành vi sau đây:. A. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; xuyên tạc nội dung giáo dục; tuyên truyền giáo dục về giới tính. B. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; xuyên tạc nội dung giáo dục. C. Tuyên truyền giáo dục về luật giao thông; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. D. Tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo. Câu 56. Điều 77, Luật Giáo dục (2005) quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Phương án nào dưới đây là đúng? A. Có bằng tốt nghiệp trung cấp đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. B. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; C. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. D. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 57. Điều 83, Luật Giáo dục (2005) quy định về người học. Đối tượng nào dưới đây gọi là học sinh? A. Người đang học tập tại trường mầm non, phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề. B. Người đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học. C. Người đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp. D. Người đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên. Câu 58. Điều 83, Luật Giáo dục (2005) quy định về người học. Đối tượng nào dưới đây gọi là học viên? A. Người đang theo học chương trình GDTX và tại các cơ sở đào tạo thạc sĩ. B. Người đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trung tâm GDTX. C. Người đang học tập tại các lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trung tâm GDTX, trường dự bị đại học. D. Người đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trung tâm luyện thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học. Câu 59. Điều 88, Luật Giáo dục (2005) quy định về các hành vi người học không được làm. Phương án nào dưới đây là SAI? A. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng. B. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác. C. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. D. Sử dụng điện thoại trong các hoạt động giáo dục. Câu 60. Điều 95, Luật Giáo dục (2005) quy định về quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Phương án nào dưới đây là SAI? Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:. A. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ. B. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường. C. Yêu cầu nhà trường thực hiện các nghi thức tôn giáo theo quy định của tôn giáo tương ứng. D. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lí giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ. Câu 61. Điều 96, Luật Giáo dục (2005) quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phương án nào dưới đây là đúng?.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> A. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong 2 năm học (18 tháng). B. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính. C. Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm cha mẹ học sinh, GV chủ nhiệm lớp, người giám hộ hợp pháp của HS. D. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được tổ chức ở các trường ngoài công lập. Câu 62. Điều 96, Luật Giáo dục (2005) quy định nội dung quản lí nhà nước về giáo dục.. Cho các mệnh đề sau đây: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; 3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; 4. Tổ chức, quản lí việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; 6. Quy định về các nghi thức tôn giáo trong trường học; 7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lí nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; 8. Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; 9. Tổ chức, quản lí công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; 10. Tổ chức, quản lí công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; 11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;. 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. 13. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng các công trình giao thông phục vụ khuyến học; 14. Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục; Theo Điều 99, Luật Giáo dục (2005) quy định, phương án nào KHÔNG thuộc nội dung quản. lí nhà nước về giáo dục?. Câu 100. Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không áp dụng đối với giáo viên A. giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục phổ thông. B. trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. C. làm công tác quản lí ở các trường tiểu học. D. làm công tác quản lí ở các trường chuyên. Câu 102. Thời gian làm việc của giáo viên trung học trong năm học là A. 35 tuần. B. 42 tuần. C. 37 tuần. D. 40 tuần. Câu 103. Thời gian dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với giáo viên trung học trong năm học là.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> A. 74 tiết.. B. 72 tiết.. C. 3 tuần.. D. 18 tiết.. Câu 104. Theo Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: A. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kì và các ngày nghỉ khác. B. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch và các ngày nghỉ khác. C. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ ngày 01/01, 10/3 âm lịch, 30/4, 01/5, 02/9. D. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ các ngày 01/01, 10/3 âm lịch, 30/4, 01/5, 02/9, 20/11. Câu 105. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là A. 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). B. ít hơn 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). C. 15 ngày, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). D. 03 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Câu 106. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên THCS và THPT lần lượt là A. 20 tiết và 18 tiết. C. 18 tiết và 17 tiết.. B. 19 tiết và 17 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết.. Câu 107. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú ở cấp THCS và THPT lần lượt là A. 19 tiết và 17 tiết. B. 21 tiết và 17 tiết. C. 17 tiết và 15 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết. Câu 108. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú ở cấp TH và THCS lần lượt là A. 19 tiết và 17 tiết. B. 21 tiết và 17 tiết. C. 17 tiết và 15 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết. Câu 109. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp tiểu học và THCS lần lượt là A. 21 tiết và 17 tiết. B. 15 tiết và 12 tiết. C. 17 tiết và 15 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết. Câu 110. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I A. dạy 8 tiết một tuần. B. dạy 0 tiết một tuần. C. dạy 4 tiết một tuần. D. dạy 2 tiết một tuần. Câu 111. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng II A. dạy 2/3 định mức tiết dạy một tuần. B. dạy 1/2 định mức tiết dạy một tuần. C. dạy 1/3 định mức tiết dạy một tuần. D. dạy 1/4 định mức tiết dạy một tuần. Câu 112. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng III A. dạy 2/3 định mức tiết dạy một tuần. B. dạy 1/2 định mức tiết dạy một tuần. C. dạy 1/3 định mức tiết dạy một tuần. D. dạy 3/4 định mức tiết dạy một tuần. Câu 113. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong mỗi tuần lần lượt là.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> A. 2 tiết và 4 tiết.. B. 0 tiết và 2 tiết.. C. 4 tiết và 8 tiết.. D. 0 tiết và 4 tiết.. Câu 114. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học, THCS, THPT được giảm số tiết mỗi tuần tương ứng là A. 3; 3 và 3. B. 3; 4 và 4. C. 4; 6 và 6. D. 4; 4 và 4. Câu 115. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm A. 2 tiết/môn/tuần. B. 4 tiết/môn/tuần. C. 6 tiết/môn/tuần. D. 3 tiết/môn/tuần. Câu 116. Giáo viên nào dưới đây được giảm trừ 3 tiết định mức (chỉ kiêm nhiệm 1 công việc)? A. Tổ trưởng bộ môn. B. Tổng Phụ trách Đội. C. Chủ tịch Công đoàn trường hạng I. D. Thư kí hội đồng trường. Câu 117. Một GV vừa kiêm thư kí hội đồng trường, vừa kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân của trường thì được giảm trừ bao nhiêu tiết định mức? A. 5 tiết dạy. B. 2 tiết dạy. C. 4 tiết dạy. D. 3 tiết dạy. Câu 118. Một GV vừa kiêm thư kí hội đồng trường, vừa kiêm tổ trưởng bộ môn, vừa kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân của trường thì được giảm trừ bao nhiêu tiết định mức? A. 5 tiết dạy. B. 3 tiết dạy. C. 4 tiết dạy. D. 7 tiết dạy. Câu 119. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phổ thông không làm kiêm nhiệm quá bao nhiêu chức vụ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 120. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm A. 2 tiết/tuần. B. 0 tiết/tuần. C. 6 tiết/tuần. D. 4 tiết/tuần. Câu 121. Giáo viên nữ (THCS và THPT) có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm A. 4 tiết. B. 1 tiết. C. 2 tiết. D. 3 tiết. Câu 122. Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng A. 1,5 tiết định mức. B. 2 tiết định mức. C. 2,5 tiết định mức. D. 3 tiết định mức. Câu 123. Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm việc một buổi được tính bằng A. 5 tiết định mức. B. 4 tiết định mức. C. 3 tiết định mức. D. 6 tiết định mức. Câu 124. Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT tổ chức thì 1 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng A. 2,5 tiết định mức. B. 1,5 tiết định mức. C. 3,0 tiết định mức. D. 2,0 tiết định mức. Câu 125. Báo cáo ngoại khóa cho HS do nhà trường tổ chức (có giáo án hoặc đề cương báo cáo) thì số tiết báo cáo thực tế được tính bằng A. 2,5 tiết định mức. B. 1,0 tiết định mức. C. 1,5 tiết định mức. D. 2,0 tiết định mức..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 126. Giáo viên nào dưới đây được giảm trừ 4 tiết định mức (chỉ kiêm nhiệm 1 công việc)? A. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ / chi bộ của trường hạng I. B. Giáo viên kiêm bí thư đoàn trường của trường hạng I. C. Giáo viên kiêm chủ tịch Công đoàn của trường hạng II. D. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân của trường hạng I. Câu 127. Một giáo viên dạy mỗi tuần 3 tiết môn chuyên tại lớp chuyên. GV này phải dạy thêm bao nhiêu tiết ở lớp phổ thông để đảm bảo đủ tiết dạy định mức theo quy định? A. 9 tiết định mức đối với cấp THCS. B. 14 tiết định mức. C. 10 tiết định mức. D. 8 tiết định mức. Câu 128. GV nào dưới đây được giảm trừ 3 tiết dạy định mức mỗi tuần lễ? A. GV nữ (cấp THCS và THPT) có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống. B. GV kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân và kiêm thư kí hội đồng trường. C. GV dạy môn chuyên tại các lớp chuyên. D. GV kiêm chủ tịch hội đồng trường. Câu 129. Phương án nào dưới đây cho biết GV được giảm trừ 6 tiết dạy định mức mỗi tuần lễ? A. GV kiêm phụ trách phòng học bộ môn vật lí và công nghệ. B. GV kiêm công tác chủ nhiệm (THCS, THPT) và thư kí hội đồng trường. C. GV kiêm nhiệm tổ trưởng bộ môn và kiêm nhiệm thư kí hội đồng trường. D. Cả A và B đều được giảm trừ 6 tiết mỗi tuần lễ. Câu 130. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn. trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm trừ tối đa A. 4 tiết định mức. C. 5 tiết định mức.. B. 2 tiết định mức. D. 3 tiết định mức.
<span class='text_page_counter'>(18)</span>