Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 12 Tiết 15 Tuần dạy: 15. SỰ NỔI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: - HS hiểu: Nêu được điều kiện nổi của vật. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V 2. Kĩ năng: - Thu thập thông tin và xử lí thông tin. - Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống. 3. Thái độ: HS nghiêm túc tìm hiểu kiến thức, yêu thích bộ môn. II . Nội dung học tập: - Điều kiện để vật nổi, vật chìm. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bài giảng, chậu thủy tinh to đựng nước, bi sắt, ống nghiệm nhỏ có nút đậy đựng cát ( làm vật lơ lửng), miếng gỗ. 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã hướng dẫn ở tiết học trước.. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: - GV kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra miệng: HS 1: Nêu đặc điểm của lực đẩy Ác-si-mét ? Công thức tính? Hai thỏi đồng và chì được nhúng trong nước (hình) chọn câu đúng (10đ).. Đ g. Chì. a. Thể tích nước trào ra bằng tổng thể tích của 2 vật b. Trọng lượng khối nước trào ra bằng tổng trọng lượng 2 vật . c. Khối lượng nước trào ra bằng tổng khối lượng 2 vật. d. Trọng lượng khối nước trào ra bằng lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật có thể tích lớn nhất Đáp án: + Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng theo hướng từ dưới lên trên và có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.(3đ) + Công thức (3đ) FA = d.V d: Trọng lượng riêng của nước (N/m3) V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) FA: Độ lớn lực đẩy Ac si mét (N) + Câu trả lời đúng là câu a (4đ) HS 2: Nhúng một vật vào trong chất lỏng hãy cho biết độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét có phụ thuộc vào độ sâu hay không? Tại sao? Viết công thức tính trọng lượng?(10đ) Đáp án:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nhúng một vật vào trong chất lỏng biết độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào độ sâu của mực chất lỏng.(3đ) - Giải thích: Dựa vào công thức tính lực đẩy Ác-si-mét FA = d.V ta thấy lực đẩy Ác-simét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích chất lỏng bị vật chiếm chõ không phụ thuộc vào độ sâu.(4đ) - Công thức tính trong lượng(4đ): P = d.V d: Trọng lượng riêng của vật (N/m3) V: Thể tích của vật (m3) 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài: GV làm thí. Nội dung bài học. nghiệm HS quan sát trả lời câu hỏi Giáo viên thả viên bi sắt và miếng gỗ, ống nghiệm nhỏ có nút đậy đựng cát vào trong chậu nước - GV: Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra với 3 vặt trên? + Bi sắt chìm, gỗ không chìm, ống nghiệm thì lơ lửng - GV: Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng trên? + Có thể hs cho rằng bi sắt nặng hơn nên chìm. - Giáo viên khẳng định không phải vật nào nặng hơn cũng chìm, vật nào nhẹ hơn sẽ nổi. Ví dụ tàu to, nặng hơn kim nhưng tàu nổi, kim chìm. Vậy để vật nổi ta cần những điều kiện gì ? Điều đó sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, chìm I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm: PP:Vấn đáp, thảo luận. - GV hướng dẫn cả lớp thảo luận - Giáo viên yêu cầu 1 hs đọc câu C1 và trả lời - Cho hs nhận xét, giáo viên chốt lại câu trả lời . C1: Trọng lượng của vật (P) và lực đẩy Ác-si-mét (F). 2 lực này cùng phương nhưng ngược chiều. - GV: Độ lớn của P, FA có những trường hợp nào? - HS: P > FA ; P = FA ; P < FA - Giáo viên treo bảng phụ hình 12.1 và yêu cầu hs lên biểu diễn 2 lực trên trong 3 trường hợp - HS khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét hình vẽ rồi yêu cầu hs trả lời kết quả vật sẽ như thế nào? - Học sinh trả lời C2: a. P > FA: vật sẽ chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình) b. P = FA: vật sẽ đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng) c. P < FA: vật sẽ chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng) Đó cũng chính là điều kiện để vật nổi , vật chìm và vật lơ lửng. - GV: Hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm? - P > FA: vật sẽ chuyển động xuống dưới - HS:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + P > FA: vật sẽ chuyển động xuống dưới (chìm. (chìm xuống đáy bình).. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung bài học. xuống đáy bình). + P = FA: vật sẽ đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng). + P < FA: vật sẽ chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng). * Hoạt động 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng. PP:Thảo luận, vấn đáp, quan sát, thí nghiệm - GV nhận chìm miếng gỗ vào trong chậu nước, HS quan sát nhận xét sau khi GV thả tay ra thì miếng gỗ như thế nào? - HS: Miếng gỗ sẽ chuyển động lên trên - GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C3 C4, C5 vào bảng phụ - HS làm theo yêu cầu của GV. - Các nhóm treo bảng phụ. - Giáo viên nhận xét, chốt lại C3: Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn (lực đẩy Ác-si-mét ) trọng lượng riêng của nước. C4: P = FA . Vì vật đứng yên thì 2 lực này là 2 lực cân bằng Chúng ta đã học một vật đang chịu tác dụng của hai lực mà vật lại đứng yên thì hai lực đó phải là hai lực cân bằng. C5: Câu B - GV: Ở câu C5 ta có thể nói bằng cách khác là gì? - HS: V là thể tích phần vật bị chìm trong chất lỏng. * Hoạt động 4: Vận dụng PP: Thảo luận, vấn đáp - GV hướng dẫn cả lớp thảo luận Với kiến thức vừa học hãy giải thích các câu hỏi phần vận dụng Hs suy nghĩ trả lời C6 Gợi ý: P = dV.V FA = dl.V Khi nhúng ngập vật thì V trong 2 công thức như nhau. - HS trả lời. - Giáo viên nhận xét câu trả lời cho điểm nếu hs trả lời đúng. Sau đó GV treo bảng phụ ghi nội dung C6: Dựa vào điều kiện vật nổi, chìm ta có: + Khi vật nổi thì: P < F A hay dV.V < dl.V mà V bằng ® dV < d l nhau ¾¾ Tương tự: + Khi vật chìm thì: P > FA hay dV.V > dl.V mà V ® dV > d l bằng nhau ¾¾ ® + Khi vật lơ lửng thì: P = FA hay dV.V = dl.V ¾¾ dV = dl.. - P = FA: vật sẽ đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng). - P < FA: vật sẽ chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng). II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng:. - Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì P = FA - FA = d.V.. III. Vận dụng:. C6: Dựa vào điều kiện vật nổi, chìm ta có: - Khi vật nổi : P < FA hay dV.V < dl.V ® dV < d l mà V bằng nhau ¾¾ Tương tự: - Khi vật chìm : ® dV > d l . P > FA hay dV.V> dl.V ¾¾.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Qua trên các em thấy để xác định vật nổi, chìm - Khi vật lơ lửng: người ta dựa vào trọng lượng của vật và độ lớn của P = FA hay dV.V = dl.V ¾¾ ® dV = d l . lực đẩy Ác-si-mét. Ngoài ra còn có thể dựa vào trọng Hoạt động của giáo viên và học sinh. lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng. Nếu dV < dl thì vật nổi. Nếu dV < dl thì vật chìm. Nếu dV = dl thì vật lơ lửng. - GV yêu cầu HS trả lời C7 - Hs trả lời câu C7 ® - GV chốt lại C7: Hòn bi có d > d của nước ¾¾ hòn bi sẽ chìm. Con tàu cũng thế nhưng do thiết kế các khoang trống để d của cả con tàu < d của nước Người ta áp dụng tính chất này vào trong sản xuất, kĩ thuật. - GV gợi ý: dthép = 78000 N/m3 dHg = 136000 N/m3 - HS trả lời C8: Thả hòn bi thép vào thuỷ ngân bi sẽ nổi lên. Vì trọng lượng riêng của bi thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thuỷ ngân - Gọi hs làm câu C9 - Cho hs khác nhân xét. Giáo viên chốt lại câu đúng. FAM = FAN FAN = PN FAM < PM PM > PN Vật M đứng yên ở đáy bình và vật N cũng đứng yên (lơ lửng) nên khi đó cả hai chịu cùng 1 lực đẩy Ác-si-mét . GV GDBVMT: - Đối vớt chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác, vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu ra mặt biển. Dầu nhẹ hơn nước biển nên dầu nổi lên trên và ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước biển làm cho sinh vật sống dưới biển thiếu oxi. - Hàng ngày sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thảy ra môi trường lượng khí thảy rất lớn, các khí này đều nặng hơn không khí nên chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí ở sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Biện pháp BVMT: - Nơi tập trung đông người, trong nhà máy công nghiệp, cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng quạt gió, xây dựng nhà xưởng, đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói…) - Có ý thức, hạn chế thảy khí độc hại. - Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.. Nội dung bài học. C7: ® hòn bi Hòn bi có d > d của nước ¾¾ sẽ chìm. Con tàu cũng thế nhưng do thiết kế các khoang trống để d của cả con tàu < d của nước. C8: Thả hòn bi thép vào thuỷ ngân bi sẽ nổi lên. Vì trọng lượng riêng của bi thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thuỷ ngân C9: FAM = FAN FAM < PM FAN = PN P M > PN.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Tổng kết: Câu 1: Khi nhúng 1 vật vào trong chất lỏng, xảy ra những trường hợp nào? Tại sao? a. Vật chìm xuống khi P > FA b. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA c. Vật nổi lên khi P < FA Câu 2: Làm bài 12.1/17 SBT: Đáp án B 5. Hướng dẫn học sinh tự học tập - Đối với tiết học này: + Học bài, học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời lại các câu hỏi C trong SGK. + Xem phần “Có thể em chưa biết” + Làm bài tập 12.2 12.7/17 SBT.. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị : “ Công cơ học” Đọc trước nội dung bài trả lời câu hỏi: Khi nào có công cơ học? Công thức tính công? Xem lại cách đổi từ khối lượng sang trọng lượng. Công thức tính quãng đường, đơn vị trong công thức. V. Phụ lục: ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... . ..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>