Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LÂM THAO TRƯỜNG THCS LÂM THAO – HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THO ĐT: 0210.3825.963 Email: CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HOC SINH THCS. Họ và tên học sinh (nhóm):. 1. Trần Nhật Linh 2. Nguyễn Anh Đức Lớp: 7A1 - Trường THCS Lâm Thao.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm học: 2015 - 2016.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Tên tình huống: Rơm – nguồn tài nguyên thay thế hữu dụng. II. Mục tiêu giải quyết tình huống Bài viết đã vận dụng những kiến thức đã biết với mục tiêu giải thích cho mọi người hiểu được tác dụng của rơm và tác hại của việc đốt rơm đồng thời đưa ra những giải pháp thiết yếu để giải quyết tình trạng này. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Để phục vụ cho bài viết, nhóm tác giả đã: - Dựa vào những kiến thức bài học trên lớp. - Kiến thức trong các tư liệu tham khảo. - Tìm kiếm kiến thức thông tin trên mạng internet - Thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức liên quan. IV.Giải pháp giải quyết tình huống - Giáo dục công dân: rèn ý thức của người dân tự bảo vệ môi trường. - Hóa học: phân tích thành các phần hóa học. - Vật lý: sử dụng kiến thức nhiệt học, điện học,.. và các thí nghiệm liên quan đến việc xử lí nguyên liệu. - Toán học: tính toán các tỉ lệ trong thành phần, làm cho bài tăng thêm tính lôgíc và có tính thuyết phục cao. - Văn học: sử dụng các thể loại văn và sử dụng chau chuốt các từ ngữ, biện pháp tu từ,… - Địa lí: xác định vị trí từng khu vực và đặc điểm địa lí của từng vùng. - Công nghệ: áp dụng kiến thức về nông nghiệp Việt Nam và độ pH của đất. - Mĩ thuật: đưa các tranh ảnh phù hợp với nội dung, tăng tính thẩm mĩ cho bài. - Lịch sử: hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - Tin học: sử dụng máy tính và phần mềm để viết bài. V. Thuyết minh giải quyết tình huống Hè vừa qua, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê đang vào mùa gặt, cảnh cánh đồng lúa thật thơ mộng với những thửa ruộng vàng óng ả, nón trắng nhấp nhô. Bầu trời tràn ngập sắc vàng rực rỡ. Nắng vàng, lúa vàng, con mương dường như cũng lấp loáng ánh vàng. Chao ôi! Thật thích thú biết bao! Em như chỉ muốn chìm vào bức tranh thiên nhiên êm ả, thanh bình cả ngày.. Cảnh cánh đồng lúa sau khi gặt..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Rảo bước dọc thửa ruộng, em bỗng thấy một làn khói trắng mù mịt cản trở giao thông và hoạt động của mọi người. Em quay sang hỏi bác nông dân đi cạnh: - Cháu chào bác. Bác ơi, làn khói trắng này từ đâu thế ạ? - À, đây là khói từ dưới ruộng. Mọi người đang đốt rơm đấy cháu ạ. Bây giờ, có nhiều nguồn năng lượng được sử dụng. Nào là bếp ga, bếp từ,…tiên tiến cả rồi. Rơm rạ cũng sử dụng ít hơn, vứt đầy ra đấy nên họ phải giải phóng để lấy diện tích canh tác. Nghe xong, một câu hỏi luôn thôi thúc trong em: “ Liệu có thể giúp các bác nông dân sử dụng rơm vào mục đích thân thiện hơn với môi trường để giảm thải lượng khói độc hại, tăng thêm hiệu quả về kinh tế và xã hội cho nước ta hay không?”. May mắn thay, dì em là trưởng thôn nên tối hôm đó, đúng lúc phiên họp thôn diễn ra tại nhà dì em để bàn luận về vấn đề bảo vệ môi trường thôn làng. - Tình hình xử lí rơm rạ xóm ta bây giờ nguy cấp quá, cô chú ạ. – bác Hòa lên tiếng. - Phải đấy! Khói bụi thì cứ tràn ra ngoài đường. Ai đi lại cũng thấy khó chịu. Giao thông thì ùn tắc, các cháu đi học về cứ ho sù sụ. - Úi giời! Hôm qua, em đưa đứa nhỏ nhà em đi học còn suýt bị xe máy đi ngược chiều đâm vào đấy vì khói mù mịt quá. May là lúc đấy em phanh kịp chứ không thì nguy to – Cô Thúy giọng bất bình - Đốt rơm bừa bãi nguy hiểm thật. Chúng ta phải nhanh chóng giải quyết tình trạng này thôi.. Hình ảnh khói từ rơm rạ làm cản trở giao thông..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Em biết, nhưng vấn đề này giải quyết thực sự rất khó khăn bởi nguyên nhân là do ý thức của người nông dân. – dì tôi ngại ngùng cất lời. - Hay là ra lệnh cấm đốt rơm đi? – Cô Xuân góp ý. - Không được cô ạ. Nếu ban hành quy định cấm đốt rơm thì phải trình bày lên xã, thậm chí lên cả các cấp cao hơn cơ ạ. Với lại nếu người dân mà không có ý thức thì dù cấm cản thế nào cũng vô ích thôi. - Cũng tại rơm nhiều, sử dụng làm chất đốt và cho trâu bò ăn thì cũng không hết. Để lâu sẽ mục nát nên bà con nông dân phải đốt rơm lấy tro bón ruộng cho đỡ phí. - Vậy thì phải làm sao? – Mặt cô Thu đầy lo lắng. Thấy vậy, em lên tiếng: - Dạ thưa các bác! Cháu xin góp một số ý kiến dựa trên các kiến thức cháu được học và cháu tìm hiểu được không ạ? - Thế thì tốt quá! Cháu nói đi. - Dạ! Theo cháu biết, dầu, than đá và khí đốt tự nhiên hiện đang là nhiên liệu chủ yếu của con người. Theo ước tính thì Trái Đất chỉ còn dự trữ khoảng 140 tỉ tấn dầu và 100.000 tỉ m3 khí đốt. Với nhịp độ dùng dầu và khí đốt như hiện nay thì chỉ trong vòng 20 năm nữa là các nguồn dự trữ trên sẽ cạn kiệt. Lượng dầu trên thế giới tính theo triệu tấn vào năm 2000..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hơn nữa, khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của chúng ta và môi trường. - Chết thật! Thế mà bây giờ tôi mới biết đấy các bác ạ. – Bác Hùng nói với vẻ mặt nghiêm trọng. Vậy, tại sao chúng ta không thay thế nguồn nguyên liệu này bằng các nguồn nhiên liệu nhân tạo thân thiện với môi trường và để tránh tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên? - Nhưng vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để có được nguồn nhiên liệu nhân tạo đó? Và làm bằng cái gì? – bác Huy nói có vẻ nghi ngờ về tính khả quan của vấn đề. Để các bác tin rằng chúng ta có thể làm được. Tôi tiếp lời: - Dạ! Con người chúng ta hoàn toàn có thể làm được và làm từ nguồn tài nguyên rất gần gũi với chúng ta đấy ạ. - Thế cơ à! Tốt quá nhỉ ? Cháu nói tiếp cho các bác nghe nào. - Dạ! Như các bác biết, nước ta là một nước có nền nông nghiệp rất lâu đời. Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện cho nông nghiệp trồng lúa nước phát triển để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, có 2 vụ lúa cổ truyền là vụ mùa và vụ chiêm xuân. Còn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì có 3 vụ lúa là vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Nhà nước đã cố gắng tăng năng suất cây trồng . theo thống kê, sản lượng lúa trong những năm gần đây luôn có những chuyển biến tích cực. Tuy vậy nhưng người nông dân thực sự đã không tận dụng nguồn nhiên liệu quý giá: đó là rơm.. Những gốc rơm, rạ còn lại trên cánh đồng. Rơm là phần thân lúa sau khi đã tuốt hạt, thường bị vứt lại trên những cánh đồng và người nông dân thường sẽ đốt chúng. Tuy nhiên, nếu đốt 1 tấn rơm rạ, người nông dân chỉ thu được một lượng tro không đáng kể để bón ruộng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, khi rơm rạ bị đốt cháy nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm cho không khí nóng lên; khí CO 2 sinh ra sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính sẽ gây ra hậu quả vô cùng khôn lường như biến đổi khí hậu làm băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều vùng đất trũng, thu hẹp diện tích đất canh tác và đất cư trú của con người,.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> …. Người nông dân đốt rơm rạ lấy tro bón ruộng. - Không ngờ việc đốt rơm rạ bừa bãi lại gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn tới môi trường đến thế – Bác Hòa nói - Ờ! Đúng rồi đấy. - Nhưng hiện giờ phải làm sao? Không lẽ chất đống để đấy ư? - Tất nhiên là không ạ! Theo như cháu biết, rơm có thể thay gỗ để xuất giấy viết, làm ván ép và phân hữu cơ. Ở Việt Nam hiện nay, bột giấy có rất nhiều loại, có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như gỗ, sợi bông phế,... và được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, thường sử dụng hóa chất trong khâu tẩy trắng. Bước xử lý vật liệu yêu cầu ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cao nên tiêu tốn nhiều năng lượng, giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, chất thải từ quá trình sản xuất bột giấy thường chứa các chất độc hại (C02) gây ô nhiễm môi trường nên cần phải có thêm công đoạn xử lý nước thải rất phức tạp và tốn kém..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ván ép làm từ rơm rạ. Việc áp dụng phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu mới dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất giấy, tạo điều kiện cho những người nông dân có thêm thu nhập. Phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ được tiến hành trong điều kiện môi trường thông thường, không yêu cầu nhiệt độ, áp suất cao, tiêu tốn ít năng lượng và hóa chất. Các hóa chất được sử dụng là loại thông dụng, rẻ tiền như natri hydroxit (NaOH), axit clohydric (HCl), canxi hydroxit Ca(OH)2, hydroperoxit (H2O2). Ngoài ra, theo giải pháp này, quá trình sản xuất không sinh ra khí CO2 do không có quá trình nấu. Chất thải từ quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nước thải ra sau sản xuất có độ pH từ 6,8 đến 7,2; đạt tiêu chuẩn nước mặt ở giá trị giới hạn A- TCVN 5942 – 1995.. Quá trình và sản phẩm giấy thực tế được tạo ra từ rơm rạ - A! Thì ra rơm cũng làm thành giấy được cơ à? - Ồ! Thế thì tuyệt vời quá. Ngày mai, tôi sẽ lên gặp chủ tịch xã để liên hệ với lãnh đạo nhà máy Giấy tới thu mua rơm rạ của vùng chúng ta được không ạ? – Dì em niềm nở lên tiếng. -Tốt quá! Phải triển khai nhanh việc này trưởng thôn nhé – Mọi người đều rất hào hứng..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Dạ vâng ạ. Các bác cứ yên tâm! Để tăng thêm niềm vui cho các bác, em tiếp lời: - Không chỉ vậy đâu ạ. Cách vùi rơm rạ vào đất để giúp duy trì lượng đạm trong đất cũng là một cách cải tạo đất ít tốn kém và rất hữu dụng. Theo phân tích, rơm rạ chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40% C... Rơm rạ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng làm gia tăng năng suất lúa (0,4 tấn/ha/vụ khi rơm rạ được vùi vào trong đất) và làm gia tăng độ màu mỡ của đất theo thời gian.. Vùi phân bón hữu cơ từ rơm rạ để cải tạo đất - Vậy là từ giờ bà con nông dân đã có cách sử dụng rơm thành phân bón hữu dụng hơn cách đốt rơm để lấy tro rồi. Đồng ruộng quê ta sẽ có thể tươi tốt hơn. - Rơm có nhiều tác dụng như vậy thế mà bao nhiêu vụ mùa rồi chúng ta toàn đốt rơm, vừa lãng phí và gây nhiều tác hại nữa – Bác Hòa trăn trở. - Từ giờ chúng ta sẽ không đốt rơm nữa. Các bác nhất trí không ạ? Tất cả đều đồng thanh đáp: - Nhất trí ạ! - Mai tôi sẽ lên xã yêu cầu đài truyền thanh xã nêu tác hại của việc đốt rơm và lợi ích của rơm cho bà con trong toàn xã biết để không còn hiện tượng đốt rơm bừa bãi nữa - Dì tôi quyết tâm - Đúng rồi đấy! - Cô chú cảm ơn cháu nhiều vì nhờ có cháu mà cô chú mới hiểu rõ tầm quan trọng của rơm và các lợi ích của nó! - Còn gì nữa không cháu? - Dạ, rơm còn có thể sản xuất xăng, dầu đấy ạ. Nhiều nước đã chế tạo nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông nghiệp như từ ngô, mía đường, củ… Song nguồn nguyên liệu này khá đắt và chưa ổn định, đó là chưa kể đến việc có thể gây ra khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Trong khi đó, nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ tiền chiếm khoảng 66% trên tổng lượng phế thải nông nghiệp hầu như chưa được sử dụng hiệu quả. Một tấn rơm rạ có thể tạo ra khoảng 250kg nhiên liệu lỏng thô để sản xuất dầu sinh học. Nếu nước ta sản xuất 100.000 tấn/năm nhiên liệu sinh học E-5 và 50.000 tấn/năm nhiên liệu diesel sinh học B-5, đảm bảo 0.4% nhu cầu nhiên liệu trong cả nước. Tận dụng được nguồn rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu sinh học thì sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn về nhiều mặt. Sau khi qua xử lí, ta sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng lỏng, rắn và khí. Sản phẩm lỏng chiếm phần lớn, chứa dầu sinh học (bio-oil), có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> như sản xuất hóa chất, y dược,…hoặc làm nhiên liệu. Sản phẩm rắn có thể sử dụng làm than hoạt tính, hoặc được làm phân bón quay lại cải thiện đất trồng khi được bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng.. Nhóm nhà nghiên cứu chế tạo Bio-oil. - Hóa ra rơm mà cũng có thể làm thành xăng dầu cơ à? Không ngờ rằng, chúng ta lại đang bỏ phí nguồn nhiên liệu quý giá như thế! – Dì tôi ngạc nhiên. - Thế là trong tương lai, bà con ta không lo giá xăng dầu leo thang nữa rồi. – Cô Thanh giọng vui mừng. - Dạ. Ngoài ra rơm còn có thể là nguồn nguyên liệu để sản xuất điện năng. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một nhà máy khí sinh học chạy hoàn toàn bằng phế thải nông nghiệp là rơm. Họ cũng tối ưu hóa được quy trình chuyển hóa khí sinh học thành điện năng với hiệu suất chuyển hoá lên tới 40 đến 55%. Trong khi đó, các động cơ khí thường dùng cho mục đích này chỉ có hiệu suất trung bình 38%. Ngoài ra, vì pin nhiên liệu vận hành ở 850 0C, nên có thể tận dụng trực tiếp nhiệt năng để làm nóng hoặc cung cấp cho mạng lưới sưởi ấm tại các thành phố. Nếu cộng gộp cả hiệu suất điện và nhiệt, thì pin nhiên liệu sẽ đạt được hiệu suất lên tới 85%. Nhà máy thử nghiệm có công suất 1,5kW, đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của một hộ gia đình. - Thật là kì diệu! Đến cả điện năng mà cũng có thể sản xuất từ rơm sao? - Vâng. An Giang là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam đầu tư 4.310 tỷ đồng sản xuất điện từ rơm và trấu dưới sự hợp tác của Tổ chức quốc tế ICLD - Thụy Điển đấy ạ. - Những thông tin mà các bác được nghe từ cháu tuyệt vời quá! Đúng là giới trẻ ngày nay có tầm hiểu biết hơn chúng ta ngày xưa nhiều đấy nhỉ. - Thật đúng là cô bé ngoan! - Dạ, cháu cảm ơn các bác đã ủng hộ ý kiến của cháu. Mọi người trong căn phòng cười rộn rã. Không khí trở nên ấm cúng, hòa nhã hơn. Em vui theo niềm vui của các cô, các bác và hơn cả, em còn vui vì mình đã góp một phần sức nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. VI. Ý nghĩa Việc khai thác khoáng sản, tài nguyên năng lượng bừa bãi đang ngày một xảy ra trên diện rộng và việc tìm nguồn thay thế vẫn đang trong giai đoạn nghiên.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> cứu và đưa vào thực tế. Song, tình huống trên đã phần nào đưa ra được một số ý kiến về các dự án có thể được đưa vào thực tế và khả năng thực thi là rất cao nếu được nhà nước quan tâm và người dân tạo điều kiện. Nguồn nhiên liệu rơm là nhiên liệu vừa rẻ tiền nhưng lại ứng dụng vào nhiều mục đích, đóng nhiều vai trò quan trọng thay thế nguồn tài nguyên năng lượng. Đây có thể là một trong những bước tiến quan trọng để Việt Nam ta trở thành một trong những nước có nền khoa học phát triển..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>