Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.23 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 I. Lí thuyết: 3 bài Bài 7: Đoàn kết, tương trợ Bài 8: Khoan dung Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa 1. Khái niệm đoàn kết, tương trợ? (Gợi ý: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.) 2. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ? (Gợi ý: - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn - Giúp chúng ta dễ dang hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý.) 3. Biểu hiện lòng khoan dung? (Gợi ý: - Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi. Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi. Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ. Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…) 4. Ý nghĩa lòng khoan dung ? (Gợi ý: - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.) 5. Cách rèn luyện lòng khoan dung? (Gợi ý: Phải có lòng vị tha và đức hy sinh với mọi người. Biết tha thứ cho những người mắc sai lầm, tạo cơ hội để trở thành một công dân tốt. Không vì lợi ích cá nhân mà định kiến người khác.) 6. Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? (Gợi ý: - Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đoàn kết với hàng xóm láng giềng. Làm tốt nghĩa vụ công dân.) 7. Ý nghĩa của gia đình văn hóa? (Gợi ý: + Đối với cá nhân : - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. - Gia đình góp phần quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức. + Đối với xã hội: - Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 8. Trách nhiệm của mọi người và học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa? (Gợi ý: + Đối với mọi người nói chung: - Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình. - Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Đối với học sinh: - Chăm học, chăm làm. - Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em. - Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình. - Giữ gìn vệ sinh môi trường.) II. Bài tập: 1. Em hiểu gì về câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”? (Gợi ý: Câu tục ngữ thể hiện lòng khoan dung, khuyên chúng ta cần có thái độ kiên quyết, phê phán những kẻ gây ra lỗi lầm nhưng cũng phải tha thứ khi họ biết ăn năn, hối hận và tạo điều kiện để sửa chữa những lỗi làm do họ gây ra) 2. Em hãy cho ít nhất 2 ví dụ về lòng khoan dung mà em thường gặp? (liên hệ trong bài học) 3. Cho câu danh ngôn của người xưa:“Nước trong quá thì không có cá. Người xét nét quá thì không có bạn”. Em hiểu gì về câu danh ngôn này? Từ đó em hãy rút ra bài học cho bản thân? (Gợi ý: - Câu danh ngôn ngụ ý: + Nước trong quá thì cá không thể tìm kiếm thức ăn và khó sinh sống. + Người xét nét thường chỉ người khó tính, không gần gũi, chẳng ai dám lại gần để kết bạn. - Bài học rút ra: + Câu danh ngôn khuyên chúng ta trong cuộc sống ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì thế phải biết bỏ qua nhũng lỗi lầm của người khác và giúp họ sửa chữa. + Nếu không có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, chúng ta sẽ bị mọi người xa lánh, không dám gần gũi. 4. Giải thích được ý nghĩa của câu nói “Gia đình là tế bào của xã hôi, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển”? (Gợi ý: Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm nuôi dưỡng mỗi con người. Một cơ thể muốn khỏe mạnh phải có những tế bào khỏe mạnh. Một xã hội muốn khỏe mạnh tất cả phải hướng đến việc xây dựng nền tảng gia đình.) 6. Tình huống “Trong khu tập thể, gia đình Tuấn rất khá giả nhưng sống khép kín. Bố mẹ Tuấn ít khi có mối quan hệ qua lại với hàng xóm, láng giềng, nhà Tuấn thường hay cửa đóng then cài nên mọi người xung quanh khó tiếp xúc. Mọi người trong gia đình Tuấn đều có suy nghĩ là nhà mình có vật chất đầy đủ, chẳng cần gần gũi, quan hệ với hàng xóm cho phiền hà. a) Em nhận xét gì về suy nghĩa của gia đình Tuấn? b) Theo em, gia đình Tuấn cần làm gì để trở thành gia đình văn hóa?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ THI HỌC KÌ I - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Đề thi này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ từ bài 1 đến bài 9 , trong học kì I, lớp 7. II. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Về kiến thức: - Nêu đươc thế nào là đoàn kết, tương trợ và khoan dung. - Hiểu được ý nghĩa của lòng khoan dung. - Hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá lòng khoan dung của bản thân và mọi người, từ đó rút ra được bài học cho bản thân trong việc rèn luyện lòng khoan dung. - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết tương trợ do lớp, trường và địa phương tổ chức. - Tuyên truyền gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh tham gia xây dựng gia đình văn hóa. 3. Thái độ: - Có thái độ tôn trọng, xây dựng gia đình văn hóa. - Biết phê phán đối với những thái độ, việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống khoan dung của dân tộc. - Nâng cao tinh thần đoàn kết tương trợ tạo lập mối quan hệ hòa nhã với mọi người xung quanh. III. NHỮNG NĂNG LỰC ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyện biệt: năng lực tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, đất nước. IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm và tự luận.. V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên chủ đề. Nhận biết TN TL. Thông hiểu TN TL. Vận dụng thấp TN TL. Vận dụng cao TN TL. Cộng.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phân Lĩnh hội biệt được ngụ phẩm ý của câu chất danh “khoan ngôn dung” dựa vào tục ngữ cho trước. 1. Khoan dung Chỉ ra biểu hiện của lòng khoan dung. Lấy ví dụ minh họa về lòng khoan dung Số câu Số điểm Tỉ lệ 2. Xây dựng gia đình văn hóa. Số câu Số điểm Tỉ lệ. 1 0.5 5% Nhớ lại ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. 1 0.5 5% - Chỉ ra được câu tục 3. Đoàn ngữ thể hiện kết, tương đoàn kết, trợ tương trợ - Chỉ ra được biểu hiện của hành vi trái với đoàn kết, tương trợ. 1 0.5 5% Tại sao gia đình văn hóa được xem là 1 tế bào của xã hội 1 0.5 5%. 1 + 1/2 3 30%. Rút ra bài học từ câu danh ngôn của người xưa 1/2 1 10%. 4 5 50% Nhận xét và đưa ra giải pháp để xây dựng gia đình văn hóa 1 3 30%. 3 4 40%.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ. 2 1 10% 4 2 20%. 2 1 10%. 1 + 1/2 3 30%. 1/2 1 10%. 1 3 30%. 2 1 10% 9 10 100%. VI. ĐỀ KIỂM TRA. ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài Câu 1. Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” thuộc về phẩm chất đạo đức nào? A. Tự tin B. Tự trọng C. Khoan dung D. Đạo đức – kỉ luật Câu 2. Những biểu hiện nào thể hiện lòng khoan dung? A. Nhẫn nhục chịu đựng. B. Dễ dãi bỏ qua lỗi lầm của người khác. C. Luôn thỏa hiệp khi gặp tranh cãi. D. Luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến người khác. Câu 3. Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội...? A. văn minh, tiến bộ. B. văn minh, bền vững. C. văn minh, lịch sự. D. Văn minh, giàu có. Câu 4. “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là....lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.”? A. tế bào B. thành viên C. bộ phận D. cá thể Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn kết, tương trợ? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Chung lưng đấu cật. D. Tiên học lễ, hậu học văn. Câu 6. Hành vi nào sau đây trái ngược với đoàn kết, tương trợ? A. Tổ chức thăm, hỏi những gia đình khó khăn. B. Chép và giảng bài giúp bạn khi ốm, đau. C. Giúp đỡ bạn học yếu hơn mình. D. Trao đổi để làm bài kiểm tra. II. TỰ LUẬN (7 điểm):.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 1 (2 điểm) Em hãy cho 2 ví dụ về lòng khoan dung mà em thường gặp trong cuộc sống thường ngày ? Câu 2 (2 điểm) Cho câu danh ngôn của người xưa:“Nước trong quá thì không có cá. Người xét nét quá thì không có bạn”. Em hiểu gì về câu danh ngôn trên? Từ đó em hãy rút ra bài học cho bản thân? Câu 3 (3 điểm) Tình huống: “Trong khu tập thể, gia đình Tuấn rất khá giả nhưng sống khép kín. Bố mẹ Tuấn ít khi có mối quan hệ qua lại với hàng xóm, láng giềng. Nhà Tuấn thường hay cửa đóng then cài nên mọi người xung quanh khó tiếp xúc. Mọi người trong gia đình Tuấn đều có suy nghĩ là nhà mình có vật chất đầy đủ, chẳng cần gần gũi, quan hệ với hàng xóm cho phiền hà”. a. Em nhận xét gì về suy nghĩ của gia đình Tuấn? b. Theo em, gia đình Tuấn cần làm gì để trở thành một gia đình văn hóa? ---HẾT--VII. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0.5đ Câu Đáp án. 1 C. 2 D. 3 A. 4 A. 5 C. 6 D. II. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm) Học sinh có cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được ít nhất 2 ví dụ, mỗi ví dụ đúng được 1 điểm. Câu 2 (2 điểm): Học sinh có cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được: - Câu danh ngôn ngụ ý: + Nước trong quá thì cá không thể tìm kiếm thức ăn và khó sinh sống. (0.5 điểm) + Người xét nét thường chỉ người khó tính, không gần gũi, chẳng ai dám lại gần để kết bạn. (0.5 điểm) - Bài học rút ra: + Câu danh ngôn khuyên chúng ta trong cuộc sống ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì thế phải biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác và giúp họ sửa chữa. (0.5 điểm) + Nếu không có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, chúng ta sẽ bị mọi người xa lánh, không dám gần gũi. (0.5 điểm) Câu 3 (3 điểm) Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của bản thân theo các cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý: a. Suy nghĩ của những người trong gia đình Tuấn như vậy là không đúng. (1 điểm) b. - Để có được một gia đình văn hóa không phải chỉ chăm chỉ làm việc để đảm bảo đời sống vật chất mà còn biết hòa nhập, đoàn kết với hàng xóm và người xung quanh nhằm giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. (1 điểm).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Việc hòa nhập ấy là một trong những tiêu chuẩn của việc xây dựng gia đình văn hóa. (1 điểm) VII. THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA VIII. HOÀN THIỆN ĐỀ, IN ĐỀ & TỔ CHỨC KIỂM TRA. DUYỆT CỦA BGH. Nha Trang, ngày 06 tháng 12 năm 2016 DUYỆT CỦA TTCM NHÓM TRƯỞNG.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>