Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 3: Phân lớp dị tật răng -hàm & các phương pháp chuẩn đoán trong chỉnh nha doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.08 KB, 5 trang )

Ghi chú : Ở chương này tại hạ chỉ dịch những phương pháp chuẩn đoán
mà theo tại hạ là cơ bản cần thiết .Nếu ACE nào muốn biết thêm pp đã
nêu ở phần NỘI DUNG thì tại hạ sẽ dịch thêm phần đó .
CHƯƠNG 3: PHÂN LỚP DỊ TẬT RĂNG_HÀM & CÁC
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRONG CHỈNH NHA :
3.1:Các đặc điểm chung cho phân lớp :
Số lượng và tính đa dạng của dị thường răng_hàm là rất lớn và do đó việc phân loại
chúng là rất quan trọng , cho phép sử dụng trong một ngôn ngữ ngắn gọn và dễ hiểu để thể hiện
tinh hoa của các bệnh lý hiện có. Phân loại là cần thiết cho :một kiểu tính toán thống nhất của sự
lệch lạc từ dạng “chuẩn”, việc tạo nên hệ thống của chúng, lựa chọn kế hoạch điều trị, và giao
tiếp quốc tế. Một số phương pháp để chỉnh sửa các răng được sử dụng đã có trong thời cổ,
nhưng họ đã được tiến hành theo chủ nghĩa kinh nghiệm , từ 1 trường hợp đến 1 trường
hợp . Bản chất khoa học của các chi nhánh kiến thức xác định sự hiện diện cho tạo nên hệ thống
.
a) Tiến bộ đáng kể trong chỉnh nha , đánh dấu bởi đề xuất của Angel vào năm 1889.
phân loại đó đến nay vẫn là chỉ chung được chấp nhận quốc tế. E. Angel tin rằng sự sắp xếp lẫn
nhau của cách mọc răng được xác định tại thời điểm mọc răng số 6 và dựa trên mối quan hệ
theo hướng gần_xa của chúng, mà ông gọi là "chìa khóa cắn khớp . Sự quan tâm lớn được dành
cho thẩm mỹ, được phản ánh trong sách hướng dẫn rất nổi tiếng của ông "dị thường của cắn
khớp ", trong chương" Nghệ thuật và khuôn mặt ”.
Nó từ lâu đã được chấp nhận trong nha khoa, thuật ngữ "ở gần” là từ mesios từ tiếng Hy
Lạp- nghĩa là giữa , một số tác giả tìm cách thay thế thuật ngữ "ở gần" này. Sự thay thế đó chỉ
góp phần cho sự nhầm lẫn trong tính chính xác cho việc xác định các bề mặt răng. Thuật ngữ "ở
gần" trong giải phẫu từ lâu đã thường được hiểu như là một bề mặt, nằm hướng gần đến trục
giữa sagittal của cơ thể. Thuật ngữ "ở gần" trong nha khoa vẫn tiếp tục được hiểu là bề mặt,
nằm gần tới điểm giữa của cung răng. Nếu thay thế thuật ngữ "phía gần" bằng chữ "ở giữa"
không có ý nghĩa đặc biệt đối với những răng phía trước, như thế cho các răng bên (răng sau )
thì bề mặt “ở giữa” sẽ là bề mặt “lưỡi_khẩu cái” , còn đồng nghĩa với bề mặt “ở gần” dành cho
chúng sẽ là bề mặt “ở trước”
48
Cho rằng ,hàm trên là không dịch chuyển, các răng số 6 của nó, theo suy nghĩ của E.


Angel, luôn luôn mọc ở một vị trí xác định, tức là có «Punctum fixum», như thế dị tật hàm răng là
kết quả của sự dịch chuyển các răng số 6 dưới. Các nguyên tắc của nghiên cứu cắn khớp đó
trình bày trong các quy định sau :
Loại I: +)Nếu 2 hàm nằm ở sự hòa hợp (ăn khớp) theo chiều gần_xa tại thời điểm mọc
các răng số 6, thì các dị tật hàm răng là ở loại I (hình 57, a), tức là ở tương quant rung
hòa các răng số 6, khi núm má trước mặt nhai (núm ngoài gần ) của răng số 6 trên là
nằm ở rãnh mặt nhai giữa 2 núm ngoài mặt nhai của răng dưới cùng tên . Loại này có
thể bao gồm : các dị thường phần trước cung răng , các dị thường răng từng phần và
những lệch lạc khác , nếu chúng nằm trước các răng số 6 trong điều kiện cắn khớp
trung hòa.
+)Nếu 2 hàm răng không nằm ở sự hòa hợp theo chiều gần_xa tại thời điểm mọc
răng số 6 hoặc trước thời điểm đó, mà hình thành dị tật hàm răng , thì dẫn đến loại II
và III (hình 57).
Hình. 57 Phân loại dị tật hàm răng theo E. Angle:
a- tương quan trung hòa của các răng số 6 ( khớp cắn loại I),
b-khớp cắn ở xa (khớp cắn lùi :loại II,loại phụ I ),
v- khớp cắn ở xa (khớp cắn lùi :(loại II , loại phụ II),
g-khớp cắn ở gần (khớp cắn tới :loại III)
Loại II: thì các răng số 6 dưới được chuyển dịch theo mối quan hệ với răng số 6 trên ở
phía xa (Hình 57 :b, c). Dị thường loại II của E. Angel chia thành hai loại phụ tùy thuộc
vào vị trí của các răng phía trước: loại phụ 1 được đặc trưng bởi răng cửa trên chìa
ra với sự hiện diện hở khe giữa răng cửa và loại phụ 2 - răng cửa trên cụp vào, theo vị
thế chồng ép lên nhau .
loại III: (hình 57, g) được đặc trưng bởi chuyển dịch răng số 6 dưới theo mối quan hệ
với răng số 6 trên ở phía gần, các núm mặt nhai ngoài gần của răng số 6 dưới được
thiết lập ngược lại cho các núm mặt nhai của răng số 6 hoặc thậm chí trước chúng .
Các răng dưới trước trong đa số trường hợp thì đứng trước các răng trên, hiếm hơn
là ở tư thế cắn thẳng. Môi dưới nằm ở trước môi trên. Các dị thường loại III có thể ở
một bên .
Phân loại này không bao gồm tất cả các loại dị tật răng_hàm tại các phòng

khám ,không phải luôn luôn phản ánh thực chất của chúng, nhưng nó là đơn giản và
giúp dễ dàng xác định dị tật cắn khớp hướng sagittal (trước_sau), tức hướng tới mặt
phẳng Frontal (mặt trán ).

Nhiều tác giả chỉ trích phân loại này, làm một số quan sát:
1) phân loại hình thái đó không nêu được các bệnh nguyên và bệnh sinh dị thường ,
2) các răng số 6 trên không có vị trí cố định, để trở thành "chìa khóa cho cắn khớp”,
vị trí của họ trong quan hệ với “Crista zygomatica” có thể là khác nhau, thậm chí
ở một người nhưng theo lứa tuổi khác nhau (hình 58),
3) phân loại này không bao gồm các dị thường liên quan đến mặt phẳng vertical (
trên_dưới) và transversal (trái_phải), tức là có cắn sâu, cắn hở và cắn chéo,
không chỉ ra được bất thường trong thời kỳ hàm răng sữa và không phải luôn
luôn được áp dụng trong hàm răng hỗn hợp,
4) phân loại được tách ra từ nội Răng_hàm_mặt . Dấu hiệu cơ bản của phân loại
này là vị trí của răng số 6 trên, do đó, việc điều trị cần được hướng dẫn bởi bác
sĩ chỉnh nha cho vị trí của răng đó. Ở mức độ hoạt động thì các răng số 6 trên
trong hầu hết các trường hợp đều chuyển dịch theo điều trị chỉnh nha (A. J.
Katz).
Hình. 58 Vị trí «Crista zygomatica» liên quan đến xương ổ hàm
trên ở lứa tuổi khác nhau
Tuy nhiên, cho đến bây giờ phân loại chung được chấp nhận, phổ biến, như đề xuất của
E. Angel, thì lúc này là không được, mặc dù nhiều người đang ủng hộ mong muốn của các phân
loại như vậy, hoặc thậm chí cần thiết của nó.
b) Dự kiến phân loại theo các bác sĩ thuộc khối SNG và Nga . DA Kalvelis (1957) đề
xuất một phân loại dị thường răng_hàm, bao gồm ba phần:
1) dị thường của các răng riêng lẽ,
2) dị thường của các dãy răng,
3) dị thường khớp cắn, phân chia cuối cùng ở các mặt phẳng sagittal (chiều
trước_sau), transversal ( chiều phải_trái) và vertical (chiều trên_dưới). Vào khoảng thời gian đó,
đã được đề xuất hình thái phân loại của V.Y. Kurland.

c) Đồng ý với việc làm của L.V. Ilyina-Markosian năm 1967 ,phân loại được chia là dị
tật hàm răng theo :
+>chiều trước_sau,
+>phải_trái ,
+> trên_dưới.
Trong mỗi nhóm được phân chia dị thường là :không có sự dịch chuyển hàm dưới (nhóm A) và
có sự dịch chuyển hàm dưới (nhóm B). Hướng đến nhóm B là các dị tật với các vi phạm ở các
khung nhóm 1 và 2. Trong phân loại của Kalamkarova JA (1972), cùng với các biểu hiện lâm
sàng, phản ánh và thay đổi hình thái gây ra do bất thường của các răng và các xương của
mặt. F.Y. Horoshilkina (1976) theo nghiên cứu film sọ mặt phân chia 3 dạng cơ bản của dị tật
hàm răng :
+>dạng dị tật răng_xương ổ,
+> dạng dị tật hàm ,
+> dạng dị tật kết hợp (răng_xương ổ_hàm).
Phân loại này cho phép làm chính xác vị trí bệnh lý và xác định chính xác hơn cho kết hợp các
biện pháp điều trị.
d) Tất cả các nơi trên thế giới và trong nước của chúng tôi cũng đã thông qua phân
loại Quốc tế WHO của bệnh .Bắng sức mạnh của các bác sĩ Chỉnh hình, Chỉnh nha và Phẫu
thuật Răng_hàm_mặt của Đại học Y khoa St Petersburg được đặt tên theo I.P. Pavlova .Đã
được tổng hợp nên phương án làm việc cho phân loại dị thường hàm răng . Dưới cơ sở đó để
đưa ra sơ đồ ,bởi các chuyên gia WHO. Ngoài ra, các tác giả đã mượn một số chi tiết từ hệ
thống Đ.A. Kalvelis, J. A. Kalamkarova, E.I. Gavrilova, Swenson. Phân loại này bao gồm 5 nhóm
dị thường :
I. Dị thường kích thước hàm :
- To hàm (trên, dưới , kết hợp)
- Nhỏ hàm (trên, dưới , kết hợp)
- Mất cân xứng
II. Dị thường vị thế hàm ở hộp sọ:
- Chìa hàm (trên, dưới)
- Cụp hàm (trên, dưới)

- Mất cân xứng
- Nghiêng hàm
III.Dị thường cung răng :
- Cắn lùi (sau)
- Cắn tới (trước)
- cắn chéo (1 bên - hai loại, 2 bên - hai loại)
- Cắn phủ răng cửa quá mức
- Cắn sâu
- Cắn hở (trước , bên )
IV.Dị thường dạng và kích thước cung răng:
a) hình dạng bất thường
- Hẹp cung răng ( đối xứng :dạng chữ U, dạng chữ V,dạng yên ngựa ;không đối xứng)
- Phẳng phần trước cung răng (dạng hình thang);
b) kích thước bất thường:
- Tăng cung răng;
- Giảm cung răng.
V. Bất thường các răng riêng lẽ :
- Vi phạm số lượng răng (không răng,thiếu răng, thừa răng);
- Bất thường kích thước và hình dạng răng (to răng, nhỏ răng, dính lồng răng, răng dạng nón
hoặc răng dạng gai (hay chốt) );
- Vi phạm sự hình thành của răng và cấu trúc của chúng (thoái triển, loạn triển của men và ngà );
- Vi phạm sự mọc răng (hãm mọc răng(mọc ngầm hay mọc không hoàn toàn), không rụng hay
tồn tại dai dẳng răng sữa);
- Sai lệch răng riêng lẽ (lệch ngoài, lệch trong, lệch gần,
lệch xa, vị trí cao, vị trí thấp; thưa răng, hở khe giữa răng cửa; lộn vị trí; xoay và chen chúc ).
Cần lưu ý: tất cả các phân loại được biết là phổ biến nhiều , và mặc dù phản ánh trong
lâm sàng là các biến thể bất thường hàm răng, nhưng không thể đáp ứng đầy đủ cho chúng
tôi. Nhất thiết hay không có thể được tính rằng ,là một trong những phân loại có thể tuyên bố đã
thay thế tất cả những phân loại còn lại. Những dị thường có bề ngoài tương tự nhau , được gọi
là một đơn vị thực thể, có thể có những vi phạm khác nhau trên cơ sở bản chất và chỉ theo đó

mới có các cơ chế cho sự suất hiện . Không thể để tạo ra phân loại hợp lý và trên cơ sở rối loạn
chức năng.
L. Ilyin-Markosyan đã đúng khi chỉ ra rằng, xác định một phân lớp dị thường không khiến
thay thế các chẩn đoán,mà chỉ chiếm một phần của nó. Chẩn đoán này cần được xây dựng sau
khi hoàn thành việc khảo sát bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Việc chẩn đoán
nên bao gồm hai phần:
1) bệnh chính và các biến chứng của nó,
2) bệnh kèm nha khoa và bệnh kèm tổng quát.
Hướng đến các bệnh chính trong các trường hợp này là điều trị bằng chỉnh nha, còn các biến
chứng được tính là các vi phạm ,liên quan bệnh lý với bệnh chính.
51
Ví dụ về chẩn đoán: Khớp cắn tới , nghiêng trong của các răng phía trước trên
và nghiêng ngoài của các răng dưới phía trước, với sự hiện diện của hở khe răng cửa chính
(giữa) ; thiếu răng 36 và 46, thắng lưỡi bị ngắn, phát âm sai (dính âm), biến dạng mặt là thiếu
vắng .
3.2: Định nghĩa của "chuẩn" :
Trước khi chuyển sang đặc tính của các dị thường, chúng ta nên xem xét các câu hỏi của
“chuẩn”.Về “chuẩn” được hiểu chính là dao động trong giới hạn phổ biến. Trong dòng thời gian
hàng ngàn năm ,mà theo định mức trước đây, thì đang dần được thay đổi. Không có sự tồn tại 1
“chuẩn” vĩnh viễn cố định cho tất cả các thời . Vì vậy, bất thường nên được xem xét trong
vòng thời đại này và liên quan đến một cuộc chạy đua cụ thể.
Viết một định nghĩa chính xác trong các quy định là rất khó khăn, vì không có quy tắc tiêu
chuẩn và cứng nhắc, mà luôn chuyển động, thay đổi liên tục và di chuyển các biểu mẫu. “Chuẩn”
có rất nhiều di lệch theo hướng này hay hướng khác, và các ranh giới đã phân chia nó từ các
bệnh lý, đi qua một loạt nhiều biến thể trung gian. Chuyển đổi hình thức quy tắc phụ thuộc vào
môi trường, giới tính tuổi, và nhiều yếu tố khác. Ví dụ: chúng ta biết rằng, mô răng sữa đến 5-6
năm tuổi của cuộc sống thì xấu đi và có khác biệt rất rõ ràng. Nhân tố mài mòn răng sữa ở lứa
tuổi này là rất thuận lợi cho sự phát triển bình thường của hàm răng vĩnh viễn, và được coi là
sinh lý. Việc thiếu mài mòn răng sữa được coi là một hiện tượng tiêu cực, bởi vì nó có thể dẫn
đến sự xuất hiện của bất thường hàm răng . Nằm giữa những điều đó thì sự mòn đột ngột các

răng vĩnh viễn trong một thời gian ngắn được xem là bệnh lý, và phản ánh rất tiêu cực về bộ máy
ăn nhai. Tương tự có thể nói về thưa răng và hở khe giữa răng cửa trong hàm răng sữa là sinh lý
.
Xác định “chuẩn” đôi khi là rất khó khăn và vì thế không nên chia cắn khớp ở dạng bình
thường và bất thường. Để đúng hơn là phân biệt giữa cắn khớp sinh lý ,bệnh lý và các biến thể
chuyển tiếp khác. Ví dụ : một trong những hình thức sinh lý là cắn phủ đúng, một tính năng của
nó là các răng trên phía trước cắn phủ qua các răng dưới phía trước ở 1 / 3 chiều cao thân
răng. Tuy nhiên, ở nhiều người,thì sự cắn phủ này có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Nếu phác họa
các biến thể của khớp cắn phủ đúng, thì nó có thể được biểu hiện ở dạng đường thẳng AC ,
với điểm B nằm giữa các điểm A và C.
Khớp cắn thẳng “ A”  khớp cắn phủ đúng “B”  khớp cắn sâu “C”
Giả sử điểm B là vị trí của khớp cắn phủ đúng với sự cắn phủ ở 1/3 chiều cao thân
răng. Giữa các điểm B và A là các biến thể khớp cắn , mà có sự cắn phủ ít và tiến đến không
(hướng đến dạng”khớp cắn thẳng”) , còn giữa các điểm B và C là các biến thể với sự cắn phủ
tăng lên của các răng cửa và tiến đến các ụ (núm) răng (hướng đến dạng “khớp cắn sâu”) . Vì
vậy, một biến thể cùng cực của khớp cắn sinh lý về phía bên trái ở điểm A được gọi là “khớp cắn
thẳng”. Tiếp theo sau biến thể này có đặc trưng là không chỉ thiếu sự cắn phủ, mà còn hiện diện
khe hở dọc giữa các răng phía trước, đó là có tiếp theo sau “khớp cắn thẳng” là “khớp cắn
hở”. Cùng một khuôn mẫu được quan sát thấy ở phía bên phải từ điểm B, nơi mà sự cắn phủ
tăng hơn cả và biến thể cùng cực của “khớp cắn sinh lý” sẽ là cắn sâu ở điểm C. Nếu sự cắn
phủ vượt qua khỏi các giới hạn ụ (núm) răng ,như thế biến thể này đã đứng ngoài “khớp cắn sinh
lý” và trở thành “khớp cắn sâu”.
Bằng hình ảnh đó, giữa “khớp cắn phủ đúng” và “khớp cắn hở” là một mặt , còn “khớp cắn
phủ đúng” và “khớp cắn sâu” là mặt khác, nằm ở đó là một loạt các biến thể trung gian. Vì vậy,
chia cắn khớp ở dạng bình thường và bất thường là vô lý, mà tốt hơn là ở dạng sinh lý và bệnh
lý.

×