Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

de cuong dia li 11 hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ 1 ĐỊA LÝ 11</b>


<b>Bài 2: Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế</b>


<b>Câu 1: Tồn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của tồn cầu hóa? Hệ quả của tồn cầu hóa?</b>
<b>* Khái niệm: là q trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn </b>
hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật …Tồn cầu hóa kinh tế có tác dộng mạnh mẽ đến mọi
mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.


<b>* Biểu hiện của tồn cầu hóa:</b>


<i>- Thương mai thế giới phát triển mạnh : </i>


+ Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế TG.
+ WTO : 150 nước thành viên (2007) chi phối 95% hoạt đông thương mại thế giới.
<i>- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh :</i>


+ Vốn FDI tăng liên tục từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.


<i>- Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng : </i>


+ Mạng lưới liên kết tài chính tồn cầu đã và đang mở rộng .


+ Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới .


<i>- Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn: nắm trong tay khối lượng tài sản lớn </i>
và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.


<b>* Hệ quả:</b>
- Tích cực:



+ Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học - công nghệ.
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế.


- Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các
nước.


<b>Câu 2 : Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ chức liên</b>
<b>kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa hinh tế?</b>


<b>Gợi ý:</b>


<b>* KN: Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hố, xã hội, có chung </b>
mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau.


<b>* Nguyên nhân:</b>


+ Do sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của các khu vực trên TG.


+ Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hố, xã hội, có chung mục
tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
* Các tổ chức liên kết khu vực: APEC (thành lập 1989, 21 nước), ASEAN (thành lập 1967,
10 nước), EU (thành lập 1957, 27 nước), NAFTA (thành lập 1994, 3 nước), MERCOSUR
(thành lập 1991, 5 nước).


<b>* Hệ quả:</b>
- Tích cực:


+Tạo động lực thúc sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.



+ Thúc đẩy mở cửa thị trường từng nước, hình thành các thị trường khu vực rộng lớn
=> thúc đẩy tồn cầu hóa kinh tế thế giới.


+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
-Tiêu cực:


+ Đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các quốc gia cần giải quyết.


+Ảnh hưởng tới sự tự chủ về kinh tế suy giảm về quyền lực quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BÀI 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TỒN CẦU</b>
<i><b>I, DÂN SỐ :</b></i>


<b>1. Bùng nổ dân só :</b>
<b>a) Biểu hiện</b>


<i><b>- Dân số TG tăng nhanh ( nhất là nửa sau TK 20 )</b></i>
- Năm 2011 đã đạt 7 tỷ người.


- Chủ yếu do các nước dang phát triển ( chiếm 80 % dân số, 95 % dân số tăng hàng năm của
TG )


- Các nước đang phát triển: dân đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, gây sức ép đến đời
sống.


- Tỉ suất gia tăng tự nhiên của các nước đang phát triển > mức TB của TG > các nước
phát triển.


<b> b) Hậu quả : </b>



- Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên MT, phát triển KT và chất lượng cuộc sống...
- Về kinh tế:


+ Tăng dân số làm gánh nặng cho xã hội ngày càng nhiều.


+ Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho nhà nước trong việc hoạch định ra những kế hoạch
chiến lược kinh tế để phát triển đất nước.


- Về xã hội:


+ Nhiều lao động thiếu việc làm, thất nghiệp


+ Tăng dân số làm cho các phúc lợi xã hội không đảm bảo, các mặt y tế giáo dục... không
đáp ứng tốt =>làm gia tăng tệ nạn xã hội.


- Về môi trường: việc khai thác thiên nhiên (mà nhất là rừng và khoáng sản) diễn ra ngày
càng nhanh và mạnh khi dân số tăng nhanh...từ từ nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt.


<b>2. Già hóa dân số</b>
<b>a, Biểu hiện</b>


- Dân số thế giới già đi tỉ lệ > 65 tuổi ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình tăng.
- Chủ yếu ở các nước phát triển.


- Nước phát triển: dân số ít, tăng chậm, cơ cấu dân số già.
<b>b, Hậu quả:</b>


- Thiếu lao động.



- Đặt ra những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc người già cũng như giải quyết nhiều vấn
đề khác, như: việc làm, thu nhập, nguồn sống cho người già...


II, MÔI TRƯỜNG
<b>Vấn đề môi </b>


<b>trường</b> <b>Hiện trạng</b> <b>Nguyên nhân</b> <b>Hậu quả</b> <b>Giải pháp</b>


<b>Biến đổi khí </b>
<b>hậu</b>


– Trái đất nóng
lên


– Mưa axit
– Tầng ô dôn
mỏng dần và lỗ
thủng tầng ô dôn
ngày càng lớn


<b>– Lượng CO2 tăng </b>
đáng kể trong khí
quyển gây ra hiệu ứng
nhà kính.


– Hoạt động CN và
sinh hoạt đưa vào khí
quyển một lượng khí
thải lớn



– Băng tan hai cực
=> mực nước biển
tăng ngập một số
vùng đất thấp ven
biển


– Ảnh hưởng đến sức
khỏe, sinh hoạt và
SX


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Ô nhiễm </b>
<b>nguồn nước </b>
<b>ngọt, biển và </b>
<b>đại dương</b>


– Ơ nhiễm
nghiêm trọng
nguồn nước sơng,
hồ, ngầm, nước
biển, đại dương.


– Chất thải công


nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt chưa được xử


– Việc vận chuyển và
các sản phẩm từ dầu
mỏ gặp sự cố: đắm tàu,


rửa tàu, tràn dầu.


– Thiếu nguồn nước
sạch


– Ảnh hưởng đến sức
khỏe


– Ảnh hưởng đến
sinh vật thủy sinh


– Tăng cường xây
dựng các nhà máy
xử lí chất thải.
– Đảm bảo an
tồn hàng hải.
- Sử dụng cơng
nghệ mới


<b>Suy giảm đa </b>
<b>dạng sinh học</b>


– Nhiều loài sinh
vật bị tuyệt chủng
hoặc đứng trước
nguy cơ tuyệt
chủng


– Con người khai thác
thiên nhiên quá mức



– Mất đi nhiều loài
sinh vật, nguồn thực
phẩm, nguồn thuốc
chữa bệnh, nguồn
nhiên liệu…..


– Mất cân bằng sinh
thái


– Toàn thế giới
tham gia vào
mạng lưới các
trung tâm sinh
vật, xây dựng các
khu bảo vệ thiên
nhiên


<b>BÀI 6: KINH TẾ HOA KÌ</b>


<b>Đặc điểm chung nền kinh tế hoa kì:</b>


<b>I: Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế Hoa Kỳ?</b>


<b>a. Dịch vụ: Phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao 79,4% GDP (2004)</b>
<i>- Ngoại thương:</i>


+ Đứng đầu thế giới.


+ Tổng kim gạch xuất nhập khẩu 2004 là 2344,2 tỉ USD .


+ Chiếm 12% tổng kim gạch ngoại thương thế giới


+ Thường xuyên nhập siêu: năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD.
<i>- Giao thông vận tải:</i>


+ hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới


+ có số sân bay nhiều nhất thế giới với 30 hãng hàng không đảm nhiệm 1/3 số khách hàng
thế giới


+ Đường bộ: 6,43 triệu km đường ô tô; 226,6 nghìn km đường sắt
+ Vận tải biển và đường ống phát triển.


<i>- Tài chính:</i>


+ Hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh có mặt khắp thế giới, nguồn thu lớn, nhiều
lợi thế.


+ 60.000 tổ chức ngân hàng
+ Thu hút 7 triệu lao động
<i>- Thông tin liên lạc: </i>


+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước


+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
<i>- Du lịch:</i>


+ Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt người du lịch trong nước, 50 triệu khách nước ngoài ( năm
2001)



+ Doanh thu 2004 là 74,5 tỉ USD.
<b>b. Công nghiệp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm 33,9% (1960) đến 2004 là 19,7%.


- Sản xuất cơng nhiệp gồm có 3 nhóm ngành:


+ Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước thu hút 40 triệu lao
động (2004).


+ Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện thủy điện điện nguyên tử điện mặt trời (đứng đầu thế
giới)


+ Cơng nghiệp khai khống:đứng đầu thế giới khai thác phốt phát, 2 thế giới về vàng bạc
đồng chì than thứ 3 về dầu mỏ


- Cơ cấu công nghiệp cũng có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các công nghiệp truyền thống tăng tỉ
trọng của các ngành công nghiệp hiện đại


- Sản xuất cơng nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng:


+ Trước đây vùng đông bắc tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp truyền thống.


+ Hiện nay, mở rộng xuống vùng phía nam và ven thái bình dương là các ngành cơng nghiệp
hiện đại


<b>c. Nông nghiệp:</b>


- Nền nông nghiệp đứng đầu thế giới



- Cơ cấu nơng nghiệp đang có sự thay đổi: giảm tị trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ
trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng tồn ngành nơng nghiệp.


- Hình thức chủ yếu là trang trại có diện tích lớn
- Sản xuất nơng nghiệp mang tính hàng hóa
- Là nước xuất khẩu nhiều nông sản nhất thế giới


Câu 1: Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Hoa Kì. Giải thích?


<b>BÀI 7(TIẾT 2): EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN.</b>
<b>I, Thị trường chung Châu Âu:</b>


<b>1, Tự do lưu thông </b>


1/1/1993, EU thiết lập 1 thị trường chung với 4 mặt tự do lưu thông:
<i>a) Tự do di chuyển</i>


- Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc
<i>b) Tự do lưu thông dịch vụ</i>


- Tự do đối với các dịch vụ vận tải, thơng tin liên lạc, ngân hàng, kế tốn, du lịch…
<i>c) Tự do lưu thơng hàng hóa</i>


- Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thơng và bán trong tồn
thị trường chung Châu Âu mà không chịu thuế giá trị gia tăng


<i>d) Tự do lưu thông tiền vốn</i>


- Các hạn chế với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả


năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong khối.


 <b>LỢI ÍCH:</b>


- Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện 4 mặt.
- Phát triển KT, tăng khả năng cạnh tranh.


- Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
<b>2, Euro- Đồng tiền EU:</b>


- Sử dụng từ 1/1/1999 đến 2004: 13 nước sử dụng.
 Lợi ích:


- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu.
- Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II, Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:</b>
<b>1, Sản xuất máy bay E-bớt</b>


- Chun mơn hóa cao.
- Lợi ích:


+ Cạnh tranh hiệu quả với các hãng hàng khơng lớn của Hoa Kì.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.


+ Tăng sức cạnh tranh hiệu quả.


<b> 2, Đường hầm giao thông dưới biển Măng –sơ</b>
- Nối Anh với Châu Âu.



- Lợi ích:


+ Việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang Châu Âu lục địa và ngược lại.
+ Có thể cạnh tranh với vận tải hàng không.


<b> III, Liên kết vùng Châu Âu:</b>


<b>1, Khái niệm: Chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác </b>
nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, XH và VH trên
cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia.


<b>2, Ý nghĩa của liên kết vùng:</b>


+ Tăng cường tình đồn kết hữu nghị giữa các nước trong khu vực biên giới.
+ Cùng nhau thực hiện các dự án chung nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
<b>CÂU HỎI BÀI TẬP</b>


<i><b>Câu 1: Chứng minh rằng trên thê giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nhóm </b></i>
<i><b>nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. </b></i>
<i>Sự bùng nổ dân số xảy ra ở các nước đang phát triển vì:</i>


+ Do phong tục tập quán lạc hậu
+ Dân trí thấp, đời sống thấp


+ Do những nước đang phát triển thì nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên cần nhiều lao
động


+ Do cuộc chiến tranh thứ 2 xảy ra khiến dân số các nước bị thiệt hại nghiêm trọng, có rất
nhiều người bị chết nên bây giờ xảy ra bùng nổ dân số thì ta có thể gọi là đẻ bù.



Sự già hóa dân số xảy ra ở những nước phát triển vì:


+ Do y học kỹ thuật cao nên có thể chữa trị được nhiều căn bệnh
+ Do chất lượng cuộc sống cao nên tuổi thọ cao


=> Gây ra sự già hóa dân số


<i><b>Câu 2: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ mơi trường cần phải “ tư duy toàn cầu, hành </b></i>
<i><b>động địa phương”.</b></i>


Một vấn đề mơi trường tuy xảy ra ở một nơi nào đó, nhưng phạm vi lan toả có tính tồn cầu,
hoặc khu vực. Khi xem xét một vấn đề môi trường, cần đặt nó trong phạm vi rộng lớn


(nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). Tuy nhiên, để giải quyết một vấn đề mơi trường tại một
nơi nào đó, thì chính những người sống tại chỗ phải nỗ lực liên tục, thường xuyên, chứ
không thế nhờ vào những người ở nơi khác đến.


<i><b>Câu 3: Ý kiến cho rằng "</b><b> Bảo vệ môi trường là vấn đề sông cịn của nhân loại "</b><b> có đúng </b></i>
<i><b>khơng? Tại sao?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm
cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ, cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo
cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường khơng
thể tách rời với cuộc đấu tranh xố đói, giảm nghèo. Hiện nay, một số nước phát triển


chuyển giao những cơng nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một sô' lưu
vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các
nước G8 sử dụng chất feron với tốc độ và khôi lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng
tầng ơzơn.



<i><b>Câu 4: Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên </b></i>
<i><b>nhân.</b></i>


<i>- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành </i>
có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,...
tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử....


<i>- Nguyên nhân:</i>


+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành
này địi hỏi nhiều nhân cơng và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.


+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư
phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng khơng, vũ trụ, hóa chất, viễn thơng....
<i><b>Câu 5: Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất </b></i>
<i><b>nơng nghiệp của Hoa Kì? </b></i>


- Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi
loại cây trồng, vật ni. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nơng sản ơn đới, ở phía Nam là các nơng
sản cận nhiệt đới, ở phía Đồng là các nơng sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn).
- Thị trường rộng lớn của nơng nghiệp Hoa Kì.


- Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ
trên cùng một lãnh thổ.


<i><b>Câu 6: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường </b></i>
<i><b>chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung có ý nghĩa như thế nào đối với việc </b></i>
<i><b>phát triển EU?</b></i>


<i>- EU thiết lập thị trường chung trong khôi để: </i>



+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bôn mặt của tự do
lưu thông: tự do lưu thông con người, tự do lưu thơng hàng hóa, tự do lưu thơng tiền vốn, tự
do lưu thông dịch vụ.


+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế
lớn trên thế giới.


<i>- Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung: </i>
+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.


+ Thúc đẩy và tăng cường q trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.


+ Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thơng nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi
chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa cơng tác kế
tốn của các doanh nghiệp đa quốc gia.


<i><b>Câu 7: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận </b></i>
<i><b>tải?</b></i>


- Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng
thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hồn thành đường hầm giao thơng dưới biển
Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa.


<i><b>Câu 8: Thố nào là liên kết vùng? Qua thí dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý </b></i>
<i><b>nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. </b></i>



<i>- Liên kết vùng:</i>


+ Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực
hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế - xã hội và văn hoá nhằm
mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.


+ Liên kết vùng có thể nằm hồn tồn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngồi
ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).


- Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ:


+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ.


+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. + Hàng tháng, ở
khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.


+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung.


+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. -> Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết
vùng trong Liên minh châu Âu.


+ Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong
kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước.
+ Tăng cường tình đồn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
<i><b>Câu 9: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?</b></i>


<b>- Kinh tế: tăng dân số làm gánh nặng cho xã hội ngày càng nhiều, gây khó khăn cho nhà </b>
nước trong việc hoạch định ra những kế hoạch chiến lược kinh tế để phát triển đất nước.
<b>- Xã hội: tăng dân số làm cho các phúc lợi xã hội không đảm bảo; các mặt y tế, giáo dục…</b>
v.v không đáp ứng tốt làm gia tăng tệ nạn xã hội.



<b>- Môi trường: việc khai thác thiên nhiên (mà nhất là rừng và khoáng sản) diễn ra ngày càng </b>
nhanh và mạnh khi dân số tăng nhanh…từ từ nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt. Trong quá trình
khai thác đó để lại nhiều hậu quả khác: hủy hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,
bất ổn, chiến tranh, tệ nạn xã hội, nghèo kiệt và phụ thuộc thậm chí thành nơ dịch…


<i><b>Câu 10: Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?</b></i>


- Dân số già làm dân số mất cơ cấu ở độ tuổi lao động dẫn đến đất nước chậm phát triển.
- Đặt ra những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ , chăm sóc người già cũng như giải quyết
nhiều vấn đề khác như: việc làm, thu nhập nguồn sống cho người già…


<i><b>Câu 11: Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng </b></i>
<i><b>đối với đời sống trên Trái Đất.</b></i>


– Có 5 tầng khơng khí bao ngồi quả đất: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng
ion và thượng tầng khí quyển.


- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu gia tăng:


+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều
diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển.


+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, ẩm, khơ,... diễn ra một cách cực đoan, tác động
xấu đến sức khoẻ, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nơng, lâm, ngư,...
(Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có
khi lên đến 40°c ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn
Độ,..).


- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sông trên Trái Đất:



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da;
giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể, quáng gà và các bệnh
về mắt.


+ Ảnh hưởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá huỷ diệp lục
trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tơm, các lồi ốc
sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20 m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của
biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.


<i><b>Câu 12: Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống cịn của nhân loại” có đúng </b></i>
<i><b>không? Tại sao?</b></i>


Bảo vệ môi trường là vấn đề sống cịn của nhân loại vì các lí do sau:


– Vai trị của mơi trường: mơi trường là ngơi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con
người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường.
Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi
trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.


– Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:


+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều


phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường.
Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách
rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.


+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc


độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là ngun nhân
chính thủng tầng ơdơn, gây hiệu ứng nhà kính,…


– Hậu quả của ơ nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở
từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt
nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu
ứng nhà kính,… đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con
người.


=> Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.


<i><b>Câu 13: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước </b></i>
<i><b>đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.</b></i>


– Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
+ Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới


+ Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.
– Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:


+ Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người
trên 65 tuổi ngày càng cao.


+ Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới
(76 tuổi)


<i><b>Câu 14: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ mơi trường, cần phải “tư duy tồn cầu hành </b></i>
<i><b>động địa phương”.</b></i>


– Phải tư duy tồn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường nước và sự suy giảm đa


dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu, chứ khơng phải tại một số quốc gia hay
môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ
địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần
của lớp vỏ địa lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ơ nhiễm mơi trường mà có những biện
pháp cụ thể khác nhau.


Về quảng cáo


<i><b>Câu 15: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế. Xu hướng tồn cầu </b></i>
<i><b>hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ?</b></i>


<i><b>* Những biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế:</b></i>


– Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao
hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát
triển năng động hơn.


– Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng
hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi bật là các hoạt động:
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…


– Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua
mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục
được mở rộng phạm vi. Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế
toàn cầu và trong mỗi quốc gia.


– Vai trị của các cơng ti xun quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế
giới, chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu.



<i><b>* Hệ quả của tồn cầu hóa:</b></i>
– Tích cực:


+ Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế.


– Tiêu cực:


+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo


+ Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.


<i><b>Câu 16: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?</b></i>
– Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.


– Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.


– Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau.


<i>Câu 17:Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành cơng nghiệp và giải thích ngun </i>
<i>nhân.</i>


– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp: giảm tỉ trọng các ngành luyện
kim, dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử,..


– Do những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại, Hoa Kì đã đạt được
nhiều thành tựu trong sản xuất các vật liệu mới, cơng nghệ thơng tin nên Hoa Kì đã đầu tư
phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại là những ngành có lợi nhuận cao.



<i><b>Câu 18:Trình bày những ngun nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất </b></i>
<i><b>nơng nghiệp của Hoa Kì.</b></i>


– Lãnh thổ sản xuất nơng nghiệp của Hoa Kì được phân thành các vành đai chuyên canh
như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai ni bị sữa,…


– Ngun nhân:


+ Do trình độ sản xuất nơng nghiệp của Hoa Kì cao.


+ Sản xuất nơng nghiệp của Hoa Kì mang tính chất hàng hóa cao.


+ Sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ của công nghiệp và giao thông vận tải.


Câu 19: Dựa vào hình 7.3 (trang 48 SGK Địa lý 11) trình bày những liên mình, hợp tác
<i><b>chính trong EU.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

– Chính sách đối ngoại và an ninh chung (Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành
động để giữ gìn hịa bình, Chính sách an ninh của EU).


– Hợp tác về tư pháp và nội vu (Chính sách nhập cư, Đấu tranh chống tội phạm, Hợp tác về
cảnh sát và tư pháp).


<i><b>Câu 20: Phân tích hình 7.4 (trang 49 SGK Địa lý 11) để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt </b></i>
<i><b>động của các cư quan đầu não EU.</b></i>


+ Hội đồng châu Âu : quyết định cơ bản của những người đứng đầu Nhà nước.
+ Ủy ban Liên minh châu Âu : dự thảo nghi quyết và dự luật.



+ Hội đồng Bộ trưởng EU : quyết định các dự thảo nghị quyết và dự luật do Ủy ban liên
minh châu Âu dự thảo.


+ Nghị viện châu Âu : kiểm tra các quyết định của Ủy ban liên minh châu Âu, tham vấn và
ban hành các quyết định và luật lệ.


+ Tòa án châu Âu và Cơ quan Kiểm toán là những cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập.
<i><b>Câu 21: Liên minh châu Âu (EU) được hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày </b></i>
<i><b>tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.</b></i>


– Quá trình hình thành và phát triển :


+ Năm 1967 Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức : Cộng
đồng Than và thép châu Âu (thành lập năm 1951), cộng đồng Kinh tế châu Âu (thành lập
năm 1957) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1958). Đến năm 1993 thì đổi
tên thành Liên minh châu Âu.


+ EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên
ban đầu (năm 1957) đến năm 2007 đã có 27 thành viên.


– Mục đích : xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thơng về hàng hóa, dịch vụ, con
người và tiền vốn ; tăng cường hợp tác, liên kết về nhiều mặt.


– Thể chế : nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị khơng phải do chính phủ của các
quốc gia thành viên đưa ra mà mà do các cơ quan của EU quyết định.


<i><b>Câu 22: Dựa vào bảng 7.1 (trang 49 SGK Địa lý 11), hình 7.5 (trang 50 SGK Địa lý 11)và </b></i>
<i><b>nội dung bài học trong SGK, hãy chứng minh : EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế</b></i>
<i><b>giới.</b></i>



EU chỉ chiếm 7,1% dân số, 2,2% diện tích thế giới nhưng lại chiếm :
– 31% trong tổng GDP thế giới.


– 37,7% trong tổng xuất khẩu.
– 26% sản lượng sản xuất ôtô.
– 59% viện trợ phát triển thế giới.


– 19% trong tiêu thụ năng lượng thế giới.


<i><b>Câu 23: Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.</b></i>
a. Tự do di chuyển: Tự do di chuyển, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc.


<i>Ví dụ : Người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp…</i>
b. Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do các dịch vụ: vận tải, thông tin, ngân hàng, du lịch…
<i>Ví dụ : Một cơng ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bên trong nước Đức mà </i>
không phải xin giấy phép của chính quyền Đức…


c. Tự do lưu thơng hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu
thông, buôn bán hàng hóa khơng phải nộp thuế giá trị gia tăng.


<i>Ví dụ : Một chiếc ô tô của Italia bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế…</i>


d. Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với giao dịch thanh tốn bị bãi bỏ. Các nhà đầu
tư có thể tự do lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản trong ngân hàng trong
khối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Xóa bỏ được những trở ngại trong phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện 4 mặt tự do lưu
thông.


+ Thực hiện chung một chính sách thương mại đối với các nước ngồi EU.



+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế
lớn trên thế giới như Hoa Kì, Nhật Bản…


<i><b>Câu 24: Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết</b></i>
<i><b>EU?</b></i>


Việc ra đời đồng tiền chung là bước tiến của sự liên kết EU vì mang lại những tác dụng to
lớn:


+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.


+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.


+ Đơn giản hóa cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp đa quốc gia.


+Tăng cường tự do lưu thơng.


+Thể hiện sự thống nhất của EU về tài chính.


<i><b>Câu 25: Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?</b></i>
+ Người lao động được qua biên giới hằng ngày để đến chỗ làm việc


+ Liên kết sâu rộng về kinh tế – xã hội – văn hoá, an ninh …nhằm tận dụng những lợi thế
riêng của mỗi nước.


+ Tăng cường tình đồn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
+ Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong
kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước


<i><b>Câu 26: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối ? Việc hình thành thị trường </b></i>
<i><b>chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với </b></i>
<i><b>việc phát triển EU?</b></i>


* Ý nghĩa :


– Việc hình thành thị trường chung châu Âu :


+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do
lưu thông.


+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngồi EU.


+ Tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của EU với các trung tâm kinh tế khác trên
thế giới.


– Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô :
+ Nâng cao sức cạnh tranh của EU.


+ Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi khi chuyển giao vốn trong EU.


+ Đơn giản hóa cơng tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.


<i>Câu 27:Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong các lĩnh vực giao thông vận tải</i>
<i>?</i>


+ Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi
tiếng thế giới.



+ Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã
thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân
tạo.


+ Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển
Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa.


+ Thành lập tổ hợp hàng không Airbus. Tổ hợp này khá thành cơng với dịng sản phẩm này,
có tính cạnh tranh cao với dịng Boeing của Hoa Kì


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>nghĩa của việc phát triển liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.</b></i>


– Liên kết vùng là từ để chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác
nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế – xã hội, văn hóa
trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia.


– Ý nghĩa của liên kết vùng : tăng cường tình đồn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước
trong khu vực biên giới.


<i><b>Câu 29: Tồn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với Việt Nam?</b></i>
<i> - Về thời cơ:</i>


+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hịa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị
đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển.


+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm,
cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.


+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật cơng nghệ và kinh
nghiệm quản lí từ bên ngồi, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu”


rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…


Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công
cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
<i>-Về thách thức:</i>


+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường,
cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức
thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.


+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí
thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng cịn nhiều hạn chế.


+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân cịn nhiều
bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.


+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.


+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống
và hiện đại…


<i><b>Câu 30: Theo em cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào </b></i>
<i><b>đến phát triển kinh tế quốc gia?</b></i>


Việt Nam trong nhóm nước đang phát triển nên cơ cấu dân số thuộc cơ cấu trẻ (52,1% trong
độ tuổi lao động), tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động và dưới lao động rất lớn nên ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế.


* Thuận lợi:



- Lực lượng lao động dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.


- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
* Khó khăn:


- Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống.
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.


- Khả năng tiếp thu KH-KT còn chưa cao.
* Giải pháp khắc phục:


- Đa dạng hoá các ngành nghề.


- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>

<!--links-->
20 đề thi vật lí 11- hoc kì II ( 08-09)
  • 8
  • 1
  • 9
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×