Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Doi moi viec quan ly thiet bi day hoc cap THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.4 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Cấp trung học phổ thông là cơ sở giáo dục của bậc trung học, là cầu nối giữa bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học, có trình độ học vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó ta phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó. Phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “Học đi đôi với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và học. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập, còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng. Bản thân tôi là người làm công tác giáo dục tôi mạnh dạn nêu nên “ Đổi mới việc quản lý thiết bị dạy học cấp THPT ”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Một số vấn đề lý luận về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học - Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. - Cơ sở vật chất thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng. - Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thông qua trình độ trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập giảng dạy như thế nào. - Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức. - Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học. - Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến thức giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy. 2. Một số nội dung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học 2.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. - Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên. - Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm. 2.2. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học. - Nhà trường có những quy định chặt chẽ trong việc giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học như: đăng ký sử dụng thiết bị dạy học. Việc đăng ký này phải trước 3 ngày với nhân viên quản lý phòng thiết bị, nhân viên quản lý thiết bị. - Nhà trường quy định với mọi giáo viên phải dùng có hiệu quả mọi thiết bị vốn có. - Lãnh đạo thường xuyên kiểm tra việc đăng ký và việc giảng dạy theo đăng ký của giáo viên. 2.3. Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa học. Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết. 2.4. Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. II/ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI ĐƠN VỊ 1. Giai đoạn trước khi đổi mới giáo dục: Trong giai đoạn này ngành giáo dục đào tạo chưa thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là việc làm hiếm thấy, nếu có chỉ xảy ra ở các môn Hóa, Sinh với các dụng cụ thí nghiệm hoặc ở các môn Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ có bảng phụ mà thôi. Cá biệt còn có những giáo viên không biết tên thiết bị dạy học là gì, không biết cách sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Các trường không phải là trường chuẩn quốc gia thì không có phòng thiết bị thí nghiệm, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nhiệm quản luôn phòng thiết bị thí nghiệm. Công tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, buông lỏng dẫn tới tình trạng thiết bị hư hỏng xuống cấp nếu còn thì cũng không sử dụng được. Cán bộ quản lý thực sự không coi trọng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. 2. Giai đoạn sau đổi mới giáo dục Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành giáo dục - đào tạo tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng bộ môn. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ tự, không chia theo môn. Khi giáo viên sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian, có khi tìm cả ngày mới thấy thiết bị mình cần. Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốt dẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều giáo viên chỉ ghi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên lơ là trong việc kiểm tra sử dụng thiết bị dạy học chỉ đến khi BGH kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì mới kí. Cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết bị dạy học chính vì thế việc sử dụng của giáo viên còn gặp chăng hay chớ, sử dụng thì sử dụng còn không sử dụng thì thôi. Phòng thiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộ thiết bị đã thế, các trường lớn có 2 bộ thì quả là vấn đề đáng bàn! III/ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Những căn cứ đề xuất các biện pháp Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ Đại hội IX Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong mục tiêu phát triển giáo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> dục giai đoạn 2000 - 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra 7 nhóm giải pháp lớn trong đó “Đổi mới chương trình giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”. Qua thực tiễn công tác ở cơ sở chúng tôi thấy rằng ngoại trừ các trường chuẩn quốc gia thì vấn đề quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường còn lại là vấn đề nan giải. Đặc biệt là với những trường lớn thì vấn đề này càng nan giải hơn vì số lượng giáo viên đông, số thiết bị dạy học nhiều gấp 2 lần các trường nhỏ. Từ bức xúc đó chúng tôi đã đề ra các biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học một cách thiết thực để đạt hiệu quả cao nhất. 2. Các biện pháp 2.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học: - BGH chúng tôi bắt buộc tất cả các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần. - Chúng tôi cũng lên lịch cho tất cả các giáo viên mượn thiết bị dạy học vào chiều ngày thứ 5 hàng tuần. Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc sử dụng thiết bị dạy học. - BGH chúng tôi cũng đề ra kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học ở các tổ chuyên môn và thi sử dụng thiết bị dạy học, phát động sâu rộng trong giáo viên việc sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học. Chúng tôi đề ra các mức thưởng thích đáng để kịp thời động viên khen thưởng các giáo viên có sáng kiến hay và có thành tích trong việc làm đồ dùng dạy học và thi sử dụng thiết bị dạy học. - BGH chúng tôi tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. 2.2 Phân loại thiết bị dạy học theo môn: - Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn. - Phân công các giáo viên trực tiếp dạy môn sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó. - Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị. Khi phân loại các thiết bị và đánh số vị trí giúp giáo viên dễ tìm khi sử dụng. Và công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nó bị khuyết ở vị trí của nó trên giá mà ta không cần theo dõi sổ mượn của phòng thiết bị thí nghiệm. 2.3. Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn, khối lớp và tiết dạy. Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi tên các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu. SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC KHỐI ... Môn: ... STT. Tên TBDH. Vị trí Giá/tủ. Số. Dạy tiết. 1 2 3 4 Ví dụ: Muốn tìm “kính hiển vi” giáo viên dạy môn Sinh chỉ cần mở sổ ghi thiết bị môn Sinh , tra ở cột tên thiết bị “kính hiển vi” giáo viên sẽ tìm ra tủ đựng và cột ghi vị trí để kính hoặc nhìn vào tiết dạy cũng có thể tìm được thiết bị..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC Môn: Sinh STT. Tên TBDH. 1. Kính hiển vi. Vị trí Giá/tủ. Số. B. 8. Dạy tiết 6. 2 3 Như vậy giáo viên chỉ cần đến giá (tủ) B và đến vị trí số 8 lấy kính. Sổ ghi tên thiết bị dạy học cũng giúp cho cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong khâu kiểm tra sự sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Ví dụ: BGH muốn kiểm tra việc sử dụng thiết bị của môn Vật lý 10 tiết 6 có sử dụng các thiết bị dạy học nào và giáo viên có đăng ký mượn và sử dụng không thì cán bộ quản lý chỉ cần tra sổ tên thiết bị xem Vật lý 10 tiết 6 có những thiết bị nào sử dụng, xem sổ đăng ký mượn thiết bị và lên kiểm tra tiết dạy của giáo viên. 2.4. Lập sổ nhật ký sử dụng đồ dùng dạy học để giúp nhân viên thiết bị thí nghiệm theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học tốt hơn theo mẫu sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> SỔ NHẬT KÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Thứ/ngày. Họ và tên CBGV. Môn. Lớp. Tên thiết bị. Dạy Ký mượn tiết. Ngày trả. Ký trả. Lưu ý: Đối với sổ này thì việc đăng ký mượn thiết bị hết ngày nhân viên thiết bị sẽ kẻ ngang để không ghi chèn vào tiếp Ví dụ: SỔ NHẬT KÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Thứ/ngày. Họ và tên CBGV. Môn. 20/10/2010 Nguyễn VănLý C Vũ Văn T Lý. Lớp. Dạy Ký mượn tiết. Tên thiết bị Xe lăn. Ngày trả. 8. 22/10. Kính hiển vi 9. 23/10. Ký trả. Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học giúp cho nhân viên thiết bị thí nghiệm dễ dàng hơn trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị đó. Nó còn giúp cho cán bộ quản lý biết giáo viên của mình có sử dụng thiết bị dạy học đó hay không..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sổ ghi tên các thiết bị dạy học và sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học có mối quan hệ hữu cơ với nhau mang tính thống nhất, đảm bảo độ khớp với sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, độ khớp với sổ đầu bài ở số tiết theo phân phối chương trình, độ khớp với giáo án của giáo viên (ở phần chuẩn bị). 2.5 Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của nhân viên thiết bị thí nghiệm, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh, sử lý kịp thời các giáo viên vi phạm qui chế không sử dụng thiết bị dạy học trên lớp để góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và để nâng cao chất lượng giáo dục. Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho các năm học tiếp theo. * Qua gần 1 năm thực hiện các biện pháp trên trong việc chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường tôi, kết quả cho thấy: - 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các giờ dạy, không có giáo viên nào vi phạm quy chế trên. - Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Đặc biệt các giờ như “hội giảng, thao giảng” đạt kết quả tốt. Phần III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở trường tôi có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Quản lý trường học là một khoa học nghệ thuật đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng tự nâng cao trình độ lao động của mình, từng bước cải tiến lao động một cách khoa học, từ đó có khả năng tiếp cận và vận dụng những kỹ năng quản lý vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Người cán bộ quản lý phải gần gũi mọi người để nắm bắt được những thông tin chính xác, để rút ra được các quyết định kịp thời, đúng đắn trong việc sử lý các công việc. - Bên cạnh việc quản lý quá trình dạy và học, để nâng cao chất lượng thì người cán bộ quản lý phải biết huy động tối đa cộng đồng tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Việc chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tuy bước đầu đã có kết quả khả quan song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để nội dung của sáng kiến này ngày càng hoàn thiện, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường học Thượng Thôn, ngày 05 tháng 12 năm 2016 BAN GIAM HIỆU. NGƯỜI VIẾT. TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×