BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP TẠI TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2011
DANH MỤC VIẾT TẮT
CSVC : Cở sở vật chất
ĐDDH : Đồ dùng dạy học
ĐMPPDH : Đổi mới PPDH
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
MT : Mục tiêu
ND : Nội dung
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
QLGD : Quản lý giáo dục
QLNT : Quản lý nhà trường
QLTBDH : Quản lý thiết bị dạy học
TB : Thiết bị
TBDH : Thiết bị dạy học
THCS : Trung học cơ sở
MỤC LỤC
M UỞĐẦ 6
1. Lý do ch n t iọ đề à 6
2. M c ích nghiên c uụ đ ứ 7
3. i t ng v khách th nghiên c uĐố ượ à ể ứ 7
4. Nhi m v nghiên c uệ ụ ứ 7
5. Gi thuy t nghiên c uả ế ứ 8
6. Gi i h n nghiên c u.ớ ạ ứ 8
7. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 8
8. Nh ng óng góp c a t iữ đ ủ đề à 8
9. C u tr c c a t i:ấ ụ ủ đề à 9
CH NG 1- M T S LÝ LU N CHUNG V QU N LÝ TBDHƯƠ Ộ Ố Ậ Ề Ả 10
1.1. Khái ni m d y h cệ ạ ọ 10
1.2. Thi t b d y h cế ị ạ ọ 11
1.2.1. Khái ni m c b n v t ch t v thi t b d y h cệ ơ ả ậ ấ à ế ị ạ ọ 11
1.2.2. Khái ni m thi t b d y h cệ ế ị ạ ọ 12
1.2.3. Phân lo i thi t b d y h cạ ế ị ạ ọ 13
1.2.4. Ý ngh a, vai trò, c a thi t b d y h cĩ ủ ế ị ạ ọ 14
1.2.5. Ch c n ng c a thi t b d y h cứ ă ủ ế ị ạ ọ 16
1.2.6. Yêu c u c a thi t b d y h cầ ủ ế ị ạ ọ 17
1.2.7. Khái quát vi c s d ng TBDHệ ử ụ 18
1.3. Qu n lýả 19
1.3.1. Khái ni m qu n lýệ ả 19
1.3.2. Khái ni m qu n lý giáo d cệ ả ụ 20
1.3.3. Khái ni m qu n lý nh tr ngệ ả à ườ 21
1.4. Qu n lý thi t b d y h cả ế ị ạ ọ 22
1.4.1. Khái ni m qu n lý thi t b d y h cệ ả ế ị ạ ọ 22
1.4.2. N i dung qu n lý thi t b d y h cộ ả ế ị ạ ọ 22
1.4.3. Hi u tr ng tr ng THCS qu n lý thi t b d y h cệ ưở ườ ả ế ị ạ ọ 23
1.5. i m i ph ng pháp d y h cĐổ ớ ươ ạ ọ 25
1.5.1. Khái ni m ph ng phápệ ươ 25
1.5.2. Khái ni m ph ng pháp d y h c.ệ ươ ạ ọ 26
1.5.3. V n MPPDH v vai trò c a TBDH trong vi c MPPDHấ đềĐ à ủ ệ Đ 27
CH NG 2: TH C TR NG TBDH VÀ QU N LÝ TBDH T I TR NG THCSƯƠ Ự Ạ Ả Ạ ƯỜ
THÁI TH NHỊ 30
2.1. V i nét v tr ng THCS Thái Th nh- qu n ng a- th nh ph Hà ề ườ ị ậ Đố Đ à ố à
N i.ộ 30
2.2. i ng cán b qu n lý TBDH tr ng THCS Thái Th nhĐộ ũ ộ ả ở ườ ị 32
2.3. Th c tr ng v s l ng v ch t l ng TBDH t i tr ng THCS Tháiự ạ ề ố ượ à ấ ượ ạ ườ
Th nhị 35
2.4. Th c tr ng qu n lý TBDH t i tr ng THCS Thái Th nhự ạ ả ạ ườ ị 36
2.4.1. V n mua s m, trang b TBDHầ đề ắ ị 36
2.4.2. V n khai thác, s d ng TBDHấ đề ử ụ 36
2.4.3. V n ki m tra, b o qu n TBDHấ đề ể ả ả 38
2.4.4. K n ng qu n lý, s d ng TBDH v công tác o t o, b i d ngỹ ă ả ử ụ à đà ạ ồ ưỡ
cho i ng cán b , giáo viênđộ ũ ộ 38
2.5. K t lu n v th c tr ng v qu n lý TBDH t i tr ng THCS Thái Th nhế ậ ề ự ạ à ả ạ ườ ị
39
2.5.1. Nh ng u i mữ ư để 39
2.5.2. Nh ng h n chữ ạ ế 40
2.5.3. Nguyên nhân c a nh ng h n chủ ữ ạ ế 40
CH NG 3: M T S BI N PHÁP QU N LÝ TBDH T I TR NG THCS THÁIƯƠ Ộ Ố Ệ Ả Ạ ƯỜ
TH NHỊ 42
3.1. Nâng cao nh n th c, thái , hình th nh thói quen, k n ng s d ngậ ư độ à ỹ ă ử ụ
qu n lý TBDH cho giáo viên v cán b qu n lý t i tr ng THCS Tháiả à ộ ả ạ ườ
Th nhị 42
3.1.1. M c íchụ đ 42
3.1.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 42
3.1.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 45
3.2. Xây d ng k ho ch mua s m, trang b TBDHự ế ạ ắ ị 46
3.2.1. M c íchụ đ 46
3.2.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 46
3.2.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 47
3.3. Khai thác t t các TBDH ã có.ố đ 50
3.3.1. M c íchụ đ 50
3.3.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 50
3.3.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 50
3.4. Xây d ng t t phong tr o t l m TBDHự ố à ự à 56
3.4.1. M c íchụ đ 56
3.4.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 57
3.4.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 57
3.5. Khai thác, s d ng có hi u qu máy tính i n t k t h p v i máyử ụ ệ ả đệ ử ế ợ ớ
chi u t o ra các mô hình, tranh nh thay th các TBDHế để ạ ả ế 59
3.5.1. M c íchụ đ 60
3.5.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 60
3.5.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 60
3.6. Huy ng v s d ng có hi u qu các ngu n l c t bên ngo i cho vi cđộ à ử ụ ệ ả ồ ự ừ à ệ
trang b , mua s m TBDHị ắ 61
3.6.1. M c íchụ đ 61
3.6.2. N i dung th c hi nộ ự ệ 62
3.6.3. Cách th c hi n bi n phápự ệ ệ 62
3.7. M i quan h gi a các bi n phápố ệ ữ ệ 63
K T LU N VÀ KHUY N NGHẾ Ậ Ế Ị 65
4.1. K t lu nế ậ 65
4.2. Khuy n ngh v i các c pế ị ớ ấ 66
4.2.1. V i B Giáo d c- o t oớ ộ ụ Đà ạ 66
4.2.2. V i S Giáo d c th nh ph H N i, phòng Giáo d c qu n ngớ ở ụ à ố à ộ ụ ậ Đố
a.Đ 67
4.2.3. V i hi u tr ng phòng THCS Thái Th nhớ ệ ưở ị 68
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 69
PH L CỤ Ụ 70
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiết bị dạy học là một trong ba nội dung của cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học, bao gồm: trường học, sách và thư viện, và thiết bị dạy học. Nó là các
thiết bị vật chất huy động vào việc dạy học như: thiết bị trực quan, thiết bị
nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ thực hành, máy chiếu, máy tính…
Thiết bị dạy học là một trong sáu thành tố của quá trình dạy học: mục đích,
nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh, phương tiện; là yếu tố quan trọng
trong việc đổi mới phương pháp và góp phần thực hiện mục tiêu dạy học.
Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo việc quản lý sử dụng TBDH trong các trường
học như một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá chất lượng nhà trường. Vấn
đề quản lý TBDH được quy định trong nhiều văn bnr có liên quan. Quyết
định số 41/2000/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ GD & ĐT
ban hành quy chế TBDH trong trường mầm non, trường phổ thông đã nêu rõ
trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục. Theo đó, hiệu trưởng các
trường tiểu học, THCS, Giám đốc TTGDTX chịu trách nhiệm về số lượng,
chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị trường học.
Thông tư số 12/2009TT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 ban hành quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở có
quy định: Trường THCS phải "Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh
giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên
thực hiện theo kế hoạch của nhà trường" và "Nhà trường có đủ thiết bị giáo
dục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo".
Trong tình hình nước ta hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục
còn hạn chế, CSVC và TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học
và giáo dục; ngay cả những trường đóng thành phố dù có phòng học kiên cố
nhưng cũng không đủ các dụng cụ thực hành, thí nghiệm, máy tính,…. Hơn
thế nữa, chúng ta lai đạng giai đoạn đổi mới PPDH, nhiều trường, nhiều giáo
viên chưa có thói quên sử dụng TBDH thường xuyên. Đứng trước thực trạng
đó, vấn đề quản lý CSVC nói chung và quản lý TBDH trở thành một vấn đề
hết sức quan trọng.
Trong thời gian thực tập em đã được nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng
cũng như các biện pháp quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh. Vì vậy
em thực hiện đề tài nghiên cứu "Biện pháp quản lý thiết bị dạy học nhằm đáp
ứng tốt yêu cầu của việc đổi mới phương pháp tại trường THCS Thái Thịnh.
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội" nhằm tìm ra các biện pháp giúp trường
THCS Thái Thịnh trang bị đa dạng thiết bị dạy học, sử dụng, khai thác có
hiệu quả các thiết bị hiện có trong trường; phục vụ đắc lực cho việc đổi mới
phương pháp dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra biện pháp trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy
học nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học tại trường THCS Thái Thịnh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu của đề tài: Các thiết bị được sử dụng trang hoạt
động giảng dạy và học tập tại trường THCS Thái Thịnh.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc trang bị, bảo quản, sử dụng thiết
bị dạy học tại trường THCS Thái Thịnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc quản lý thiết bị dạy học.
- Nghiên cứu thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH tại trường
THCS Thái Thịnh.
- Nghiên cứu các biện pháp trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học
tại trường THCS Thái Thịnh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có thể trang bị đa dạng, khái thác sử dụng, bảo quản có hiệu quả các
thiết bị dạy học với nguồn kinh phí hạn chế bằng cách nâng cao vai trò, tinh
thần trách nhiệm và tính sáng tạo của giáo viên trong việc quản lý thiết bị dạy
học.
6. Giới hạn nghiên cứu.
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc trang bị đa dạng thiết bị dạy học; việc bảo
quản và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phục vụ đắc lực cho hoạt động
đổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Thái Thịnh.
Đề tài không đi sâu nghiên cứu nội dung trang bị, xây dựng, sử dụng,
bảo quản sách giáo kho, trường lớp, thư viện, sân chơi; không nghiên cứu
việc quản lý tài chính.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm PP nghiên cứu lý luận: phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu, phân
loại, hệ thống hóa, phương pháp chuyên gia.
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phỏng vấn, điều tra
8. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài đã hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về TBDH và
quản lý TBDH trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng về TBDH và quản lý TBDH, chỉ rõ
những mặt tích cực, mặt hạn chế trong việc mua sắm, khai thác sử dụng, bảo
quản TBDH tại trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở thực trạng TBDH và quản lý TBDH, đề tài đã đưa ra được
các biện pháp nhằm giúp hiệu trường THCS Thái Thịnh quản lý tốt các
TBDH, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới PPDH.
9. Cấu trục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tai gồm có 3 chương:
Chương 1- Một số lý luận chung về quản lý TBDH
Chương 2- Thực trạng TBDH và quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh.
Chương 3- Một số biện pháp quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh.
CHƯƠNG 1- MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TBDH
1.1. Khái niệm dạy học
Dạy học là quá trình gồm hai giai đoạn thống nhất biện chứng: Hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó, dưới sự lãnh
đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức,
tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học. Trong quá trình dạy học,hoạt động dạy học của giáo viên có vai trò
chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực.
Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra.
Hoạt động dạy của giáo viên mang tính chủ đạo, lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển hoạt động học của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.
Giáo viên phải đề ra những yêu cầu, mục đích của học tập; xây dựng kế hoạch
hoạt động của bản thân và kết hợp, sáng tạo của học sinh; theo dõi, kiểm tra
việc học tập của học sinh cũng như điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân
cho phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, tự tổ chưc, tự
điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm thu nhận, xử lý, biến đổi làm
phong phú thêm giá trị của bản thân. Hoạt động học đòi hỏi ở học sinh tính tự
giác, tính tích cực và tính chủ động. Trong đó tính tự giác là sự ý thức được
đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập qua đó sẽ nỗ lực nắm vững tri thức, lĩnh
hội kiến thức. Tính tích cực là thái độ của học sinh đối với mục đích, nội dung
học tập thông qua việc huy động các chức năng tâm lý vào việc giải quyết các
nhiệm vụ học tập. Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý để hoàn
thành nhiệm vụ học tập, nó vừa là năng lực, vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạt
độn học tập của bản thân.
Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hau, có mối quan hệ tác
động qua lại trong mỗi quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học bao
gồm: Các thành tố đó quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Các thành tố của quá trình dạy học.
Hoạt động học trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò
quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng
ta phải coi trọng vai trò người giáo viên. Giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của
khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động
công tác giữa dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học. Vì vậy, muốn
nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người
hiệu trường đặc biệt chú ý hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có
khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát
hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ
chức hoạt động học của học sinh.
1.2. Thiết bị dạy học
1.2.1. Khái niệm cơ bản vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất
được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo
dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
MT
PT
HSGV
PPND
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gồm 3 nội dung chính: Trường học;
sách và thư viện; thiết bị dạy học.
Trường học là nơi diễn ra các hoạt động dạy học, giáo dục, đảm bảo một
số điều kiện làm việc, sinh hoạt khác của giáo viên và học sinh; bao gồm các
phòng học với bàn ghê, bảng đen, các thiết bị chiếu sáng, âm thanh, quạt,
phòng thí nghiệm, phòng làm việc của cán bộ giáo viên, sân trường, khu vệ
sinh, cảnh quan, trường bao, cổng trường và môi trường xung quanh. Trong
tình hình thực tê của Việt Nam hiện nay, các yếu tố trên đây có thể thay đổi
tùy theo điều kiện kinhtees của từng địa phương; tuy nhiên, yếu tố quan trọng
nhất của trường học là phòng học với bàn ghế và bảng đen phải luôn được
đảm bảo.
Sách và thư viện: Sách giáo khoa là yếu tố quan trọng, là thiết bị cần
thiết phục vụ cho học tập và giảng dạy của nhà trường, đồng thời là nguồn tri
thức quan trọng của giáo viên và học sinh. Sách giáo khoa và sách tham khảo
là thành phần chính của thư viện, trong đó sách giáo khoa được Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành thống nhất trong cả nước.
Thiết bị dạy học gồm thiết bị dùng chung, trực quan hay thí nghiệm và
các thiết bị kỹ thuật khác. Thiết bị dạy học được sử dụng trực tiếp vào quá
trình giảng dạy và được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học.
1.2.2. Khái niệm thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất hiểu là các
phương tiện vật chất giúp giáo viên và học sinh tổ chức giờ học. Tuy nhiên
mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những định nghĩa khác nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo: Thiết bị dạy học là tập hợp những đối
tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ
chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học sinh, đó là
phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà
thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Theo PGS.TS Võ Chấp: "Thiết bị dạy học được xem là đối tượng vật
chất của nhận thức, chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc tổ chức
hoạt động nhận thức của học sinh".
Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục, có
mối quan hệ chặt chẽ với nội dung và phương pháp dạy học, được giáo viên
sử dụng để truyền tải thông tin, khơi dạy sự hứng thú, tích cực, chủ động và
làm tăng khả năng nhận thức cho học sinh. Với học sinh, nó là đối tượng để
khám phá, tìm hiểu, lĩnh hội tri thức hay sử dụng để tập luyện các kỹ năng, kỹ
xảo, thực hiện nhiệm vụ học tập.
1.2.3. Phân loại thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học rất đa dạng về chủng loại, thành phần và phụ thuộc vào
sự phát triển của khoa học công nghệ. Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau
cho TBDH như sau:
Căn cứ vào việc chúng tiêu thụ điện năng hay không mà phân chia
thành hai nhóm:
+ Nhóm TBDH trực quan: Các loại vật thật, mẫu vật, mô hình, hình
mẫu, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, thiết bị thí nghiệm…
+ Nhóm thiết bị kỹ thuật dạy học: Gồm các loại thiết bị nghe nhìn gồm
hai loại: Các giá mang thông tin như băng đĩa từ, bảng trong, phim dương
bản, âm bản,….Các thiết bị máy móc truyền tải, xử lý thông tin như máy
chiếu dương bản, máy chiếu projector, máy tính, ti vi, catset, máy quay phim,
máy thu âm,…
Phân loại TBDH theo mục đích sử dụng:
+ TBDH dùng để chứng minh, biểu diễn cho HS quan sát
+ TBDH dùng để thực hành, giúp HS hình thành nên các kỹ năng, kỹ xảo.
Phân loại TBDH theo môn học. Ta gọi tên các TBDH theo tên môn học
mà nó phục vụ như: TBDH môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý,
Lịch sử, Văn học, Kỹ thuật, Thể dục, Hát nhạc,….
Các cách phân loại trên đều là tương đối, vì thiết bị kỹ thuật dạy học
cũng là các TBDH trực quan, các TBDH môn Toán có thể dùng trong môn
Vật lý, Hóa học. Hơn nữa, mọi yếu tố vật chất khác đều có thể được giáo viên
và học sinh sử dụng làm TBDH nếu nó chứa đựng các yếu tố thông tin và
đảm bảo các yêu cầu của dạy học, phù hợp với nội dung của bài học.
1.2.4. Ý nghĩa, vai trò, của thiết bị dạy học
Trong hoạt động dạy học, quá trình dạy của giáo viên là tổ chức, điều
khiển hoạt động nhận thức học sinh, mà một trong các nhiệm vụ tổ chức, điều
khiển đó là việc tổ chức,điều khiển quá trình tri giác những hiện tượng hoặc
đối tượng được nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, các hiện
tượng, đối tượng đó không diễn ra tại phòng học, hoặc khó có thể quan sát.
Chính vì vậy, các thiết bị dạy học giúp giáo viên diễn tả hoặc mô phỏng các
hiện tượng, sự vật đó một cách sinh động, tái hiện các sự vật, hiện tượng một
các gián tiếp bằng tranh ảnh, video, sơ đồ, mô hình ngay trên lớp. Nhờ có các
thiết bị đó mà tạo nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quan
cảm tính về đối tượng.
Tuy nhiên, TBDH chỉ là hình ảnh chủ quan, nó phản ánh yếu tố bên
ngoài của sự vật, hiện tượng. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao từ những hình
ảnh trực quan cảm tính đó thành giúp học sinh nhận ra các quy luận bản chât
bên trong sự vật, hình thành lên các khái niệm trừu tượng.
Thiết bị dạy học là một trong sáu thành tố cơ bản của quá trình dạy học,
nó có mối liên hệ trực tiếp với nội dung và phương pháp, và giữ vai trò quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, nó là công cụ tạo ra những hình
ảnh trực quan cảm tính sinh động trong quá trình nhận thức cảm tính của học
sinh. Những hình ảnh trực quan tính đó thể hiện vai trò với học sinh và hoạt
động học như sau:
- Việc sử dụng những TBDH giúp HS có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn
về tối tượng sự vật, hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo ra
điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
- Sử dụng TBDH một cách hiệu quả giúp truyền tải thông tin chính xác,
tiết kiệm thời gian, hợp lý hóa quá trình dạy học.
- Giúp thỏa mãn và là phát triển hứng thú của người học.
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với HS bằng tính trực
quan thông TBDH.
- Tăng cường hoạt động lao động HS, và bằng cách đó cho phép nâng
cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập.
- Làm tăng khối lượng công tác tự lực trong tiết học của học sinh, là tăng
khả năng tự học.
- Các TBDH giúp hình thành sự liên hệ giữa lý luận và thực tế, gắn bài
học với cuộc sống thường nhật, học đi đôi với hành và hình thành ở học sinh
thế giới quan, tác phong làm việc khoa học.
Vai trò của TBDH trong quá trình sư phạm thể hiện mối quan hệ giữa
TBDH với các thành tố khác trong quá trình dạy học. Trong đó, TBDH đóng
vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp và tổ chức hình thức dạy
học của giáo viên và học sinh. Ví dụ: với nội dung "định luật truyền thẳng của
ánh sáng" trong môn Vật lý lớp 7, nếu giáo viên có đủ các TBDH cần thiết
như: nguồn sáng, gương, lăng kính, .v.v…hay các dụng cụ thí nghiệm khác,
giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp dạy học trực quan như biểu diễn thí
nghiệm. Ngược lại, nếu khong có trong tay một dụng cụ thí nghiệm nào, giáo
viên chỉ có thể dùng phương pháp thuyết trình, vẽ lại hình vẽ trên bảng và cố
gắng giải thích cho học sinh hiểu nội dung của định luật.
Như vậy, TBDH có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong dạy học, là công
cụ giúp nâng cao kết quả và chất lượng dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm
vụ dạy học. Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-
2010 có nhấn mạnh giải pháp là "Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất
cho giáo dục", trong đó cũng nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của
BTDH.
1.2.5. Chức năng của thiết bị dạy học
TBDH có chức năng chính sau đây trong quá trình dạy học.
+ Chức năng nhận thức. Như Lê-nin đã nói: "từ trực quan sinh động đến
từ duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thức tiễn, đó là con đường biện
chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan". BTDH là
công cụ mang đến những hình ảnh trực qua cảm tính sinh động cho người
học. Những hình ảnh trực quan sinh động đó là cơ sở hình thành nên những
khái niệm, tư duy trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của
sự vật, hiện tượng.
+ Chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Quá trình học sinh
tri giác các TBDH sẽ giúp hình thành nên những hình ảnh, biểu tượng trực
quan cảm tính sinh động. Những hình ảnh đó không ngừng được hoàn thiện
và làm phong phú nhờ tri giác nhiều đối tượng TBDH khác nhau. Sau cùng,
chúng trở thành nguyên liệu đầu vào, là tiền đề bặt cuộc cho hoạt động nhận
thức ở trình độ cao hơn là nhận thức lý tính. Vì thế, TBDH là trơ thủ không
thể thay thế trong hoạt động dạy học ở giai đoạn tư duy, tưởng tượng.
Ở giai đoạn sau của quá trình nhận thức, giai đoạn "từ tư duy trừu tượng
đến thức tế", tức là vận dụng các kiến thức đã học và thực tế. Giai đoạn này
nếu thiếu các TBDH cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Như vậy, dù ở giai đoạn nào của quá trình nhận thức, trực quan cảm tính
(nhận thức cảm tính), tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính), hay giai đoạn vận
dụng vào thực tế đều đòi hỏi cần có các TBDH. Đây là điều xuất phát từ quy
luật của nhận thức.
1.2.6. Yêu cầu của thiết bị dạy học
Khi lựa chọn, mua sắm trang thiết bị TBDH, giáo viên cần lưu ý các yêu
cầu cơ bản sau đây:
- Yêu cầu về tính khoa học: Là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh
hiện thực khách quan. Những TBDH là các vật thật thì phải đảm bảo tính đại
diện cao, những TBDH là những sơ đồ, tranh ảnh, bản đồ,…phải đảm bảo
thực sự là bản sao của các đối tượng, sự vật, hiện tượng trong thế giới thực.
Ngoài ra còn phải đảm bảo dễ dàng sử dụng, vệ sinh, an toàn khi sử dụng.
- Yêu cầu về tính sư phạm: TBDH phải phù hợp với nội dung, PPDH, và
phù hợp với đối tượng học sinh. Tức là ngoài việc phản ánh nội dung dạy học,
được sử dụng một cách hợp lý trong phương pháp, TBDH còn phải phù hợp
với các đặc điểm về tâm sinh lý, khả năng nhận thức (khả năng quan sát, tri
giác, tư duy, tưởng tượng) của từng đối tượng học sinh.
- Yêu cầu về tính kinh tế: Yêu cầu kinh tế khi sử dụng TBDH đề cập đến
vấn đề hiệu quả kinh tế. Các CSVC và TBDH nói chung hay TBDH nói riêng,
khi sử dụng đều phải cần đến nguồn kinh phí. Vì vậy, phải có sự tính toàn hợp
lý trong đầu tư, sử dụng TBDH có giá cả thấp nhất mà vẫn đảm bảo được yêu
cầu sư phạm, yêu cầu khoa học của TBDH.
- Yêu cầu về tính đồng bộ của hệ thống TBDH: Các TBDH đồng bộ tức
là có thế kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một tính năng sử dụng mới của
hệ hoặc khai thác được tối đa giá trị sử dụng của nó. Yêu cầu này đặt ra khi
mà nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục cón hạn chế, nhỏ dọt trong nhiều năm.
Vì vậy khi mua sắm các TBDH phải tính toán cho phù hợp, TBDH mua trước
phải đảm bảo khả năng được nâng cấp, các TBDH mua sau phải phù hợp,
đồng bộ với TBDH mua trước. Điều này giúp tiết kiệm kinh phí và nâng cao
khả năng sử dụng của TBDH. Ví dụ: khi ta mua chiếc loa ta nên chọn loại loa
có khe cám USB, khi đó nó vừa có kết hợp với máy tính, đều VCD, lại có thể
xử lý dữ liệu độc lập với thẻ nhớ.
1.2.7. Khái quát việc sử dụng TBDH
TDBH, đặc biệt là các TB kỹ thuật dạy học làm thay đổi cấu trúc và cả
nhịp điệu giờ học, dẫn đến làm thay đổi vị trí của giáo viên. Điều đó đòi hỏi
trình độ và năng lực sư phạm của người giao viên, trình độ nghiệp vụ của giáo
viên càng lớn thì hiệu quả sử dụng TBDH càng cao. Khi sử dụng TBDH trong
một giờ học, giáo viên phải lưu ý các điều sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những
thiết bị dạy học nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm của việc sử
dụng từng TB đó.
- Hiểu rõ tính năng của TB và qua đó phối hợp các TBDH khác nhau để
đạt hiệu quả cao nhất.
- Xác định vị trí của những TB đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời
điểm sử dụng chúng một cách hợp lý nhất.
- Xác định thời lượng sử dụng các TBDH cho hợp lý, tránh việc HS mải
mê quan sát mà không tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm ra bản chất của vấn đề
hoặc quên mất nhiệm vụ học tập.
- Tạo sự phù hợp giữa việc sử dụng các TBDH với nhau và giữa TBDH
với nội dung, phương pháp.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp cho học sinh tiếp xúc, tri giác TBDH
hay các tài liệu học tập khác, tránh việc HS quá chú ý vào các đặc điểm không
bản chất của TBDH, nhưng cũng phải đảm bảo HS quan sát đầy đủ các đặc
tính, thuộc tính quan trọng của TBDH.
- Xây dựng kế hoạch, sử dụng PPDH hợp lý, tổ chức giờ học một cách
khoa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
việc lĩnh hội tài liệu học tập.
1.3. Quản lý
1.3.1. Khái niệm quản lý
Khi chúng ta có chung một mục đích và làm việc một trong tập thể,
muốn có tập thể đạt được mục đích đã đề ra đòi hỏi phải có sự quản lý. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý.
- Theo từ điển tiếng việt thông dụng (NXB Giáo Dục, 1998): "Quản lý
là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan".
- Theo Marry Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua nỗ lực của người khác".
- Theo PGS. TS Trần Quốc Khánh: "Quản lý là sự tác động có ý thức
của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội
hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí
của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan".
- Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: "Quản lý là quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung."
Các định nghĩa trên đều thống nhất về các thành tố của quản lý là: Chủ
thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ quản lý, phương
pháp quản lý. Các thành tố đó có mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành tố quản lý
1.3.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Theo
nghĩa tổng quan, quản lý giáo dục là sự điều hành, điều chỉnh, và phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển phát triển giáo
dục thường xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ
trẻ mà cho mọi người. Vậy nên, QLGD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh
hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục trong
Phương
pháp quản lý
Chủ thể
quản lý
công cụ
quản lý
Chủ thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý
hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dường nhân nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.
Xét ở cấp hệ thống: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có
ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận
hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng và chất
lượng.
1.3.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một nội dung cụ thể của quản lý giáo dục. QLNT
là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm
giáo dục của Đảng, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm
giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường mà điểm hội
tụ là quá trình dạy học- giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến, tiến
liên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của hệ thống
giáo dục quốc dân: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
phục vụ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Quản lý nhà trường là quản lý các thành tố cấu thành nhà trường, cụ thể
là các thành tố cơ bản sau đây:
Sơ đồ 1.3: Các thành tố cơ bản của
Giải thích sơ đồ:
BM: Bộ máy quản lý
HĐQL: Hoạt động quản lý
HT: Hình thức giáo dục
MT: Môi trường giáo dục
QC: Quy chế giáo dục
HT
MT
CS
VC
MT
GV
HĐQL
ND
PP
QC
BM
HS
Theo sơ đồ trên, CSVC và TBDH là một thành tố câu thành nên nhà
trường, vì vậy, quản lý CSVC và THDB nói chung, quản lý TBDH nói riêng
là một nội dung của quản lý nhà trường.
1.4. Quản lý thiết bị dạy học
1.4.1. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây
dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống các TBDH phục vụ đắc lực
cho công tác giáo dục và đào tạo.
Nội dung của TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng mở rộng đến
đó. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: các TBDH chỉ phát huy được tác
dụng tác dụng trong dạy học khi được quản lý tốt. Do đó, đi đôi với việc đầu
tư mua sắm trang thiết bị, điều quan trọng hơn là phải chú ý đến việc quản lý
TBDH trong nhà trường.
Do TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế- giáo dục, vừa mang
tính khoa học- giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu
về tính khoa học, của việc quản lý kinh tế, và vừa phải tuân thủ các yêu cầu
của quản lý giáo dục, quản lý quá trình dạy học.
Như vậy, quản lý TBDH là một nội dung của quản lý nhà trường. Do
tầm quan trọng của TBDH nên việc quản lý TBDH là một trong những biện
pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
1.4.2. Nội dung quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Mua sắm, trang bị, bổ sung TBDH. Là việc làm nhằm hình thành hệ
thống hoàn chỉnh của TBDH phụ vụ cho mọi nhu cầu dạy học của giáo viên
và học sinh. Đề trang bị đầy đủ các TBDH, nhà quản lý có thể dùng các hình
thức sau:
+ Đầu tư mua sắm từ nguồn tài chính trong ngân sách hoặc các nguồn tài
chính khác.
+ Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH
+ Kêu gọi sự ủng hộ, quyên tặng của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài trường.
- Duy trì, bảo quản TBDH. Nhằm đảm bảo chất lượng và khai thác có
hiệu quả tính năng của các TBDH, hạn chế tối đa hao mòn, tránh thất thoát
gây lãng phí tài sản của nhà trường.
- Quản lý việc sử dụng có hiệu quả TBDH. Khai thác tối đa tính năng
của TBDH, tránh hiện tượng có TBDH mà không sử dụng, sử dụng không
hiệu quả, hoặc gây khó khắn cho GV và HS khi muốn tiếp cận TBDH.
- Đào tạo, bồi dường nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng TBDH cho đội
ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp sử dụng, khai thác
TBDH. Để quản lý TBDH có hiệu quả thì trình độ, kỹ năng sử dụng của họ là
một yếu tố hết sức quan trong. Chính vì vậy, đào tạo bồi dưỡng tình độ, kỹ
năng sử dụng TBDH cho đội ngũ giáo viên là nội dung tác động trực tiếp tới
hiệu quả quản lý TBDH.
Các nội dung của quản lý TBDH có mối quan hệ trực tiếp với nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau và chi phối hiệu quả công việc. Nhà quản lý phải thực hiện tốt
cả bốn nội dung quản lý, không được xem nhẹ nội dụng nào.
1.4.3. Hiệu trưởng trường THCS quản lý thiết bị dạy học
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý nhà trường. Đối với nội
dung CSVC và TBDH, hiệu trưởng quản lý dựa trên các quy định sau.
- Tại khoản 5 điều 58 luật giáo dục 2005 sửa đổi 2009 quy định nhà
trường có nhiệm vụ và quyền hạn: "Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa".
- Tại mục e, khoản 1, điều 19 của điều lệ trường Trung học 2007 quy
định hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn: "Quản lý tài chính, tài snr của
nhà trường".
Quyết định số 41/2000QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ
GD & ĐT ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường
phổ thông đã nêu rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục. Theo đó,
hiệu trượng các trường tiêu học, THCS, Giám đốc TTGDTX chịu trách nhiệm
về số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị
trường học.
- Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 Ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
có quy định: Trường THCS phải "Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh
giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên
thực hiện theo kế hoạch của nhà trường". Và "Nhà trường có đủ thiết bị giáo
dục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Mua sắm, trang bị TBDH theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp
trung học cơ sở được ban hành theo thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày
11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn hướng dẫn số
6817 ngày 11 tháng 8 năm 2009 về hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản
TBDH cấp Tiểu học và THCS. Một số quy định cụ thể như sau:
"Kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy
học cho giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị dạy học được sử dụng từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên của mỗi đơn vị."
"Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu về số lượng, chất lượng (mô tả chi phí) của
các thiết bị mà mỗi trường cần phải có. Khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị
dạy học, mỗi đơn vị trường học phải tổ chức rà soát các thiết bị dạy học hiện
có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học,
số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức
làm công tác thiết bị hiện có của trường để mua sắm đủ về số lượng tối thiểu,
đảm bảo chất lượng ngay từ đầu năm học và tránh lãng phí."
"Đối với mỗi nội dung dạy có thể lựa chọn thiết bị thuộc một hoặc một số
trong các chủng loại khác nhau để mua sắm như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình,
mẫu vật, tiêu bản, các phần mềm dạy học, bản trong, thiết bị dạy học điện tử…
hoặc tổ chức tự làm thiết bị dạy học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về tính
khoa học và tính sư phạm để phục vụ giảng dạy. Khuyến khích các trường mua
sắm các thiết bị tiên tiến, có tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao".
"Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. Giám đôc các trung tâm
giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và
triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí".
"Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải
tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục".
1.5. Đổi mới phương pháp dạy học
1.5.1. Khái niệm phương pháp
"Phương pháp là con đường, cách thức hoạt động đạt được mục đích
nhất định. Phương pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác, tuần tự
nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định".