Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

CAMPUCHIA . VĂN HOÁ ASEAN VƯƠNG QUỐC NƯỚC CAMPUCHIA. NƠI CÓ DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI ĐẾN THÁP ĂNGKO NƠI MỖI NĂM THU HÚT HÀNG TRIỆU LƯỢT KHÁCH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 27 trang )

I. Khái quát về đất nước:


Tên chính thức : Vương quốc Campuchia ( The
Kingdom of Cambodia ).



Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đơng
Dương. Phía Tây và Tây Bắc giáp: Thái Lan ;
Phía Đơng giáp: Việt Nam; Phía Đơng Bắc giáp:
Lào ; Phía Nam giáp: Vịnh Thái Lan.





Diện tích : 181.035 km2
Dân số: 15,76 triệu người (2016)
Thủ đô : Phnôm Pênh


I. Khái quát về đất nước:
-

Địa hình: một vùng đồng bằng lớn nằm giữa
những ngọn núi thấp bao gồm vùng
hồ Biển Hồ và vùng thượng lưu đồng bằng
sông Cửu Long.

=> phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng


đất trung tâm Campuchia. 

-

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô.


I. Khái quát về đất nước:
-

Dân cư: 90% là người Khmer, số còn lại là người
Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Thượng.

-

Ngơn ngữ chính thức: tiếng Khmer
Ngơn ngữ thứ 2: Tiếng Pháp và tiếng Anh
Quốc hoa: Hoa rumdul
Quốc điểu: cò quăm lớn


I. Khái quát về đất nước


Đơn vị tiền tệ: Riel (KHR)
1 KHR = 5,70 VND

(theo website chính thức của ngân hàng nhà
nước Việt Nam 2017)




Tiền tệ được lưu hành chính thức và thông
dụng: Riel và USD



Tiền Riel chỉ dùng để giao dịch có giá trị nhỏ
dưới 5USD, phần lớn sử dụng tiền USD phổ
biến hơn.


I. Khái quát đất nước:
Đổi tiền Riel ngay tại cửa khẩu Mộc Bài,
cửa khẩu Bavet.



Khơng nên đổi q nhiều, vì tỉ giá tại cửa
khẩu không cao, chỉ sử dụng với mục đích
ăn uống nhẹ, mua sim...


I. Khái quát đất nước:
Đổi tại các ngân hàng, tiệm vàng hoặc
quầy đổi tiền khác:




Tại các thành phố lớn của Campuchia như
thủ đơ Phnom Penh, thành phố Siem Riep
có nhiều địa điểm đổi tiền như các ngân
hàng, tiệm vàng, các quầy mua bán ngoại
tệ.



Dễ dàng, nhanh chóng, tỉ giá cao và uy
tín.


I. Khái quát đất nước:
Những điểm đổi tiền khác:
 Đổi tiền khác tại khu vực Phnom Penh, xung

quanh các ngôi chợ lớn ở thủ đô như chợ Phsa
Thmey, chợ Nga, chợ Orusey.



Các khu vực gần Hoàng cung và con đường
song song ở với sông Mekong


I. Khái quát đất nước:

- Phnompenh cách thành phố Hồ Chí Minh
230km.


⇒Di chuyển bằng máy bay, giá dao động từ
5.500.000 đến 9.000.000

⇒Di chuyển bằng xe bus khoảng 6h, giá
khoảng 200.000VNĐ/Khách/chiều

⇒Di chuyển bằng xe máy


I. Khái quát đất nước:
Mua sắm:
Lụa tơ tằm
Giá tham khảo: một khăn choàng cổ được làm từ lụa tơ
tằm bán tại chợ thường có giá khoảng 2usd. Mua nhiều
thì bạn có thể trả giá thấp hơn nữa.
Đồ bạc (Silver)
Các sản phẩm làm từ bạc bắt đầu được sử dụng phổ
biến trong những nghi lễ tôn giáo từ thế kỷ 11. Các sản
phẩm bạc được bày bán là những hợp kim với 70-80%
là bạc.
.


I. Khái quát đất nước:
Các sản phẩm điêu khắc
Bao gồm các sản phẩm điêu khắc trên đá, gỗ, đồng
và thậm chí là bạc với những hình tượng như: Đức
Phật, Apsara,.....
Khăn rằn (Krama)
Khác với khăn rằn Việt Nam, khăn rằn tại

Campuchia có phần lớn hơn và chất liệu thì tốt và
bền hơn. Giá bán: Giá bán phổ biến là 1usd/chiếc
khăn rằn. Mua nhiều thì giá có thể thấp hơn rất
nhiều


I. Khái quát đất nước:
Địa điểm mua sắm:
Trung tâm mua sắm Sorya
Địa chỉ:  Nº. 13-61, South of Phsar Thom Thmei, Trasak Phaem (St. 63), 12208 Phnom Penh
Sorya hiện có khoảng 8 tầng nhưng chỉ có năm tầng sử dụng cho mục đích thương mại.
Tầng trệt: gồm các cửa hàng vàng, quần áo, đồng hồ, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ ngân hàng,…
Tầng một: với các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, nước hoa,…
Tầng hai: quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm,…
Tầng ba: đồ điện tử, điện thoại di động,…
Tầng bốn: Bán đồ ăn uống
Tầng năm: Bán đồ ăn uống, rạp phim
Từ tầng thứ sáu đến tầng tám là khu vực dành cho ban quản lý.
Tuy là trung tâm mua sắm nhưng bạn cũng có thể trả giá.


I. Khái quát đất nước:
Chợ Nga (Russian Market)
Tên trong tiếng Khmer: Phsar Toul Tom Poung (p’sâ too-uhl tum poong)
Địa chỉ: 163, Phnom Penh, Campuchia (nằm gần đại lộ Mao Trạch Đông).
Giờ mở cửa: 7:00 sáng đến 5:00 chiều.
Chợ Nga là một điểm mua sắm phổ biến đối với du khách quốc tế cũng như là người địa
phương. Có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn để mua sắm khi đặt chân đến Chợ Nga: quần áo,
giầy dép, các đồ lụa silk, đồ cổ (giả có thật có), các tác phẩm điều khắc,…
Phố đồ cổ tại Phnompenh cũng nằm gần khu vực Chợ Nga.



I. Khái quát đất nước:
Chợ trung tâm (Central Market)
Tên trong tiếng Khmer: Phsar Thmey – “New Market”
Địa chỉ: Kampuchea Krom (St. 128), 12252 Phnom Penh
Thông tin: Central Market (do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế) là ngôi chợ lớn nhất tại
Phnompenh hiện nay. Thông thường khi mua tour trọn gói các cơng ty du lịch thường chọn chợ
này để ghé cho du khách mua sắm.
Tuy nhiên một điều cần lưu ý là: đây là khu vực rất đông đúc và sầm uất vì vậy hãy cẩn thận
với những kẻ móc túi, giật đồ (thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp những biển báo ghi bằng tiếng
latin “Caveat emptor”).
Có thể mua các đồ trang sức được làm bằng bạc, vàng; các đồng xu cổ; đồng hồ (giả); áo
quần; giày dép; các sản phẩm lụa (silk),…


I. Khái quát đất nước:
Văn hóa, phong tục tập quán:
1. Gặp gỡ và chào hỏi
- Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác
giữa người với người.
- Cách chào hỏi truyền thống là cuối người cùng với động tác chắp tay trước ngực (tương tự
như động khi cầu nguyện của Phật giáo)
- Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở
vị trí cao hơn.
- Đối với người ngoại quốc cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách
chào truyền thống đối với khách.
- Ở Campuchia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ
"Lok" đối với đàn ông và "Lok Srey" đối với phụ nữ trước họ hoặc  họ và tên đầy đủ.



I. Khái quát đất nước:
2. Tặng quà:
- Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul
Chnam).
- Khơng giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật
không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ
trước thường khơng nhớ chính xác ngày sinh của mình.
- Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món
quà nhỏ.
- Tránh tặng dao.
- Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc.
- Nên dùng cả hai tay khi trao quà.
- Không được mở quà ngay sau khi nhận.


I. Khái quát đất nước:
4. Ăn uống
- Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng
- Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người
dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh;
- Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh
phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự;
- Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là
người sẽ bắt đầu ăn trước tiên;
- Tuyệt đối khơng nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.


II. Các đặc trưng văn hóa tiêu biểu:
1.


Văn hóa tinh thần:
1.1: Tơn giáo:

Phật giáo Ngun thủy là tơn giáo chính thức của Campuchia, được thực hành bởi hơn
95 phần trăm dân số.

Phật giáo là tôn giáo phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các tỉnh, với ước tính
khoảng 4.392 đền thờ tu viện trong cả nước.

Phần lớn sắc tộc Khmer theo đạo Phật, và có những hiệp hội gần gũi giữa Phật giáo,

truyền thống văn hóa và cuộc sống hàng ngày. Tuân thủ Đạo Phật thường được xem là
bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước. Tơn giáo ở Campuchia, trong đó có Phật giáo,
đã bị đàn áp bởi chế độ Khmer Đỏ trong thời gian cuối những năm 1970 nhưng kể từ khi
chế độ này bị lật đổ, Phật giáo đã hồi sinh trở lại trên đất nước này.


1.1: Tôn giáo:

Hồi giáo là tôn giáo của đa số người Chăm và người Mã Lai thiểu số ở Campuchia. Đa
số là người Hồi giáo Sunni và tập trung đông ở tỉnh Kampong Cham. Hiện nay có hơn
300.000 người Hồi giáo trong nước.

1% dân số Campuchia được xác định là Kitơ hữu, trong đó Cơng giáo Rơma tạo thành

nhóm lớn nhất tiếp theo là cộng đồng Tin Lành. Hiện nay có 20.000 người Cơng giáo tại
Campuchia, chiếm 0,15% tổng dân số.

Phật giáo Đại thừa là tôn giáo của đa số người Trung Quốc và Việt Nam tại Campuchia.

Các yếu tố của thực hành tôn giáo khác, chẳng hạn như việc tơn kính các anh hùng
dân gian và tổ tiên, Khổng giáo và Đạo giáo kết hợp với Phật giáo Trung Quốc cũng
được thực hành.

Trước chế độ Khmer Đỏ, có 73.164 tín đồ đạo Cao Đài ở Campuchia trong đó Việt kiều
chiếm 64.954 người và số người Campuchia là 8210 người. Hiện nay, chỉ cịn khoảng
2.000 tín đồ Cao Đài ở Campuchia tập trung ở thủ đô Phnom Penh với một Thánh thất
Cao Đài.


1.2: Lễ hội:

 Lễ cày bừa Hoàng gia (Pithi Chrat Preah
Neanng Korl)

Đây là một trong các lễ hội Campuchia nổi tiếng,
đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của mùa trồng lúa ở
Campuchia. Người dân Khmer tin rằng buổi lễ có
thể đem lại một vụ mùa bội thu, tránh được hạn
hán và lũ lụt.
Hàng năm, Lễ hội Preah Neanng Korl do hoàng gia
Cambodia chủ sướng sẽ được diễn ra trong tháng
5, tính theo lịch Khmer cổ. Đây cũng là thời điểm
bắt đầu mùa mưa ở Cambodia.
Lễ hội Preah Neanng Korl ( hay lễ hội cầm cày),
được tổ chức nhằm dự đoán những phước hay là
họa cho năm tiếp theo.


1.2: Lễ hội:


Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng ở
Campuchia.

Được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và
những giáo pháp của ngài.

Thường diễn ra vào ngày trăng tròn của
tháng 3 âm lịch hàng năm, các phật tử ăn
mừng bằng cách tham gia rước nến ở một
ngơi chùa gần đó.


1.2: Lễ hội:

Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền
Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia
tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam
Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng
năm), khơng khí cả đất nước Campuchia náo
nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo
dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung.
Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc
đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ.
Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một
hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà
nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy
sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.



II. Các đặc trưng văn hóa tiêu biểu:
2.Văn hóa vật chất:
2.1. Ẩm thực:

Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ
của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị
lạt, ngọt và béo.
- Thực phẩm chủ yếu cho người dân Campuchia là lúa
gạo. Hầu như mỗi bữa ăn đều có cơm.
Các gia vị đặc trưng:
Trái xăng: Gia vị chua, thay vì Việt Nam dùng me
chua, trái sấu thì người Cambodia dùng trái xăng làm
vị chua trong các món súp, canh.
Sầu đâu: vị đắng, thanh dùng trộn gỏi
Trái chúc: chanh rừng.

Bai sach chrouk


2.2: Trang phục:

Khá tương đồng với những trang phục truyền thống của những quốc gia lân
cận như Lào và Thái Lan.

Sampot truyền thống là một mảnh vải dài, hình chữ nhật được quấn quanh
phần eo che phần bụng, chân và được buộc lại ở ngay trước bụng.

Phần cơ thể phía trên, theo truyền thống, người Campuchia sẽ dùng Chang
Pong - một loại vải có màu bất kỳ vắt chéo ngang một bên vai và che
đi phần ngực của người phụ nữ, chỉ để hở một ít phần bụng nhằm tơn

lên nét quyến rũ của phụ nữ Á Đơng nói chung và phụ nữ Campuchia
nói riêng.


2.3: Những điểm đến:

Angkor Wat (còn được gọi là đền Đế Thiên) được đức vua
Khmer Suryavarman II xây dựng trong thế kỷ thứ 12.
Ban đầu nó được xây dựng làm một ngôi đền Hindu, sau này
làm nơi thờ Phật.
Chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, có độ cao 65m.
Tầng 1, độc đáo nhất là dãy hành lang có những bức phù điêu
nối tiếp trên tường 2,5m và chạy dài hơn 800m, miêu tả
những điển tích trong kinh điển Bà La Môn và những chiến
công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền
Tầng 2 của Angkor Wat là một khoảng sân rộng được bao bọc
bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị
thần. 
Tầng cao nhất là tầng 3, với độ cao 65m, gồm hai hành lang
chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Điểm giao tiếp của hai
hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.
Xuất hiện trên lá cờ của đất nước Campuchia

Angkor Wat


Angkor Thom (cịn gọi là đền Đế Thích) là thủ đơ cuối cùng và
lâu dài nhất của người Khmer, được vua Jayavarman VII khôi phục
và xây dựng mở rộng vào cuối thế kỷ XII. 
Angkor Thom rộng 9km2.

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon (phong cách
như nghệ thuật Baroque - thời Phục Hưng Ý, mang hình thức kiểu
cách, trang trí rậm rạp). 
Điểm nổi bật là các cổng thành hiện rõ kiến trúc hình tháp, trên
nóc có 4 chân dung to, đường nét từ bi như mặt Phật.
Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế
Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương
quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này.
Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào
nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các Deva (theo đạo
Hindu, đây là các vị thần), mỗi hàng nâng một Naga

Angkor Thom


×