Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.13 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 3. Tiết 5 Ngày soạn:01/09/2012 BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón. 2. Kỹ năng: _ Phân biệt được các loại phân bón và biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây. _ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón. II. CHUẨN BỊ: 1.GV: - Hình 6 trang 17 SGK phóng to. - Bảng phụ, phiếu học tập. 2. HS: - Xem trước bài 7. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: _ Vì sao phải cải tạo đất? _ Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài mới: Người ta nói rằng phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt. Vậy phân bón là gì và nó có tác dụng như thế nào đối với cây trồng? Để biết được điều này ta vào bài 7..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của giáo viên _ Yêu cầu học sinh đọc mục I và trả lời các câu hỏi: + Phân bón là gì? + Vì sao người ta bón phân cho cây? + Các chất dinh dưỡng chính trong cây là những chất nào? + Giáo viên giải thích thêm ngoài các chất trên , còn có nhóm các nguyên tốt vi lượng như: Cu, Fe, Zn,… + Người ta chia phân bón ra làm mấy nhóm chính? + Phân hữu cơ gồm những loại nào? + Phân hóa học gồm những loại nào? + Phân vi sinh gồm những loại nào? _ Yêu cầu học sinh chia nhóm và thảo luận để hoàn thành bảng. Nhóm phân bón Loại phân bón Phân hữu cơ Phân hóa học Phân vi sinh _ Giáo viên nhận xét. _ Tiểu kết, ghi bảng.. Hoạt động của học sinh _ Học sinh đọc mục I và trả lời: Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Vì phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đó là đạm, lân, kali. _ Học sinh lắng nghe.. Nội dung I. Phân bón là gì? Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân bón là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.. Phân bón chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Gồm: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn và khô dầu. Gồm: phân lân, phân đạm, phân kali, phân đa lượng, phân vi lượng. Gồm: phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đồng, vi sinh vật chuyển hóa lân. _ Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. _ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. _ Yêu cầu nêu được: + Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m. + Phân hóa học: c, d, h, n. + Phân vi sinh: l _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. * Hoạt động 2: Tác dụng của phân bón..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động của giáo viên _ Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 SGK và trả lời câu hỏi: + Phân bón có ảnh hưởng thế nào đến đất, năng suất cây trồng và chất. .. Hoạt động của học sinh. Nội dung. _ Học sinh quan sát hình và II. Tác dụng của phân trả lời: bón: Phân bón làm tăng độ Phân bón làm tăng độ phì phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và nhiêu của đất, tăng năng tăng chất lượng nông sản. suất và chất lượng nông. 4. Củng cố: _ Thế nào là phân bón? Có mấy nhóm chính? Kể ra. _ Phân bón có tác dụng như thế nào? * Chọn câu trả lời đúng: 1) Phân bón có 3 loại: a. Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng. b. Phân đạm, phân lân, phân kali. c. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh. d. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. 2) Phân bón có tác dụng: a. Tăng sản lượng và chất lượng nông sản. b. Tăng các vụ gieo trồng trong năm. c. Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng độ phì nhiêu của đất. d. Cả 3 câu trên. Đáp án: 1.d 2.c _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 8..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> IV/ RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Tuần 3. Tiết 6 Ngày soạn:01/09/2012. Bài 8. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS phân biệt được một số loại phân bón thường dùng. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích 3. Thái độ - Có ý thức bảo đảm an toàn lao động và bảovệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1/ GV + Chuẩn bị cho mỗi nhóm thực hành 4-5 mẫu phân bón cho vào các túi nhỏ buộc chặt miệng. + 2 ống nghiệm thuỷ tinh + 1 đèn cồn và cồn đốt + kẹp gắp than, diêm 2/ HS: + Đọc bài trước ở nhà + Chuẩn bị than củi và phân bón theo nhóm III.Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ HS1: phân bón là gì? phân hữu cơ gồm những loại nào HS2: bón phân vào đất có tác dụng gì? 3.Nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nội dung I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. GV: nêu mục tiêu của bài HS: đọc mục tiêu bài thực + mẫu phân hoá học thực hành. hành. + ống nghiệm thuỷ tinh - nêu quy tắc an toàn lao + đèn cồn động và vệ sinh môi trưòng. + than củi GV: giới thiệu quy trình TH HS: nhắc lại các quy trình + kẹp sắt gắp than thực hành + thìa nhỏ + diêm + nước sạch.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Tổ chức TH HS: các nhóm để dụng cụ II. Quy trình thực hành. GV: kiểm tra dụng cụ của đã được phân công để 1. Phân biệt nhóm HS chia nhóm thực giáo viên ktra. Phân bón hoà tan và hành,chia mẫu phân bón. không hoà tan. 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan. 3 . Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan. Thực hiện quy trình HS: quan sát B1: g/v thao tác mẫu. HS: thực hành theo nhóm III. Thực hành. B2: GV: q/sát nhắc nhở giúp HS: thao tác thực hiện các HS thực hiện các thao tác quy trình. khó. Sau khi thực hành kết quả thực hành được ghi vào vở bt theo mẫu bảng. Có hoà tan đốt trên t/c M.phân Màu sắc Loại phân gì Không …không Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 4. Củng cố - Gọi HS đọc lại các bước thực hành - HS thu dọn dụng cụ làm vệ sinh. - Ghi kết quả thực hành vào vở. - GV: cho đáp án để HS tự đánh giá kết quả thực hành. - GV: đánh giá kết quả thực hành của HS và nhận xét sự chuẩn bị của HS. - thựchiện quy trình và an toàn lao động 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: - Chuẩn bị trước nội dung bài 9 IV/ RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………. KÍ DUYỆT TT. Nguyễn Thị Thảo.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>