Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân-tích-định-nghĩa-vật-chất-của-Lê-nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.08 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………..
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN MƠN TRIẾT HỌC
MÁC - LENIN
ĐỀ TÀI
Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Từ đó chững minh năng lượng
thuộc về vật chất
Họ và tên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Hà Nội, tháng 5 năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………………….
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1


BÀI TẬP LỚN MƠN TRIẾT HỌC
MÁC - LENIN

ĐỀ TÀI
Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Từ đó chững minh năng lượng
thuộc về vật chất

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

2




Mục lục

LỜI GIỚI THIỆU
Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả
Phương Đông và Phương tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII
đến thế kỷ VI trước CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại.
Ý thức triết học xuất hiện khơng ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã
hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học.
Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn
của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống phản ảnh
thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý
luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại.
Triết học Mác – Lenin tìm hiểu về nhiều vấn đề trong xã hội tuy nhiên trong bài
tiểu luận này em xin phép trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề vật chất và
năng lượng mong thông qua sự giảng dạy của Ths. NCS Nguyễn Thị Lê Thư.

3


BÀN LUẬN VẤN ĐỀ
I – Lý luận
1. Quan niệm trước Mác về vật chất
Để hiểu rõ về quan điểm của tríêt học Mac-Lênin về vật chất thì chúng ta
phải tìm hiểuvề những quan điểm về vật chất trước Mac
+ Thời kỳ cổ đại thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với dạng vật chất
cụ thể, nhưTalet đã cho rằng vật chất là nước… Quan điểm này chỉ mang
tính chất trực quan, cảmtính. Nó chỉ có tác dụng chống lại CNDT và tôn
giáo

+ Thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII: thời kỳ này thì các nhà triết học đã
đồng nhất vậtchất với thiọc tính của vật chất, như Niutơn đã cho rằng khối
lượng là vật chất… Quanđiểm này mang tính chất siêu hình, máy móc.
+ Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất: Lênin cho rằng vật chất là
một phạmtrù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con
người trong cảm giác,được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.

4


* Chủ nghĩa duy tâm: Coi ý thức (tinh thần ) là có trước, quyết định. Coi vật
chất (giới tự nhiên) là có sau, bị quyết định. Quan điểm này bị thực tiễn bác
bỏ.
* Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Cho rằng vật chất( giới tự nhiên) là có
trước, là quyết định, cịn ý thức (tinh thần) có sau, bị quyết định. Quan điểm
này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật chất là gì thì các
nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác nhau.
- Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì đồng
nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, khơng khí,
ngun tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái cịn lại. Quan
niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa khoa học nên
đã bị khoa học bác bỏ.
- Hai là: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất
về các thuộc tính của vật như là khối lương, quảng tính, hay là kết cấu
ngun tử. Quan niệm này đã có tính khoa học tuy nhiên nó cịn mang nặng
tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó những quan niệm này cuối cùng
cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu phải có một quan niệm mới
về vật chất. Lênin là người đầu tiên đưa ra được quan điểm này
2. Bối cảnh khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đến cuối khủng

hoảng thế giới quan triết học và khoa học tự nhiên
Ở thời kỳ cổ đại các nhà triết học duy vật đi tìm một ngun thể vật chất đầu
tiên, coi đó là cơ sở của thế giới, của mọi sự tồn tại và họ thường đồng nhất
vật chất nói chung với một dạng cụ thể của nó. Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ
XVII - XVIII) các nhà triết học duy vật một mặt tiếp tục thừa nhận quan
điểm đồng nhất vật chất với nguyên tử - là dạng vật chất nhỏ bé nhất, không
thể phân chia được nữa. Mặt khác, rơi vào quan điểm siêu hình đồng nhất
vật chất với một thuộc tính nào đó của nó như khối lượng, năng lượng…
5


Những quan niệm về vật chất nêu trên mặc dù cịn có những hạn chế như:
mang tính chất thơ sơ, chất phác, cơ giới, siêu hình. Song đã khẳng định sự
tồn tại của thế giới vật chất, đây là cơ sở để bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa
duy tâm, tôn giáo cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước quyết định vật
chất.
Trong giai đoạn của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông chưa đưa ra định nghĩa
vật chất, nhưng cũng đã đưa ra quan điểm như: về sự đối lập giữa vật chất và
ý thức, về bản chất và tính thống nhất vật chất của thế giới, về vận động, về
khơng gian, thời gian... Chính những quan điểm đó đã đặt cơ sở làm nền
móng để sau này V.I.Lênin kế thừa và phát triển nâng nội dung phạm trù vật
chất thành một định nghĩa hoàn chỉnh.
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ
ra với nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là những phát
minh như: Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng
phóng xạ, Tơmxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong
quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay
đổi và thuyết tương đối của Anhxtanh… Những phát minh khoa học quan
trọng này đã có ảnh hưởng thay đổi to lớn đến nhiều phương diện sau:
Một là, các phát minh khoa học đã đưa lại những biến đổi sâu sắc và một

bước tiến của loài người trong việc nhận thức giới tự nhiên, đã chứng minh
rằng: nguyên tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật
chất về nguyên tử. Vật chất với các thuộc tính của nó khơng phải là bất biến,
tất cả không ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hoá từ dạng
này sang dạng khác.

6


Hai là, những phát minh khoa học đó đồng thời cũng đối lập gay gắt với
những quan niệm máy móc, siêu hình đang thống trị trong khoa học thời kỳ
bấy giờ như: đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng...
Ba là, với những thành tựu trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới
quan trong các nhà triết học và khoa học tự nhiên. Khiến những nhà khoa
học “giỏi khoa học nhưng kém cỏi về triết học” đã trượt từ chủ nghĩa duy
vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối hồi nghi và cuối cùng rơi
vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng “vật chất tiêu tan”.
Bốn là, lợi dụng cơ hội này các nhà triết học duy tâm đã biện hộ, cơng kích
và giải thích xun tạc để phủ định chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng: nếu
nguyên tử bị phá vỡ tức là “vật chất tiêu tan” và chủ nghĩa duy vật sụp đổ.
Trước tình hình đó: V.I.Lênin đã chỉ ra rằng sự khủng hoảng thế giới quan
chỉ có tính chất tạm thời, khơng phải vật chất tiêu tan mà là do nhận thức của
con người có giới hạn nên chưa lý giải hết sự vận động và biến đổi của thế
giới khách quan. Đồng thời, để phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
và khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất,
Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù Triết học.
V.I.Lênin đưa ra một phương pháp mới của lơgíc biện chứng để định nghĩa
vật chất chứ không sử dụng phương pháp thông thường, bởi ông chỉ ra rằng,
phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học - một phạm trù khái quát
nhất, khơng có một phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Cách duy nhất

về mặt phương pháp luận, chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đặt phạm
trù ấy đối lập với ý thức, xem vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập
với ý thức của con người, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà

7


thơi. Từ đó, giải thích vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường thế giới
quan duy vật và phương pháp biện chứng.

3. Định nghĩa vật chất của Lenin. Từ đó chỉ ra tiêu chuẩn phân biệt vật chất và
ý thức
a) Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cuộc cánh mạng trong KHTN đã mở ra
nhiều phát minh có tính bước ngoặt làm đảo lộn những nguyên tắc cũ,
xuất hiện một loạt những phát minh khoa học mới góp phần bác bỏ
những quan niệm cũ về vật chất cụ thể là:
- Năm 1895 tìm ra tia X (tia rơn ghen) chứng tỏ trong tự nhiên vật chất
khơng chỉ là chất (tức là những cái có khối lượng, có quảng tính và có
cấu trúc ngun tử) mà vật chất còn là trường (dạng vật chất mang tính
liên tục, nó khơng xác định về mặt khối lượng, khơng có cấu trúc ngun
tử).
- Năm 1896 phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng tỏ nguyên tử cũng
tiêu tan.
- Năm 1897 tìm ra electơron (điện tử) chứng tỏ nguyên tử cũng không
phải là kết cấu vật chất cuối cùng (cấu trúc này vẫn có thể phân chia được
nữa).
- Sang đầu thế kỷ XX phát hiện ra hiện tượng thay đổi của khối lượng,
quảng tính và thời gian trong sự phụ thuộc vào tốc độ vận động.
Tóm lại: Khoa học chứng minh rằng khơng có dạng vật chất đầu tiên. Từ

những phát minh khoa học trên đã làm xuất hiện sự khủng hoảng trong
lập trường tư tưởng của một số nhà khoa học, nhà triết học, từ đó làm
khơi phục lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri, chống lại chủ nghĩa
Mác. Trước bối cảnh đó LêNin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và

8


chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909 mà trong đó ơng đã
đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất (
b) Định nghĩa vật chất của Lenin
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới
nhất của khoa học tự nhiên, kế thừa những tư tưởng của c. Mác và Ph.
Ăngghen, vào năm 1908, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lênin đã nêu ra định nghĩa kinh điển về vật
chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [1]. Định
nghĩa này bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan.
Đối lập với những quan niệm duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin
nhấn mạnh: Đặc tính duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật triết học
gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách
là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự, bên
ngồi ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô và
hiện thực này là khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan (tức ý thức).
Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, dù có “kỳ lạ” đến đâu, nhưng đã tồn tại
với tính cách là hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật
chất. V.I. Lênin đã chỉ ra được một “đặc tính duy nhất của vật chất” thỏa

mãn được mọi vấn đề – đặc trưng cho mọi dạng vật chất, phân biệt được sự
khác nhau giữa vật chất và ý thức, đồng thời chỉ rõ tính thứ nhất của vật chất
9


so với ý thức – đó chính là đặc tính tồn tại với tính cách là hiện thực khách
quan.
Thứ hai, vật chất là tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình mà khi tác động vào
các giác quan thì cho ta cảm giác.
Vật chất ln biểu hiện đặc tính “hiện thực khách quan” của mình thơng qua
sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là thông qua các thực
thể. Nói đến vật chất là nói đến thực thể, đến tính thực thể của nó. Tính chất
thực thể là một trong những đặc trưng chung của các sự vật, hiện tượng vật
chất trong sự khác biệt với các hiện tượng ý thức. Đồng thời, do tồn tại dưới
dạng các thực thể nên khi tác động vào các giác quan của con người theo
một cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp), các sự vật, hiện tượng vật chất
mới được đem lại cho con người trong cảm giác. Chính theo phương thức
đó, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất nói chung.
Thứ ba, vật chất – cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó
do phản ánh mang lại.
c) Phân tích định nghĩa
Trong nội dung định nghĩa trên cần lưu ý 2 điểm sau:
- Một là: Định nghĩa khẳng định vật chất là một phạm trù triết học, phạm
trù là một khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính
phổ biến nhất của hiện thực. Như vậy khi coi vật chất là một phạm trù
triết học thì nó là khái niệm chứ không phải là sự vật. Cho nên vật chất là
cái chung, cái khái quát, cái trừu tượng, là vật chất nói chung (là vĩnh
viễn). Vì vậy cần phải phân biệt phạm trù triết học về vật chất với 1 khái
niệm vật lý thông thường về vật chất mà người ta dùng để chỉ những sự


10


vật, những hiện tượng vật chất cụ thể (như vậy: đất, nước, lửa, khơng khí
chẳng qua chỉ là một dạng tồn tại về vật chất).
- Hai là: Về mặt nhận thức luận (phương pháp luận) thì thuộc tính cơ bản
nhất của vật chất dùng để định nghĩa cho nó và để phân biệt nó với ý thức
tinh thần là thuộc tính tồn tại khách quan. Vật chất là tất cả những gì tồn
tại khách quan bên ngồi đầu óc con người và không phụ thuộc vào ý
thức của con người, độc lập lại với nó thì ý thức hay tinh thần là cái tồn
tại chủ quan trong đầu óc con người.
Tóm lại: Theo định nghĩa của LêNin vật chất được hiểu như sau:
- Vật chất là tất cả những gì đang tồn tại khách quan bên ngồi đầu óc
con người, không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người.
- Vật chất là những cái mà khi tác động lên các giác quan của con người
một cách trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ gây nên cho con người cảm giác.
- Vật chất là những cái mà trong quan hệ đối với chúng thì ý thức, cảm
giác của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của chúng mà thôi.
d) Tiêu chuẩn phân biệt vật chất và ý thức
Chủ nghĩa duy vật coi vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức là sự phản ánh
của thế giới vật chất nên sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất. Bằng
sự phát triển lâu dài của triết học và sự phát triển khoa học, chủ nghĩa duy
vật biện chứng chứng minh rằng thế giới xung quanh chúng ta dù đa dạng và
phong phú đến đâu thì bản chất của nó vẫn là vật chất, thế giới thống nhất ở
tính vật chất. Bởi vì:
Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, là thế giới vật chất tồn
tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với
nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật


11


chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ
biến của thế giới vật chất.
Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh
ra và không tự mất đi; chúng ln biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn
gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi
ý thức và khơng phụ thuộc vào ý thức.
Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm
giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con
người.
Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con
người là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con người có khả năng
nhận thức được thế giới.
4. Đánh giá định nghĩa đó đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học chưa
(khả thi hay bất khả thi) và xác định lập trường của triết học Mác
Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3
cách sau:
o Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
o Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
o Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau
Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm
chung của hai cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý
thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai
thuộc về triết học nhất nguyên.
Triết học nhất nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất
nguyên duy vật và trường phái triết học nhất nguyên duy tâm.
12



Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai
nguyên thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải
thích này thuộc về triết học nhị nguyên.
II – Vận dụng
1. Năng lượng về mặt vật lý
Trong vật lý, năng lượng là đại lượng vật lý mà phải được chuyển đến
một đối tượng để thực hiện một công trên, hoặc để làm nóng, các đối tượng.
Năng lượng là một đại lượng được bảo toàn; định luật bảo toàn năng
lượng cho biết năng lượng có thể được chuyển đổi thành các dạng khác
nhau, nhưng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Đơn vị SI của năng lượng
là jun, đó là cơng làm cho một đối tượng di chuyển với khoảng cách
1 mét để chống lại một lực có giá trị 1 newton.
Các dạng năng lượng phổ biến bao gồm động năng của vật chuyển
động, năng lượng tiềm tàng được lưu trữ bởi vị trí của vật trong trường lực
(lực hấp dẫn, điện hoặc từ), năng lượng đàn hồi được lưu trữ bằng cách kéo
căng vật thể rắn, năng lượng hóa học được giải phóng khi nhiên liệu bị đốt
cháy, năng lượng bức xạ mang theo ánh sáng và năng lượng nhiệt do nhiệt
độ của một vật thể.

2. Năng lượng thuộc về vật chất
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của vật, là số đo
liên quan đến chuyển động vật chất, gồm cả các hạt cơ bản và từ trường.

13


Trong lý thuyết tương đối, nhà khoa học Albert Einstein đã chỉ ra rằng giữa
năng lượng với khối lượng của vật có sự liên hệ.

Về cơ bản, năng lượng được hiểu là khả năng làm biến đổi về trạng thái hoặc
thực hiện công năng, tác dụng lên một hệ vật chất. Tất cả mọi hoạt động
xung quanh chúng ta có thể diễn ra là nhờ năng lượng, mỗi đối tượng lại sử
dụng một loại khác nhau.
Năng lượng và khối lượng đều là những thuộc tính của các thực thể vật chất
trong tự nhiên. Khơng có năng lượng chuyển hóa thành khối lượng hay
ngược lại

LỜI KẾT
14


Trong lịch sử triết học Mác – Lenin khái niệm vật chất được hiểu là tất cả những gì
tồn tại khách quan tức là những sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của
con người, không phụ thuộc vào quan niệm của con người. Theo đó thì vật chất là
vơ cùng vơ tận, là khơng có giới hạn, nó tồn tại giữa vơ lượng các hình thức khác
nhau, có thể là những tồn tại mà con người đã biết hoặc là những tồn tại mà con
người chưa biết. Đó là những vật chất tự nhiên hoặc là những tồn tại của vật chất
trong đời sống xã hội. Vật chất tồn tại vơ cùng lớn ví dụ như : thiên hà, hoặc vô
cùng nhỏ bé là những hạt cơ bản. Đó có thể là những tồn tại mà người ta trực tiếp
giác quan được nhưng cũng có thể là những tồn tại mà không thể trực tiếp giác
quan được nhưng nó là tồn tại khác quan. Vật chất với tư cách là tồn tại khách
quan thì khơng tồn tại cảm tính có nghĩa là con người khơng thể dùng giác quan để
nhận biết nhưng vât chất với tư cách là những biểu hiện tồn tại cụ thể dưới những
hình thức nhất định thì nó tồn tại cảm tính. Thơng qua đó thì con người mới nhận
thức được về nó. Khi nhắc tới vật chất ta khơng thể nhắc tới vận động, thời gian và
không gian là các phạm trù luên quan tới sự tồn tại vật chất. Theo quan điểm trước
mác thì vật chất chỉ là sự dịch chuyển vị trí các vật thể trong khơng gian và thời
gian. Đó là một quan niệm rất hạn chế vì nó khơng bao qt hết mọi hình thức của
thế giới. Cịn trong triết học Mác thì khái niệm vận động được bao qt hơn : vận

dơng j là tồn bộ những sự thay đổi nói chung. Thế giới vật chất là vơ cùng vơ tận,
do đó sự vận động của vật chất cũng biểu hiện dưới vơ lượng các hình thức,
phương thức khác nhau. Cho đến tận ngày nay trình độ khoa học phát triển thì con
người đã khám phá và vận dụng 5 hình thức vận động sau : vận động vật lý, vận
động cơ giới, vận động sinh vật, vận động xã hội, vận động hooas. 5 hình thức vận
động trên khơng tồn tại biệt lập mà nó có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau,c huyển
hóa cho nhau do nó vận động đóng vai trị là phương thức của vẩ chất, nó là
phương thức để vật chất khơng ngừng phát triển. Cịn khơng gian và thời gian thì
lại là hai hình thức tồn tại cơ bản của mỗi tồn tại vật chất. Vậy ‘‘Vật chất là gì ? Nó
15


có ý nghĩa phương pháp ra sao ? ’’ đã được tìm hiểu qua bài tiểu luận trên. Mong là
qua bài tiểu luận trên em đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về một khía cạnh trong
triết học Mac – Lenin. Em xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu tham khảo
-

Định nghĩa ‘‘vật chất’’ – Wikipedia
Giáo trình triết học Mác – Lenin
v.l. Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 151.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.

611.
- V.I.Lê-nin: Tồn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 7-8.

16




×