Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu thực trạng chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế tuyến xã trong 4 năm từ 1998 -2001 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.73 KB, 52 trang )


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bộ khởi động động
cơ không đồng bộ ba pha

1
Mục lục
PHẦN I: TỔNG QUAN 4
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CÓ THẺ BHYT TẠI Y TẾ CƠ SỞ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 4
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH BHYT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ Ở VIỆT
NAM 5
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 10
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 11
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 11
I. CƠ CẤU, MỨC ĐÓNG THEO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT CƯ TRÚ THEO ĐỊA BÀN XÃ 11
II. NGHIÊN CỨU NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ PHỤC VỤ VIỆC CHĂM
SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NGƯÒI THAM GIA BHYT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ 15
Phân theo nhóm đối tượng 16
B7 17
Cộng XIII 19
Tổng cộng 19
Phân theo nhóm đối tượng 22
Số TYT xã 22
Tên trang thiết bị 25
III. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHÁM CHỮA BỆNH BHYT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ 26
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐƯA KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CÓ THẺ
BHYT VỀ TRẠM Y TẾ XÃ TỪ 1998-2001 27
Chỉ tiêu 33


Vấn đề 35
Kết quả phỏng vấn 35
I. KẾT LUẬN 37
II. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Diễn biến qua các năm 52
2
Trong định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, việc mở
rộng hoạt động và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
ngay tại tuyến y tế cơ sở được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu. Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Y tế đã có nhiều chương trình hành động hướng tới y
tế cơ sở. Hệ thống y tế cơ sở luôn được quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố. Theo
thống kê của Bộ Y tế, hiện nay đã đã có 97,4% số xã, phường trong toàn quốc đã có trạm
y tế, 74% số thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động [38]. Nguồn ngân sách dành cho y
tế cơ sở đã và đang được các cấp chính quyền ưu tiên đầu tư thỏa đáng. Trang thiết bị y tế
thiết yếu cũng đang từng bước được bổ sung và tăng cường trang bị cho trạm y tế xã,
phường từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, viện trợ quốc tế Để từng bước
nâng cao chất lượng công tác chuyên môn cho y tế cơ sở, bên cạnh việc đẩy mạnh công
tác đào tạo đội ngũ bác sỹ cho y tế xã, phường, Bộ Y tế đã chủ trương khuyến khích việc
đưa bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã với mục tiêu phấn đấu trong năm 2000 có trên
40% số trạm y tế xã trong toàn quốc có bác sĩ và 100% số xã, phường có cán bộ y tế cộng
đồng. Đến nay cả nước đã có trên 52% số trạm y tế xã có bác sỹ[37]. Các dịch vụ y tế
cũng được đưa về gần dân hơn đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân ngay tại trạm y tế xã, phường.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội nhằm huy động các nguồn lực tài chính từ
sự đóng góp của cộng đồng (tổ chức, cá nhân) tham gia BHYT để chi trả chi phí khám
chữa bệnh cho người có thẻ không may bị ốm đau bệnh tật, chia sẻ nguy cơ và tránh được
những tổn thất tài chính lớn ngoài sức chịu đựng của mỗi cá nhân. Kết quả hoạt động sau
gần 10 năm thực hiện chính sách BHYT đã cho thấy chủ trương hoàn toàn đúng đắn này
của Đảng và Nhà nước và quỹ BHYT đã ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm

bảo nguồn tài chính cho hoạt động y tế. Người tham gia BHYT đã được đảm bảo ngày
càng tốt hơn quyền lợi khám chữa bệnh, được quỹ BHYT chi trả chi phí chăm sóc sức
khỏe ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Thực hiện định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế,
BHYT Việt Nam đã hướng dẫn BHYT các địa phương, ngành phối hợp với ngành y tế
triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã, phường.
Theo đó, một phần kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh ngoại trú đã được chuyển về các
trạm y tế xã thông qua Trung tâm y tế huyện, tập trung chủ yếu vào các xã khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa có đông các đối tượng tham gia BHYT thuộc diện ưu đãi xã hội,
người về hưu, nghỉ mất sức lao động, giáo viên để thực hiện khám chữa bệnh cho người
có thẻ BHYT. Mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã đã đáp ứng được nguyện
vọng của người có thẻ BHYT, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người
bệnh có thẻ BHYT, giảm thiểu đáng kể tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, giúp
cho người dân ngày càng hiểu thêm về tính nhân đạo và cộng đồng của chính sách
BHYT, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và mở rộng các loại hình
BHYT, tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010.
Năm 2001, BHYT Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đưa hoạt động khám chữa
bệnh BHYT về trạm y tế xã phường tại 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
với 5067 trạm y tế xã triển khai hoạt động này, chiếm 49,2 % số trạm y tế xã trong toàn
quốc [30].
3
Đề tài " Nghiên cứu thực trạng chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về trạm
y tế tuyến xã trong 4 năm từ 1998 -2001" được nhóm nhóm nghiên cứu thực hiện nhằm
mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại y tế
tuyến xã thuộc một số địa phương đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong
cả nước và đề xuất một số giải pháp và các chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường chất
lượng và mở rộng hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại y tế tuyến xã.
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1. Nghiên cứu, khảo sát cơ cấu và mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT cư trú
theo địa bàn tuyến xã;

2. Nghiên cứu nhu cầu và khả năng cung cấp DVYT phục vụ việc quản lý và chăm sóc
sức khỏe cho người bệnh BHYT tại tuyến xã;
3. Xác định những yếu tố quyết định đến hiệu quả họat động khám chữa bệnh BHYT tại
y tế tuyến xã;
4. Xác định thực trạng kết quả thực hiện chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về
tuyến xã;
5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động khám chữa bệnh
tại tuyến xã và các chính sách hỗ trợ:
- Cơ cấu và giá viện phí tại trạm y tế xã;
- Danh mục thuốc và danh mục DVKT sử dụng tại trạm y tế xã;
- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, vật dụng y tế.
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CÓ THẺ
BHYT TẠI Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Đưa dịch vụ khám chữa bệnh đến gần dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
bệnh nói chung, người có BHYT nói riêng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế là xu
hướng chung của tất cả các nước trên thế giới. Mô hình tổ chức khám chữa bệnh cho
người tham gia BHYT ở mỗi nước rất khác nhau và đa dạng, tùy thuộc vào loại hình tổ
chức BHYT ở các nước đó. Trước khi tìm hiểu tình hình triển khai công tác khám chữa
bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở (trạm y tế xã, phường) ở nước ta, chúng tôi xin điểm qua
một vài nét về tình hình khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại một số nước
trong khu vực và trên thế giới.
1. Tại Thái lan: Người bệnh BHYT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các Trung
tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các làng, bản do Nhà nước tổ chức. Quỹ BHYT
chiếm khoảng 20% tổng nguồn kinh phí của các Trung tâm này và được sử dụng để
chi cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo chiến lược toàn cầu " Sức
4
khỏe cho mọi người vào năm 2000" được đề ra tại hội nghị quốc tế về y tế tại Alma-
Ata năm 1978 bao gồm:
- Khám chữa bệnh thông thường;

- Giám sát thanh khiết môi trường;
- Tiêm chủng mở rộng, giáo dục sức khoẻ;
- Đảm bảo thuốc thiết yếu [12]
2. Tại Indonesia: Hoạt động khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chỉ thực hiện đối với
loại hình BHYT nông dân (DANASEHAT) là loại hình BHYT do cấp xã quản lý.
Quỹ bảo hiểm y tế DANASEHAT chỉ dành để chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh
tại trạm y tế xã, không thực hiện khám chữa bệnh tại tuyến trên [3].
3. Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: Người có thẻ BHYT được chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại các Trung tâm y tế cộng đồng, phòng khám đa khoa, các trạm
xá, trạm chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngay tại tuyến y tế cơ sở, người bệnh đã phải
thực hiện cùng chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh tuỳ loại cơ sở y tế và giá
dịch vụ [6].
4. Tại Hàn Quốc: Việc khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại y tế cơ sở cũng
được thực hiện như ở CHDCND Triều tiên, ngoài ra hoạt động này còn được thực
hiện tại các bệnh xá nha khoa, các bệnh xá đông y nhằm mục tiêu mở rộng và tăng
cường quyền lợi cho người tham gia BHYT [9].
5. Tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Mô hình " Hợp tác xã y tế" được triển khai
rộng rãi nhằm thực hiện BHYT cho nông dân. Quỹ BHYT theo loại hình này do nông
dân đóng góp dựa trên cộng đồng cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách của Hợp tác xã,
được quản lý tại xã và chỉ có giá trị sử dụng các dịch vụ y tế tại xã [13].
6. Tại Cộng hòa Liên bang Đức: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh
BHYT được cơ quan BHYT chú trọng phát triển. Quỹ dành cho chăm sóc sức khỏe
tại nhà được người tham gia BHYT đóng góp (tương đương 1% lương). Cơ quan
BHYT ký hợp đồng với các bác sỹ theo khu vực để thưc hiện việc quản lý và chăm
sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh theo mô hình bác sỹ gia đình [8].
7. Tại Hoa Kỳ: Năm 1973 tổ chức Duy trì sức khỏe (HMO) được thành lập tạo ra một
hệ thống khám chữa bệnh bao gồm các thầy thuốc tư nhân, các bệnh viện và thực hiện
phương thức khoán quỹ theo định xuất. Người tham gia BHYT được các bác sỹ đa
khoa quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu [10].
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH BHYT TẠI

TRẠM Y TẾ XÃ Ở VIỆT NAM
1. Tổ chức thực hiện
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi thực hiện quản lý tập trung thống nhất toàn
ngành theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều
lệ BHYT mới, BHYT Việt Nam đã chỉ đạo BHYT các địa phương, ngành phối hợp với
ngành y tế triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã
theo định hướng chiến lược của Bộ Y tế. Ngay từ những năm 1996 -1997, BHYT một số
tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, An Giang, Hà Giang, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Phú
Thọ ) đã chủ động chuyển một phần kinh phí khám chữa bệnh ngoại trú về các trạm y tế
5
xã thông qua Trung tâm y tế huyện, tập trung chủ yếu vào các xã vùng sâu, vùng xa để
thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT [28].
Theo số liệu thống kê của BHYT Việt Nam, năm /2000 đã có 49/61 địa phương tổ
chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại trạm y tế xã, đạt tỷ lệ 80,3%. Một
số địa phương triển khai khá tốt công tác này với hầu hết các trạm y tế xã có tổ chức
khám chữa bệnh BHYT như Bình Dương (79/79 xã, đạt tỷ lệ 100%), An Giang (126/140
xã, đạt 90%), Thái Nguyên (152/180 xã, đạt 85%), Hà Giang (139/172 xã, 81%), Đồng
Nai (126/163 xã, đạt 77%), Vĩnh Phúc (50/70 xã, đạt 71%), Một số địa phương có
nhiều cố gắng để triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã như Hà Nội,
Nghệ An, Phú Thọ, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Trà Vinh [28]. BHYT các tỉnh, thành phố
đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm
2000 là triển khai công tác khám chữa bệnh BHYT tại 100% các trạm y tế xã vùng sâu,
vùng xa của các tỉnh miền núi, vùng có đông đối tượng tham gia BHYT thuộc diện chính
sách ưu đãi xã hội, giáo viên, người về hưu, nghỉ mất sức lao động để tạo điều kiện thuận
lợi cho các đối tượng này được chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên,
số lượng các trạm y tế xã có triển khai hoạt động khám chữa bệnh BHYT cũng còn dừng
lại ở con số rất khiêm tốn. Trong tổng số gần 10.500 cơ sở y tế tuyến xã, phường trên
toàn quốc, hiện có 2839 xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT, đạt tỷ
lệ 24,7% [29]. Mười hai tỉnh chưa triển khai hoạt động khám chữa bệnh BHYT về trạm y
tế xã, phường, gồm có: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bình Phước, Tiền Giang, Hà

Nam, Quảng Ninh, Sơn La, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Cà Mau [31].
Nguyên nhân chủ yếu một số đơn vị trên chưa triển khai được công tác này là:
- Chưa có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với ngành y tế;
- Cơ sở vật chất của các trạm y tế xã chưa đảm bảo;
- Số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên y tế chưa đạt yêu cầu;
- Chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế.
Năm 2001, việc triển khai hoạt động quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người có thẻ BHYT được xác định là một trong mười nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống
BHYT Việt Nam với mục tiêu phấn đấu đặt ra là 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có triển khai khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, tập trung dứt điểm ở
các xã vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi và nơi tập trung nhiều đối tượng thuộc diện
ưu đãi xã hội, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, người nghèo và giáo viên. Kết quả
năm 2001 đã có 100 % số địa phương triển khai việc đưa công tác khám chữa bệnh
BHYT về tuyến xã tại 5067 trạm y tế xã, đạt tỷ lệ 49,2% số trạm y tế xã trong cả nước
[30].
2. Vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT tại trạm y tế xã:
Người có thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, được thực hiện các kỹ
thuật chẩn đoán và điều trị mà trạm y tế đó có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các
trạm y tế xã hiện nay chưa thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật y tế theo danh mục kỹ
thuật chẩn đoán và điều trị (so sánh với bản dự thảo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của
Bộ y tế). Nhìn chung cán bộ y tế tại trạm chỉ thực hiện khám lâm sàng, cấp thuốc các
bệnh thông thường. Một số trạm y tế liên xã của (Bến Tre) đã thực hiện được kỹ thuật
tiểu phẫu, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu thông thường. Người bệnh có thẻ BHYT
6
thường không sinh đẻ tại trạm y tế xã. Do đó số lượng các ca đỡ đẻ thường thực hiện tại
các trạm y tế xã cũng không nhiều (trung bình 15-20 trường hợp/năm) [30].
Số liệu thống kê của BHYT Việt Nam cho thấy, năm 1999, số lượt người được khám
chữa bệnh theo chế độ BHYT tại trạm y tế xã là 881.075 lượt với tổng chi phí được cơ
quan BHYT chi trả gần 8,2 tỷ đồng. Chi phí bình quân một lượt khám chữa bệnh là 9.037
đồng/lượt. Số lượt khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã năm 2000 là 1.475.684 lượt

bằng 167,5 % so với năm trước. Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y
tế xã là 554.645 thẻ, như vậy bình quân một thẻ khám 2,7 lần/năm. Tổng chi phí khám
chữa bệnh được chi trả từ quỹ BHYT là trên 12 tỷ đồng. Chi phí bình quân cho một lượt
khám bệnh cấp thuốc tại trạm y tế xã là 8.312 đồng/ lượt, bằng 92% so với năm 1999
[30].
Năm 2001, số người tham gia BHYT trực tiếp đăng ký quản lý và khám chữa
bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là 1.497.135 thẻ, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2000. Ngoài
ra các TTYT đã chuyển một phần kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh ngoại trú về các trạm
y tế xã, trực thuộc để khám, chữa bệnh cho các đối tượng đăng ký khám chữa bệnh tại
ban đầu tại TTYT hiện đang cư trú trên địa bàn xã để đảm bảo điều kiện thuận tiện cho
người tham gia BHYT. Tổng chi phí dành cho khám chữa bệnh tại trạm y tế xã năm 2001
là 26,3 tỷ đồng, chi phí bình quân một lần khám bệnh cấp thuốc tại trạm y tế xã năm 2001
là 7.315 đồng, bằng 88% so với năm 2000. Chi phí bình quân một lần khám bệnh cấp
thuốc giảm là hợp quy luật do số lượt khám chữa bệnh tăng lên. Số lượt có chi phí cao bù
cho số lượt có chi phí thấp dẫn đến số chi bình quân giảm. Năm 2001 đã có trên 3,5 triệu
lượt khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, gấp 2,4 lần năm 2000 và 4,1 lần năm 1999.
Bình quân mỗi thẻ đăng ký quản lý khám chữa bệnh tại trạm y tế xã đi khám 2,4 lượt
trong năm 2001 là một tỷ lệ đáng kể chứng tỏ việc mở rộng và tăng cường đưa hoạt động
khám chữa bệnh BHYT về xã là phù hợp với nguyện vọng của người tham gia BHYT.
3. Mô hình tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã:
Tuỳ thuộc vào tình hình trang bị, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, trình độ chuyên
môn của trạm y tế xã cũng như số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại đó, hiện đang
tồn tại 2 mô hình tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã là:
a. Tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo từng xã:
Theo mô hình này, Trung tâm y tế huyện tổ chức cho trạm y tế xã quản lý sức khoẻ,
khám chữa bệnh thông thường và sơ cứu cho những đối tượng có thẻ BHYT trong địa
bàn xã.
b. Tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo cụm xã:
Mô hình này áp dụng đối với những xã có số lượng thẻ BHYT ít, theo đó TTYT
huyện tổ chức cho trạm y tế của một xã trung tâm thực hiện việc quản lý sức khoẻ,

khám chữa bệnh và sơ cứu cho những người có thẻ BHYT trên địa bàn xã và các xã lân
cận (Từ 4 đến 5 xã) [30].
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trạm y tế xã:
7
Nhìn chung, cơ sở vật chất của trạm y tế xã đã được chính quyền địa phương quan
tâm xây dựng. Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên hầu hết các trạm y tế xã có trụ sở là nhà
xây dựng cấp 4 (chiếm 90%), diện tích sử dụng còn rất hạn chế (có nơi chỉ có 3 phòng).
Các trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã được đầu tư từ nguồn kinh phí của các chương trình
quốc gia hoặc do kinh phí địa phương. Mỗi trạm đều có:
- Bàn sản khoa;
- Bộ dụng cụ khám bệnh thông thường(ống nghe, huyết áp);
- Nồi hấp;
- Bộ tiểu phẫu nhỏ.
Một số trạm y tế liên xã (Bến Tre) còn được trang bị dụng cụ làm xét nghiệm máu,
nước tiểu , một số trạm y tế xã được cơ quan BHYT trang bị một số thiết bị y tế chuyên
dụng thiết yếu từ quỹ phát triển sự nghiệp nhưng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có một thực
trạng là nhiều y, dụng cụ không được được dùng đến do thiếu cán bộ đủ trình độ sử dụng
[28].
5. Biên chế, nhân sự
Để thực hiện nhiệm vụ triển khai các chương trình quốc gia xuống tận cơ sở đồng
thời cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân địa phương trong đó có đối tượng là người có thẻ
BHYT, mỗi trạm y tế xã được biên chế từ 4 đến 6 cán bộ, nhân viên y tế. Bác sỹ phụ
trách công tác chuyên môn tập trung chủ yếu tại các trạm y tế xã thuộc các tỉnh đồng
bằng. Nhân viên y tế biên chế tại các trạm y tế xã thuộc một số tỉnh khu vực miền núi chủ
yếu là y sỹ, y tá trung cấp và sơ cấp. Số trạm y tế xã có bác sỹ tại các địa phương này
chiếm một phần rất nhỏ (Hà Giang có 15 bác sỹ thường trực tại 15 trạm y tế/tổng số 191
trạm y tế; Bến Tre 54/158). Ngoài chức năng khám chữa bệnh theo quy định, các cán bộ
này còn phải tham gia các chương trình về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khám chữa
bệnh tại thôn, bản[28].
Cán bộ làm việc tại trạm y tế xã đa số thuộc biên chế của TTYT huyện và được

hưởng lương từ ngân sách. Ngoài ra khi tham gia khám chữa bệnh BHYT, những cán bộ
này cũng được hưởng một phần kinh phí được trích thưởng theo quy định của Nghị định
số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí sau khi TTYT
huyện quyết toán chi phí KCB với cơ quan BHYT.
6. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của trạm y tế xã được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách của
Trung tâm y tế huyện căn cứ vào dân số của xã, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất
trang thiết bị của trạm y tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Kinh phí cấp
cho trạm y tế xã chủ yếu được sử dụng để trả lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên y tế
của trạm, phần kinh phí chi cho thuốc chữa bệnh còn lại rất ít, khoảng 30% tổng kinh phí
y tế từ ngân sách. Do đó, nguồn kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh BHYT được đưa về xã
sẽ là sự hỗ trợ đáng kể cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, người bệnh
có thẻ BHYT nói riệng tại trạm y tế xã [28].
8
Kinh phí dành cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã được cơ quan
BHYT và Trung tâm y tế huyện phối hợp xác định tỷ lệ thích hợp trong tổng quỹ khám
chữa bệnh ngoại trú tại TTYT căn cứ vào:
- Tổng nguồn quỹ khám chữa bệnh ngoại trú (45 %) và phần kinh phí dành cho
CSSKBĐ (5 %) của các đối tượng đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã được xác
định giữa cơ quan BHYT và TTYT huyện;
- Số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã;
- Tình trạng sức khỏe và khả năng cung cấp dịch vụ của trạm y tế xã.
Trạm y tế xã căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc, dụng cụ y tế thiết yếu và định mức phân
bổ quỹ khám chữa ngoại trú do TTYT huyện xác định, lập dự trù để TTYT huyện thực
hiện việc cung ứng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại xã. TTYT huyện
chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ, trạm y tế xã có trách nhiệm báo
cáo tình hình sử dụng thuốc, dụng cụ y tế để TTYT quyết toán với cơ quan BHYT. Nếu
lượng thuốc cấp trong tháng còn dư sẽ được luân chuyển sang tháng sau, nếu thiếu trạm
y tế tiếp tục ứng thuốc của TTYT để KCB và được điều tiết vào tháng sau.
7. Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại TYT xã:

Cơ quan BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã thông
qua Trung tâm y tế huyện theo chi phí thực tế với tổng chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
(bao gồm cả phần kinh phí đưa về xã) không vượt quá quỹ khám chữa bệnh ngoại trú
(45%) của Trung tâm y tế và phần kinh phí dành cho CSSKBĐ được đưa về xã.
Định kỳ theo từng tháng hoặc mỗi quý, trạm y tế xã tổng hợp các chứng từ khám
chữa bệnh của người bệnh có thẻ BHYT theo mẫu quy định, chuyển về TTYT huyện để
thanh toán. TTYT huyện tổng hợp phần chi phí KCB ngoại trú tuyến xã và các tuyến
khác của TTYT thanh toán với cơ quan BHYT theo nguyên tắc trên. Sổ sách, chứng từ
theo dõi việc khám chữa bệnh BHYT tại xã gồm: sổ tổng hợp ghi chép bệnh nhân đến
KCB, đơn cấp thuốc có chữ ký của bệnh nhân.
8.Vấn đề xây dựng chính sách và chỉ đạo thực hiện:
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho
người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, mở rộng và phát triển mô hình
khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở, trong hai ngày 3-4/8/2000, tại Thái Nguyên, Bảo
hiểm y tế Việt Nam đã tổ chức hội thảo bàn về công tác KCB cho người có thẻ BHYT tại
trạm y tế xã. Tham dự hội thảo có đại biểu của BHYT 15 tỉnh, thành phố trong cả nước,
đại biểu Sở y tế, TTYT, Trạm y tế xã, lãnh đạo các cấp chính quyền của một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Hội thảo đã tập chung thảo luận nhiều vấn đề mang
tính định hướng cơ bản nhằm mở rộng và phát triển mô hình khám chữa bệnh BHYT tại
y tế cơ sở, bao gồm:
- Sự cần thiết triển khai mô hình khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm
y tế xã;
- Các yếu tố quan trọng quyết định đến việc tổ chức công tác khám chữa bệnh
BHYT tại y tế cơ sở;
- Những hạn chế, cản trở. Các giải pháp khắc phục. Chỉ tiêu đánh giá;
- Các giải pháp về kỹ thuật chuyên môn, cơ chế hoạt động tài chính;
9
Căn cứ các ý kiến đã được thống nhất tại hội thảo, BHYT Việt Nam đã có văn bản
báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế và dự thảo định hướng mô hình khám
chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại tuyến y tế cơ sở.

Để công tác khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã từng bước đi vào nề nếp, thống
nhất cơ chế hoạt động trong toàn hệ thống, ngày 28/8/2000 Bảo hiểm y tế Việt Nam đã có
công văn số 842/NVGĐ hướng dẫn tạm thời việc triển khai khám chữa bệnh cho người
có thẻ BHYT tại trạm y tế xã với 5 nội dung cơ bản là:
1. Tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã với TTYT cấp huyện;
2. Quy định về phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã;
3. Quy định về việc mở sổ sách chứng từ theo dõi việc khám chữa bệnh BHYT tại trạm
y tế xã;
4. Quy định về công tác kiểm tra giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế
xã;
5. Một số vấn đề về công tác thông tin tuyên truyền đối với mô hình khám chữa bệnh
BHYT tại trạm y tế xã.
Nhằm hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, BHYT Việt Nam
đã tổ chức khảo sát thực tế hoạt động khám chữa bệnh tại một số trạm y tế xã thuộc 3
tỉnh: Hà Giang, Bến Tre, Thừa Thiên Huế. Đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh và tăng thêm tính hấp dẫn của mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm
y tế xã, BHYT Việt Nam đã trình và được Hội đồng quản lý BHYT Việt Nam đồng ý về
mặt nguyên tắc việc hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã
từ quỹ khám chữa bệnh BHYT còn kết dư.
BHYT Việt Nam cũng đã trình Bộ Y tế đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 17/1998/TT-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ y tế liên quan đế hoạt động
khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, phường.
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành trên các đối tượng sau:
1. Trạm y tế xã: là nơi trực tiếp thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu và
khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT cư trú tại xã. Mỗi tỉnh, thành phố lựa
chọn ngẫu nhiên tối thiểu từ 10-15 trạm y tế xã để tiến hành khảo sát, nghiên cứu và
đánh giá hiệu quả chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về tuyến xã. Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra trên tổng số 191 trạm y tế xã thuộc 9 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng kinh tế xã hội gồm: Hà Nội,
Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần
Thơ và thành phố Hồ Chí Minh
2. Cán bộ quản lý, nhân viên y tế: thuộc TTYT, trạm y tế xã với tổng số 311 phiếu
phỏng vấn
3. Người bệnh: đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã là đối tượng trực tiếp thụ
hưởng các DVYT tại trạm y tế xã. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 1141
bệnh nhân, trong đó có 718 bệnh nhân BHYT và 423 bệnh nhân chưa có BHYT.
10
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Hồi cứu số liệu tại cơ quan BHYT và cơ sở KCB (TTYT và TYT xã) để tổng hợp
phân tích đánh giá hiệu quả chương trình đưa khám chữa bệnh về xã qua các năm
1998-2001;
2. Thu thập thông tin bằng phỏng vấn bệnh nhân, Lãnh đạo TTYT huyện, trạm y tế xã
và nhân viên y tế thông qua bộ câu hỏi theo phiếu phỏng vấn được chuẩn bị sẵn;
3. Xử lý số liệu trên máy tính.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
I. CƠ CẤU, MỨC ĐÓNG THEO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT CƯ TRÚ
THEO ĐỊA BÀN XÃ
1. Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT đăng ký quản lý, chăm sóc sức khỏe tại trạm
y tế xã
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát cơ cấu đối tượng tham gia BHYT đăng ký
quản lý chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu tại 191 trạm y tế tuyến xã thuộc 9
tỉnh, thành phố tham gia đề tài này, kết quả thể hiện theo bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT KCB tại trạm y tế xã
Cơ cấu
thẻ theo
ĐT
Diễn biến qua các năm
1998 1999 2000 2001

số thẻ
tại xã
152721 169110 320173 483103
Phân
theo
ĐT
Số thẻ Tỷ lệ % Số thẻ Tỷ lệ % Số thẻ Tỷ lệ % Số thẻ Tỷ lệ %
B1 16538 10,8 19786 11,7 33633 10,5 39504 8,18
B2 779 0,51 1043 0,62 1438 0,45 11716 2,43
B3 719 0,47 1665 0,98 2833 0,88 4854 1,00
B4 79 0,05 182 0,11 576 0,18 1132 0,23
B5 62 0,04 176 0,10 348 0,11 1087 0,23
B6 34698 22,7 24048 14,2 39983 12,5 68687 14,2
B7 39549 25,9 30271 17,9 54045 19,9 79630 16,5
B8 0 0 1759 1,04 4593 1,43 6590 1,36
B9 0 0 580 0,34 2553 0,80 3439 0,71
A7 0 0 22196 13,1 92027 28,7 169250 35,0
T1 22 0,01 0 0 0 0 0 0
T2 195 0,13 320 0,19 114 0,04 947 0,20
T3 60080 39,3 67084 39,7 88030 27,5 96113 19,9
C7 0 0 0 0 0 0 154 0,03
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của cơ quan BHYT
11
Nhận xét:
1.1 Số người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã ngày càng tăng.
Năm 1998 và 1999 do việc triển khai công tác này tại một số địa phương mới đang ở
giai đoạn thí điểm nên số người đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã còn khiêm
tốn, những năm sau từ 2000-2001 có sự chỉ đạo của Bộ Y tế và BHYT Việt Nam về
việc tăng cường khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở nên số người tham gia
BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại xã đã tăng gấp 2 lần (năm 2000) và 3 lần (năm

2001) so với năm 1998.
1.2 Người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã tập trung vào các
nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ công chức thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp mang mã thẻ B1, trong
đó chủ yếu là giáo viên các trường tiểu học;
- Cán bộ thuộc diện hưu trí mất sức mang mã thẻ B6;
- Người có công với nước mang mã thẻ B7;
- Người nghèo có thẻ BHYT mang mã thẻ A7;
- Học sinh có thẻ BHYT mang mã thẻ T3.
Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã như trên
phẩn ánh đúng nhu cầu thực tế khám chữa bệnh của người tham gia BHYT tại tuyến y tế
cơ sở để khắc phục những hạn chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh tiếp
cận được với các dịch vụ y tế.
1.3 Tỷ lệ % số thẻ đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cũng phản ánh đúng nhu cầu
thực tế của các nhóm đối tượng tham gia BHYT. Đối tượng B1 có số lượng tương
12
Co cau doi tuong KCB tai TYT xa
9.7
2.55
14.9
18.1
1.73
25.2
0.14
27.6
0.01
B1 B2-5 B6 B7 B8-9 A7 T1-2 T3 C7
đối ổn định do đó khi các nhóm đối tượng khác như người nghèo (A7), học sinh (T3)
có số lượng thẻ phát hành cao lên thì tỷ lệ người tham gia BHYT mang mã thẻ B1 có
giảm đi từ 10,5% năm 1998 xuống còn 8,2% năm 2001.

1.4 Đối tượng thuộc diện hưu trí mất sức và người có công với nước năm 1999 đăng ký
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã có xu hướng giảm là do các đối tượng này có nhu
cầu trực tiếp khám chữa bệnh tại các TTYT cấp huyện. Tuy nhiên, khi đã nhận thức
được tính ưu việt của việc chăm sóc sức khỏe tại xã với các dịch vụ y tế và trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được cải thiện thì tỷ lệ người tham
gia BHYT thuộc các nhóm đối tượng này đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã
lại tăng nhanh trở lại .
1.5 Người nghèo là nhóm đối tượng có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế
xã có tỷ lệ lớn nhất (35%). Điều này cho thấy chủ trương đưa khám chữa bệnh
BHYT về xã là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người thuộc
diện đói nghèo, góp phần phát huy hiệu quả của chính sách BHYT cho người nghèo
của Đảng và Nhà nước ta.
1.6 Học sinh tham gia BHYT, chủ yếu là học sinh phổ thông cũng là nhóm đối tượng có
tỷ lệ được khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cao (chiếm tới 39% các năm 1998 và
1999; 27% năm 2000 và 19% năm 2001. Việc giảm tỷ lệ không phản ánh xu hướng
giảm đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã của nhóm đối tượng này mà có
nguyên nhân từ việc tăng nhanh số lượng thẻ BHYT cho người nghèo). Kết quả này
là do các địa phương đã chủ động áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe học sinh theo
cụm xã mà Thừa Thiên - Huế là đơn vị điển hình làm tốt công tác này.
2. Mức đóng bình quân theo đối tượng tham gia BHYT đăng ký quản lý chăm sóc
bảo vệ sức khỏe tại trạm y tế xã
2.1 Nghiên cứu, khảo sát mức đóng BHYT bình quân theo nhóm đối tượng
Nghiên cứu mức đóng BHYT của các đối tượng tham gia BHYT được khám chữa
bệnh tại trạm y tế xã nhằm mục đích tìm hiểu khả năng đảm bảo kinh phí từ quỹ khám
chữa bệnh BHYT cho hoạt động khám chữa bệnh tại y tế cơ sở nói chung, trạm y tế xã
nói riêng và xác định một tỷ lệ phân bổ quỹ thích hợp cho hoạt động này. Nhóm nghiên
cứu đã tìm hiểu mức đóng BHYT bình quân của các nhóm đối tượng có tỷ lệ khám chữa
bệnh tại trạm y tế xã cao nhất trong 3 năm từ 1999-2001 là những năm có mức lương tối
thiểu cao nhất trong 10 năm thực hiện chính sách BHYT. Kết quả nghiên cứu được trình
bày theo bảng 2 dưới đây:

Bảng 2 : Mức đóng BHYT theo đối tượng từ 1999-2001
TT Đối tượng Mức đóng (đồng/người/năm) Bình quân 3 năm
1999 2000 2001
1 B1 122.500 153.230 184.000 153.243
2 B6 90.830 112.570 134.000 112.467
3 B7 50.890 64.670 76.000 63.853
4 B8 73.500 99.530 121.000 98.010
5 B9 53.240 64.590 76.000 64.610
6 A7 30.000 30.000 30.000 30.000
7 T3 21,7 17,61 20.000 19,77
13
Ghi chú:
- Mức đóng bình quân của các đối tượng tham gia BHYT BB được tính theo
MĐBQ toàn quốc
- MĐBQ của đối tượng học sinh gồm số liệu BQ của 2 đối tượng: HSTH & HSTH
Nhận xét:
2.1 Nhóm đối tượng có mức đóng cao nhất là giáo viên thuộc đối tượng hành chính sự
nghiệp mang mã thẻ B1 (153243 đ/người/năm). đây là nhóm đối tượng có số lượng
người tham gia đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã vào mức trung bình và
tương đối ổn định qua các năm;
2.2 Đối tượng hưu trí, mất sức có mức đóng BHYT đứng vào hàng thứ hai và cũng là
nhóm đối tượng có số lượng khám chữa bệnh tại xã cao là một trong những điều kiện
thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn kinh phí dành cho hoạt động khám chữa bệnh tại
trạm y tế xã;
2.3 Đối tượng người có công với nước, người nghèo có thẻ BHYT có mức đóng thấp
nhất trong số các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, đồng thời lại là nhóm có số
lượng người đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã đống nhất. Đây là một khó
khăn lớn cho việc đảm bảo nguồn quỹ khám chữa bệnh tại xã;
2.4 Học sinh là nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện có mức đóng bình
quân thấp nhất và số lượng được quản lý chăm sóc sức khỏe tại y tế cơ sở lớn nhất

(96113 người/2001). Tuy nhiên việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh ở tại cơ sở y tế
14
19770
30000
64610
98010
63853
112467
153243
90
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
Muc dong BHYT binh quan 3 n¨m 99'-01' theo doi tuong
B1 B6 B7 B8 B9 A7 T3
này không đòi hỏi việc cung cấp dịch vụ y tế như các đối tượng tham gia BHYT bắt
buộc nêu trên. Do đó giảm bớt được phần nào khó khăn cho cơ quan BHYT trong
việc cân đối nguồn quỹ đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã;
Nhìn chung với mức đóng bình quân như trên của các đối tượng tham gia BHYT
được quản lý chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tại trạm y tế xã thì việc cân đối
nguồn quỹ đảm bảo cho hoạt động này hiện đang gặp nhiều khó khăn đòi hỏi cơ quan
BHYT phải xác định được một phương thức phân bổ quỹ cho phù hợp.
2.2 Dự tính nguồn quỹ khám chữa bệnh phục vụ hoạt động khám chữa bệnh BHYT
tại trạm y tế xã

Căn cứ vào số lượng người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế
xã và mức đóng bình quân theo khảo sát ở phần trên có thể sơ bộ xác định phần kinh phí
dành cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã trong 3 năm 1999-2001 theo
công thức:
Q = T x 86,5% x 45% x 30%
Trong đó:
- Q: Nguồn quỹ dành cho khám chữa bệnh tại trạm y tế xã
- T: Tổng thu BHYT của các nhóm đối tượng khám chữa bệnh tại TYT xã
- 30%: Tỷ lệ quỹ KCB ngoại trú giả định chuyển về y tế xã.
Bảng 3: Dự tính nguồn quỹ KCB BHYT tại trạm y tế xã từ 1999-2001
n = 191, đơn vị: nghìn đồng
Đối tượng Quỹ khám chữa bệnh tại TYT xã, phường Cộng 3 năm
1999 2000 2001
B1 283.037 601.810 848.807 1.733654
B6 255.069 525.591 1.074.803 1.855.463
B7 179.891 408.139 706.708 1.294.738
B8 15.097 53.383 93.115 161.595
B9 3.606 19.256 30.521 53.383
A7 77.758 322.393 592.925 993.076
Tổng cộng 2813.458 3930.572 4274.953 1217.137654
Ghi chú: Riêng đối tượng học sinh không thống kê trong bảng này vì không tuân theo
công thức trên.
Số liệu quỹ khám chữa bệnh BHYT chuyển về trạm y tế xã được dự tính ở trên sẽ
là cơ sở để cơ quan BHYT dự báo khả năng cân đối và điều tiết quỹ khám chữa bệnh
BHYT nói chung, quỹ khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã nói riêng.
II. NGHIÊN CỨU NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
PHỤC VỤ VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NGƯÒI
THAM GIA BHYT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ
1. Cơ cấu bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh BHYT tại tuyến
y tế cơ sở

15
Những nghiên cứu, khảo sát trong phần này nhằm mục tiêu xác định cơ cấu bệnh tật
theo nhóm đối tượng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh có thẻ BHYT tại
trạm y tế xã.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu thâp thông tin qua sổ khám chữa bệnh
ngoại trú tại 191 trạm y tế xã thuộc 9 tỉnh, thành phố nói trên.
Kết quả khảo sát tổng số 1.755.978 lượt khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cho thấy cơ
cấu bệnh tật tại tuyến xã tập trung chủ yếu vào 13 nhóm bệnh với 45 loại bệnh thường
gặp, được thống kê theo bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Thống 13 nhóm bệnh thường gặp tại trạm y tế xã
TT Nhóm bệnh
Tổng số loại bệnh
trong nhóm
1 Các bệnh về đường tiêu hóa 8
2 Các bệnh về đường hô hấp 7
3 Các bệnh về thần kinh 6
4 Các bệnh về đường sinh dục, tiết niệu 4
5 Các bệnh truyền nhiễm 3
6 Các bệnh về tim mạch 3
7 Các bệnh về mắt 3
8 Các bệnh về răng lợi 3
9 Các bệnh về khớp 2
10 Các bệnh về da liễu 2
11 Các bệnh chấn thương 2
12 Các bệnh về tai 1
13 Các bệnh dị ứng 1
Cộng 45
Bảng 5 dưới đây cho biết số liệu thống kê của 45 loại bệnh thường gặp và số lượt
khám chữa bệnh theo nhóm đối tượng tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại 191
trạm y tế xã nói trên trong 4 năm từ 1998-2001.

Bảng 5: Thống kê về cơ cấu bệnh tật và số lượt khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế

Phân theo nhóm đối tượng
16
TT Chẩn đoán
Số lượt
khám
B1 B6 B7 B8 B9 A7 T3
I. Các bệnh về đường hô hấp
1 Cảm cúm (J11) 141784 35256 27253 41152 5187 4235 17268 11433
2 Viêm phế quản 87142 15241 11257 14985 3248 4126 18982 19303
3 Viêm phổi 69157 3254 14238 11856 2594 2163 25658 9394
4 Viêm họng 135456 28657 25639 31254 5637 2153 26527 15589
5 Viêm Amydan 37985 12769 967 865 589 687 6254 15854
6 Viêm xoang 43796 9524 15247 9563 1265 854 5246 2097
7 Hen phế quản 27524 2541 8954 6348 769 675 5964 2273
Cộng I 542844 107242 103555 116023 19289 14893 105899 75943
II. Các bệnh đường tiêu hóa
8 Đau dạ dày 56148 8241 16534 17247 1528 1364 11019 215
9 Viêm đại tràng 47234 17542 13251 7869 2531 1865 4175 0
10 Tiêu chảy 112245 16253 21435 26357 2348 3152 27654 15046
11 Đau bụng giun 74156 8729 4628 5241 3152 2769 16586 33051
12 Rối loạn tiêu hóa 63245 3268 6547 7164 1584 1623 35264 7795
13 Táo bón 29487 3529 11628 3569 1436 1245 1769 6311
14 Viêm đại tràng 25476 8465 9854 4365 456 632 1526 178
15 Viêm dd tá tràng 39154 7958 12354 6584 872 687 10699 0
Cộng II 447145 73985 96231 78396 13907 13337 108692 62596
III. Các bệnh truyền nhiễm
16 Sốt xuất huyết 1467 221 245 197 215 145 228 215
17 Viêm gan vi rút 564 78 24 117 32 29 284 0

18 Sốt rét 2589 569 453 756 89 65 657 0
Cộng III 4620 868 722 1070 336 239 1169 215
IV. Các bệnh thần kinh
19 Suy nhược cơ thể 145582 10215 21534 16547 2452 2569 89654 2611
20 Viêm thần kinh toạ 69873 5148 32145 21236 654 824 9866 0
21 Rối loạn tiền đình 41126 2156 27342 9327 431 553 1317 0
22 Viêm rễ thần kinh 37564 1765 23137 8752 211 324 3374 0
23 Nhức mỏi 71168 1326 38251 27659 327 347 3258 0
24 Bệnh dây thần kinh
ngoại biên
37521 5214 14657 15231 541 432 1446 0
Cộng IV 402834 25824 157066 98752 4616 5049 108915 2611
V. Các bệnh về tai
25 Viêm tai giữa 24345 5432 11569 4253 145 211 1428 1307
VI. Các bệnh về khớp
26 Viêm khớp dạng thấp 62237 6257 22325 17258 878 1024 14495 0
27 Viêm đa khớp 53425 11982 24651 13244 223 365 2959 0
Cộng VI 115662 18239 46976 30502 1101 1389 17454 0
VII. Các bệnh về tim mạch
28 Đau thắt ngực 4276 1057 2114 694 0 0 411 0
29 Cao huyết áp 11235 2364 5784 2341 412 333 0 0
30 Thấp tim 3127 526 857 1215 159 238 132 0
17
Cộng VII 18638 3947 8755 4250 571 571 543 0
18
VIII. Các bệnh về da liễu
31 Viêm da dị ứng 2876 354 537 421 269 274 586 435
32 Nấm chân tay 34247 5238 9885 8697 549 463 6324 1271
Cộng VIII 37123 5592 10422 9118 818 737 6910 1706
IX. Các bệnh hệ sinh dục, tiết niệu

33 Viêm đường tiết niệu 15253 2158 4652 3867 981 1208 1695 692
34 Viêm phần phụ 18752 6857 5241 3435 667 724 2552 0
35 Viêm cổ tử cung 3248 1759 915 216 0 0 394 0
36 Viêm âm đạo 9586 2253 1965 1346 0 0 4022 0
46839 13027 12773 8864 1648 1932 8663 692
X. Bệnh dị ứng
37 Dị ứng, nổi mề đay 5482 1058 1327 1124 367 451 667 478
XI. Bệnh về mắt
38 Đau mắt đỏ 35168 3214 8367 6532 1438 1154 5348 9115
39 Viêm giác mạc 5124 427 894 915 368 421 1267 832
40 Viêm kết mạc 4897 556 1168 958 237 229 995 754
Cộng XI 45189 4197 10429 8405 2043 1804 7610 10701
XII. Các bệnh về răng, lợi
41 Viêm chân răng 27453 3562 4169 3521 853 779 5387 9182
42 Sâu răng 17283 565 431 312 673 554 4211 10537
43 Viêm lợi 11256 749 1756 1244 278 355 2867 4007
Cộng XII 55992 4876 6356 5077 1804 1688 12465 23726
XIII. Các bệnh do chấn thương
44 Vết thương tay chân 5687 647 347 566 462 358 1153 2154
45 Đau do chấn thương 3578 0 641 2577 0 0 211 149
Cộng XIII 9265 647 988 3143 462 358 1364 2303
Tổng cộng 1.755.978 264934 46716
9
368977 47107 42659 381779 182278
Nhận xét:
1.1 Các bệnh về đường tiêu hóa (8 chẩn đoán) và hô hấp (7 chẩn đoán) là nhóm chẩn
đoán thường gặp nhất trong hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, tiếp
đó là các bệnh thuộc nhóm các bệnh về thần kinh (6), sinh dục-tiết niệu (4) và nhóm
các bệnh về mắt và răng lợi (3). Cơ cấu bệnh tật qua nghiên cứu này là phù hợp với
nhu cầu khám chữa bệnh của các nhóm đối tượng đăng ký quản lý chăm sóc sức khỏe

và khám chưa bệnh BHYT tại trạm y tế xã;
19
20
1.2 Nhóm đối tượng thuộc diện cán bộ hưu trí, mất sức (B6), người có công với nước
(B7) và người nghèo (A7) có số lượt khám chữa bệnh lớn nhất. Điều này cho thấy
chủ trương đưa công tác khám chữa bệnh BHYT về tuyến y tế cơ sở (trạm y tế xã) là
phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tham gia BHYT, đặc biệt là đối
tượng thuộc diện đói nghèo sẽ có khả năng tiếp cận hơn được với các dịch vụ y tế
Biểu đồ dưới đây mô tả nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng tham gia BHYT
thông qua chỉ số về số lượt khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường.
Thống kê sau đây cho thấy 20 loại bệnh có số lượt khám chữa bệnh cao nhất tại
trạm y tế xã trong 4 năm từ 1998-2001 (xem bảng 6).
Bảng 6: Thống kê 20 chẩn đoán có số lượt khám chữa bệnh BHYT nhiều nhất tại
trạm y tế xã từ 1998-2001
21
182278
381779
42659
47107
368977
467169
264934
So luot Kham chua benh theo doi tuong
B1 B6 B7 B8 B9 A7 T3
TT Chẩn đoán
Số lượt
khám
Phân theo nhóm đối tượng
B1 B6 B7 B8 B9 A7 T3
1 Suy nhược cơ thể 145582 10215 21534 16547 2452 2569 89654 2611

2 Cảm cúm 141784 35256 27253 41152 5187 4235 17268 11433
3 Viêm họng 135456 28657 25639 31254 5637 2153 26527 15589
4 Tiêu chảy 112245 16253 21435 26357 2348 3152 27654 15046
5 Viêm phế quản 87142 15241 11257 14985 3248 4126 18982 19303
6 Đau bụng giun 74156 8729 4628 5241 3152 2769 16586 33051
7 Nhức mỏi 71168 1326 38251 27659 327 347 3258 0
8 Viêm thần kinh toạ 69873 5148 32145 21236 654 824 9866 0
9 Viêm phổi 69157 3254 14238 11856 2594 2163 25658 9394
10 Rối loạn tiêu hóa 63245 3268 6547 7164 1584 1623 35264 7795
11 Viêm khớp dạng thấp 62237 6257 22325 17258 878 1024 14495 0
12 Đau dạ dày 56148 8241 16534 17247 1528 1364 11019 215
13 Viêm đa khớp 53425 11982 24651 13244 223 365 2959 0
14 Viêm đại tràng 47234 17542 13251 7869 2531 1865 4175 0
15 Viêm xoang 43796 9524 15247 9563 1265 854 5246 2097
16 Rối loạn tiền đình 41126 2156 27342 9327 431 553 1317 0
17 Viêm dd tá tràng 39154 7958 12354 6584 872 687 10699 0
18 Viêm Amydan 37985 12769 967 865 589 687 6254 15854
19 Viêm rễ thần kinh 37564 1765 23137 8752 211 324 3374 0
20 Đau mắt đỏ 35168 3214 8367 6532 1438 1154 5348 9115
Trong 20 loại bệnh có số lượt khám chữa bệnh cao nhất theo thống kê trên, đáng chú
ý là có đến 10 loại bệnh thuộc loại mãn tính hoặc sẽ chuyển sang bệnh mãn tính. Do đó
số lượt khám chữa bệnh của các nhóm đối tượng này sẽ có xu hướng ngày càng tăng.
Những số liệu thống kê này sẽ có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ y
tế tại xã cũng như cân đối nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh tại
các cơ sở y tế này.
2. Khả năng đáp ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã
Để nghiên cứu khả năng đáp ứng các dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT khám
chữa bệnh tại trạm y tế xã, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra trên 3 lĩnh
vực:
- Khảo sát năng lực chuyên môn của cán bộ y tế công tác tại trạm y tế xã;

- Thống kê các dịc vụ kỹ thuật y tế được thực hiện tại các cơ sở y tế này;
- Tình hình đầu tư trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã.
Kết quả nghiên cứu, khảo sát, điều tra được trình bày theo bảng 7,8,9 dưới đây:
Bảng 7: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại trạm y tế xã
TT Đơn vị Số TYT

Trình độ chuyên môn
22
Bảng 8: Thống kê danh mục các DVKT thực hiện tại trạm y tế xã
TT Tên dịch vụ kỹ thuật
(theo dự thảo phân cấp của Bộ Y tế)
Số TYT xã
đã thực
hiện
Số
TYT

chưa
thực
hiện
Tỷ lệ
%
1 Cấp cứu ban đầu sốc phản vệ 191 0 100
2 Cấp cứu ban đầu cơn khó thở thanh quản ở trẻ
em
191 0 100
3 Cấp cứu ban đầu phù phổi cấp 191 0 100
4 Cấp cứu ban đầu ngạt bước đầu 191 0 100
5 Cấp cứu ban đầu ngừng tim 191 0 100
6 Cấp cứu ban đầu điện giật 191 0 100

7 Cấp cứu ban đầu cơn cơ giật 191 0 100
8 Cấp cứu ban đầu cơn đau thắt ngực 191 0 100
9 Cấp cứu ban đầu cơn cao huyết áp 191 0 100
10 Cấp cứu ban đầu suy tim cấp 191 0 100
11 Cấp cứu ban đầu ho ra máu 191 0 100
12 Cấp cứu ban đầu say nắng 191 0 100
13 Cấp cứu ban đầu say nóng 191 0 100
14 Cấp cứu ban đầu cơn Tetani 191 0 100
15 Cấp cứu ban đầu xuất huyết tiêu hóa 191 0 100
16 Cấp cứu ban đầu các trường hợp hôn mê 191 0 100
17 Cấp cứu ban đầu rắn độc cắn 191 0 100
18 Cấp cứu ban đầu liệt hô hấp 191 0 100
19 Cấp cứu ban đầu ngộ độc các loại 191 0 100
20 Khám và điều trị các bệnh ngoài da thông
thường: ghẻ, hắc lào, mụn nhọt
191 0 100
21 Điều trị những bệnh cơ xương khớp thông
thường: đau cột sống, viêm cơ,đau xương khớp
không có biểu hiện nhiễm trùng
191 0 100
22 Điều trị tiếp tục những bệnh xương khớp mãn
tính đã được chẩn đoán ở tuyến trên: viêm đa
khớp dạng thấp, lao xương khớp, thấp khớp
cấp, đau thần kinh tọa
138 53 72
23 Phát hiện tăng huyết áp 191 0 100
24 Phát hiện nghi ngờ thấp tim 156 35 81,6
25 Phát hiện nghi ngờ bệnh tim 132 59 69
26 Điều trị ỉa chảy cấp, bù dịch đường uống 191 0 100
27 Điều trị viêm phổi cấp nhẹ 191 0 100

28 Điều trị viêm phế quản 191 0 100
29 Điều trị cơn hen phế quản thông thường 191 0 100
30 Điều trị cúm 191 0 100
23
31 Điều trị sốt xuất huyết giai đoạn I,II 191 0 100
32 Điều trị quai bị 191 0 100
33 Điều trị bệnh giun sán 191 0 100
34 Điều trị bước đầu các trường hợp sốt từ 2-3
ngày không rõ nguyên nhân
191 0 100
35 Điều trị sốt rét thể thông thường: điều trị cắt
cơn đúng phác đồ, điều trị tái phát
191 0 100
36 Truyền dịch (nếu cơ bác sỹ) 130 61 68
37 Thụt tháo đại tràng 167 24 87,4
38 Đặt ống niệu đạo thông đái 97 94 50,8
39 Sơ cứu chấn thương các loại, cầm máu tạm thời 191 0 100
40 Thay băng cắt chỉ 191 0 100
41 Cố định tạm thời các loại gãy xương, sai khớp
và vận chuyển an toàn
191 0 100
42 Cắt tháo bột theo hướng dẫn của tuyến trên 174 17 91
43 Chích các apxe nhỏ hoặc chọc các apxe phấn
mềm
191 0 100
44 Khám chữa bệnh phụ khoa thông thường 191 0 100
45 Khám phát hiện u vú 130 61 68
46 Đỡ đẻ thường 191 0 100
47 Cắt rốn và làm rốn sơ sinh 191 0 100
48 Hồi sức sơ sinh dị dạng,sơ sinh bệnh lý 191 0 100

49 Hồi sức sơ sinh ngạt 191 0 100
50 Cắt và khâu tầng sinh môn rách độ 1 126 65 66
51 Sơ cứu thấp khớp cấp 191 0 100
52 Phát hiện viêm thận cấp 145 46 76
53 Phát hiện viêm gai vi rút thể hoàng đản 96 95 50,3
54 Phát hiện viêm màng não cấp, viêm não Nhật
Bản, hội chứng não
116 75 60,7
55 Điều trị viêm gan virut thể trung bình 145 46 76
56 Sơ cứu chấn thương bỏng mắt 191 0 100
57 Phát hiện người bệnh đục thủy tinh thể, glocom 191 0 100
58 Điều trị viêm kết mạc và viêm bờ mi thông
thường
191 0 100
59 Điều trị mắt hột toàn tính 191 0 100
60 Điều trị khô mắt do thiếu vitamin A 191 0 100
61 Điều trị viêm họng cấp thông thường 191 0 100
62 Điều trị viêm Amidan cấp thông thường 191 0 100
63 Điều trị viêm mũi-họng cấp 191 0 100
64 Điều trị nhọt ống tai ngoài, chàm vành tai 92 99 48
65 Lấy dị vật họng miệng 87 104 45,6
66 Sơ cứu chấn thương hàm mặt 191 0 100
67 Nhổ răng sâu 56 135 29,3
68 Lấy cao răng 56 135 29,3
69 Xét nghiệm máu chảy máu đông 98 93 51,3
24
70 Xét nghiệm công thức máu 77 114 40,3
71 Xét nghiệm nước tiểu 191 0 100
72 Xét nghiệm phân 191 0 100
73 Điện châm 156 35 81,7

74 Thủy châm 156 35 81,7
75 Trích nhọt 191 0 100
76 Xét nghiệm tìm KST sốt rét 178 13 93,2
77 Chích rạch áp xe 191 0 100
78 Khâu vết thương 167 24 87,4
79 Kéo nắn chỉnh khớp 146 45 76,4
80 Xét nghiệm chẩn đoán thai sớm 158 33 82,7
Bảng 9: Thống kê tình hình đầu tư trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã
TT Tên trang thiết bị
Đơn
vị
Tình hình trang bị
Số TYT
được trang
bị
Số TYT
chưa
được
trang bị
1 Tủ sấy tiệt trùng cái 185 6
2 Nồi hấp cái 191 0
3 Nồi luộc cái 191 0
4 Bàn đẻ cái 191 0
5 Bàn khám phụ khoa cái 191 0
6 Máy hút đờm dãi cái 176 15
7 Mặt nạ thở oxy cái 165 26
8 Máy khí dung cái 59 59
9 Đèn gù cái 147 44
10 Huyết áp kế cái 191 0
11 ống nghe tim phổi cái 191 0

12 ống nghe tim thai cái 191 0
13 Cân sơ sinh cái 191 0
14 Cân sức khỏe cái 191 0
15 Tủ đựng thuốc cái 191 0
16 Tủ thuốc đầu giường cái 95 96
17 Giừng bệnh lưu (>5cái) cái 191 0
18 Bộ dụng cụ tiểu phẫu cái 143 48
19 Bộ dụng cụ đỡ đẻ cái 191 0
20 Bộ cát khâu tầng sinh môn cái 126 65
21 Bộ khám ngũ quan cái 153 38
22 Bộ đặt dụng cụ tử cung cái 169 22
Nhận xét:
2.1 Trong tổng số 191 trạm y tế xã trong chương trình nghiên cứu có:
- 130 trạm y tế xã có bác sỹ chiếm tỷ lệ 68%
25

×