Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố - Vòng 1 Tuần 26 Tiết 129 – Tiếng Việt :. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Tích hợp : - Kĩ năng sống : Biết sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý một cách linh hoạt phù hợp với tình huống giao tiếp trong đời sống. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên : + Soạn bài + Đồ dùng : máy tính, máy chiếu, bài tập tình huống. - Học sinh : Soạn bài theo nội dung sách giáo khoa. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai. - Kĩ thuật : Động não, khăn trải bàn, trình bày 1 phút. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định – nắm sĩ số học sinh. 2. Giáo viên (GV) cho học sinh (HS) xem tình huống trên máy chiếu . Trên đường đi tìm tài liệu, gặp Chaien và Nobita, Xêko hỏi: Xeko : Này, các cậu làm bài thực hành chưa ? Chaien : Ừ nhỉ, mình chưa làm nữa. Nobita : Mình quên mất. Thôi để ngày mai đi, chưa thu mà. H : Qua câu trả lời, cho biết Chaien và Nobita đã làm bài chưa?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - HS trả lời ( Chưa làm) . 3. GV chuyển ý vào bài mới : Qua tình huống trên ta thấy được : Cùng một nội dung nhưng hai bạn lại có hai cách nói khác nhau. Như vậy, trong cuộc giao tiếp hàng ngày, chúng ta có nhiều cách để trao cho nhau những thông tin cần thiết. Để có thêm kiến thức về ngôn ngữ nhằm tạo được thật nhiều cuộc giao tiếp thành công, hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài Tiếng Việt : “Nghĩa tường minh và hàm ý”. Sau bài học này, các em sẽ nhận biết và sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. GV ghi tựa bài. Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài: * GV cho HS giải nghĩa nhanh hai từ tường minh, hàm ý. ( đưa lên màn hình ) GV chốt và vào bài: - Tường minh : rõ ràng, cụ thể. - Hàm ý : ý nghĩa bên trong. Vậy tường minh và hàm ý sử dụng trong lời nói thể hiện như thế nào, trước khi tìm hiểu mời các em theo dõi một đoạn hội thoại ngắn sau đây, chú ý lời thoại của nhân vật. ( Mời nhóm HS diễn tình huống). Hoạt động của học sinh (HS). Nội dung. I. Phân biệt nghĩa HS giải nghĩa tường minh và từ. hàm ý. HS diễn tình huống. * GV chiếu tình huống: Trong giờ ra chơi, ba bạn ngồi nói chuyện với nhau : A: Tối nay trường mình diễn văn nghệ “Mừng Cả lớp theo Đảng mừng xuân”, các cậu có đi xem không? dõi và trả lời B: Có chứ, mình đi. câu hỏi C: Tiếc quá, tối nay mình bận mất rồi. A : Vậy mình và B đi. Văn nghệ hay lắm, cậu sẽ tiếc cho xem. H: Chú ý vào câu nói của bạn B, em hiểu bạn B đang thông báo điều gì? Dựa vào đâu ta có thể xác định được nghĩa này ? Suy nghĩ, trả - Bạn B sẽ đi xem văn nghệ - Nội dung này được diễn đạt trực tiếp thông lời các câu hỏi qua từ ngữ trong câu nói (Có, mình đi)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> H: Ngoài nội dung trên, câu còn mang nội dung nào khác hay không ? HS trả lời - Không. GV chốt : Khi 1 nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu, có thể hiểu ngay và rõ ràng, thì người ta gọi là nghĩa tường minh. HS trả lời và cho VD H : Vậy em hiểu, nghĩa tường minh là gì? Gv chốt ý -> cho HS ghi bài và lấy thêm ví dụ. - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.. 1. Nghĩa tường minh : (Ghi nhớ 1/SGK/75). * GV chiếu lại tình huống. H: Các em theo dõi lại câu trả lời và cho biết HS dựa vào câu nói của bạn C thông báo trực tiếp nội dung VD, phân gì? Ngoài nội dung trên, em hiểu bạn C còn tích trả lời ngầm nói điều gì? Dựa vào đâu mà có thể nhận ra điều ấy? - Tối nay bạn C có việc bận. - Ngầm nói : Bạn C không đi xem văn nghệ -> dựa vào từ “tiếc quá” và vẻ mặt, thái độ của bạn C GV chốt : Qua tìm hiểu ví dụ ta thấy khi 1 nội dung được ngầm hiểu, suy ra từ các từ ngữ trong câu thì người ta gọi là hàm ý. H :Vậy hàm ý là gì? GV chốt ý -> cho HS ghi bài. 2. Hàm ý : HS ghi bài. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp từ những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. * GV cho ví dụ, từ đó lưu ý cho HS về tác dụng của hàm ý: HS suy nghĩ, H : Đọc ví dụ sau và xác định câu mang hàm ý. trả lời Theo em, tại sao bạn lại sử dụng hàm ý trong trường hợp này? A : Tiết kiểm tra cậu cho mình chép bài với nhé ? B : Nhưng mình sợ cô lắm. - Câu mang hàm ý “Nhưng mình sợ cô mắng.” (Hàm ý : không cho chép bài -> suy ra từ ý “sợ cô lắm”) - Vì bạn B sợ làm mất lòng bạn A -> Sử dụng hàm ý đúng lúc, phù hợp giúp thể hiện khéo léo,. (Ghi nhớ 2/SGK/75) VD: A : Tiết kiểm tra cậu cho mình chép bài với nhé ? B : Nhưng mình sợ cô lắm. ( Không được -> Hàm ý).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> tế nhị mục đích nói, tuân thủ phương châm lịch sự (đã học) H: Nghĩa tường minh và hàm ý khác nhau ở chỗ nào? - Nghĩa tường minh hiểu trực tiếp, hàm ý hiểu gián tiếp qua từ ngữ trong câu. -> Đây là đặc điểm cơ bản của 2 nghĩa trên mà chúng ta cần phân biệt để sử dụng cho hợp lí do nghĩa tường minh và hàm ý thường sử dụng nhiều trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Hoạt động 2 : Tìm hiểu phần lưu ý khi sử dụng hàm ý * GV chia nhóm cho HS hoạt động tìm hiểu kiến thức để rút ra lưu ý, gồm : - Nhóm 4 : Tình huống 1 (Bài tập 1 / SGK) - Nhóm 3 : Tình huống 2 (Kèm phiếu học tập) - Nhóm 2 : Tình huống 3 (Kèm phiếu học tập) - Nhóm 1 : Chú ý các tình huống và phần trả lời của các nhóm để chốt lại những lưu ý khi sử dụng hàm ý. Thời gian thảo luận 3 phút. (GV phát phiếu học tập và trình chiếu tình huống của từng nhóm lên máy chiếu) - Hết thời gian, các nhóm treo đáp án lên bảng và từng nhóm sẽ thể hiện phần bài của nhóm mình. - GV gọi HS nhóm 1 nhận xét -> chốt ý Tình huống 1 : - Câu nói (1) của anh thanh niên chứa hàm ý (Rất tiếc khi chia tay) -> thể hiện qua từ “trời ơi”, thái độ “giật mình, tiếc rẻ”. - Từ ngữ thể hiện hàm ý của ông họa sĩ là “tặc lưỡi” (tiếc khi phải chia tay), của cô kĩ sư là “mặt đỏ ửng, nhận vội khăn và quay mặt đi”(xấu hổ, ngại ngùng). -> Lưu ý 1 : Có thể hiểu hàm ý qua : ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ánh mắt, nét mặt, … Tình huống 2 :. HS thảo luận nhóm bằng KT khăn trải bàn, cử đại trình bày HS khác nhận xét, bổ sung.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Câu 1: Hàm ý là “đã trễ rồi” để làm việc nào đó ( thông dụng, nhiều người dùng) => hàm ý dùng chung. - Câu 2: Không thể xác định hàm ý (không có tình huống cụ thể ; không phải ai cũng có thể hiểu, chỉ riêng những người tham gia trong cuộc thoại mới hiểu được) => hàm ý dùng riêng. -> Lưu ý 2: Có hàm ý dung chung và hàm ý dung riêng Tình huống 3 : Có thể hiểu hàm ý : - Cất quần áo đi kẻo ướt. - Ra đường nhớ mang áo mưa… Vì em không là Nam, không rõ tình huống cụ thể thì không thể xác định đúng hàm ý của mẹ. -> Lưu ý 3 : Muốn xác định hàm ý cho phù hợp cần căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể. HS nhóm 1 trả lời H: Vậy khi sử dụng hàm ý cần lưu ý điều gì? HS ghi bài GV chốt ý, cho HS ghi bài.. * Lưu ý khi sử dụng hàm ý : - Có thể hiểu hàm ý qua : ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ánh mắt, nét mặt, … - Có hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng. - Muốn xác định hàm ý cho phù hợp thì phải căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể. II/ Luyện tập.. HS đọc bài HS trả lời, bổ Bài 2/ 75. sung (nếu có) Hàm ý của câu "Tuổi * GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2/SGK/75 -> gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời -> GV chốt ý. già cần nước chè :Ở Lào Cai đi sớm Bài 2/ 75. quá.” là: Hàm ý của câu in đậm : Ông họa sĩ thích Ông họa sĩ thích uống nước chè. Anh thanh niên uống nước chè. Anh hãy mời khách về nhà chơi và pha chè (trà) đãi thanh niên hãy mời khách. khách về nhà chơi và pha chè (trà) đãi khách. Hoạt động 3 : Luyện tập. HS thảo luận.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhóm bằng kĩ * GV cho HS làm theo nhóm (2 phút ) thuật khăn - Nhóm 1,2 : Bài tập 3/SGK/75 trải bàn -> cử - Nhóm 3,4 : Bài tập 4a/SGK/76 đại diện trả -> GV chốt nhận xét lời HS khác nhận xét, bổ Bài 3/ 75. sung - Câu “Cơm chín Bài 3/ 75. rồi” chứa hàm ý . Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của - Hàm ý là: Mời ông hàm ý : Sáu vô ăn cơm Câu “Cơm chín rồi” -> Mời ông Sáu vô ăn cơm H : Bạn nào có thể giải thích tại sao trong trường hợp trên người nói lại sử dụng hàm ý? - BT2 : Để giữ ý lịch sự, tế nhị. - BT3 : Bé Thu không muốn gọi ông Sáu là ba, cũng không muốn lặp lại câu trước Bài 4/76 Câu in đậm có chứa hàm ý không? Vì sao? a) Câu này không chứa hàm ý, vì là một câu nói lảng, thông báo việc ra về của ông Hai.. BT4/75 a) Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” không chứa hàm ý, vì là một câu nói lảng, thông báo việc ra về của ông Hai.. 4. Củng cố : GV đặt câu hỏi cho HS nhắc lại kiến thức phần bài học: - Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? - Sử dụng hàm ý trong giao tiếp sẽ có tác dụng gì ? - Cần lưu ý gì khi sử dụng hàm ý ? (HS có thể tự lấy thêm ví dụ về tình huống giao tiếp có sử dụng hàm ý ) 5. -. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện các bài tập còn lại vào vở. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) phân tích hàm ý có trong hai câu thơ sau: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !” ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác). .
<span class='text_page_counter'>(7)</span>