Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.35 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHƠNG DÙNG
TIỀN MẶT

Giảng viên: TS Nguyễn Vinh Hưng
Họ tên:
Mssv:
Ngày sinh:
Khóa: K – Luật học
Hà Nội, Tháng 11/2021


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang từng bước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
nhanh tốc độ phát tăng trưởng kinh tế. Trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở nước
ta đang từng bước cải tiến và phát triển nhanh chóng. Hiện nay khi dịch bệnh COVID
– 19 đang bùng phát dữ dội thì các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt như:
thanh toán bằng thẻ ngân hàng, séc,… càng trở nên quan trọng và rất cần thiết, nhằm
bảo đảm an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm. Các phương tiện thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại và trở thành vật không
thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Ngồi ra thanh tốn khơng dùng tiền mặt
cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng sau khi có tài khoản tại
ngân hàng, có thể sử dụng với tính thanh khoản cao, đồng thời tiết kiệm được các chi
phí phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm, chi phí bảo quản tiền mặt... và
sẽ không phải đối diện các vấn đề như khi sử dụng tiền mặt thanh toán trực tiếp như
trộm cắp, hỏa hoạn... đặc biệt là các giao dịch với khối lượng tiền lớn.



B. NỘI DUNG
I.

Khái niệm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao
gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh tốn khơng
qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Cung ứng phương tiện thanh toán.
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm
thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
c) Các dịch vụ thanh toán khác.

II.

Các văn bản quy định về giao dịch không dùng tiền mặt

2


Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là q trình thanh tốn khơng có sự xuất
hiện của tiền mặt mà chỉ là tiền ghi sổ, nghĩa là dựa trên số tiền tại tài khoản tiền
gửi tại Ngân hàng.
Việc thanh toán được tiến hành bằng cách chích chuyển từ tài khoản này
sang tài khoản khác hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau thơng qua vai trị trung gian
của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.
Phương thức này góp phần làm cho q trình thanh tốn trở nên an tồn,
thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, giúp tăng nhanh vịng quay của vốn; đồng

thời làm giảm chi phí lưu thơng do khơng phải vận chuyển tiền mặt từ nơi này
đến nơi khác.
Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định
về thanh tốn bằng tiền mặt
Doanh nghiệp khơng thanh tốn bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn
và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khơng phải tổ chức tín dụng khơng sử dụng tiền mặt khi
vay và cho vay lẫn nhau.
Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 01/03/2014.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn Luật, Nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp
Để chi phí mua hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN), doanh nghiệp không dùng tiền
mặt trong các trường hợp:
Hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả
VAT), hóa đơn bán hàng có giá trị trên 20 triệu.
Nhiều hóa đơn của một nhà cung cấp được xuất trong cùng một ngày
(gồm hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng) có giá trị trên 20 triệu.
3


Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 02/08/2014
III.

Các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt phổ biến bao gồm: Internet
banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh
toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua
tài khoản cá nhân, thanh toán online, Mastercard, Visa card…

Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt phổ biến
như:

1. Thanh toán bằng Séc
a. Khái niệm:
Séc thanh toán là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của
người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho
người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc
một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

b. Quy định chung về thanh toán séc
Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền
kí phát hành séc. Điều kiện bắt buộc để thực hiện phát hành séc là người ký phát hành
phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại trung gian thanh toán (ngân hàng, kho bạc nhà
nước).
Tổ chức quản lý tài khoản thực hiện chỉ trả. theo yêu cầu của chủ tài khoản (đơn
vị thanh tốn) là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dịch vụ
thanh toán. Trong phạm vi nguồn vốn thanh toán của chủ tài khoản có trên tài khoản,
đơn vị thanh tốn có trách nhiệm thực hiện thanh toán số tiền ghi trên séc cho người
thụ hưởng. Người thụ hưởng là người có tên ghi trên séc (đối với séc ký danh) hoặc
người cầm séc (đối với séc vơ danh).
Séc có thể được chuyển nhượng, trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm
từ "khơng được phép chuyển nhượng". Tờ séc phát hành có giá trị thanh toán trong
khoảng thời gian nhất định.

4


Séc có thể là séc ghi tên, séc khơng ghi tên cịn có thể chuyển nhượng. Séc là
hình thức thay cho tiền mặt, do đó có ảnh hưởng tích cực trong việc quản lý tiền tệ của

nền kinh tế. Séc không chỉ được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức kinh tế, mà còn
được sử dụng trong mua bán, thanh toán của mọi người. Trong trường hợp bị mất séc,
người thụ hưởng séc phải thông báo ngay cho người phát hành séc và cho đơn vị thanh
toán.

c. Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
Thứ nhất là cung ứng séc: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng
cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng
cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc. Tổ chức cung ứng séc phải
mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng
và kí hiệu (số series, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và
yêu cầu người được cung ứng séc phải ký nhận vào sổ theo dõi. Người được cung ứng
séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tỉnh chính xác của các yếu tố trên tờ séc trắng được
cung ứng, nếu thấy có sai sót phải báo ngay để đổi lấy tờ séc khác, sau khi đã nhận séc
trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài
khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.
Thứ hai là ký phát séc: Ký phát séc là việc người ký phát, ký và chuyển giao séc
lần đầu cho người thụ hưởng. Người ký phát séc phải là tổ chức, cá nhân có tài khoản
tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Khi ký phát séc, người ký phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh
tốn để chi trả tồn bộ sổ tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được
xuất trình để thanh tốn trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh tốn có thể là số dư
trên tàỉ khoản thanh tốn mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài
khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng
theo thoả thuận với người bị ký phát. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh tốn do séc
đó khơng đủ khả năng thanh tốn, người ký phát phải hồn trả khơng điều kiện số tiền
bị truy địi trên séc. Số tiền thanh toán trên séc được ghi trả bằng ngoại tệ phải theo
quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối cụ thể: Séc ghi trả bằng ngoại tệ được
thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo


5


quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Séc ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ
hưởng cuối cùng là người khơng được phép thu ngoại tệ thì số tiền trên séc được thanh
toán bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái do ngân hàng nhà nước Việt Nam cơng
bố tại thời điểm thanh tốn hoặc theo tỉ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực
hiện việc thanh tốn cơng bố tại thời điểm thanh tốn trong trường hợp ngân hàng thực
hiện việc thanh toán.
Thứ ba, chuyển nhượng, nhờ thu séc: Séc không được chuyển nhượng nếu trên
séc có ghi cụm từ “khơng được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả
theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự. Để được thanh tốn số tiền trên séc,
người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng ký chuyển nhượng để
nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ
thu theo thoả thuận giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả
ngay cho người ký chuyển nhượng để nhờ thu hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh
toán của tờ séc từ người bị ký phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh
toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên séc trong trường hợp séc khơng được
thanh tốn.

2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền
a. Khái niệm
Ủy nhiệm chi (lệnh chi) là phương thức thanh toán mà người trả tiền sẽ lập lệnh
thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp. Sau đó, người trả tiền sẽ gửi lại ngân
hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh tốn của
mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả cho người thụ hưởng. Ngồi ra có
thể hiểu một cách đơn giản thì ủy nhiệm chi là một loại chứng từ giao dịch mà phía
người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho
người thụ hưởng.


b. Quy định chung về thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Người lập ủy nhiệm chi là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy
quyền. Giấy ủy nhiệm chi được lập trên mẫu in ấn, là chứng từ ghi nhận nội dung ủy
nhiệm của chủ tài khoản. Tổ chức thực hiện ủy nhiệm chi là ngân hàng, kho bạc nhà
nước nơi người lập ủy nhiệm chi có tài khoản. Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán

6


được áp dụng rộng rãi trong thanh toán qua trung gian, không bị hạn chế số lượng tiền
chỉ trả từ tài khoản của chủ tài khoản. Pháp luật về ngân hàng của Việt Nam cũng quy
định uỷ nhiệm chi - chuyển tiền và uỷ nhiệm thu là hai trong số sáu thể thức thanh
toán qua ngân hàng và kho bạc nhà nước mà không dùng tiền mặt (Nghị định số 91/CP
của Chính phủ).

c. Chủ thể quan hệ thanh tốn uỷ nhiệm chi
Bên trả tiền (người mua hàng hoá, dịch vụ, người chuyển tiền) có nghĩa vụ lập
giấy uỷ nhiệm chi theo quy định của ngân hàng, nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước
phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản của mình trả cho bên thụ hưởng.
Khi lập giấy uỷ nhiệm chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng
với nội dung giữa các liên uỷ nhiệm chi và ký tên đóng dấu trên tất cả các liên uỷ
nhiệm chi.
Ngân hàng, kho bạc phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp của giấy uỷ nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng trước khi
thực hiện việc thanh tốn, có quyền trả lại giấy ủy nhiệm chi cho khách hàng khi phát
hiện có sai sót, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng khơng đủ để thanh tốn và
thanh tốn ngay đối với giấy uỷ nhiệm chi hợp lệ.

d. Quy trình thanh tốn uỷ nhiệm chi

Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi sẽ bao gồm 3 bước:
Bước 1: Người trả tiền sẽ làm thủ tục ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu
cầu chi trả. Theo đó mà ủy nhiệm chi sẽ phải ghi đầy đủ các thông tin theo đúng mẫu
mà pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ.

Bước 2: Ngân hàng phục vụ sẽ trả tiền và làm thủ tục trích tiền trên tài
khoản người trả khi đã nhận được lệnh chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với
ngân hàng hàng phục vụ người hưởng thụ
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người hưởng thụ sẽ tiến hành làm thủ tục
thanh toán
3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
7


a. Khái niệm
Ủy nhiệm thu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu
hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên
thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền
và bên thụ hưởng.

b. Quy định chung về thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong
một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng, kho bạc nhà nước cùng hệ
thống hoặc khác hệ thống.
Ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào ngân hàng đã giao hàng hoặc
dịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình
thức thanh tốn uỷ nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp
đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng, kho bạc nhà nước
phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn cứ thực hiện các uỷ nhiệm thu.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy uỷ

nhiệm thu (theo mẫu của ngân hàng, kho bạc nhà nước) kèm theo hoá đơn, vận đơn
gửi tới ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ cho mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân
hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Thể thức thanh toán uỷ
nhiệm qua ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện thanh
toán nhanh gọn, góp phần phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, dịch vụ trong
nước và quốc tế.

c. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Bước 1: Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền
và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng
phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng
lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Kiểm soát ủy nhiệm thu

8


Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các
chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ nhằm
đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ
chứng từ kế tốn ngân hàng.Trường hợp ủy nhiệm thu khơng hợp pháp hoặc khơng
hợp lệ thì ngân hàng báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại.
Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm
thu, ngân hàng thực hiện việc kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra số
dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Bước 3: Xử lý chứng từ và hạch toán
Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng phục vụ
bên thụ hưởng. Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận thanh
toán bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Nếu bên trả tiền đảm bảo

khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy
nhiệm thu, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ
hưởng và báo nợ cho bên trả tiền, báo có cho bên thụ hưởng. Cịn nếu bên trả tiền
khơng đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải báo cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết
và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục
lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán và tiến hành xử
lý như trên.

4. Thanh tốn bằng thư tín dụng
a. Khái niệm
Thư tín dụng là hình thức thanh tốn được thực hiện từ khoản tiền do người có
nghĩa vụ chi trả (bên mua) lưu ký trước ở trung gian thanh toán để trả cho bên thụ
hưởng (bên bán) theo các phương thức thanh toán và điều kiện ghi trong văn bản do
người có nghĩa vụ chỉ trả lập.

b. Quy định chung về thanh toán bằng thư tín dụng
Thanh tốn theo thư tín dụng là hình thức thanh tốn được áp dụng rộng rãi
trong quan hệ thương mại quốc tế, mang các đặc tính của hình thức cấp tín dụng (bảo

9


lãnh ngân hàng). So với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng qua trung gian
thanh tốn đối với các chủ thể trong nước, thanh tốn theo thư tín dụng trong quan hệ
thương mại quốc tế phức tạp hơn về cơ cấu chủ thể và nội dung quan hệ. Thanh tốn
bằng thư tín dụng được dùng để tốn tiền hàng trong điều kiện bên bán hàng địi hỏi
phải có đủ tiền để chỉ trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng
hoặc đơn đặt hàng đã ký.
Việc người có nghĩa vụ chỉ trả (bên mua) lập văn bản yêu cầu tổ chức quản lí tài

khoản của mình trích tài khoản tiền gửi hoặc gửi tiền ở tổ chức quản lí tài khoản để
thanh tốn cho bên bán gọi là mở thư tín dụng. Văn bản ghi nhận yêu cầu của bên mua
gọi là giấy mở thư tín dụng. Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để trả cho một bên thụ
hưởng với tổng số tiền thanh toán được xác định trước. Khi mở thư tín dụng, người
mua phải lưu kí hoặc được ngân hàng bảo lãnh cho vay một số tiền bằng số tiền mở
thẻ tín dụng để bảo đảm trả tiền cho người bán. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở và
để thực hiện hợp đồng mua bán nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

c. Đặc điểm của thanh tốn bằng thư tín dụng
Bộ chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt, bộ chứng từ phải đảm các
điều khoản của giao dịch thể hiện quan số lượng, số loại và nội dung của chúng.
Thanh toán bằng thư tín dụng là giao dịch của hai bên đối tác, một bên sẽ luôn
là ngân hàng và một bên khác.
Thanh tốn bằng thư tín dụng được hình thành thơng qua hợp đồng của các bên,
tuy nhiên thanh toán bằng thư tín dụng có sự độc lập với hợp đồng, nó được hoàn
thành khi người thụ hưởng cung cấp được bộ chứng từ phù hợp và được ngân hàng
phát hành cho.
Thanh tốn bằng thư tín dụng đúng như khái niệm thì chỉ được giao dịch thơng
qua chứng từ và thanh tốn qua chứng từ.
Thanh tốn bằng thư tín dụng sẽ góp phần hạn chế rủi ro từ việc thanh toán.

d. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh tốn
bằng thư tín dụng

10


Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh tốn bằng thư tín dụng:
Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán.

Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ
khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn cung cấp thơng tin về việc
thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán.
Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bồi thường thiệt
hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so
với thỏa thuận, khơng thực hiện giao dịch thanh tốn hoặc thực hiện giao dịch thanh
tốn khơng khớp đúng với lệnh thanh tốn, thu phí dịch vụ thanh tốn khơng đúng loại
phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn đã cơng bố và các vi phạm
khác trong thỏa thuận.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh tốn bằng thư tín dụng:
Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán
theo quy định và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn hồn trả đầy đủ
số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm
(bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thơng tin
và chứng từ thanh tốn mà mình cung cấp.
Tự bảo vệ các bí mật thơng tin tài khoản, giao dịch của cá nhân do mình quản lý
để đảm bảo an tồn, bảo mật trong giao dịch thanh tốn. Thơng báo kịp thời cho tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao
dịch thanh tốn hoặc nghi ngờ thơng tin giao dịch bị lợi dụng.

11


Khơng được sử dụng các dịch vụ thanh tốn cho các mục đích rửa tiền, tài trợ

khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
a. Khái niệm
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để
thực hiện giao dịch thẻ (sử dụng thẻ để gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh
toán thẻ cung ứng) theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận.

b. Quy định pháp luật về đối tượng chưa đủ 18 tuổi sử dụng thẻ ngân hàng
Pháp luật quy định về đối tượng chưa đủ 18 tuổi được sử dụng thẻ ngân hàng
như sau:
Thứ nhất, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi nếu được người đại diện theo
pháp luật đồng ý thì được sử dụng thẻ trả trước và thẻ ghi nợ nhưng khơng được thấu
chi (khơng được sử dụng thẻ tín dụng).
Thứ hai, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu được người đại diện theo
pháp luật đồng ý thì được sử dụng thẻ phụ (theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính) là
thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Thứ ba, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu có tài sản riêng bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ thì được sử dụng (khơng cần người đại diện
theo pháp luật đồng ý) thẻ ghi nợ nhưng không được thấu chi, thẻ trả trước).

c. Các hành vi bị cấm đối với việc phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, các hành vi bị cấm
đối với việc phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng:
Làm, sử dụng, chuyển nhượng và lưu hành thẻ giả.
Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các
hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh tốn khơng tại đơn vị chấp


12


nhận thẻ (khơng phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ). Hành vi giao
dịch thanh toán khơng đúng pháp luật có thể bị phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng đối
với cá nhân và tăng gấp đôi đôi với tổ chức (khoản 7 Điều 28 Thơng tư 19/2016/TTNHNN).
Đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ. Hành vi thu phụ phí hoặc phân biệt giá có thể bị phạt tiền
từ 30 - 50 triệu đồng đối với cá nhân và tăng gấp đôi đối với tổ chức (khoản 5 Điều 28
Thông tư 19/2016/TT-NHNN).
Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ; tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ,
chủ thẻ và giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.
Xâm nhập trái phép, phá hủy chương trình hoặc cơ sở dữ liệu của hệ thống phát
hành, thanh toán thẻ, chuyển mạch thẻ, bù trừ điện tử giao dịch thẻ.
Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng
bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đơn vị chấp nhận thẻ chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử
dụng, chấp nhận thanh toán thẻ mà khơng có hợp đồng thanh tốn thẻ, sử dụng trái
phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code của tổ chức thanh toán thẻ.
Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mỗ hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ
trả trước vô danh).

IV.

Kết luận

Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển như hiện nay thì các phương tiện
thanh tốn khơng dùng tiền mặt giữ vai trị rất quan trọng và rất cần thiết trong cuộc
sống. Tuy các phương tiện thanh tốn này vẫn cịn rất nhiều mặt hạn chế, nhiều vấn đề
cần phải thay đổi nhưng chúng ta không thể không thừa nhận sự phát triển mạnh mẽ,

bùng nổ của nó hiện nay. Do vậy để có thể thúc đẩy sự phát triển của thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng thì cần phải có sự nỗ lực và
thay đổi đồng bộ từ hệ thống ngân hàng, người sử dụng, nhà nước trong việc đưa ra
phương án hợp lý trong từng giai đoạn, phát triển hệ thống thanh toán, máy móc hiện
đại và thói quen thanh tốn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật ngân hàng – Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Thông tư 19/2016/TT-NHNN – Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
3. Thông tư 22/2015/TT-NHNN – Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng
séc.

4. Thông tư 46/2014/TT-NHNN – Hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt.

5. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
6. Nghị định 88/2019/NĐ-CP – Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

14



×