Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

van 6 vinen moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.82 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:…………. Ngày dạy:…………… Tiết:…. Mục tiêu bài dạy có tong sgk,ta đi tìm hiểu nội dung chính của bài học ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ Minh Huệ I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Thể loại “Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu)” (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd). Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. 2. Tác giả Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh. Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962);Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ – Tĩnh 1986 (tập thơĐêm nay Bác không ngủ). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau: Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác. 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan. 3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau: Lần thức dậy thứ nhất Lần thức dậy thứ hai – Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy – Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn hốt hoảng giật mình), không chỉ ngồi) đến ái ngại, lo lắng không “thầm thì anh hỏi nhỏ” như lần yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh ttrước mà tha thiết “vội vàng cứ bề bộn) và trào dâng niềm nằng nặc” mời Bác ngủ (Mời Bác thương Bác: (Càng nhìn lại càng ngủ Bác ơi!… Bác ơi! Mời Bác thương); đồng thời rất xúc động khi ngủ). Trước câu trả lời của Bác, chứng kiến tình cảm của Bác(Bác anh đội viên càng cảm nhận được đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác tấm lòng yêu thương vô hạn của nhẹ chân đi dém chăn cho từng Bác đối với bộ đội và nhân dân, người). cho nên tâm trạng của anh thấy Trong trạng thái như trong giấc được lớn lên bêb Bác (Lòng vui mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại sướng mênh mông. Anh thức mà gần gũi của vị lãnh tụ(Bóng Bác luôn cùng Bác). cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng). Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt. 4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết: … Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Bởi vậy, việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. – Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. – Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau. – Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài “Đêm nay Bác không ngủ”. 6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng: – Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: + Vẻ mặt Bác trầm ngâm + Mái lều tranh xơ xác + Bác vẫn ngồi đinh ninh + Bóng Bác cao lồng lộng… – Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: + Anh đội viên mơ màng + Thổn thức cả nỗi lòng + Thầm thì anh hỏi nhỏ + Nhưng bụng vẫn bồn chồn + Anh hốt hoảng giật mình + Anh đội viên nằng nặc… III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1975 (NXB Tác phẩm mới, H., 1976). Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ: mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau; chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Anh đội viên thức dậy (đọc chậm) Thấy trời khuya lắm rồi (đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau) Mà sao Bác vẫn ngồi (đọc chậm) Đêm nay Bác không ngủ (đọc chậm, xuống giọng)… 2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. Gợi ý: Đây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như: – Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác. – Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,… – Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?). – Cảm nhận của anh về con người của Bác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn:…………….. Ngày dạy:……………… Tiết:………… Mục tiêu bài dạy như trong sgk,ta đi tìm hiểu nội dung chính của bài LƯỢM Của Tố Hữu (Tố Hữu) I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm. Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. - Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế. - Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc. - Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước. 2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp. Lượm tự hào, bởi công việc của mình. - Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà). Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến. Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc. 3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo? Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục. Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm. 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động. 5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử. 3. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Gợi ý: Khi viết cần chú ý miêu tả kĩ các chi tiết: - Lượm chuẩn bị cho chuyến đi liên lạc cuối cùng như thế nào? - Hành động, ý chí của Lượm khi gặp gian nguy thể hiện ra sao? - Khi ngã xuống vì bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm đã làm gì? Ý nghĩa của hành động ấy? - Nhân vật Lượm để lại trong em niềm thán phục ra sao? HOÁN DỤ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các từ in đậm trong những câu thơ dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng để chỉ ai? Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Gợi ý: Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó. - Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân; - Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị. 2. Dựa vào gợi ý trên, hãy điền các từ in đậm và đối tượng mà nó biểu thị vào bảng sau: Sự vật, hiện tượng dùng để biểu thị Sự vật, hiện tượng được biểu thị 3. Các từ in đậm trên được dùng theo phép hoán dụ. Các từ này có quan hệ với cái mà nó biểu thị như thế nào, có giống với ẩn dụ không? Gợi ý: - Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau; - Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau. 4. Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ. Gợi ý: - Nếu nói Người nông dân cùng với người công nhân - Người nông thôn cùng với người thị thành đứng lên thì so với nguyên văn ý nghĩa có thay đổi không? - Nghĩa gốc không thay đổi, nhưng sẽ mất đi sự cô đọng, không còn sức gợi hình, gợi cảm như khi biểu thị bằng các hình ảnh hoán dụ. 5. Đọc các câu thơ sau, các từ in đậm biểu thị những gì? a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) b) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Gặp nhau Hàng Bè. (Tố Hữu) Gợi ý: - Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động; - Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa; - Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh. 6. Dựa vào các gợi ý, hãy lựa chọn các cụm từ chỉ những kiểu quan hệ cho dưới đây và điền vào những vị trí thích hợp theo mẫu sau: - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng; - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Cái dùng để biểu thị Kiểu quan hệ Cái được biểu thị áo nâu, áo xanh Lấy dấu hiệu của sự vật người nông dân, (áo nâu cùng với áo để gọi sự vật người công nhân xanh) Nông Thôn, Thành ... NHỮNG NGƯỜI Thị NÔNG THÔN, (NÔNG THÔN NHỮNG NGỜI Ở CÙNG VỚI THỊ THÀNH THỊ THÀNH ĐỨNG LÊN) BÀN TAY ... NHỮNG NGỜI (BÀN TAY TA LÀM LAO ĐỘNG, SỨC NÊN TẤT CẢ) LAO ĐỘNG MỘT, BA ... SỐ LỢNG ÍT, SỐ L(MỘT CÂY LÀM ỢNG NHIỀU CHẲNG NÊN NON BA CÂY CHỤM LẠI NÊN... ) ĐỔ MÁU ... XẢY RA CHIẾN (NGÀY HUẾ ĐỔ SỰ MÁU) 7. MỖI KIỂU QUAN HỆ TRÊN LÀ MỖI KIỂU HOÁN DỤ MÀ CHÚNG TA THỜNG GẶP..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và xác định kiểu quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong từng trường hợp. (a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh) (b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. (Hồ Chí Minh) (c) Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) (d) Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) Gợi ý: - Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng; - Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng; - Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật; - Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất - nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng. 2. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ. Gợi ý: - Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. - Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau. Ví dụ: - Hoán dụ: Sen tàn, cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Truyện Kiều) - Ẩn dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> (Viễn Phương) Hai câu thơ rút trong Truyện Kiều có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Hình ảnh sen tàn và cúc nở đều gợi liên tưởng về mùa thu đến, bởi trên thực tế hai hiện tượng này thường xảy ra vào lúc cuối hè, đầu thu (các sự vật hiện tượng mang dấu hiệu chỉ mùa, có quan hệ gần gũi và ngụ ý chỉ thời gian). Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn). TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). 2. Đặc điểm về nghệ thuật Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai. a. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. b. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Nêu một bài thơ hay một đoạn thơ bốn chữ. Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ hay đoạn thơ đó. Gợi ý: có thể nêu đoạn thơ (trích trong bài Hạt gạo làng ta). …“Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…” (Trần Đăng Khoa) Các từ cùng vần với nhau là: ta – ba – sa, sáu – nấu, cờ – bờ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi. (Xuân Diệu) Gợi ý: - Các cặp vần lưng: hàng – ngang, trang – màng. - Cặp vần chân: núi – bụi. 3. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách: Cháu đi đường cháu Chú đi đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà. (Tố Hữu) Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt (Đồng dao) Gợi ý: Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách, còn đoạn Đồng dao gieo vần liền. 4. Thay hai từ sông, cạnh vào hai chỗ chép sai trong đoạn thơ sau (trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư): Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên Để em ngồi sưởi Nay chị lấy chồng Ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con đò. Gợi ý: Thay sưởi bằng từ cạnh, từ đò bằng từ sông. 5. Dựa vào những kiến thức vừa được học hãy tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngày soạn:……………. Ngày dạy:……………….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tiết:…….. Phần mục tiêu bài dạy có trong sgk,ta đi vào phần nội dung chính của bài học CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Thể loại Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd). Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí. 2. Tác giả Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941). Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,... Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> văn Việt Nam (khoá I và II). Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982). Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua. - Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển. - Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. 2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý: - Một ngày trong trẻo, sáng sủa; - Cây thêm xanh mượt; - Nước biển lam biếc đặm đà hơn; - Cát lại vàng giòn hơn; - Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi. Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ. 4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh: - Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ); Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Cách đọc Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo. 2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được. Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền): - Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục). - Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo). CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu a) Ở Tiểu học, các em đã được biết đến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. Hãy nhớ lại những đặc điểm của các thành phần ấy để xác định chúng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trong câu sau: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) Gợi ý: - Chủ ngữ: tôi - Vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng - Trạng ngữ: Chẳng bao lâu b) Thử lần lượt bỏ đi các thành phần câu nói trên và cho biết để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn (đọc lên ta có thể hiểu được người viết nói gì mà không cần đặt nó vào trong hoàn cảnh cụ thể) thì: - Những thành phần nào bắt buộc phải có trong câu? - Những thành phần nào không bắt buộc phải có trong câu? Gợi ý: Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu. Đây là hai thành phần chính của câu. Trong câu trên, có thể bỏ đi thành phần trạng ngữ mà không ảnh hưởng đến việc diễn đạt ý chính của câu. Đây là thành phần phụ. 2. Vị ngữ của câu a) Đọc lại câu trên và cho biết: - Từ ngữ nào là trung tâm của vị ngữ? - Từ ngữ trung tâm của vị ngữ kết hợp với từ nào? Thử thay các từ tương tự vào vị trí của từ này và nhận xét xem vị ngữ thường kết hợp với những từ nào ở trước nó. Gợi ý: Trong câu "... tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.", từ trung tâm của vị ngữ là trở thành. Từ "trở thành..." là phó từ chỉ quan hệ thời gian đã. Có thể thay các phó từ chỉ quan hệ thời gian khác vào vị trí này: sẽ, đang, sắp, mới, vừa, từng, ... - Đặt câu hỏi với chủ ngữ của câu này và cho biết vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào? Gợi ý: - Có thể đặt câu hỏi: tôi (Dế Mèn) như thế nào?, làm gì?, làm sao?, hoặc là gì?; trong trường hợp vị ngữ là "đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." thì câu hỏi thích hợp là: tôi (Dế Mèn) như thế nào? b) Xác định vị ngữ của các câu dưới đây và trả lời câu hỏi: (1) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài) (2) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi) (3) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam [...]. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> (Thép Mới) - Vị ngữ là từ hay cụm từ? - Trong một câu có thể có mấy vị ngữ? - Từ hoặc cụm từ làm vị ngữ thuộc từ loại nào? Gợi ý: - Vị ngữ của các câu: + (1): ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. + (2): nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. + (3): là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. - Trong câu có thể có một vị ngữ [(3) - câu thứ nhất]; có thể có hai vị ngữ [(1)]; hoặc 4 vị ngữ như câu (2). - Động từ hoặc cụm động từ [(1), (2), câu thứ hai của (3)], tính từ hoặc cụm tính từ [ồn ào (tính từ), đông vui (cụm tính từ), tấp nập (tính từ)] thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu. Vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như "là người bạn thân của nông dân Việt Nam." 3. Chủ ngữ của câu Đọc lại các câu đã dẫn ở các mục trên và cho biết: a) Chủ ngữ có vai trò gì trong câu? b) Chủ ngữ quan hệ với vị ngữ như thế nào? c) Đặt câu hỏi với các vị ngữ và nhận xét: chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào? d) Chủ ngữ thường là những từ hoặc cụm từ thuộc từ loại nào? đ) Một câu có thể có mấy chủ ngữ? Gợi ý: - Chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng và hành động, đặc điểm, tính chất... của sự vật ấy. - Có thể đặt câu hỏi: + Ai (Con gì) "ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống"? (Dế Mèn - tôi) + Cái gì "nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập"? (Chợ Năm Căn) + Cái gì "là người bạn thân của nông dân Việt Nam" (Cây tre); Những cái gì "giúp người trăm nghìn công việc khác nhau"? (Tre, nứa, mai, vầu). Như vậy, chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, hoặc Cái gì? - Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi); danh từ (tre, nứa, mai, vầu) hoặc cụm danh từ (cây tre, Chợ Năm Căn). - Mỗi câu có thể có một chủ ngữ (Tôi, Chợ Năm Căn, Cây tre) hoặc nhiều chủ ngữ (Tre, nứa, mai, vầu)..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. a) Xác định thành phần chính trong các câu sau: (1) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (2) Đôi càng tôi mẫm bóng. (3) Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (4) Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. (5) Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài) Gợi ý: - Thành phần chính của các câu: + (1): tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. CN VN + (2): Đôi càng tôi mẫm bóng. CN VN + (3): Những cái vuốt ở kheo, ở cứ cứng dần và nhọn hoắt. chân CN VN + (4): tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. CN VN + (5): Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. CN VN b) Phân tích cấu tạo của mỗi chủ ngữ, vị ngữ vừa xác định được. Gợi ý: - (1): đại từ làm chủ ngữ, vị ngữ là một cụm động từ; - (2): cụm danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ là tính từ; - (3): cụm danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ gồm hai cụm tính từ; - (4): đại từ làm chủ ngữ, vị ngữ gồm hai cụm động từ; - (5): cụm danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ là cụm động từ. 2. a) Đặt 3 câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì ? để kể về một hoạt động của lớp em nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Gợi ý: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp em tổ chức tặng hoa và chúc mừng các thầy cô giáo. b) Đặt 3 câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? để tả về hình dáng hoặc tính tình của một người bạn thân. Gợi ý: Lúc nào bạn Hằng cũng hoà nhã với mọi người..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> c) Đặt 3 câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi Là gì ? để giới thiệu một nhân vật trong truyện mà em vừa được học. Gợi ý: Kiều Phương là nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi. 3. Trong các câu em vừa đặt được, chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?, trả lời cho câu hỏi nào? Gợi ý: - Chủ ngữ được cấu tạo bằng một từ hay cụm từ? Đó là từ, cụm từ thuộc loại nào? Có một hay nhiều chủ ngữ? - Đặt câu hỏi với vị ngữ để xác định xem chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào.. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Phần mục tiêu bài dạy như sgk Tìm hiểu phần nội dung chính trong bài CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. VỀ TÁC GIẢ Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. b) Bố cục Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai. 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. + Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày - Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người... Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam. 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng. Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai. 2. Cách đọc Đọc bài Cây tre Việt Nam cần chú ý ngắt hơi, nhấn giọng làm nổi bật các chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng; thể hiện lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. 3. Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre. Gợi ý: có thể kể ra các truyện như: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt,…và dẫn các câu thơ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? (Ca dao) Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. (Nguyễn Duy) CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu trần thuật đơn là gì? Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ mạnh. (2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - (3) Hức! (4) Thông ngách sang nhà ta? (5) Dễ nghe nhỉ! (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (7) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (8) Đào tổ nông thì cho chết! (9) Tôi về, không một chút bận tâm. (Tô Hoài) Gợi ý: Chú ý tới mục đích nói của mỗi câu. - Câu (1), (2), (6), (9): kể + tả + nhận xét; - Câu (4): hỏi; - Câu (3), (5), (8): biểu cảm, bộc lộ thái độ, cảm xúc; - Câu (7): cầu khiến. 2. Với những kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy cho biết trong các câu trên, đâu là câu trần thuật?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Gợi ý: Câu (1), (2), (6), (9) là câu trần thuật (còn gọi là câu kể). 3. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu (1), (2), (6), (9). Gợi ý: tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài CN VN tôi mắng CN VN Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta CN VN CN Tôi về, không một chút bận tâm. CN VN 4. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét về một đối tượng nào đó. Trong các câu trần thuật trên, câu nào là câu trần thuật đơn? Gợi ý: Câu (6) không phải câu trần thuật đơn. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Căn cứ vào mục đích nói và thành phần cấu tạo (chủ – vị) để xác định câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau: (1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2) Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (3) Cây trên núi đảo lại xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. Loại những câu có nhiều hơn một cụm chủ - vị ra, vì câu trần thuật đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị. Về mục đích nói, câu trần thuật đơn là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu lên một ý kiến. Câu (1), gồm một cụm C - V, dùng để giới thiệu và tả, là câu trần thuật đơn. Câu (2), gồm một cụm chủ vị làm thành phần chính (C: bầu trời Cô Tô; V: cũng trong sáng như vậy.), dùng để nêu ý kiến nhận xét, là câu trần thuật đơn. Các câu (3), (4) cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn vì có nhiều hơn một cụm chủ vị làm thành phần chính của câu, đây là câu trần thuật ghép. 2. Các câu dưới đây thuộc loại câu nào, dùng để làm gì? a) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.. nào chịu đư VN.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> (Con Rồng, cháu Tiên) b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. (Ếch ngồi đáy giếng) c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (Vũ Trinh) Gợi ý: Xác định tác dụng (mục đích nói) của từng câu để xem nó có phải là câu trần thuật không. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ của từng câu để xác định nó có phải là câu trần thuật đơn không. Các câu trên đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. 3. So sánh cách giới thiệu nhân vật trong các câu trên với cách giới thiệu nhân vật trong các câu dưới đây. a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. (Thánh Gióng) b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) c) Ngày xưa, có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có một người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]. (Em bé thông minh) Gợi ý: Chú ý đến sự khác nhau trong cách giới thiệu nhân vật chính. Để xác định được điều này cần nhớ lại nhân vật trong các truyện đã được học, nhân vật nào là nhân vật chính? (Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng là Gióng; trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; trong truyện Em bé thông minh là em bé). Sau khi nắm được nhân vật chính trong các truyện rồi, hãy đọc các câu và so sánh. Các câu trong bài tập 2 giới thiệu thẳng vào nhân vật chính khác với các câu ở bài tập này, người kể không giới thiệu ngay vào nhân vật chính mà giới thiệu các nhân vật phụ trước. 4. Những câu mở đầu truyện sau đây có tác dụng gì ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật? a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> nghề đẽo cày. (Đẽo cày giữa đường) b) Người kiếm củi tên mỗ ở huyên Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy tay móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra. (Vũ Trinh) Gợi ý: Người kể chuyện chỉ giới thiệu nhân vật hay còn kể, tả về những gì của nhân vật? - Không chỉ giới thiệu người thợ mộc - nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày". - Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ - nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,... Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×