Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

chung minh bao ve rung chinh la bao ve cuoc song cua chung ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.17 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”… Hàng trăm tít báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang chúng ta đang đối diện khi môi trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triên, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỉ công nghiệp” là hàng ngàn hécta rừng đang bị hủy diệt, tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại sao quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng? Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí CO2 và thải ra khí O2. Hơn nữa rừng có màu xanh để điều hòa khí hậu, lọc các khí độc hại, đảm bảo sức khỏa con người không bị suy giảm. Bởi vật mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của con người”. Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ cung cấp gỗ cho nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,... Không những thế rừng đầu nguồn còn ngăn nước tránh luc lụt. Chưa hết, Rừng còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: sóc bây, rùa vàng, trâu rừng, … Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng đến đâu thì nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an. Còn chưa kể đến những người kiểm lâm thông đồng với lâm tặc chặt phá rừng bừa bãi để lấy lợi cho bản thân. Theo số liệu ban đầu, diện tích rừng trên thế giới là 31% diện tích bề mặt Trái Đất, những mỗi năm diên tích dừng bị giảm 120000-150000km2 cứ đà nay không bao lâu nữa Trái Đất sẽ không còn rừng .Các bạn cứ thử tưởng tượng 1 ngày nào đó mà rừng không còn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Môi trường bị phá hoại nghiêm trọng bởi khói bụi của các nhà máy, và phương tiện giao thông. Cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có gỗ phục vụ cho nhu cầu của con người. Không còn những khu du lịch sinh thái, giải chí. Không những thế, Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng ở 2 cực tan ra làm cho mực nước biển dâng cao, đe dọa cuộc sống của người dân ở vùng thấp. Cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn là con người không có khí Ô2 để hô hấp. Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người. Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng ta hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×