Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuyen de Ngu van 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.07 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Chuyên đề:</b></i>


<b>Phần Thứ nhất: Đặt vấn đề</b>
<b>I. Lý do chọn chuyên đề</b>


Ngữ văn là một môn khoa học trong nhà trường. Nó bình đẳng với các mơn
học khác, song lại có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan của học sinh . Tập làm văn lại là một phân mơn quan trọng
trong mơn Ngữ văn . Nó có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ văn học, giờ
tiếng Việt . Khi làm văn học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức về văn học, về
tiếng Việt để diễn đạt, trình bày vấn đề được chính xác, lưu lốt, hay và hấp dẫn.
(Tính tích hợp thể hiện rõ nhất). Do đó bài làm văn được coi như thước đo kết quả
học tập Ngữ văn của học sinh một cách hiệu quả, chính xác. Làm văn có hai dạng.:
Đó là làm văn nói và văn viết. Cả hai dạng văn này đều quan trọng. Nó góp phần phát
triển năng lực làm văn, hành văn nói chung cho học sinh ở nhà trường và ngoài xã
hội.


Trong thực tế dạy - học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở hiện nay số giờ
luyện viết văn chiếm đa số, cịn giờ thực hành văn nói chiếm thời lượng rất ít. Thế
nhưng thực tế cuộc sống lại địi hỏi con người vừa có khả năng tạo lập văn bản hành
văn vừa có khả năng tạo văn bản nói để đáp ứng u cầu, mục đích giao tiếp trong
cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp của con người trong thời đại mới. Giờ luyện nói góp
phần quan trọng vào quá trình đào tạo học sinh thành những con người phát triển tồn
diện, có khả năng đáp ứng địi hỏi của xã hội hiện đại. Đó là con người khơng chỉ có
tri thức mà phải đem tri thức hồ nhập một cách chủ động, tích cực hơn với mơi
trường sống, với xã hội tương lai khi các em ra trường.


<b>II. Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp tiết Luyện nói Ngữ văn 6.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thơng qua giờ làm văn giáo dục toàn diện cho học sinh về tư tưởng tình cảm, thẩm
mỹ ... Bài tập làm văn phản ánh khá rõ nét nhận thức, tư duy, tình cảm của các em về


những vấn đề văn học và đời sống. Nhận thức đúng hay sai về vấn đề văn học, đời
sống có liên quan chặt chẽ đến lập trường tư tưởng của học sinh. Vì thế quá trình
làm văn thể hiện vai trị chủ thể sáng tạo của học sinh đầy đủ và rõ ràng nhất.


Mặt khác, xét trên lĩnh vực tiếng Việt, quá trình làm văn là q trình học sinh
trau dồi ngơn ngữ, câu, từ, cách diễn đạt…Hay nói cách khác, làm văn cịn có vai trị
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho vốn tiếng Việt, khả năng sử dụng tiếng
Việt của học sinh được nâng lên. Đó cũng chính là làm tăng khả năng tư duy của học
sinh bởi ngôn ngữ là cái vỏ, là biểu hiện của tư duy. Điều đó có tác dụng lớn, tác
dụng trực tiếp trong cuộc sống, trong giao tiếp, sinh hoạt và trong công tác sau này
của mỗi học sinh khi rời ghế nhà trường.


Vì thế giờ luyện nói trong làm văn vừa phải đảm bảo cái chung của giờ làm
văn, vừa đảm bảo cái riêng, cái đặc thù của giờ luyện nói.


Giờ luyện nói nhằm bồi dưỡng, khắc sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng làm văn,
đồng thời tạo cho học sinh khả năng làm văn nói , kỹ năng thực hành, trình bày một
vấn đề trước tập thể hay rèn tư duy ngôn ngữ, tư thế, tác phong…tạo sự tự tin, đĩnh
đạc khi nói trước tập thể…. Vận dụng phương pháp mới vào dạy-học Ngữ văn nói
chung, dạy học giờ luyện nói nói riêng nhằm thực hiện tốt những mục tiêu trên.


<b>Phần thứ hai: Nội dung chuyên đề</b>
<b>I. Đặc điểm của bài luyện nói </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II. Một số phương pháp chính trong giờ luyện nói </b>


Là loại bài có tính đặc thù cao, giờ luyện nói cần sự kết hợp nhiều phương
pháp nhưng chủ yếu là sử dụng phương pháp điều tra phân loại đối tượng, phương
pháp giám sát, phương pháp đàm thoại trực tiếp, phương pháp thảo luận và phương
pháp thuyết trình:



<b>1. Phương pháp điều tra phân loại đối tượng:</b>


Trước khi tiến hành dạy- học luyện nói, giáo viên tiến hành điều tra phân loại
học sinh theo từng loại: Giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Với mỗi loại đối tượng
phân loại giáo viên có yêu cầu và phương pháp khác nhau khi tiến hành gọi phát biểu
hoặc gọi trình bày vấn đề trước lớp. Ngoài ra giáo viên cần chọn cán sự bộ mơn tới
từng tổ, nhóm để các em có thể hoạt động nhóm được tốt. Làm như vậy giờ luyện nói
trên lớp vừa rộng lại vừa sâu, học sinh có thể phát huy tối đa khả năng tham gia phát
biểu, luyện nói.


<b>2. Phương pháp giám sát:</b>


Với giờ thực hành làm văn nói, học sinh thực hiện là chính, giáo viên có vai trị
định hướng, hướng dẫn nên 45 phút trên lớp giáo viên phải có khả năng bao quát tốt,
thực hiện giám sát hoạt động của học sinh trong toàn lớp để có biện pháp thích hợp
cụ thể với mỗi tình huống khi cần và có thể hướng đẫn từng nhóm hoạt động; đồng
thời đạt được nội dung, mục đích của giờ làm văn nói cũng như giáo dục tư tưởng,
tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh khi tham gia hoạt động nói.


<b>3. Phương pháp đàm thoại trực tiếp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>4. Phương pháp vấn đáp:</b>


Phương pháp này gần với phương pháp đàm thoại, song lại có đặc thù riêng.
Phương pháp này có tính chất trực tiếp đối thoại nhưng là hỏi - đáp. Giáo viên gieo
vấn đề, học sinh suy nghĩ và trả lời bằng văn bản nói. Hoặc khi hoạt động nhóm, cán
sự bộ mơn của tổ cũng có thể sử dụng phương pháp này khi điều khiển nhóm hoạt
động



<b>5. Phương pháp thảo luận:</b>


Đây là phương pháp mà khi giáo viên gieo vấn đề để học sinh tiến hành trao
đổi, thảo luận- bàn bạc để tìm ra đáp án chung nhất, đúng nhất. Hay khi hoạt động tổ,
nhóm, học sinh cũng tiến hành thảo luận theo tổ, nhóm để đi đến thống nhất ý kiến
chung, cử đại diện cho tổ phát biểu, thực hiện bằng văn bản nói trước tập thể lớp .
Phương pháp này làm tăng tiến độ, hiệu quả của giờ luyện nói trên lớp.


<b>6. Phương pháp thuyết trình</b>


Khi thực hành văn bản nói (trong đó có phát biểu ý kiến tranh luận của mình)
là học sinh đã áp dụng phương pháp thuyết trình. Trình bày vấn đề sao cho rõ ràng,
mạch lạc, liên kết và làm thế nào để thuyết phục được người nghe khơng thể khơng
vận dụng phương pháp thuyết trình. Đây là một trong những phương pháp cần có để
thực hiện có hiệu quả giờ làm văn nói.


Các phương pháp nêu trên cần được vận dụng một cách linh hoạt, chủ động và
nhịp nhàng…Cùng với các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của giờ thực hành dạy- học
luyện nói. Có như vậy giờ luyện nói mới có kết quả tối ưu như mong đợi .


Nhưng muốn thực hiện tốt các phương pháp trên cần có sự chuẩn bị chu đáo
của thầy và trò, đặc biệt là của trị trước giờ thực hành luyện nói trên lớp.


<b>III. Các bước chuẩn bị cho giờ văn nói </b>
<b>1. Chuẩn bị của giáo viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

án chi tiết, đưa ra nhiều tình huống có thể xảy ra trong giờ luyện nói để có những
phương án xử lý tốt, tránh sa vào bị động.


Mặt khác, giáo viên cần giao đề cụ thể và hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh chuẩn


bị ở nhà theo yêu cầu của giờ luyện nói trên lớp. Có như vậy học sinh mới có thể chủ
động tham gia hoạt động nói trên lớp, trước tập thể. Và như vậy là học sinh đã phát
huy được tích cực, chủ động, sáng tạo cũng như các em có thể làm chủ hoạt động học
trên lớp của mình..


<b>2. Chuẩn bị của trị:</b>


Một giờ luyện nói đạt kết quả tốt không chỉ cần sự chuẩn bị chu đáo của thầy
mà cịn có sự chuẩn bị tích cực của trị theo sự hướng dẫn của thầy. Trên thực tế, em
nào chuẩn bị tốt (cả về nội dung và tâm lí) em đó sẽ chủ động trong hoạt động học,
hoạt động nói trước lớp. Ngược lại, em nào không chuẩn bị hoặc chuẩn bị qua loa,
đối phó sẽ rơi vào bị động, lúng túng, thậm chí khơng làm được văn nói trên lớp…
Chính vì vậy sự chuẩn bị của học sinh là vơ cùng quan trọng, nó có ý nghĩa quyết
định đến việc thành hay bại của giờ luyện nói trên lớp.!


<b>IV. Cách tiến hành bài Luyện nói</b>


Trên thực tế, chuẩn bị của thầy và trị tốt sẽ tạo điều kiện cần cho sự thành
công của giờ dạy- học luyện nói. Vậy cịn điều kiện đủ cho sự thành cơng này là gì ?
Đó chính là cách tiến hành giờ luyện nói, là việc vận dụng các phương pháp dạy học
của thầy. Đây là phương diện thể hiện vai trò chủ đạo, vai trò định hướng, dẫn dắt
của thầy. Một giờ luyện nói thành cơng là một giờ có phương pháp tốt, cách thực
hiện tối ưu. GV nên tập cho HS về cách nói như lời đầu tiên, cuối lời, cảm ơn ....
<b>Minh họa</b>


<b>Tiết 43: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

1) GV kiểm tra các dàn bài của học sinh đã chuẩn bị ở nhà; nêu yêu cầu các bước tập
nói trong tiết học,chia tổ , nhóm, cử tổ trưởng, nhóm trưởng.



2) Học sinh đọc các đề trong SGK.


Đề 1: Kể lại một chuyến thăm quê của em.


Đề 2: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ (thương binh) neo đơn.
Đề 3: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh.
Đề 4: kể về một chuyến ra thăm thành phố.


3)Đọc dàn bài và bài viết tham khảo trong SGK
Dàn bài tham khảo đề 2
A. Mở bài:


- Đi thăm vào dịp nào?


- Ai tổ chức?Đoàn gồm những ai?


- Dự định đến thăm gia đình nào?ở đâu?
B. Thân bài:


- Chuẩn bị những gì cho cuộc đi thăm?
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?


- Tâm trạng và cảnh vật của mọi người trên đường đi.
- Quang cảnh gia đình?


- Cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào?Lời nói?Việc làm?Quà tặng?
- Thái độ của các thành viên trong gia đình?


C.kết bài: ấn tượng của em về cuộc đi thăm?



4)Học sinh tự xây dựng dàn bài của mình, các bạn trong nhóm đọc, góp ý,bổ sung.
<b>*Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TẬP NĨI Ở NHĨM,TỔ</b>


- Mỗi nhóm,tổ do nhóm trưởng điều khiển.Gv giám sát hoạt động của các nhóm.
- Các học sinh trình bày bài của mình (mỗi người khơng quá 3 phút).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Lớp truởng điều khiển lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày
- Học sinh trình bày bài của mình trước lớp


- Học sinh nhận xét lẫn nhau


- GV tổng kết các mặt: Nội dung truyện, cách kể, giọng kể….Sau đó cho điểm cho
từng nhóm.


<b>*Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:</b>


Tập kể lại đề đã chuẩn bị, làm dàn ý và tập kể các đề còn lại.


Trên đây là những ý tưởng của tôi về việc vận dụng các phương pháp dạy học mới
trong giờ luyện nói. Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng nghiệp để
chun đề có thể thực hiện thành cơng. Xin chân thành cảm ơn!


Tân Phong, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Ý kiến của HĐKH: Người thực hiện


Chuyên đề xế loại:...
<i>Ngày tháng năm 2016</i>
P. Chủ tịch HĐKH


Lê Văn Danh




</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×