Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Tài liệu Làng cổ Phước Tích doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.01 KB, 18 trang )


LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH
Dấu ấn văn hoá làng
Miền Trung Việt Nam
NHÓM:
NGUYỄN QUỲNH ANH
NGUYỄN NHƯ QUYỀN
PHAN THỊ HƯƠNG GIANG
NGUYỄN THỊ THẢO
ĐẶNG HOÀNG GIANG

NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Không gian địa lý tự nhiên của
Phước Tích
2. Không gian văn hoá của Phước Tích
3. Kết luận

1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG
-
Phước Tích = mong muốn của người dân
được tích lũy phúc đức cho con cháu ;
-
Thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế;
-
Diện tích: khoảng 32,5 ha và 17 ha để ở và tổ
chức theo các ngõ xóm: xóm Thượng Hòa
(xóm ngoài), xóm Trung Hòa (xóm giữa), xóm
Hạ Hòa (xóm cuối).
-
Được nhà nước công nhận và trao bằng xếp


hạng Di tích quốc gia làng cổ vào ngày 13
tháng 6 năm 2009

Sơ đồ và hình ảnh
làng Phước Tích


Ðịa điểm hình thành làng cổ Phước Tích mang đậm nét
quan niệm phong thủy phương Ðông trong các di sản kiến
trúc Việt Nam.
+ Dòng sông Ô Lâu dài trên 30km, trong đó gần 7km ôm
gần trọn làng Phước Tích;
+ Mặt trước của làng hướng về phía Nam, dòng sông Ô
Lâu chảy từ phía Đông vòng ngang phía Nam rồi chảy
sang phía Tây;

Ba mặt Đông - Nam - Tây của làng đều được bao bọc bởi
dòng Ô Lâu.

Địa hình làng Phước Tích rất phù hợp phát triển nghề gốm

Lịch sử hình thành và phát triển

Làng Phước Tích hình thành từ thế kỷ XV, thời
Lê Sơ;

Lúc đầu Làng có tên gọi là Phúc Giang như
mong muốn một vùng gần sông nước nhiều
phúc lộc.


Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành
Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập
làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là
vùng gần với sông nước).

Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành
Phước Tích.

2.KHÔNG GIAN VĂN HOÁ
1. Tín ngưỡng – Tôn giáo
2. Nhà cổ Huế
3. Làng gốm
4. Quan hệ làng xóm làng giềng

TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

Hiện nay còn 17 nhà thờ họ của làng. Mỗi nhà
thờ họ đều lưu giữ gia phả, hương án, mộc chủ
của dòng họ mình cùng với hoành phi câu đối
sơn son thếp vàng.

Hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ, như
đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây
Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga
của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con
Cọp, Bà Giàng (người Chăm), đền Văn Thánh

Một vài hình ảnh về làng

Nhà cổ Huế từ làng Phước Tích


Hiện tại làng có 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái
và 17 nhà thờ họ cổ.

Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có
giá trị đặc biệt.

Các ngôi nhà đều có tuổi thọ trên dưới 100 năm, thậm chí có vài ba
ngôi nhà đã tồn tại trên dưới 200 năm.

Một ngôi nhà rường cổ 3 gian 2 chái
Cổng nhà kiểu
trấn phong
Giếng khơi


Các ngôi nhà cổ ở Phước Tích có hai loại:
* Nhà ba gian hai chái và một gian hai chái với
kiến trúc nhà ở truyền thống có niên đại trên 150
năm, phản ánh sự giao thoa giữa kiến trúc dân
gian và kiến trúc cung đình Huế.
* Còn về nội thất, bao gồm bàn ghế, tràng kỷ, bô
ngựa (phản) tủ hòm, bàn thờ, hoành phi, câu đối
cùng với tranh ảnh và chân dung người quá cố
trở thành bảo tàng của từng gia đình, dòng họ.

LÀNG GỐM

Do địa hình bao quanh sông, dân làng mở 12
bến nước với cách gọi tên dân dã bến Cây

Bàng, bến Chùa, bến Miếu Vua, bến Cây Thị

Nghề gốm ra đời khi ông Hoàng Minh Hùng từ
Quỳnh Lưu - Nghệ An vào cùng 11 dòng họ lập
làng Phước Tích năm 1470.

Gốm Phước Tích làm ra bán khắp Bắc Trung
Bộ.
(Theo Ô châu cận lục)

Om Phước Tích ngon cơm
hoàng đế
Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân

Quan hệ xóm làng

Đức tính nổi bật của dân làng Phước Tích là sống chan hòa, đoàn
kết đùm bọc yêu thương lẫn nhau.
“Người Phước Tích giàu tinh thần tôn sư trọng đạo, đặc biệt có
truyền thống tương thân tương ái, sẵn lòng giúp đỡ nhau lúc
khốn cùng”.
(Bia đá đình làng - thờiThành Thái, 1897)

3. KẾT LUẬN

Làng đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ;
"Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có
thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi
thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó
là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà

vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song
cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ
và tràn đầy sức sống".
(KTS Hoàng Đạo Kính)

Có sự giao thoa và kế thừa về văn hoá làng của
người Việt và người Chăm

Miếu Bà Giàng (miếu Quảng Tế) - dấu tích văn hoá Chăm

TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên) – Làng cổ truyền Việt Nam. NXB
Thanh Niên. 2004
2. Lê Nguyễn Lưu – Văn hoá Huế xưa. NXB Thuận Hoá. 2000
3. Website:
/>
/>truc-nghe-thuat-Quoc-gia/20096/114114.vov
/> />VN/49/130/7/8493/9/2007/Default.aspx

/>main=newsdetail&pid=2&catid=15&ID=3473&shname=Vai-suy-
nghi-ve-cac-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-ngoi-lang-co-Phuoc-
Tich-o-Thua-Thien-Hue

×